Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NH ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.1 KB, 9 trang )

: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NH ĐT & PT CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP – PGD SA ĐÉC
3.1 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn giai
đoạn 2008-2010:
3.1.1 Thuận lợi:
 Về môi trường kinh doanh:
- PGD Sa Đéc nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc nơi có mật độ dân cư đông đúc, có
vị trí thương mại thuận lợi, là nơi có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi và rất thuận tiện cho khách
hàng đến giao dịch.
- Thị xã Sa Đéc là nơi tập trung các ngành công nghiệp của tỉnh gồm các khu công
nghiệp Sa Đéc và tiểu thủ công nghiệp Tân Phú Đông, chăn nuôi, làm bột, hoa kiểng…và
là nơi có làng gạo sầm uất vào bậc nhất ĐBSCL, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn dẫn đầu
so với huyện thị trong tỉnh, nhiều công trình lớn đang được quan tâm đầu tư trên địa bàn,
và thúc đẩy kinh tế địa phương càng phát triển.
 Về môi trường pháp lý, chính quyền, địa phương:
- Thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.
- Được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban ngành
các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng phát triển vững chắc trong khuôn
khổ pháp luật chung.
- Sự hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu du
lịch…, chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên một số lượng khách
hàng tiềm năng cho Ngân hàng.
- PGD Sa Đéc hiện đang có thế mạnh được UBND các huyện, thị và Ban quản lý
các khu công nghiệp tín nhiệm tạo mọi điều kiện để làm đầu mối tiếp cận doanh nghiệp và
mở rộng hoạt động so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.
- Có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng cấ` trên trong hoạt động kinh
doanh của PGD.
 Về nhân sự:
- Có sự đoàn kết nhất trí và nổ lực trong chi bộ cũng như lãnh đạo và toàn thể cán
bộ nhân viên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thực hiện tốt kế hoạch đã


đề ra. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
- Trên 70% cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ đại học. Hầu hết cán bộ
của PGD có tuổi đời còn trẻ (tuổi đời trung bình 32), không ngại khó, năng động, nhiệt tình
trong công việc, có năng lực, tháo vát, không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, nhanh
nhạy trong thương trường.
- Hoạt động thi đua do công đoàn và đoàn thanh niên tổ chức luôn được duy trì tốt.
Từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục động viên, về chính trị tư tưởng cho từng cán bộ công
nhân viên.
- Là Ngân hàng chuyên kinh doanh trong phục vụ đầu tư phát triển nên được sự tín
nhiệm của khách hàng khi thực hiện các dự án, phương án kinh doanh. Cán bộ tín dụng tạo
được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩm định, tư vấn tạo điều kiện thuận
lợi trong việc thu hút khách hàng.
- Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, có sự thống nhất cao trong chỉ đạo điều hành.
3.1.2 Khó khăn:
* Về huy động vốn:
+ Việc huy động vốn của PGD còn gặp nhiều khó khăn, vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế còn thấp và thường xuyên biến động (hầu hết là không kỳ hạn), nguồn vốn
huy động từ dân cư tăng chậm. Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều, song khả
năng đáp ứng điều kiện được vay còn ít.
+ Hiện nay việc huy động vốn của PGD chỉ thực hiện ở địa bàn Thị xã Sa Đéc là
chủ yếu, do khoảng cách từ trụ sở đến các huyện khá xa, nên việc huy động vốn từ khách
hàng ở nông thôn, các huyện thị khó khăn.
+ Cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn ngày càng gia tăng cụ thể như: nhiều
TCTD huy động vốn với lải suất cao hơn, chính sách lãi suất linh hoạt hơn, hình thức huy
động vốn đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn, nên đã thu hút đi một lượng lớn khách hàng
gửi tiền, nên việc thu hút vốn từ dân cư của Ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trên
tổng vốn huy động. Bên cạnh đó trong quá trình chuyển động của nền kinh tế thị trường
theo xu hướng hội nhập, người dân càng ngày có sự chủ động và linh hoạt trong việc lựa
chọn kênh khác nhau để đầu tư vốn của mình như: mua bảo hiểm nhân thọ, mua cổ phiếu
của các công ty cổ phần, mua vàng…điều này phản ánh những khó khăn trong tương lai

của Ngân hàng trong công tác huy động vốn trong thờ gian tới đây.
+ Có nhiều TCTD thu hút khách hàng vay vốn bằng cạnh tranh chưa được lành
mạnh như hạ thấp điều kiện tín dụng, cho vay thời hạn dài hơn, số tiền lớn hơn cho cùng
một dự án.
+ Số lượng các Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn ít, quy mô hoạt động không
lớn, việc huy hoạch sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý đang
tiến hành, các vùng kinh tế có quy hoạch nhưng việc chuyển khai thực hiện còn chậm.
+ Ngoài ra, còn những sản phẩm dịch vụ tiện ích phát triển chưa nhiều của Ngân
hàng như: dịch vụ thu tiền lưu động tại nhà, dịch vụ gửi tiền và thanh toán chi trả tại nhà,
dịch vụ ATM chưa đa dạng, thiếu sự thu hút đối với khách hàng, hoạt động thanh toán quốc
tế còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ của NHĐT & PT Việt Nam còn nhiều bất cập, từ
đó ảnh hưởng đến việc huy động vốn và tăng trưởng dư nợ.
* Về hoạt động tín dụng:
- Trên địa bàn hiện tại có nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh mặt hàng lương
thực xuất khẩu đã có nhu cầu vay vốn tại các NH thương mại khác trên địa bàn, và đảm
bảo bằng các hình thức: Thế chấp tài sản, thế chấp hàng tồn kho, tín chấp…
- Cán bộ PGD chưa có nhiều kinh nghiệm trong cho vay, việc thế chấp hàng tồn
kho còn nhiều rủi ro như chưa có kho riêng, không biết được sản phẩm trong kho có đảm
bảo chất lượng để xuất khẩu hay không…
- Đối với khách hàng vay vốn lưu động hạn mức, việc kiểm tra và yêu cầu cung
cấp chứng từ trong thời gian hơi lâu thường gặp phải sự phàn nàn của doanh nghiệp.
- Việc thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng gặp nhiều khó khăn đặc biệt tại địa bàn huyện
lân cận. Thời gian phát mãi tài sản để thi hành án chậm.
- Lực lượng cán bộ không nhiều mà địa bàn cho vay rộng, do đó sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu thời gian đi kiểm
tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay dẫn đến rủi ro tiềm ẩn phát sinh.
- Một số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp do các doanh nghiệp có trụ sở
chính đóng ở địa phương khác ngoài tỉnh Đồng Tháp đầu tư nên việc tiếp cận của phòng
còn hạn chế.
3.2 Phương hướng phát triển của ngân hàng trong năm 2011:

Để thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2011, góp phần xây dựng hệ thống BIDV phát
triển bền vững, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, cùng các tổ chức tín dụng khác
đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trên địa bàn;
phát huy những kết quả đạt được của năm 2010, năm 2011 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Đồng Tháp – PGD Sa Đéc quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu sau:
- Tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, coi huy động vốn là nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu; tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát được rủi ro; Tiếp tục đổi mới cách
thức quản lý - quản trị điều hành, đổi mới cơ cấu khách hàng; Tích cực xử lý nợ quá hạn,
nợ xấu, trích dự phòng rủi ro theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện các quy chế, quy trình. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
thông tin, đẩy mạnh phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ, trong đó có bảo hiểm.
- Sắp xếp tổ chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đi đôi với đổi mới phong
cách giao dịch, xây dựng công sở văn hoá, văn hoá doanh nghiệp, phấn đấu tăng thu nhập
cho người lao động.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng:
3.3.1 Về huy động vốn:
Nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm qua chỉ chiếm từ 28% đến
50% tổng nguồn vốn. Vì vậy, PGD chủ yếu là vay vốn từ Hội sở để điều hòa việc cho vay.
Giải pháp đặt ra là PGD cần tăng cường nguồn vốn huy động tại chỗ nhằm giúp giảm được
chi phí cho chi nhánh vì chi phí của huy động vốn tại chỗ có lãi suất thấp hơn lãi suất vay
từ Hội sở. Các giải pháp cụ thể:
- Đa dạng hóa các hình thức gửi tiền trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các hình thức
huy động mới. Đồng thời, bám sát diễn biến lãi suất, động thái về tình hình huy động
vốn, lãi suất huy động vốn của các NHTM trên địa bàn để có điều chỉnh linh hoạt lãi
suất huy động như tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm bảo an tiết kiệm năng
động, tiết kiệm tài lộc… nhằm đảm bảo cơ chế khuyến khích, cạnh tranh trong huy động
vốn, tìm kiếm được các nguồn huy động với giá rẻ từ Ban quản lý dự án, thu ngân sách
Nhà nước
- Cần huy động thêm vàng và ngoại tệ, đồng thời mở rộng các hình thức thanh
toán qua ngân hàng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các

kiều bào ở nước ngoài tham gia.
- Giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống trên cơ sở đảm bảo uy tín
với khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi khách hàng và khuyến khích họ gia
tăng doanh số tiền gửi.
- PGD cũng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây
là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay ở nông thôn có nhiều hộ gia đình làm
ăn hiệu quả, họ tích lũy nhiều nhưng thường cất giữ ở nhà bằng hình thức dự trữ vàng.
3.3.2 Về hoạt động tín dụng:
- Ưu tiên cho vay ngắn hạn, tăng trưởng tín dụng ngắn hạn với sản phẩm bảo
hiểm, dịch vụ đi kèm.
- Cho vay thấu chi đối với cá nhân, doanh nghiệp với các tiêu chí như linh hoạt,
nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Duy trì và tiếp tục tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng
DNN&V, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt
động tái cấp vốn, đầu tư mới, hoạt động tiếp thị các dịch vụ…
- Làm tốt công tác phân loại, xếp hạng, chuyển nhóm nợ theo đúng quy định hiện
hành.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của chính sách khách hàng và điều kiện đảm bảo,
khả năng vay – trả đảm bảo các khoản tín dụng mới không phát sinh nợ xấu, thường
xuyên làm tốt công tác cảnh báo nợ, theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng cam
kết, hạn chế đến mức tối đa nợ nhóm hai, nợ xấu phát sinh.
Phân tích thị trường, tập trung định hướng phát triển. Trên cơ sở nền khách hàng
cũ, tiến hành đánh giá sàng lọc để có các ứng xử phù hợp để duy trì hoặc thoái lui, tăng
cường công tác tiếp thị, tiếp cận các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.

×