Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.82 KB, 28 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
2.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Hàng Hải Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng Hàng Hải
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo
giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại
Thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã
Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân
hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý
thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…
Ban đầu, Maritime bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi
nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói sự ra
đời của Maritme bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã tạo nên bước đột phá
trong quá trình chuyển dịch co cấu kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997-2000 là giai đoạn thử thách, gam go
nhất của Maritme Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á,
ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình,
Maritime bank đã lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cộ phần phát triển
mạnh, bền vững và tạo được niềm tin từ đối vớ khách hàng, mạng lưới hoạt động không
ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005 lên 130 điểm vào giữa năm 2010.
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, tự định hướng kinh doanh, hình ảnh thương
hiệu, thiết kế không gian giao dịch theo phương thức tiếp cận khách hàng…đến nay,
maritme bank đang được nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng
hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.
2.1.2 Giới thiệu về Ngân Hàng Hàng Hải chi nhánh Hồ Chí Minh.
2.1.2.1 Quá trình thành lập .
Chi nhánh Hồ Chí Minh là một trong những chi nhánh được thành lập đầu tiên


trong hệ thống chi nhánh của ngân hàng Hàng Hải. Được thành lập năm 1994, trụ sở đặt tại
26-28 Hai Bà Trưng P. Bến Nghé Q.1. Chi nhánh Hồ Chí Minh đón nhận nhiều thuận lợi vì
đây là trung tâm sầm uất nhất của thành phố đồng thời cũng là khu vực có vị trí đẹp nhất
thành phố. Điều đó tạo nên bộ mặt năng động cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là khu
vực có nhiều chi nhánh trụ sở của các ngân hàng trong và ngoài nước do đó tình hình cạnh
tranh cũng rất gay gắt.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
MSB HCM được tổ chức theo mô hình các phòng ban chức năng phân chia theo
loại hình sản phẩm dịch vụ bao gồm: Tài chính Kế tóan; Tín dụng cá nhân; Tín dụng doanh
nghiệp; Dịch vụ khách hàng cá nhân; Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp; Tổ chức hành
chính; Thẩm định; Tiền tệ kho quỹ. Cơ cấu tổ chức này có ưu điểm là nhân viên và cán bộ
lãnh đạo đầu tư sâu vào chuyên ngành hẹp của sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao tay nghề.
Tuy nhiên với sự mở rộng mạng lưới chi nhánh, sự gia tăng khối lượng khách hàng
cũng như nhu cầu phong phú về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Mô hình tổ
chức này có những nhược điểm:
- Việc quản lý khách hàng không chặt chẽ do không có sự phân công trách nhiệm rõ ràng
giữa các phòng khi quản lý cùng một đối tượng khách hàng.
- Việc tổ chức các phòng theo nghiệp vụ chuyên môn sẽ gây khó khăn và mất thời gian cho
khách hàng vì phải tiếp xúc rất nhiều phòng nghiệp vụ.
- Việc phân chia phòng theo nghiệp vụ chuyên môn nên nhân viên phòng này không biết
hoặc không nắm rõ nghiệp vụ của các phòng khác, dẫn đến việc hướng dẫn khách hàng gặp
nhiều sai sót. Đồng thời khó tiếp thị sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng.
Vì vậy, MSB HCM cần tái cấu trúc lại bộ máy tổ chức của mình.
1.1.1 Năng lực quản lý
MSB HCM đi lên từ chi nhánh cấp 2 với mục tiêu trở thành chi nhánh cấp 1 hạng 1 của
MSB VN. Trong 17 năm phấn đấu, toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên của MSB HCM đã đạt
được kết quả khả quan. So sánh với các chi nhánh trên địa bàn, chi nhánh đứng hàng thứ 1 chi
nhánh TP.HCM… Và xếp thứ 10/130 chi nhánh trong toàn hệ thống. Đây là chỉ tiêu quan trọng
cho thấy quy mô hoạt động của chi nhánh ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vị thế trên
địa bàn và trong hệ thống.

- Hoạt động kiểm soát nội bộ vẫn còn yếu kém, chậm phát hiện những tồn tại và sai phạm
trong nội bộ.
- Bộ máy tổ chức chưa theo định hướng khách hàng, thiếu bộ phận nghiên cứu và phát triển
sản phẩm, bộ phận chăm sóc khách hàng.
- Đặc biệt là vấn đề quản lý rủi ro vẫn còn do các phòng tự kiểm soát. Bộ phận quản trị rủi
ro còn kiêm nhiệm ở các phòng nghiệp vụ.
1.1.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Dưới đây là phần đánh giá năng lực tài chính của MSB VN:
Tổng tài sản của MSB VN liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá
cao, điều này cho ta thấy quy mô hoạt động kinh doanh của MSB VN ngày càng được mở
rộng. Tổng tài sản từ thời điểm nâng cấp tháng 12/2005 khoảng 500 tỷ sau một năm hoạt
động năm 2006 đạt 1000 tỷ và đến nay sau 19 năm hoạt động tăng đạt hơn 10.000 tỷ.
Chất lượng tín dụng vẫn duy trì được những tiêu chí quan trọng nhưng tỷ lệ cho vay
có tài sản đảm bảo đạt trên 80%-90%, nợ xấu chưa xuất hiện.
Cơ cấu tài sản duy trì được tỷ lệ tương đối tốt như cơ cấu cho vay ngắn hạn và dài
hạn 70:30, huy động vốn ngắn hạn và dài hạn 70:30.
1.1.2 Sản Phẩm Dịch vụ
Khách hàng cá nhân:
- Bộ sản phẩm M1 Account
- Tiền gửi tiết kiệm
- Sản phẩm thẻ
- Dịch vụ chuyển tiền
- Sản phẩm và dịch vụ khác
Khách hàng doanh nghiệp
- Bộ sản phẩm M-business
- Dịch vụ tài khoản
- Thanh toán quốc tế
- Bảo lảnh ngân hàng
- Sản phẩm cho vay

- Sản phẩm – dịch vụ khác
Ngân hàng điện tử
- Khách hàng cá nhân
- Khách hàng doanh nghiệp
2.1.4 Kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
Tổng tài sản Tỷ đồng 12,040 27,424 34,701
Dư nợ cho
vay bình
quân
Tỷ đồng 6,635 11,513 29,930
Số dư huy
động vốn
bình quân
Tỷ đồng 8,584 14,007 25,529
Vốn đều lệ Tỷ đồng 880 1,600 2,880
Tổng trị giá
TTQT phát
sinh
Triệu USD 1,327 2,039 2,382
Số lượng thẻ Thẻ 626,890 724,351 2,510,354
phát hành
Doanh số chi
trả kiều hối.
Triệu USD 755 1,000 1,181
Lợi nhuận
trước thuế
Tỷ đồng 211 454 703
Nhận xét:
Tất cả các chỉ tiêu hoạt động của toàn ngân hàng đều tăng từ năm 2008 -20010 điều này

phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng đang tiến triển tốt đẹp. Thành
công trên là kết quả nổ lực của toàn hệ thống ngân hàng bao gồm 130 chi nhánh.
2.2 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.2: Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hồ Chí Minh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Doanh thu 63,486.66 97,334.56 82,476.17
Chi phí 43,335.63 53,998.93 41,951.17
Lợi nhuận trước thuế 19,901.62 43,312.63 40,525
Tỷ suất lợi nhuận/ VCSH
(ROE) (%)
23.5 36.18 40.02
Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài
sản (ROA)(%)
1.55 1.76 2.96
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh HCM năm 2008 -2010)
Biểu đồ 1: Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh qua các năm
2008 - 2010
Chi nhánh Hồ Chí Minh có vị trí địa lý đặt tại trung tâm của thành phố Hồ Chí
Minh - trung tâm kinh tế trọng điểm của đất nước chính vì thế kết quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh biến động theo su hướng chung của tình hình kinh tế. Nhìn chung các
chỉ tiêu, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế đều biến động theo hướng tăng vào
năm 2009 sau đó giảm vào năm 2010.
Thật vậy tốc nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2008 là 8,1%, năm 2009 là
8.5% và 2010 giảm xuống 6.23% thì kinh tế TP. HCM cũng nằm trong su hướng biến động
chung đó với tốc độ tăng trưởng từ 12,2%(2008) tăng lên 12,6% và giảm xuống
11%(2010) Vì thành phố HCM và một số vùng lân cận thành phố là thị trường khách hàng
mục tiêu của chi nhánh nên biến động của tình hình kinh tế ảnh hưởng lớn đến doanh thu,
chi phí, lợi nhuận của chi nhánh. Mặt khác trong ba năm 2008, 2009, 2010 chính phủ và
ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng khá nhiều công cụ cũng như quy chế ràng buộc.

Do đó sự tăng trưởng của chi nhánh không nằm ngoài xu hướng chung của Ngân hàng Nhà
Nước.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2009 của chi nhánh
rất cao, kết quả đó là tổng hợp của 2 nhân tố khách quan và chủ quan.
Xét nhân tố khách quan là tăng trưởng xuất nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh năm
2009 đạt mức cao nhất trong 7 năm của giai đoạn 2003 – 2009( đạt 28,9% so với tốc độ
tăng trưởng bình quân trong 7 năm là 20,5%). Mặt khác năm 2009 cũng là năm mà số
lượng các doanh nghiệp tại thành phố HCM thành lập tăng cao, tăng 13.3% về số lượng.
Các doanh nghiệp mới thành lập phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khách
hàng của chi nhánh HCM. Như vậy khách hàng tăng về số lượng.
Nhân tố chủ quan thuộc về những nổ lực to lớn của tập thể cán bộ, nhân viên toàn chi
nhánh trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ, nhiều chương trình quảng cáo của MSB VN
được khách hàng quan tâm, đưa thương hiệu Maritime Bank đến với mọi tầng lớp dân cư.
Năm 2010 kinh tế cả nước có sự suy giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng GDP chỉ còn
lại 6.23% đặc biệt là những tháng cuối năm còn có dấu hiệu giảm phát, tuy nhiên kinh tế
NămNăm 2010Năm 2009Năm 2008
TP HCM giảm tương rất thấp giảm 1, 1% còn lại 11%. Như vậy tình hình kinh tế TP. HCM
vẫn trụ vững và chỉ giảm nhẹ, nhờ đó mà mức độ giảm doanh thu năm 2010 so với năm
2009 của chi nhánh không nhiều, giảm 6,4% doanh thu so với năm 2009.
2.3 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến họat động của Maritme Bank
HCM
2.3.1 Môi trường vĩ mô
Các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngân hàng thường là các yếu tố chủ yếu
sau đây:
2.3.1.1 Môi trường kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Các năm gần đây, kinh tế thế giới luôn luôn tăng trưởng, đặc biệt năm 2010 đạt mức
tăng trưởng trên 5%. Trong năm 2010, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, có dấu hiệu
khủng hoảng lương thực, tài chính; giá vàng, xăng dầu và các nguyên liệu cơ bản khác tăng
đột biến. Đến tháng 9 năm 2010 đã hiện rõ các khủng hoảng về tài chính và chính phủ các

nước cũng đã có biện pháp khắc phục, giá một số nguyên nhiên liệu giảm xuống.
Nhưng thời gian qua cũng là thời kỳ đánh dấu nhiều thành công của Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó nỗi bật nhất là sự kiện Việt Nam đã tổ chức thành công
Hội nghị APEC lần thứ 14, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Hoa Kỳ
thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP Đơn vị tính: %
Năm
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ
tăng
GDP
4,9 6,79 6,9 7,08 7,34 7,8 8,43 8,17 8,.3 6,23 5,32 6.78
Năm 1999, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á tốc độ tăng
trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 4,9%. Tuy nhiên đến năm 2000, nền kinh tế
đã phục hồi nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,79% và liên tục tăng đều đến
năm 2007, từ năm 2008 đến 2010 tốc độ tăng GDP có phần giảm hơn so với những năm
trước.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để đầu tư trang
thiết bị hiện đại phục vụ cho việc mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh,
việc đầu tư không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà còn xuyên quốc gia…làm phát sinh
mạnh mẽ các nhu cầu dịch vụ đòi hỏi ngân hàng cung cấp từ dịch vụ thanh toán, bảo lãnh
và chuyển đổi ngoại tệ…. Chính vì thế, khi nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu về dịch vụ
ngân hàng cũng tăng theo.
Hoạt động xuất nhập khẩu
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2008 2009 2010
Xuất khẩu 69.360 55.600 71.630
Nhập khẩu 81.460 67.200 84.000
Hình 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm như: Xuất khẩu năm
2008 là 69.360 triệu USD, năm 2009 là 55.600 triệu USD, năm 2010 là 71.630 triệu USD.
Nhập khẩu năm 2008 là 81.460 triệu USD, năm 2009 67.00 triệu USD, năm 2010 62.682
triệu USD. Hoạt động xuất khẩu tăng lên làm nảy sinh nhu cầu dịch vụ ngân hàng như:
chiết khấu bộ chứng từ, chuyển đổi ngoại tệ, vay vốn để sản xuất….
Hoạt động đầu tư
Trong những năm gần đây, việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đã có những
chuyển biến tích cực. Chính phủ đã từng bước cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, vốn đầu tư toàn xã hội đã có sự gia tăng đáng kể.
Nhiều thị trường xuất nhập khẩu mới mở ra như thị trường Mỹ, đã trở thành một trong những
đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 393,5 ngàn tỷ đồng. Trong ba khu vực
kinh tế phân theo thành phần sở hữu thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh
nhất, 2009 tăng 12,41% so với 2008. Nguồn vốn thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
năm 2009 cũng tăng 3,7% so với 2008. Trong khi đó, vốn đầu tư ở khu vực kinh tế nhà
nuớc giảm 5,6% so với năm 2008. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy nền kinh tế nước ta với
sự ổn định chính trị, hành lang pháp lý được cải thiện ngày càng thông thoáng đang thực sự
là điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thu nhập của người dân
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên, mức sống tăng nên người
dân có tích luỹ sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư các khoản thu nhập của mình để sinh lời, cũng
như nhu cầu vay để tiêu dùng trước. Tất cả họ phải tìm đến thị trường dịch vụ tài chính từ
tư vấn đến kênh đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, đầu tư hộ, môi giới, quản lý ngân quỹ,
bảo hiểm… Từ đó nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tăng mạnh.
Những năm gần đây, sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của nước ta
làm cho GDP bình quân đầu người và GDP bình quân một lao động hàng năm tăng liên
tục. Cụ thể năm 2010, GDP/người ước tính khoảng 1.050 đô la mỹ, tăng 05% so với năm
2009 và GDP/lao động ước tính khoảng 850 đô la mỹ, cũng tăng 0.61% so với năm 2009
Việc GDP/người và GDP/lao động tăng là một trong những chỉ so quan trọng phản
ánh mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao. Khi đời sống xã hội được nâng

cao sẽ tạo điều kiện phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán
Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân tuy có cải thiện nhưng
chưa nhiều.
Bảng 2.6: Cơ cấu tổng phương tiện thanh tóan giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Tổng
phương
tiện thanh
tóan

329,2 100% 411,2 100% 536,2 100% 683,5 100% 887,9 100%
Thanh tóan
qua hệ
thống Ngân
hàng
254,9 77,4% 320,6 78,0% 427,1 79,7% 559,6 81,9% 758,3 85,4%
Thanh tóan
bằng tiền
mặt
74,3 22,6% 90,6 22,0% 109,1 20,3% 123,9 18,1% 129,6 14,6%
ĐVT: nghìn tỷ đồng
( Nguồn: Tạp Chí Ngân hàng số 2/2010)
Về cơ cấu, thanh toán qua hệ thống ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
phương tiện thanh toán và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 77,4% năm 2006 tăng
khoảng 85,4% năm 2010. Ngược lại, tỷ trọng tiền mặt 2010 tiếp tục giảm so với các năm
trước đó. Điều này cho thấy cơ cấu tổng phương tiện thanh toán toàn xã hội được cải thiện
theo hướng giảm dần tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời cũng phản ánh ngày càng
mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư của hệ
thống ngân hàng như thẻ ATM đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong thanh toán.
Nhưng thị trường này chưa phát triển nhiều, chủ yếu mới chỉ tập trung ở phân khúc thị
trường công chức nhà nước, nhân viên văn phòng, công nhân một số doanh nghiệp lớn.
Tính đến cuối năm 2010, số thẻ nội địa phát hành là 4.298.875 thẻ, tăng 70% so với năm
2009, số thẻ quốc tế phát hành 242.531 thẻ, tăng 80% so với năm 2009 với gần 60 thương
hiệu, 16 ngân hàng phát hành và hơn 20 ngân hàng làm đại lý thanh toán. Tổng số máy
ATM trong toàn hệ thống các ngân hàng hiện có là 2.782 máy, tăng 60% so với năm 2009;
máy POS có 11.282 máy, tăng 8% so với 2009( Nguồn: báo cáo Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam - nhiệm kỳ III). Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng thanh toán còn ít, khả năng thuyết
phục người dân còn hạn chế. So với dân số Việt Nam năm 2010 ước tính 84.110 nghìn
người (Trong đó, Quận 1 có dân số 430.559 người) thì số lượng thẻ phát hành đến thời
điểm này còn khá khiếm tốn, thị trường còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác.

2.3.1.2 Môi trường văn hoá, xã hội
Quy mô dân số và cơ cấu dân số
Quy mô dân số cả nước năm 2010 ước tính 85.799 nghìn người, tăng 0.99% so với
năm 2009. Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng gia tăng dân thành thị do tốc độ đô thị
hoá những năm gần đây rất nhanh.
Bảng 2.5: Quy mô dân số và cơ cấu dân số.
Năm Tổng số dân
(nghìn người)
Tốc độ tăng (%) Cơ cấu dân thành
thị (%)
Cơ cấu dân nông
thôn (%)
2007 79.727 1,32 25,11 74,89
2008 80.902 1,014 25,8 74,20
2009 86.025 1,063 26,50 73,50
2010 85.799 0.99 26,97 73,03
Ước 2011 87.110 1,19 27,10 72,90
Dự tính 2020 90.000 1,033 35-50 65-50
(Nguồn: Tồng cục thống kê, Tạp chí Ngân hàng số 3/2010)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu dân thành thị tăng đều qua các năm. Nếu như
trong năm 2007 dân thành thị chỉ chiếm 25,11% tổng số dân cả nước, đến năm 2010 tăng
lên 27,10% và dự báo dân số vào năm 2020 khoảng 90.000 nghìn người, trong đó tỷ lệ dân
thành thị chiếm khoảng 35%-50%.
Quy mô dân số và cơ cấu dân số có ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng nhu cầu sử
dụng dịch vụ ngân hàng. Việt Nam là nước đang phát triển, người dân vẫn chưa có thói
quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ở nông thôn. Chính vì thế khi quy mô dân số

×