MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN
CỨU THỰC TẾ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA
TRUNG QUỐC
I. Thực trạng xâm nhập thị trường châu Phi của Việt Nam
Châu Phi là một lục địa rộng lớn gồm 54 quốc gia, có tổng diện tích trên 30
triệu km2 (đứng sau Châu á và Châu Mỹ), dân số hơn 813 triệu (khoảng 13% dân số
thế giới), dự báo đến năm 2010 sẽ đạt 1 tỷ người. Quan hệ thương mại Việt Nam –
Châu Phi được khởi đầu từ những năm 1990. Qua thực tế 17 năm (1990-2007) phát
triển, quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi đã có bước phát triển khá nhanh
trong những năm qua. Điều đó được thể hiện rõ thông qua những nét khái quát dưới
đây:
1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi được phát triển trên nền tảng quan
hệ chính trị gắn bó truyền thống
Xét trên quan hệ chính trị, ngoại giao thì Việt Nam và các quốc gia châu Phi
đã có truyền thống tốt đẹp và luôn được duy trì, phát triển bất chấp mọi biến động.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Việt Nam đã trở thành biểu
tượng cho đấu tranh độc lập của các quốc gia châu Phi. Công cuộc đổi mới đất nước
từ năm 1986 đến nay ở nước ta được các nước châu Phi đánh giá cao và nhiều nước
châu Phi muốn học hỏi kinh nghiệm, áp dụng mô hình. Trên cơ sở quan hệ chính trị,
ngoại giao gắn bó, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam và các nước châu Phi phát
triển mạnh mẽ. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 48 trong tổng
số 54 quốc gia châu Phi. Việt Nam đã ký kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế,
thương mại, khoa học kỹ thuật với 19 quốc gia châu Phi. Việt Nam cũng đã thành lập
ủy ban liên Chính phủ với các nước: Angieri, Angola, Ai Cập, Mali, Tuynidi và Nam
Phi. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với 15 quốc gia châu Phi.
Thương vụ Việt Nam đã đặt ở 5 nước là Ai Cập, Angieri, Nam Phi, Marốc, Nigieria.
Qua các hiệp định thương mại, Việt Nam và 12 nước châu Phi đã thoả thuận dành
cho nhau quy chế tối huệ quốc. Như vậy, quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa
Việt Nam và các quốc gia châu Phi trong thời gian qua phát triển tốt đẹp. Điều này
phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên thế giới và tạo môi
trường thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa Việt Nam và châu Phi.
2. Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi đang phát triển mạnh mẽ
Năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Châu Phi là 15,50 triệu
USD; năm 1995 là 45,9 triệu USD tăng so với năm 1991 là 296,1%, trong đó kim
ngạch xuất khẩu là 38,1 triệu USD, tăng 296% so với năm 1991; năm 2000 kim
ngạch xuất nhập khẩu là 190,1 triệu USD, gấp 12,26 lần năm 1991, kim ngạch xuất
khẩu gấp 10,7 lần và kim ngạch nhập khẩu gấp 21,55 lần năm 1991. Kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam – Châu Phi từ năm 2000 đến nay tăng với tốc độ cao: Năm 2001
tăng so với năm 2000 là 14,52%; năm 2003 so với năm 2004 tăng 70,88%, năm 2005
so với năm 2004 tăng 54,12%. Trong đó tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số
năm tăng nhanh hơn tăng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung giai đoạn 2000 đến
2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Châu Phi tăng trung bình 36,08%,
kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình là 35,78%, nhập khẩu tăng trung bình là 42,21%
(xem bảng 4).
1
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với châu Phi luôn ở trạng thái xuất siêu.
Giai đoạn 1992-1995, Việt Nam xuất siêu sang châu Phi ở mức 239,8%. Giai đoạn
1996-2000 Việt Nam xuất siêu sang châu Phi trung bình là 184,14%; Giai đoạn 2001-
2005 Việt Nam xuất siêu sang châu Phi trung bình là 147,78%. Tăng trưởng kim
ngạch xuất nhập hàng hoá giữa Việt Nam và châu Phi tăng nhanh trong thời gian qua
do xuất phát điểm ở mức thấp của cả 2 bên.
2
1 Thống kê tổng cục hải quan từ 2000 - 2005
2 Thống kê tổng cục hải quan từ 2000 - 2005
2
2
Bảng 4: Kim ngạch XNK giữaViệt Nam - Châu Phi thời kỳ 1991-2005
Đơn vị: triệu USD
Tổng kim ngạch XNK Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu
Năm Giá trị Tăng trưởng
(%)
Giá
trị
Tăng
trưởng (%)
Giá trị Tăng
trưởng (%)
1991 15,5 - 13,3 - 2,2
1995 45,9 199,6 38,1 191,5 7,8 251,6
2000 190,1 107,6 142,7 103,6 47,4 121,5
2001 217,7 114,5 173,4 121,5 44,3 -6,5
2002 190,1 -12,7 130,1 -24,9 60,0 135,4
2003 349,9 184,0 214,1 164,6 135,8 226,3
2004 597,9 170,9 412,5 192,7 185,4 226,3
2005 909,5 152,1 650,0 157,6 259,5 139,9
(Nguồn: Thống kê Tổng cục Hải quan 2004-2005)
3. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi được mở rộng
Từ năm 1996 Việt Nam thực hiện quan hệ buôn bán 2 chiều với nhiều quốc
gia châu Phi. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam ở châu Phi đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Việt Nam đã phát triển thị
trường châu Phi chủ yếu từ 2 hướng: thứ nhất, từ Bắc Phi thông qua thị trường Ai
Cập, Libi và thứ hai, từ Cộng hoà Nam Phi để thâm nhập các quốc gia Nam Phi và
Trung Phi. Nam Phi và Ai Cập cũng là 2 thị trường lớn nhất của Việt Nam ở châu
Phi. Năm 1991, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam ở châu Phi chỉ có 3 nước,
đến nay Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với 49 quốc gia châu Phi.
Từ năm 2003 thị trường châu Phi đã được Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam
chú ý quan tâm nhiều nhất từ trước tới nay. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có
những nỗ lực trong việc thăm dò, khai phá thị trường châu Phi. Ngoài việc tháp tùng
các đoàn lãnh đạo cấp cao, một số doanh nghiệp đã tích cực tổ chức các đoàn đi khảo
sát thị trường, đặc biệt tại Nam Phi, Ai Cập, các nước Tây Phi...
4. Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi có thay đổi nhiều trong
những năm gần đây
3
3
Mặt hàng gạo được ưu tiên nhập khẩu ở nhiều nước châu Phi. Việt Nam có thế
mạnh trong xuất khẩu gạo sang châu Phi và đây là mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của
Việt Nam sang châu Phi, trung bình chiếm từ 50-60% kim ngạch xuất khẩu sang châu
Phi của Việt Nam. Hiện nay, mặt hàng gạo của Việt Nam đã có mặt ở gần 30 nước
châu Phi. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác vào châu Phi là hàng dệt may,
giày dép, hạt tiêu, cao su... Từ năm 2000 Việt Nam đã xuất khẩu thêm các sản phẩm
công nghiệp như điện-điện tử, máy móc, hàng cơ khí, đồ nhựa, than đá... Các mặt
hàng truyền thống Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi có kim ngạch lớn là hạt điều thô,
phân bón, nguyên phụ liệu thuốc lá, hoá chất... Nhìn chung, những mặt hàng xuất
nhập khẩu của Việt Nam và châu Phi chưa phong phú. Tính ổn định của các mặt hàng
xuất nhập khẩu không cao.
Bảng 5: Các thị trường lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi 2005
TT Tên nước
Kim ngạch XNK
(triệu USD)
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
1 Nam Phi 219,8
Gạo, giày dép, đồ nhựa, điện-điện
tử, sản phẩm cơ khí...
2 Bờ biển Ngà 93,9 Gạo, điện - điện tử, hạt tiêu
3 Angola 77,2
Gạo, hàng dệt may, sản phẩm mây
tre
4 Ai Cập 64,2
Gạo, điện-điện tử, hạt tiêu, giày
dép, hàng dệt may, máy móc nông
nghiệp
5 Nigieria 47,8
Sản phẩm cao su, điện-điện tử, đồ
nhựa
(Nguồn: Thống kê Tổng cục Hải quan 2004-2005)
5. Phương thức xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi còn sơ
khai
Hầu hết các phương thức xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Phi còn
mang tính sơ khai, điều đó thể hiện rõ nét qua một số điểm chính sau đây:
4
4
+ Xuất khẩu qua trung gian là phương thức mà phần lớn các doanh nghiệp
Việt Nam đã và đang áp dụng đối với các quốc gia châu Phi. Phương thức này thích
hợp với thời kỳ đầu khai phá thị trường châu Phi. Nó cũng hạn chế được một số rủi
ro trong thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Xuất khẩu trực tiếp: Hình thức trực tiếp hàng đổi hàng được tiến hành với
các nước mà độ rủi ro trong thanh toán cao, chính trị bất ổn. Đối với một số quốc gia
châu Phi khá phát triển như Nam Phi, Ai Cập và các quốc gia mà Việt Nam đã có
thương vụ, có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và khả năng tài chính dồi
dào... Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phương thức mở L/C.
+ Một số Công ty của Việt Nam đã mở văn phòng đại diện, chi nhánh thương
mại để thâm nhập thị trường như Công ty TNHH Phi Việt, Công ty cổ phần Việt
Trang (Viettranmex), Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Happroximex), Tổng Công
ty phát triển Công nghệ và Du lịch (Newtatco), Công ty Tổng hợp Sài Gòn
(Incomex)...
3
Một số Việt kiều ở châu Phi đã liên kết với các Công ty trong nước và ở
nước sở tại để đầu tư sản xuất. Một số doanh nghiệp Việt Nam có ý định đầu tư xây
dựng khu chế biến, xây dựng nhà máy của Việt Nam ở một số quốc gia châu Phi, như
Công ty T&T dự kiến xây dựng nhà máy lắp ráp xe máy ở châu Phi.
6. Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi còn nhiều hạn chế và gặp không ít
khó khăn trong quá trình phát triển
Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi cho thấy còn nhiều mặt
hạn chế:
- Thứ nhất, quan hệ thương mại phát triển chậm hơn quan hệ chính trị, ngoại
giao. Quy mô và tốc độ phát triển quan hệ thương mại chưa tương xứng với tiềm
năng của Việt Nam và các quốc gia châu Phi. Châu Phi vẫn còn là thị trường mới của
Việt Nam.
- Thứ hai, hàng hoá xuất nhập khẩu đơn điệu, chủ yếu là nông sản chưa qua
chế biến, hàng thô. Số lượng các mặt hàng xuất nhập khẩu chỉ nằm trong con số vài
chục mặt hàng.
3 Thống kê tổng cục hải quan từ 2000 - 2005
5
5
- Thứ ba, quy mô xuất nhập khẩu nhỏ bé. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam và châu Phi chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi năm 2005 chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước và kim ngạch nhập khẩu là 0,7%. Tính ổn định của thị trường xuất
nhập khẩu ở châu Phi không cao.
- Thứ tư, hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hoá thấp. Do chi phí vận tải lớn lại
khó kết hợp vận chuyển 2 chiều nên giá thành xuất khẩu hàng hoá cao. Xuất khẩu
chủ yếu là nông sản nên giá thấp, lợi nhuận không cao.
- Thứ năm, xuất nhập khẩu còn gặp nhiều rủi ro. Đây là sự tác động tổng hợp
của điều kiện thanh toán, nạn trộm cướp và bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia châu
Phi.
- Thứ sáu, chính sách của Việt Nam và các quốc gia châu Phi còn nhiều bất
cập. Chưa tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi cho quan hệ thương mại. Các
chính sách kinh tế, thương mại của nhiều nước thiếu minh bạch, thiếu độ tin cậy và
thiếu hiệu quả cần thiết dẫn đến xáo trộn và tác động tiêu cực lên thị trường. Giữa
Việt Nam và một số nước châu Phi vẫn tồn tại các tranh chấp thương mại chưa được
giải quyết dứt điểm.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng quan, những thuận lợi cho xuất khẩu hàng
hoá sang thị trường châu Phi là cơ bản, những khó khăn nêu trên chỉ là nhất thời ảnh
hưởng không lớn và ngày càng ít đi khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO). Tuy vậy, nó cũng đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp phải nỗ lực
hơn nữa, tìm ra các giải pháp hữu hiệu, trong đó có vấn đề then chốt nhất là phải
bằng mọi cách nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nhằm duy trì, phát triển thị
trường xuất khẩu và thu được hiệu quả xuất khẩu tối đa.
6
6
II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ thương
mại Việt Nam – Châu Phi từ thực tế xâm nhập thị trường Châu Phi của
Trung Quốc
1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi
Qua thực tiễn 18 năm phát triển các quan hệ thương mại, xuất phát từ tiềm
năng của Việt Nam và các quốc gia châu Phi, chúng ta có thể dự báo về sự phát triển
mạnh mẽ của quan hệ này trong tương lai. Tình hình thế giới, khu vực đã và đang
thay đổi nhanh chóng, nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra
những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của các bên tham gia quan hệ thương mại. Quan hệ
thương mại Việt Nam – Châu Phi phát triển theo những hướng cơ bản sau đây:
• Việt Nam và châu Phi cần tiến tới một khuôn khổ hợp tác đa phương dài hạn. Thúc
đẩy các quan hệ các hợp tác trong khuôn khổ các diễn đàn, khối liên kết.
• Thúc đẩy và mở rộng quan hệ thương mại song phương và đa phương theo nhiều cấp
độ khác nhau. Tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh, liên kết giữa các doanh
nghiệp.
• Hoàn thiện và điều chỉnh các hiệp định thương mại song phương đã ký để phù hợp
với điều kiện mới. Tiếp tục đàm phán để ký hiệp định thương mại giữa Việt Nam với
các đối tác đàm phán thương mại để 2 bên được hưởng quy chế tối huệ quốc.
• Ưu tiên phát triển các quan hệ đầu tư thương mại. Khuyến khích các hình thức hợp tác,
liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam – Châu Phi.
• Thực hiện chính sách mở cửa thị trường cho nhau. Phát triển các quan hệ hợp tác
trong các lĩnh vực như du lịch, xuất khẩu lao động, xuất khẩu dịch vụ...
• Phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu 1,5 đến 2 tỷ USD vào thị trường châu Phi, nâng tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Phi so với tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước là 3-5% vào năm 2010.
• Trên cơ sở duy trì các mặt hàng truyền thống xuất nhập khẩu hiện nay, mở rộng danh
mục các mặt hàng mới. Việt Nam tập trung thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có hàm
lượng kỹ thuật cao, mặt hàng chế biến sâu như điện-điện tử, xe máy, đồ gỗ nội thất...
7
7
Nhập khẩu từ châu Phi các nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
• Việt Nam và một số quốc gia là các đối tác tin cậy ở châu Phi thành lập ủy ban hỗn
hợp về hợp tác kinh tế thương mại để có chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể. Hình
thành các đối tác chiến lược trong quan hệ kinh tế, thương mại.
2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi Phi từ
thực tế xâm nhập thị trường Châu Phi của Trung Quốc
2.1. Giải pháp vĩ mô
2.1.1. Xác lập chiến lược mậu dịch trung hạn và dài hạn.
Trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam được xác định tại
nhiều đại hội Đảng, Châu Phi được coi là một thị trường mới để Việt Nam thực hiện
mục tiêu đa dạng hoá thị trường.Trong điều kiện hiện nay, khi những mặt hàng xuất
khẩu chất lượng vừa phải mà Việt Nam đang có thế mạnh và đang có xu hướng bão
hoà tại một số thị trường nhập khẩu truyền thống của Việt Nam như Châu Âu, Bắc
Mỹ, ASEAN, thì thị trường Châu Phi lại hứa hẹn tiếp nhận dễ dàng. Ngày 27/2/2004,
Chính phủ Việt Nam thông qua Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ
Việt Nam – Châu Phi giai đoạn 2004 – 2010. Chương trình này là một bước đi quan
trọng đẩy nhanh sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Châu Phi và là cơ sở cho các chiến
lược mậu dịch trung hạn và dài hạn khác.
Trong chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2010 có mục tiêu gia
tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại
hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng
nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng, tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản
phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ..., thì thị
trường Châu Phi phải tiếp tục được coi trọng như một thị thị trường xuất khẩu tiềm
năng của Việt Nam. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã cho thấy rõ năng lực của mình
trong quan hệ với thị trường này, khi mà buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Châu
Phi năm 2005 đã đạt 870,3 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 660,3 triệu
USD. Kết quả này đã rất gần với mục tiêu chính phủ đặt ra cho năm 2010: phấn đấu
8
8
đạt kim ngạch thương mại 1 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 600 – 650 triệu USD)
trên thị trường Châu Phi. Do vậy, nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt mức kế hoạch đề
ra cho công tác xuất nhập khẩu vào thị trường này.
Điều này báo hiệu triển vọng phát triển thương mại to lớn giữa Việt Nam và
Châu Phi, đồng thời cũng đòi hỏi Chính phủ phải có những định hướng phát triển
mới trên thị trường Châu Phi trong tương lai. Theo đó, Chính phủ sẽ đề ra một chiến
lược phát triển kinh tế - thương mại với Châu Phi xa hơn nữa đến năm 2020, tập
trung chủ yếu vào các vấn đề: nguyên tắc và mục tiêu khi phát triển thị trường Châu
Phi, các biện pháp và chính sách cụ thể, các phương tiện để thực hiện chính sách
cũng như các bước thực hiện chiến lược đó. Trong chiến lược xuất nhập khẩu này,
Chính phủ cần tiếp tục dành ưu tiên cao cho hoạt động xuất khẩu. Điều này hoàn
toàn phù hợp với một xu thế tất yếu hiện nay là Chính phủ các nước (kể cả nước phát
triển và đang phát triển) đều khuyến khích và ủng hộ mạnh mẽ chính sách khuyến
khích và phát triển xuất khẩu. Song trong chiến lược dài hạn này, cần xây dựng và
thực hiện có hệ thống các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính
sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ như bộ máy hỗ trợ tại chỗ, tín dụng
xuất khẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ đặt văn phòng đại diện, hỗ
trợ chi phí thuê kho ngoại quan... để tạo được một nền tảng lâu dài và bền vững cho
hoạt động trao đổi và hợp tác thương mại cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong chiến lược mậu dịch dài hạn với thị trường Châu Phi, Chính phủ nên
nghiên cứu thành lập tổ công tác liên ngành chuyên trách về quan hệ kinh tế thương
mại với thị trường Châu Phi. Chủ trương này phải được cụ thể hoá bằng văn bản với
các chính sách và biện pháp hỗ trợ.
2.1.2. Xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hoạt động ngoại thương Việt Nam
và Châu Phi.
Để tạo được một khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngoại thương giữa
Việt Nam và Châu Phi, cần chú ý những điểm sau:
9
9
a. Tăng cường giao lưu chính trị, ngoại giao, văn hoá, để từ đó tiến hành
ký kết các hiệp định, văn bản pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
thương mại.
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước Châu Phi không ngừng mở
rộng từ 7 nước 1964 lên 48 trong tổng số 54 nước hiện nay. Trong hai năm 2003 và
2004, Việt Nam đã đón hơn 20 đoàn đại biểu cấp cao của các nước Châu Phi sang
thăm Việt Nam gồm Buôckina Faxô, Tanzania, Gămbia, Namibia, Mađagaxca,
Nigiêria... Việt Nam đã có nhiều đoàn cấp cao đi thăm các nước Châu Phi gồm
Môzăm bich, Bênanh, Mađagaxca, Nam Phi, Angiêria, Marốc, Ai Cập, Lybi,
Cônggô, Nammibia... Tuy nhiên, trong tương lai vẫn cần tiếp tục trao đổi các đoàn
đại biểu ở cấp này để thắt chặt và mở rộng hơn nữa nhiều mối quan hệ với các quốc
gia Châu Phi. Hoạt động này sẽ khai thông nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ hợp
tác song phương, từ đó thúc đẩy khả năng hợp tác thương mại Việt Nam – Châu Phi.
Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngoại giao với 6 nước Châu phi còn lại là
Bôtxoana, Cômô, Libêria, Malavi, Trung phi và Xoa Dilen.
Việc tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai bên cũng là dịp để hai bên
trao đổi các biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương, trong đó
vấn đề cốt lõi là tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động thương mại. Việc ký kết
các hiệp định thương mại và hiệp định kỹ thuật khác là nhằm hỗ trợ cho phát triển
thương mại song phương như Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần, HIệp định vận tải biển, Hiệp định vận tải Hàng không, Hiệp
định về Hợp tác ngân hàng, Hiệp định hợp tác nông nghiệp. Hiện nay Việt Nam đã
ký tổng số 19 Hiệp định Thương mại với các nước Châu Phi gồm Ghinê (1961),
Manta (1977), Ghi nê xích đạo (1977), Ănggôla (1978), Lyby (1983), Angiêri (1994),
Tuynizi (1994), Ai Cập(1994), Nam Phi (2000), Zimbabuê (2001), Tanzania (2001),
Nigêria (2001), Ma rốc (2001), Cônggô (2002), Namibia (2003), Môzămbich (2003),
Xênêgan, Xu đăng, Bênanh, Ghanna... trong đó hầu như toàn bộ các hiệp định đều có
điều khoản dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc và các ưu đãi thuế quan. Đây là
hành lang pháp lý cơ bản để các doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động thương mại.
10
10
Tuy nhiên trong tương lai cần tăng cường thúc đẩy quan hệ ngoại giao và quan
hệ kinh tế thương mại; chú trọng đàm phán song phương, đa phương để ký kết các
hiệp định, hợp đồng, biên bản ghi nhớ; từ đó cụ thể hoá bằng những văn bản thi hành
và những quy chế rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ thương
mại với từng nước. Trước mắt cần rà soát lại việc thực hiện các hiệp định đã ký kết,
hoàn tất Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
với Ai Cập, Nam Phi, Ma rốc, Ănggôla...; tiếp tục đẩy nhanh việc ký kết các hiệp
định thương mại với các nước Châu Phi còn lại nhằm tạo điều và mở rộng hơn nữa
hoạt động giao lưu thương mại, mở đường cho sản phẩm Việt Nam xâm nhập sâu
rộng vào thị trường Châu Phi.
b. Tăng cường mạng lưới cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại ở nước
ngoài.
Đến nay ở Châu Phi, Việt Nam đã có 6 cơ quan đại diện ngoại giao thường trú
đặt tại các nước Ai Cập, Angiêria, Lybi, Ănggôla, Nam Phi, Tanzania và 5 thương
vụ tại Nam Phi, Angiêri, Ai Cập, Marốc, Nigiêria nhằm tạo cầu nối cho các doanh
nghiệp hoạt động. Mạng lưới các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam đã có mặt ở
các khu vực Tây Phi, Nam Phi và Bắc Phi. Riêng đối với khu vực Đông Phi, Việt
Nam vẫn chưa đặt được thương vụ. Điều đó cho thấy, lực lượng đại diện thương mại
còn quá thiếu. Thêm vào đó, chế độ hoạt động kiêm nhiệm, tình trạng thiếu kinh phí
và nhân lực cũng là những trở ngại không nhỏ đối với chủ trương thúc đẩy thêm một
bước quan hệ Việt Nam – Châu Phi trong giai đoạn mới. Để khắc phục từng bước
vấn đề này, trước mắt cần nỗ lực thiết lập, tái lập các cơ quan đại diện ngoại giao, đại
diện thương mại nhằm giảm bớt tình trạng một cơ quan đại diện kiêm nhiệm ở nhiều
nước. Cần sớm thành lập thêm các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước mà Việt
Nam chưa có trụ sở; cần mở thêm 7 – 10 cơ quan thương vụ ở 7 – 10 nước Châu Phi
khác, trước hết là những nước được coi là đâầ mối trong quan hệ với các nước khác,
là cửa ngõ vào các khu vực của Châu Phi, chẳng hạn như Marốc, Bờ Biển Ngà,
Xênêgan, Nigiêria, Tanzania... Bên cạnh việc tăng cường về số lượng, cần nâng cao
chất lượng bằng cách đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, phương tiện và nhân lực tại
các thương vụ đầu mối này nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thông tin thị trường,
11
11
về các doanh nghiệp Châu Phi... phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại của các
doanh nghiệp trong nước. Việc đầu tư này có thể sẽ rất tốn kém song thực sự cần
thiết và sẽ tạo hiệu quả lâu dài trong tương lai.
c. Một số giải pháp hình thành khung khổ pháp luật
* Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu
Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Châu Phi đến nay vẫn thực hiện mở
rộng kinh doanh xuất khẩu của mình theo Luật thương mại hiện hành dành cho các
doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường trọng điểm và thị trường ưu tiên. Cụ thể là
quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được nới lỏng cho cả doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không chủ trương độc quyền hoàn toàn trong kinh
doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, thậm chí đối với cả những mặt hàng thiết yếu. Các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu. Ngoài ra, doanh
nghiệp còn được giảm thuế lợi tức nếu sử dụng lợi nhuận vào việc tái đầu tư cho sản
xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu phục vụ
cho xuất khẩu được xét giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức trong thời gian sản xuất ban
đầu; các doanh nghiệp gia công hàng hoá cho nước ngoài được nhập khẩu miễn thuế
thiết bị vật tư phục vụ sản xuất. Từ năm 1998, những ưu đãi đối với doanh nghiệp
xuất khẩu được mở rộng hơn. Theo Nghị định 57/1998/NĐ – CP, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu những mặt hàng không nêu trong giấy
phép đầu tư của mình và các doanh nghiệp trong nước được quyền trực tiếp xuất
khẩu sản phẩm của mình mà không cần giấy phép xuất nhập khẩu.
* Thực hiện quy định thuế ưu đãi có xét đến điều kiện cụ thể và không vi
phạm quy tắc WTO
Cho tới nay thời điểm trở thành thành viên WTO, cơ chế hoàn thuế chỉ áp
dụng đối với thuế nhập khẩu đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường
xa xôi như Châu Phi. Những nhà xuất khẩu qua trung gian (xuất khẩu gián tiếp)
không được hưởng chế độ này. Song thực tế cho thấy có tới 60 – 80% doanh nghiệp
xuất khẩu sang thị trường Châu Phi là thông qua đối tác thứ ba. Con số này cao hơn
rất nhiều so với 40% doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp sang các thị trường khu vực
khác. Bởi lẽ hiện nay, xuất khẩu qua trung gian là con đường mà phần lớn các doanh
12
12
nghiệp Việt nam áp dụng để thâm nhập thị trường Châu Phi. Hình thức này thích hợp
với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ,
các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phải dựa vào
doanh nghiệp nhà nước để xuất khẩu hàng hoá sang Châu Phi. Tuy nhiên, cơ chế
hoàn thuế xuất khẩu quá chung chung này đã không khuyến khích các doanh nghiệp
xuất khẩu mua các yếu tố đầu vào được sản xuất trong nước. Vả lại đến nay, việc trở
thành thành viên chính thức WTO cũng không cho phép Việt Nam thực hiện quy
định hoàn thuế nhập khẩu đối với đầu vào. Vì vậy, để khuýên khích doanh nghiệp
xuất khẩu mạnh sang thị trường Châu Phi trong điều kiện các kênh trao đổi thương
mại chưa thông suốt như hiện nay, chính phủ cần mở rộng cơ chế hỗ trợ doanh
nghiệp bằng những hình thức thíêt thực hơn, không vi phạm quy tắc WTO, như hỗ
trợ các hoạt động xúc tiến thương mại ở những nước Châu Phi trọng điểm: tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ tại thị trường này...
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Phi cần được
hưởng những ưu đãi về thuế theo đúng quy định hiện hành. Trước đây, biện pháp
khuyến khích xuất khẩu thông qua thuế thường được thực hiện dưới hai phương thức
trực tiếp và gián tiếp. Thuế xuất khẩu được quy định cho một số nhóm mặt hàng với
12 mức thuế suất từ 0% đến 45%. Theo quy định 1802/1998/QĐ – BTC ngày
11/12/1998 của Bộ Tài chính, biểu thuế xuất khẩu gồm trên 60 dòng thuế bao phủ
hơn 60 mặt hàng chịu thuế suất từ 0% đến 45%. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Phi vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
theo đúng luật với những chính sách ưu đãi xuất khẩu như sau: a) Miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo với doanh nghiệp có
giá trị xuất khẩu trên 30% so với giá trị hàng hoá sản xuất, kinh doanh trong năm; b)
áp dụng mức thuế 20- 25% trong thời hạn 10 năm đối với doanh nghiệp có tỷ lệ hàng
hoá xuất khẩu ở mức 50% trở lên và thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm đối với
doanh nghiệp có tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu ở mức 80% trở lên; c) Giảm 50% thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp đối với các trường hợp; xuất khẩu mặt hàng mới, xuất
khẩu ra thị trường mới hoặc xuất khẩu trực tiếp đối với năm đầu tiên.
13
13
Chính sách thuế và tín dụng xuất khẩu áp dụng chung cho mọi thị trường như
được nêu trên thực sự chưa hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh trên
thị trường Châu Phi. Để khuyến khích mạnh mẽ việc tiếp tục khai thác thị trường
này, cần có chế độ ưu đãi thoả đáng dưới nhiều hình thức, nhất là đối với những
doanh nghiệp mới tham gia.
2.1.3. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động giao dịch ngoại
thương cần được chú trọng theo hướng nâng cao chất lượng cán bộ ở các thương vụ,
cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại. Bởi vì, để phục vụ hiệu quả và đáp ứng kịp
thời những đòi hỏi của các công tác này, các cán bộ thương vụ không chỉ cần vững
vàng về chuyên môn, có khả năng nghiên cứu thị trường, phán đoán, phân tích sâu
sắc mọi biến động của thị trường, mà còn phải có nghệ thuật đàm phán thể hiện qua
khả năng thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá, tập quán, thói quen... của người
tiêu dùng nơi đây. Ngoài ra, việc thực hiện tốt nhiệm vụ cầu nối giữa doanh nghiệp
Việt Nam và doanh nghiệp các nước sở tại đòi hỏi các thương vụ Việt Nam tại các thị
trường trọng điểm này phải được đầu tư hơn nữa về trang thiết bị làm việc. Đầu tư
phát triển nguồn nhân lực là công việc cần thiết và phải được tiến hành thường
xuyên. Do vậy, các cán bộ phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại không chỉ đơn
thuần được trang bị các kiến thức đầy đủ và cơ bản về thị trường, mà cần được đào
tạo đi đào tạo thực tế tại các thị trường đó thông qua hình thức trao đổi và hợp tác
chuyên gia; được cập nhật thông tin, kiến thức qua các lớp hoặc các chương trình bổ
trợ định kỳ được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Một điều cần được quan tâm đặc biệt đối với công tác đào tạo nhân lực cho thị
trường Châu Phi là việc trang bị tiếng ả rập cho cán bộ thương vụ, đủ khả năng đưa
các thông tin thị từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại, để có thể bảo đảm:
- Các thông tin về thị trường nước ngoài cần cho doanh nghiệp Việt Nam
được cung cấp một cách hệ thống, chính xác và cập nhật;
- Nội dung các tài liệu từ phía doanh nghiệp Việt Nam được chuyển sang cho
đối tác nước ngoài phải được soạn thảo trọng tâm, trọng điểm, phân biệt rõ đối
14
14
tượng đọc, đối tượng trình bày chuyên nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của
các khách hàng Châu Phi.
Để nâng cao hiệu quả của công tác nhân lực của doanh nghiệp, Chính phủ cần
nhanh chóng ban hành văn bản quy định về chế độ thuế và mở rộng quyền quyết định
của chức danh tổng giám đốc, linh hồn của một đơn vị kinh doanh sản xuất. Ngoài ra,
Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các tu nghiệp sinh Việt Nam ở nước ngoài
trở về nước làm việc. Với những kiến thức tiên tiến, phong phú và những bài học
kinh nghiệm được tiếp nhận từ quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc tại các
nước, lực lượng này sẽ có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực sản
xuất của các doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường được xem là còn khá mới mẻ đối với Việt Nam này.
2.1.4. Cung cấp thông tin thị trường Châu Phi
Cung cấp thông tin là một biện pháp không thể thiếu mà chỉ Nhà nước mới có
khả năng thực hiện thông qua các Bộ, ngành trung ương, qua các ban, ngành ở địa
phương, qua Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại, Đại diện Thương mại
Việt Nam ở nước ngoài, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)... chủ
yếu thông qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet hoặc đang được tổng
hợp và lưu trữ trong các cơ quan của Bộ Thương mại, Cục xúc tiến thương mại,
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin thương mại của Bộ
Thương mại... để phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các doanh nghiệp. Tuy
nhiên nội dung thông tin thương mại về các nước Châu Phi còn nghèo nàn, độ tin cậy
thấp, thiếu tính cập nhật. Để nâng cao khả năng tiếp cận của doanh nghiệp Việt Nam
với thị trường Châu Phi, nhiệm vụ cung cấp thông tin của Chính phủ cần đáp ứng
được những điểm sau.
a. Nâng cao hiệu quả của các trang Web, cổng thông tin điện tử
Cuối năm 2005, Việt Nam đã xây dựng được “Cổng giao dịch điện tử Việt
Nam – Châu Phi”. Trong điều kiện khoảng cách địa lý Việt Nam – Châu Phi quá lớn,
thị trường Châu Phi trải rộng, cơ quan đại diện của hai bên chưa nhiều, thì sự ra đời
của cổng thông tin là kịp thời và vô cùng quan trọng. Với sự hỗ trợ thiết thực của
15
15
công cụ hiện đại này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận mà không bị phụ
thuộc vào điều kiện thời gian và khoảng cách. Tuy nhiên, cần có sự chỉ đạo, đầu tư
nâng cấp và tạo hiệu quả cho cổng thông tin về từng thị trường, từng lĩnh vực kinh
doanh cụ thể. Trong thời gian tới, chương trình phát triển hệ thống thông tin quốc gia
cần quan tâm xây dựng ngân hàng dữ liệu có tính cập nhật, có độ tin cậy cao về các
nước Châu Phi, đặc biệt là một số thị trường trọng điểm, như: Tanzania, Xênêgan, Bờ
Biển Ngà, Ma rốc...
b. Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin của các đại sứ quán, thương vụ ở
nước ngoài
Việc cung cấp thông tin của các cơ quan này phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
* Thông tin phục vụ cơ quan quản lý nhà nước
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá những thông tin này
phải hàm chứa được một cách chi tiết, đầy đủ và cập nhật những nội dung liên quan
đến đường lối, chiến lược, chính sách phát triển vĩ mô, môi trường pháp lý, động thái
thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp,... nhằm cung cấp cho những nhà hoạch
định chính sách trong và ngoài nước những cơ sở xác tín để phân tích, đánh giá và có
những đề xuất mang tính khoa học, thiết thực và kịp thời cho các cơ quan chức năng
của Nhà nước. Ngoài việc giúp đảm bảo định hướng đúng cho Nhà nước và các cơ
quan quản lý nhà nước nghiên cứu cụ thể thị trường Châu Phi, thông tin còn tạo điều
kiện cần thiết để thúc đẩy thực thi chính sách khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng.
Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu thường xuyên và chi tiết thị trường từng nước, bao
gồm những đặc điểm chung và riêng về từng khía cạnh cụ thể, như: Điều kiện địa lý
tự nhiên, điều kiện chính trị và văn hoá xã hội, dân số và phân bổ dân số, sức mua,
thói quen tiêu dùng, tình hình kinh tế thương mại, liên kết kinh tế khu vực và quốc tế,
đối thủ cạnh tranh, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, phương thức thanh toán...
Bên cạnh đó, phải có những nhận định, đánh giá và dự báo tác động của từng yếu tố
liên quan đến thương mại của từng nước đối với Việt Nam. Ngoài khả năng tự triển
khai hoạt động nghiên cứu của từng doanh nghiệp, Nhà nước với điều kiện và khả
năng thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn thông qua hệ thống các cơ quan đại diện ở nước
16
16