NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CHI
NHÁNH THÀNH CÔNG – NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
I.Đánh giá chung về hiệu quả của công tác thẩm định dự án của Chi nhánh
Thành Công – Ngân hàng Vietcombank :
1.Những thành tựu và kết quả đạt được trong công tác thẩm định của Vietcombank
Thành Công:
Tuy chỉ mới được thành lập từ năm 2001, nhưng Chi nhánh Thành Công đã có sự phát
triển không ngừng về mọi mặt, đặc biệt là trong nghiệp vụ thẩm định cho vay. Tính đến
thời điểm hết năm 2007, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 926 tỷ đồng, trong đó dư
nợ cho vay ngắn hạn đạt 657.46 tỷ đồng, chiếm 71%, tăng 14,43% so với năm 2006. Còn
đến hết năm 2008 ước tính dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh đạt 984 tỷ đồng, gấp 1,5 lần
so với cuối năm 2004.
Bảng 10 : Kết quả đạt được của Chi nhánh :
Kết quả các năm 2005 2006 2007 2008
1. Lợi nhuận 6,3 tỷ 16,72 tỷ 21,385 tỷ 33 tỷ
2. Dư nợ cho vay 692 tỷ 721 tỷ 926 tỷ 984 tỷ
3. Tỷ lệ nợ xấu 5,6% 5,3% 5% 4,9%
4. Số lượng khách hàng 15.557 21.140 33.461 40.119
Đây là bảng biểu nói lên những kết quả rất khả quan trong tình hình hoạt động của Chi
nhánh:
Bảng 11 : Dư nợ cho vay của VCB Thành Công
Đơn vị : Tỷ đồng
Lợi nhuận trong năm 2007 đạt 21,385 tỷ đồng và năm 2008 là 33 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so
với năm 2005.
Bảng 12 : Lợi Nhuận các năm :
Đơn vị : Đồng
Năm Lợi Nhuận
2008 33 tỷ
2007 21,385 tỷ
2006 16,72 tỷ
2005 6,3 tỷ
► Sở dĩ có những thành tựu như trên là vì Chi nhánh đã thực hiện rất tốt công tác
thẩm đinh trước khi cho vay. Chi nhánh Thành Công ngân hàng Vietcombank đã
phê duyệt trên 45 dự án lớn và rất nhiều dự án nhỏ trên cơ sở chú trọng quy trình
thẩm định với phương châm khách hàng có đủ điều kiện, có phương án kinh
doanh cụ thể mới cho vay, thường xuyên triển khai phân tích, phân loại khách
hàng, đánh giá chất lượng tín dụng, công tác dự báo rủi ro có thể được chú trọng,
từ đó có biện pháp thích hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín
dụng của Chi nhánh.
Công tác thẩm định trong hoạt động cho vay một mặt đã góp phần tăng
doanh số cho vay, mặt khác hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn có thể gây rủi ro cho
ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2006 đạt 0,25%, giảm đáng kể so với con
số 0,58% của năm 2005. Năm 2007, tỷ lệ này là 0,28%, đáp ứng yêu cầu tỷ lệ nợ
quá hạn của Ngân hàng Nhà nước (dưới 0,5%). Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 5% còn
năm 2008 ước tính là 4,9%.
Bảng 13: Tình hình cho vay theo dự án tại Chi nhánh Thành Công
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Số dự án xin vay vốn
Tổng số dự án
8
12 15 18
Tổng số tiền (tỷ đồng)
280
325,5 390 450
Số dự án được thẩm định
Tổng số dự án
7
9 13 15
Tổng số tiền (tỷ đồng)
270,5
310 340 400
Tỷ lệ được thẩm định
Tổng số dự án
87,5%
75% 86,67% 83,33%
Tổng số tiền
96,61%
95,24% 87,18% 88,89%
Số dự án được chấp nhận
Tổng số dự án
6
9 11 14
Tổng số tiền (tỷ đồng)
260
280 300 380
Tỷ lệ được chấp nhận
Tổng số dự án
85,71%
100% 84.62% 93.33%
Tổng số tiền
96,12%
90.32% 88.24% 95%
Tổng số dự án xin vay vốn 53
Tổng số dự án được thẩm định 44
Tổng số dự án được chấp nhận 40
● Số liệu năm 2008 mới đây với số dự án được thẩm định tăng vọt, có 19 dự án
được chấp thuận cấp vốn với tổng số tiền tài trợ là gần 500 tỷ đồng. Tăng gần
32% so với năm ngoái.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, quá trình hiện đại hóa toàn hệ
thống ngân hàng đang được triển khai tại Chi nhánh đã thúc đẩy việc trao đổi
thông tin giữa Chi nhánh với các tổ chức tín dụng khác cả trong và ngoài hệ thống
NHNT. Điều đó làm nâng cao chất lượng thông tin có thể có được, rút ngắn được
thời gian thẩm định, thời gian xác minh độ tin cậy của thông tin, các quan hệ tín
dụng của khách hàng vay vốn, do đó, giảm đáng kể chi phí cũng như thời gian
thẩm định, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, nâng cao chất lượng của các
món vay, thu lợi nhuận cho chi nhánh.
Số lượng khách hàng của Vietcombank Thành Công cũng tăng lên với số
lượng vượt bậc kể cả về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, gửi tiền cũng như
vay vốn, năm 2004 Chi nhánh chỉ có vỏn vẹn gần 10.000 khách hàng thì đến năm
2008 thì con số đó là hơn 40.000 khách hàng.
Bảng 14 : Số lượng khách hàng của VCB Thành Công
Đơn vị : Người
( Nguồn : Tất cả số liệu được cung cấp bởi cán bộ ngân hàng )
2. Những hạn chế và nguyên nhân:
Tuy Vietcombank Thành Công đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, có
những bước phát triển vượt bậc nhưng bên cạnh đó là những mặt hạn chế,
những khó khăn cần khắc phục, cần vượt qua:
a. Hạn chế chung:
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế:
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư đang là mối quan
tâm của tất cả các ngân hàng. Đó là do sự phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi sự
tham gia ngày một sâu và rộng hơn của Ngân hàng và các tổ chức tài chính. Việc
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
thâm nhập vào thị trường Việt Nam một cách chính thức và rộng rãi hơn. Các
ngân hàng nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam ngày càng nhiều với đội
ngũ nhân lực có chất lượng cao, có thể kể đến như HSBC, ANZ, Standard
Chartered Bank...
Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Thành Công mới thành lập chưa lâu, nhưng
đã có những thành tích nổi trội, và vẫn không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên hiện
nay ngân hàng cũng đang đứng trước một vấn đề khó khăn như các ngân hàng
khác tại Việt Nam là còn thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất
lượng cao. Nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân cũng cao hơn, tầm
quan trọng của ngân hàng trong nền kinh tế càng lộ rõ, không chỉ đối với các
doanh nghiệp, mà đối với mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình. Không chỉ đối với nhu cầu
tiết kiệm, vay vốn, mà còn đối với nhu cầu thanh toán hàng hóa dịch vụ hàng
ngày. Với số lượng khách hàng ngày một tăng, nhu cầu nhân lực cũng đòi hỏi
nhiều lên, đòi hỏi ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên ngày càng có trình độ cao,
tuy Chi nhánh có hơn 90% nhân viên có trình độ đại học nhưng chỉ có 10 người
có trình độ thạc sĩ là chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Đây là một trong
những khó khăn mà Chi nhánh đang gặp phải.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với các ngân hàng khác :
Do có vị trí rất thuận lợi là nằm ở trung tâm của Thủ đô, Vietcombank Thành Công
đã và đang gặt hái được nhiều thành công. Nhưng bên cạnh thành công, Chi
nhánh cũng gặp phải nhiều thử thách do vị trí địa lý mang lại: đó là sự cạnh tranh
gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ
phần, ngân hàng nước ngoài cộng thêm khách hàng có quyền và luôn đòi hỏi
được phục vụ chu đáo, tận tình đúng với thương hiệu Vietcombank. Trong xu thế
tất yếu, các ngân hàng thương mại đua nhau mọc lên, các công ty và tập đoàn
lớn cũng xin cấp phép thành lập ngân hàng như tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn FPT,
tập đoàn dầu khí với ngân hàng Dầu khí toàn cầu ( GB )… làm cho thị trường
ngân hàng vốn đã chật chội nay lại đông hơn. Các ngân hàng thành lập trước đó
thì ồ ạt lập thêm chi nhánh, đặt thêm phòng giao dịch… Cùng với những cam kết
khi gia nhập WTO, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài có năng lực tài
chính lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến, chuyên nghiệp đang rất muốn nắm thị
truờng Việt Nam, một thị trường được đánh giá là tiềm năng. Trong một môi
trường cạnh tranh như thế, Chi nhánh buộc phải chia sẻ thị trường, có nguy cơ bị
thu hẹp dần sự ảnh hưởng và khách hàng. Đứng trước khó khăn đó, đòi hỏi Chi
nhánh phải có những chính sách cấp thiết, cụ thể để có thể tồn tại và phát triển.
- Trình độ khoa học công nghệ còn chưa cao:
Đây là khó khăn chung của các ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Trình độ công
nghệ chưa cao, thời gian xử lý giao dịch dài, cũng như hạn chế trong quá trình
làm việc nhất là với hệ thống máy ATM, cùng với đó là các nghiệp vụ đòi hỏi công
nghệ cao như thẻ thanh toán, chuyển tiền, tra cứu thông tin khách hàng, các giao
dịch buôn bán ngoại tệ, chứng khoán... Mặc dù rất chú trọng trong đầu tư phát
triển trang thiết bị, nhưng vẫn không đáp ứng đủ, do số lượng khách hàng tăng,
số lượng giao dịch cũng tăng lên. Hơn nữa, muốn có trang thiết bị hiện đại cần
phải nhập khẩu từ nước ngoài về, nhập khẩu luôn quy trình công nghệ nên chi phí
cao và đòi hỏi phải có thời gian làm quen với công nghệ . Công nghệ ngân hàng
hiện đại dù đã được áp dụng nhưng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu
quả.
b. Những hạn chế trong công tác thẩm định dự án :
Bên cạnh những thành công, công tác thẩm định trong hoạt động cho vay của
Chi nhánh NHNT Thành Công còn bộc lộ một số hạn chế:
- Chất lượng nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định còn chưa cao :
Thông tin có được từ hồ sơ mà khách hàng cung cấp và cán bộ thu thập được
là một trong những nguồn thông tin hữu ích nhất đối với Chi nhánh, song do
khách hàng thường có xu hướng chỉ cung cấp những thông tin có lợi cho họ, nên
có phần không thực sự phản ánh đúng tình hình kinh doanh và hiệu quả phương
án vay vốn. Bên cạnh đó, việc thẩm tra độ chính xác của nguồn thông tin thông
qua các kênh thông tin khác như báo chí, internet vẫn chưa được cán bộ tín dụng
đầu tư đúng mức.
- Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng phụ thuộc quá
nhiều vào tính toán các chỉ tiêu cố định :
Quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, dự án mới chỉ dừng
lại ở việc tính toán các chỉ số và chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, chưa đi sâu vào phân
tích bản chất kinh tế, nguyên nhân sâu xa, ảnh hưởng của những thay đổi cũng
như xác minh tính chính xác của các chỉ số có được thông qua các Báo cáo tài
chính của khách hàng. Mặt khác, các phương pháp sử dụng chưa thực sự phản
ánh được tất cả bản chất của các chỉ tiêu tài chính. Việc thẩm định cần phải được
thực hiện đầy đủ các mặt của dự án hay doanh nghiệp.
- Việc tổ chức cán bộ cùng với chất lượng cán bộ thẩm định trong quá trình
thẩm định dự án vay vốn chưa thực sự hợp lý :
Chi nhánh đã có phòng Khách Hàng chuyên phụ trách việc thẩm định chung rủi
ro các khoản vay nhưng vẫn chưa có phòng Đầu tư dự án, chuyên về thẩm định
các dự án đầu tư xin vay vốn.
- Quy trình đánh giá hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh chưa phù hợp với
từng ngành và lĩnh vực :
Đây là việc đòi hỏi cán bộ thẩm định tín dụng phải có sự am hiểu về các ngành
nghề kinh doanh và sản xuất, am hiểu về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Việc xác định doanh thu, chi phí, nhiều khi chưa được chính xác, chưa xét tới sự
thay đổi của thị trường tác động đến các yếu tố, gây ra sự sai lệch so với thực tế,
tăng nguy cơ rủi ro trong quyết định cho vay do cán bộ thẩm định chưa có nhiều
kiến thức về các ngành nghề khác.
- Việc áp dụng công nghệ - thông tin và các công nghệ hiện đại khác trong việc thẩm
định cho vay dự án còn chưa phát triển...
3. Những khó khăn khách quan mà Chi nhánh đang gặp phải :
Ngoài ra Chi nhánh còn đối mặt với những khó khăn chung của cả nền kinh tế như cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới mà tác động của nó đến ngành tài chính-ngân hàng là rất lớn.
Tình hình lạm phát, sự thay đổi khó lường của giá vàng, giá USD và giá dầu…cùng với
những đợt điều chỉnh lãi suất lên xuống thất thường trong kế hoạch vĩ mô của Chính phủ.
Tất cả đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của Hệ thống ngân hàng nói chung và Chi
Nhánh nói riêng.
Năm 2009 cũng là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam
và cả hệ thống Ngân hàng.
II. Mục tiêu và phương hướng trong hoạt động cho vay và thẩm định cho vay
của Chi Nhánh Thành Công-Ngân hàng Vietcombank :
2.1 Mục tiêu :
Các mục tiêu hoạt động năm tới của Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thành
Công được xác định cụ thể như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động tăng 25% so với năm 2008.
- Dư nợ tăng 20% so với năm 2008, trong đó tỷ trọng cho vay các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ chiếm 50% trên tổng dư nợ.
- Dư nợ bán lẻ chiếm 15% trên tổng dư nợ của Chi nhánh.
- Tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khách hàng cùng với đó là
phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng.
- Mở thêm phòng giao dịch mới, các trạm ATM ... trên địa bàn thành phố phục vụ
hoạt động của chi nhánh.
2.2 Phương hướng hoạt động: