Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

GIÁP THỊ YẾN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH
CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TRUNG ƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2020
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

GIÁP THỊ YẾN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH
CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TRUNG ƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quản lý công


Mã số: 62 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
2. TS. Nguyễn Ngọc Vân

HÀ NỘI, 2020
2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tác
giả; các tài liệu, số liệu trích dẫn hoặc kết quả tự điều tra, khảo sát trong luận
án là trung thực và theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận án
chưa được công bố trong bất cứ tài liệu nào khác.
Tác giả

Giáp Thị Yến

3


LỜI CẢM ƠN
Lời trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến hai thày cô hướng
dẫn khoa học cho tôi là PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và TS. Nguyễn Ngọc
Vân đã tận tình hướng dẫn và đóng góp cho tôi nhiều ý kiến khoa học trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia,
Ban Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Khoa học Hành chính và Tổ chức
Nhân sự cùng các thày cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là
Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Kho bạc Nhà nước cùng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức của các bộ,
ngành Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên
cứu và tìm kiếm tài liệu phục vụ cho luận án.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án này.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Giáp Thị Yến

4

năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………....
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .....................................

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................
6. Những đóng góp mới của luận án...........................................................
7. Cấu trúc của luận án ...............................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN …………….....................................................................
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án………….…..
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho
công chức ………………………………………………………...............
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của quản lý nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng ngoại ngữ cho công chức …………………………………………
1.2. Nhận xét về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu tiếp theo của
luận án ……………………………………………………………………
1.2.1. Những kết quả đạt được …………………………………………...
1.2.2. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu ………………………….
Kết luận chương 1………………………………………………………...
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ………………………………………………………...
2.1. Công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và yêu cầu về
bồi dưỡng tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập quốc tế……………………
2.1.1. Công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương …………....
2.1.2. Bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu bồi dưỡng tiếng Anh đối với
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương …………………...
2.2. Lý luận quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức cơ

5

1
4

4
5
6
9
9
10
10
10
25
32
32
33
34

35
35
35
44
52


quan hành chính nhà nước Trung ương…………………………………..
2.2.1. Khái niệm và chủ thể của quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ………....
2.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương…………….....................
2.2.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương …………………...
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
cơ quan hành chính nhà nước Trung ương………………………………..

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương…………...
2.3.1. Tác động của chủ thể quản lý……………………………………....
2.3.2. Tác động của đối tượng quản lý…………………………………....
2.3.3. Tác động của môi trường quản lý ………………………………....
Kết luận chương 2………………………………………………………...
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG Ở VIỆT NAM………………….
3.1. Khái quát về thực trạng sử dụng tiếng Anh của công chức cơ quan
hành chính nhà nước Trung ương ………………………………………..
3.1.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng công chức cơ quan hành chính
nhà nước Trung ương …………………………………………………….
3.1.2. Thực trạng sử dụng tiếng Anh của công chức cơ quan hành chính
nhà nước Trung ương …………………………………………………….
3.2. Thực trạng nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ở Việt Nam............
3.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về bồi

52
56
58
59
69
70
71
72
75

76

76
76
80
89

dưỡng ngoại ngữ cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung
ương............................................................................................................. 89
3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương….... 99
3.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho 116
6


công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương…............................
3.2.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương…………. 118
3.2.5. Thực trạng về động lực sử dụng tiếng Anh của công chức cơ quan
hành chính nhà nước Trung ương………………………………………... 120
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương thời gian qua……..
3.3.1. Ưu điểm…………………………………………………………….
3.3.2. Hạn chế…………………………………………………………......
3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ……………………………………..
Kết luận chương 3………………………………………………………...
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH CHO CÔNG CHỨC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG …………............
4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ……………...........
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh

cho công chức các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế………………………………………………….
4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật và chính sách bồi
dưỡng và sử dụng tiếng Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà
nước Trung ương ……………....................................................................

122
122
123
125
127

128
128

130

130

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ……….... 134
4.2.3. Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ……………………….... 135
4.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương …………………... 140
4.2.5. Tăng cường công tác quản lý chất lượng bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương………………….... 145
4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương…… 148
7



4.2.7. Tạo môi trường, động lực chủ động bồi dưỡng và sử dụng tiếng
Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ………… 152
4.3. Kiến nghị điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức cơ quan
hành chính nhà nước Trung ương…………………................................... 156
4.3.1. Kiến nghị với Bộ Nội vụ…………………………………………... 156
4.3.2. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo …………………………… 159
4.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính …………….......................................... 159
4.3.4. Kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương………………………...... 160
Kết luận Chương 4……………………………………………………….. 161
KẾT LUẬN………………………………………………………………. 162
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ…………………………... 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………... 167
PHỤ LỤC………………………………………………………………… 178

8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Quản lý nhà nước

QLNN

Cơ quan hành chính nhà nước Trung ương

CQHCNN Trung ương

Đại học Ngoại ngữ


ĐHNN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN

9


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thực trạng cơ cấu độ tuổi của công chức CQHCNN Trung
ương………………………………………………………………………..

77

Bảng 3.2: Thực trạng trình độ chuyên môn của công chức CQHCNN
Trung ương………………………………………………………………...

78

Bảng 3.3: Thực trạng trình độ lý luận chính trị của công chức CQHCNN
Trung ương ………………………………………………………………..

79

Bảng 3.4: Thực trạng trình độ QLNN của công chức CQHCNN Trung
ương………………………………………………………………………..

80


Bảng 3.5: Thực trạng trình độ tiếng Anh và các ngoại ngữ khác của công
chức CQHCNN Trung ương ……………………………………………...

82

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của tiếng Anh với công chức
CQHCNN Trung ương …………………………………...................

85

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về các hoạt động sử dụng tiếng Anh của công
chức CQHCNN Trung ương………………………………………………

87

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Anh của công chức
CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế………………..

88

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thực trạng số lượng, chất lượng của các chính
sách bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế…………………………………………………..

92

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát thực trạng số lượng, chất lượng của các văn
bản pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung
ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế…………………………………..


98

Bảng 3.11: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương

102

Bảng 3.12: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện tài 104

10


liệu bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương………...
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát thực trạng đơn vị thực hiện bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương ……………………………...

105

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát về tính kế tiếp của các khóa bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương………………………………

106

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát thực trạng số lượng, chất lượng bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương trong thời gian vừa qua. 107
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát thực trạng nội dung bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương …………………………………...

108


Bảng 3.17: Kết quả khảo sát thực trạng hình thức bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương …………………………………...

109

Bảng 3.18: Kết quả khảo sát thực trạng phương pháp bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương ……………………………...

110

Bảng 3.19: Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương………………………...

113

Bảng 3.20: Kết quả khảo sát thực trạng trang thiết bị phục vụ hoạt động
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương ………………………... 115
Bảng 3.21: Kết quả khảo sát thực trạng kinh phí bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương………………………………………... 116
Bảng 3.22: Kết quả khảo sát thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương………

117

Bảng 3.23: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương………………… 119
Bảng 3.24. Kết quả khảo sát thực trạng về động lực sử dụng tiếng Anh
của công chức CQHCNN Trung ương……………………………………


11

121


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Trình độ tiếng Anh và các ngoại ngữ khác của công chức
CQHCNN Trung ương …………………………………………………...

83

Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng tiếng Anh của công
chức CQHCNN Trung ương …………………………………………………………..

12

86


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống cơ quan nhà nước, đội ngũ công chức là lực lượng nòng
cốt, là nhân tố chính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống
này. Để xây dựng được đội ngũ công chức tận tụy với nhân dân, nâng cao
năng suất, chất lượng thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu của công dân, tổ chức
và thực hiện tốt chương trình cải cách nền hành chính, thì đào tạo, bồi dưỡng
công chức có vai trò hết sức quan trọng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, bên cạnh
việc trau dồi kiến thức và chuyên môn, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực
ngoại ngữ cho đội ngũ công chức là một yêu cầu cấp thiết để họ chủ động tiếp

cận và trao đổi thông tin phục vụ cho công vụ, từng bước đưa đất nước ta hòa
nhập với khu vực và thế giới.
Trước yêu cầu đó, việc đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ, nhất là tiếng
Anh cho đội ngũ cán bộ, công chức đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm
chỉ đạo thực hiện từ rất sớm, nhất là khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
Ngay từ năm 1968, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 43-TTg/VG ngày
11 tháng 4 năm 1968 về việc đẩy mạnh công tác dạy và học ngoại ngữ trong
các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trong cán bộ khoa học, kỹ
thuật, nhà quản lý kinh tế và trong công nhân kỹ thuật. Đến năm 1972 Thủ
tướng Chính phủ ra Quyết định số 251-TTg ngày 07 tháng 9 năm 1972 về
việc cải tiến và tăng cường công tác dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ
thông; năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 422-TTg ngày 15 tháng 8
năm 1994 về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và
công chức nhà nước nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ của cán bộ, công
chức trên mức hiện có, tự sử dụng được ngoại ngữ để giao dịch và nghiên cứu
tài liệu trong phạm vi chuyên môn. Những năm sau đó, Thủ tướng Chính phủ
13


đã ban hành kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức theo giai
đoạn 5 năm như: Quyết định số 874-TTg ngày 20 tháng 11 năm 1996, Quyết
định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2001, Quyết định số
40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006, Quyết định số 1374/2011/QĐTTg ngày 12 tháng 8 năm 2011. Các quyết định nêu rõ việc tổ chức bồi
dưỡng ngoại ngữ trước hết tập trung cho đối tượng công tác trong các lĩnh
vực hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế, các ngành, nghề mũi nhọn phục vụ
trực tiếp cho sự nghiệp cải cách hành chính và công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính
phủ về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực
thi công vụ, trong đó có qui định bồi dưỡng ngoại ngữ là nội dung bồi dưỡng
trong nước cho cán bộ, công chức, viên chức. Gần đây nhất, Nghị quyết số

26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương khóa
XII đã chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp từ cấp
chiến lược đến cấp cục, vụ, phòng ở Trung ương đến năm 2030 có đủ khả
năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” (Thông tư
số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để
làm căn cứ thống nhất về năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở Việt
Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang triển khai các Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” (gọi tắt là
đề án 2020), Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020”. Mục
tiêu đến năm 2020 sẽ có 40% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại
ngữ bậc 2 (A2) và 20%- 30% có trình độ bậc 3 (B1); Bộ Nội vụ đã ban hành
Thông tư số 11/2014/TT-BNV trong đó quy định tiêu chuẩn ngoại ngữ cho
các ngạch công chức hành chính dựa trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

14


dùng cho Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư này bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công tác QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho đội ngũ công chức chưa được quan tâm đúng mức, hiện đã có một số
chính sách buộc công chức có chứng chỉ tiếng Anh theo tiêu chuẩn ngạch,
chức danh công chức, chưa có chính sách khuyến khích hay bắt buộc công
chức phải bồi dưỡng tiếng Anh và sử dụng được tiếng Anh trong công việc,
chưa đưa ra lộ trình bắt buộc công chức phải bồi dưỡng nâng cao năng lực
tiếng Anh, chưa đưa ra quy trình bồi dưỡng, sát hạch và phân loại năng lực
tiếng Anh của công chức…. Công tác bồi dưỡng tiếng Anh cho đội ngũ công
chức còn phân tán tùy thuộc vào từng bộ, ngành, tùy thuộc vào ý thức tự giác

của công chức và cơ quan quản lý và sử dụng công chức. Các lớp bồi dưỡng
tiếng Anh không có tính bắt buộc và chủ yếu tổ chức theo nhu cầu của người
học nên trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn chú trọng đến số lượt bồi dưỡng
mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của các lớp bồi dưỡng. Khâu
thanh tra, giám sát, quản lý chất lượng các khóa bồi dưỡng và cấp chứng chỉ
tiếng Anh cho công chức còn lỏng lẻo nên chưa đánh giá được thực chất trình
độ và năng lực sử dụng tiếng Anh của công chức. Các học viên chưa thực sự
đầu tư thời gian, tâm huyết vào việc học. Nhiều công chức được tham gia các
khóa bồi dưỡng tiếng Anh, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nhưng năng lực
tiếng Anh chưa đủ để làm việc trong môi trường hợp tác quốc tế hoặc có kiến
thức nhưng do không có môi trường sử dụng nên kiến thức dần mai một….
Trước tình hình đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức cơ quan hành
chính nhà nước Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành quản lý công nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN,
đồng thời cải thiện tình trạng hạn chế năng lực sử dụng tiếng Anh của đội ngũ
công chức hiện đang làm việc trong các CQHCNN Trung ương hiện nay.
15


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng các luận cứ khoa học của
QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn
thiện QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho đội ngũ công chức này để nâng cao
năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu và thực thi
công vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên

quan đến đề tài làm cơ sở xác định những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu về
QLNN đối với bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức;
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN về bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương thời gian qua từ đó chỉ ra kết quả, hạn chế,
và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong
giao tiếp, học tập, nghiên cứu và thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động QLNN về bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế.

16


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu các nội dung QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương, bao gồm: xây dựng, ban hành chính
sách, pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh; tổ chức triển khai chính sách, pháp
luật về bồi dưỡng tiếng Anh; thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng bồi
dưỡng và tạo động lực sử dụng tiếng Anh cho đội ngũ công chức CQHCNN
Trung ương.
- Về không gian: nghiên cứu hoạt động QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức ở các bộ, cơ quan ngang bộ.

- Về thời gian: nghiên cứu hoạt động QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức trong thời gian gần đây.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin làm cơ sở nghiên cứu đối tượng thông qua các
phương pháp nghiên cứu cụ thể. Đồng thời dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục đào tạo cán bộ, công chức và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà
nước về QLNN đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu
Luận án sử dụng các nguồn tài liệu bao gồm: các văn bản pháp luật;
văn kiện của Đảng; các số liệu thống kê chính thức của các cơ quan QLNN;
sách, báo, tạp chí và các kết quả, phân tích đã được các tác giả khác ở trong
và ngoài nước thực hiện. Phương pháp này được sử dụng để học hỏi từ những
nghiên cứu có sẵn, tìm cách phát triển nội dung nghiên cứu, và tạo động lực
nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng đồng thời trong cả bốn chương
của luận án.
17


4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học (sử dụng phiếu điều tra)
Phương pháp này được sử dụng để cung cấp các số liệu minh chứng
cho thực trạng bồi dưỡng tiếng Anh và QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương. Tác giả đã phát phiếu khảo sát, lấy ý kiến
đánh giá của 700 công chức (lựa chọn ngẫu nhiên) hiện đang làm việc tại các
bộ, cơ quan ngang bộ. Số phiếu thu về là 670 phiếu. (Phiếu khảo sát xem phụ
lục số 01)
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu sinh phỏng vấn trực tiếp công chức làm việc trong lĩnh vực
hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng ở một số bộ, ngành Trung ương. Phương
pháp này được sử dụng ở chương 3 của đề tài luận án.
4.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái
quát hóa
Luận án dùng các phương pháp này để xử lý các số liệu, kết quả nghiên
cứu có từ tài liệu, phiếu khảo sát, phỏng vấn,…Những phương pháp này được
sử dụng nhằm mục đích đưa ra các luận giải, nhận xét và đề xuất cho luận án.
Các phương pháp này được dùng cho cả bốn chương của luận án.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng Tiếng Anh độc lập trong học tập, nghiên cứu, giao tiếp và thực
thi công vụ là hết sức cần thiết đối với đội ngũ công chức CQHCNN Trung
ương. Hiện tại, hầu hết công chức có bằng, chứng chỉ tiếng Anh đạt chuẩn
theo yêu cầu ngạch, chức danh công chức nhưng năng lực sử dụng tiếng Anh
còn khá thấp, không đồng đều và chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Câu
hỏi đặt ra là:
1. Hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu về tiếng Anh đối với đội ngũ
công chức CQHCNN Trung ương như thế nào? Khả năng sử dụng tiếng Anh
của đội ngũ công chức CQHCNN Trung ương hiện nay đã đáp ứng được yêu
18


cầu hội nhập quốc tế chưa? Để công chức đáp ứng được yêu cầu tiếng Anh,
QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương cần
phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
2. Hoạt động QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN
Trung ương đang được thực hiện như thế nào? Những hạn chế cơ bản và
nguyên nhân của những hạn chế này là gì?
3. Cần hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức

CQHCNN Trung ương như thế nào để nâng cao chất lượng bồi dưỡng tiếng
Anh và góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho đội ngũ công
chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
1. Hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu bắt buộc công chức CQHCNN
Trung ương phải sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp, trực tiếp làm việc với
đối tác nước ngoài; học tập, nghiên cứu, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên trong thực tiễn, đại đa số công chức CQHCNN Trung ương có
bằng, chứng chỉ tiếng Anh, đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, chức danh công chức,
nhưng rất ít người sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp, học tập, nghiên cứu,
và làm việc độc lập trong môi trường hợp tác quốc tế. Để đạt được những yêu
cầu trên, Nhà nước cần xây dựng cơ chế đặc thù; chủ động, linh hoạt trong
quản lý, điều hành, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức; quản
lý chất lượng bồi dưỡng và tạo động lực sử dụng tiếng Anh thường xuyên tại
cơ quan, đơn vị cho công chức CQHCNN Trung ương.
2. QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung
ương mặc dù đã được quan tâm và thực hiện nhưng còn nhiều hạn chế. Những
hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân do cơ quan QLNN
xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh còn
chung chung, chưa có chế tài buộc công chức CQHCNN Trung ương phải có
19


bằng cấp, chứng chỉ tương đương với năng lực sử dụng tiếng Anh trong công
việc đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Quá trình tổ chức triển khai chủ yếu
chú trọng đến hình thức, đến số lượng, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng
bồi dưỡng; Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng bồi dưỡng tiếng
Anh còn lỏng lẻo dẫn đến nhiều công chức CQHCNN Trung ương có bằng,
chứng chỉ tiếng Anh nhưng không sử dụng được trong thực tế công việc khi

được yêu cầu.
3. Để đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiếng Anh của đội ngũ công chức
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương cần được thực hiện theo hướng: (i) Nhà
nước cần xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách về bồi
dưỡng năng lực sử dụng tiếng Anh cho công chức CQHCNN theo vị trí việc
làm và chức danh công chức theo hướng vừa có tính bắt buộc, vừa có tính
khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức chủ động tham gia bồi dưỡng và
tự bồi dưỡng tiếng Anh; (ii) Hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan QLNN
về bồi dưỡng tiếng Anh; (iii) Hoạt động tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên
vừa có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt, vừa có trình độ tiếng Anh chuyên
ngành liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, đặc biệt là phát
huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng bồi dưỡng Tiếng Anh của
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; (iv) Nhà nước tăng cường quản lý chất lượng bồi
dưỡng, thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN Trung ương của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; (v) Xây dựng
chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh phù hợp với yêu cầu của công
chức CQHCNN trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế; (vi) xây dựng
môi trường thuận lợi cho dạy, học và sử dụng tiếng Anh của công chức
CQHCNN Trung ương và tạo động lực để công chức chủ động tham gia vào

20


bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tích cực sử dụng tiếng Anh phục vụ công vụ trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc cơ
sở lý thuyết về QLNN đối với hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức

CQHCNN ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này sẽ bổ sung, hoàn thiện các
khái niệm, các yêu cầu bồi dưỡng, đặc điểm, chủ thể và nội dung của QLNN
về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương; các yếu tố tác
động đến công tác QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh đối với công chức
CQHCNN Trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Về thực tiễn: Luận án cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và
đầy đủ của công tác QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN
Trung ương ở Việt Nam hiện nay. Những thông tin này có thể giúp các nhà
hoạch định chính sách, nhà quản lý hoàn thiện các chính sách và phối hợp
thực hiện chức năng QLNN về bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức. Đồng
thời phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong lĩnh vực quản lý công
tại các cơ sở đào tạo trên cả nước.
7. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận án được kết cấu thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án;
Chương 2: Cơ sở lý luận của QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN ở Trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế;
Chương 3: Thực trạng QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN Trung ương ở Việt Nam;
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.

21


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ
cho công chức
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công
chức khá khiêm tốn, có một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
Trong quá trình Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc
tế với các nước trên thế giới và khu vực. Với tiêu chí nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa, hội nhập quốc
tế, bên cạnh những yêu cầu về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức
QLNN, kiến thức hợp tác quốc tế, tin học…, thì yêu cầu về ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh với công chức CQHCNN Trung ương là vô cùng quan trọng.
Trong nội dung bài viết “Sử dụng tiếng Anh đối với công chức cơ quan hành
chính nhà nước Trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của tác giả
Giáp Thị Yến (2017), công chức CQHCNN Trung ương cần nâng cao trình độ
ngoại ngữ lên trên mức hiện có và sử dụng được tiếng Anh để tự giao dịch,
nghiên cứu tài liệu trong phạm vi chuyên môn của mình. Tác giả đã phát
phiếu khảo sát để đánh giá về mức độ sử dụng tiếng Anh của công chức, kết
quả khảo sát cho thấy chỉ có 25,7% công chức sử dụng được tiếng Anh thành
thạo, rơi chủ yếu vào Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao
thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo …., có đến 67% công chức khẳng
định chỉ sử dụng tiếng Anh được ở mức trung bình, có nghĩa chỉ đủ giao tiếp
trong tình huống thông thường, chưa đủ khả năng làm việc trực tiếp với đối
tác nước ngoài và thực hiện các công việc chuyên môn, và có 7,3% công chức
22


tự đánh giá là tiếng Anh sử dụng kém. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị
nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc như sau: Thứ nhất, bản
thân công chức cần đầu tư thời gian và chú tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao
năng lực tiếng Anh lên trên mức hiện có. Thứ hai, cơ quan quản lý và sử dụng

công chức tổ chức điều tra, đánh giá, rà soát lại năng lực, trình độ tiếng Anh
của đội ngũ công chức; tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và chú ý đến môi
trường sử dụng tiếng Anh sau bồi dưỡng. Thứ ba, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
cần ban hành chương trình, giáo trình bồi dưỡng tiếng Anh phù hợp với mục
tiêu bồi dưỡng và yêu cầu sử dụng tiếng Anh của công chức, bố trí cơ sở vật
chất phù hợp. Thứ tư, đưa ra yêu cầu về trình độ, yêu cầu sử dụng tiếng Anh
phù hợp với từng vị trí việc làm của công chức, từ đó đưa ra lộ trình bồi
dưỡng, đề xuất kinh phí, khảo thí, kiểm định chất lượng sau bồi dưỡng. [58]
Một bài viết khác của tác giả Giáp Thị Yến về “Nâng cao hiệu quả
phương pháp học ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức” (2015). Trong bài
viết, tác giả đã phân tích và làm rõ vai trò quan trọng của ngoại ngữ đối với
cán bộ, công chức trong việc tiếp cận tri thức, văn hóa thế giới, trong đàm
phán, cập nhật thông tin, và mang lại cơ hội thăng tiến trong công việc. Bên
cạnh đó, tác giả cũng nêu ra một số lý do khiến cán bộ, công chức chưa học
tốt ngoại ngữ, từ đó đưa ra sáu đề xuất nâng cao hiệu quả việc học ngoại ngữ:
thứ nhất, động cơ học tập rõ ràng; thứ hai, giáo trình, chương trình học phù
hợp; thứ ba, học các cụm từ, câu hoàn chỉnh; thứ tư, kết hợp các kỹ năng
trong quá trình học; thứ năm, học cách ghi nhớ và thứ sáu, tạo môi trường học
tập và giao tiếp cho chính bản thân mình. [57]
Bài viết “Một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán
bộ, công chức, viên chức hiện nay” (2013) của tác giả Giáp Thị Yến, tác giả
đã khái quát về công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trong thời gian vừa
qua, và cũng nhận định giữa bằng cấp và năng lực thực tế khác nhau quá xa,
nhiều cán bộ, công chức có bằng cấp chứng chỉ nhưng lại không dùng được
23


ngoại ngữ, có người có ngoại ngữ nhưng do được bố trí ở những vị trí công
việc ít yêu cầu năng lực ngoại ngữ nên dần mai một đi….Để công tác quản lý,
đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức đạt hiệu quả, tác giả đã

đề xuất một số giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các
cấp lãnh đạo quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức về việc học tập nâng cao
trình độ ngoại ngữ. Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý nên xây dựng chiến lược
nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực của cơ quan đơn vị bằng
cách, yêu cầu trình độ ngoại ngữ chuẩn ngay từ khi tuyển dụng, đưa ra các
chính sách linh hoạt vừa mang tính khuyến khích vừa mang tính bắt buộc.
Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học ngoại ngữ thông qua các phương
pháp đa dạng, phong phú, tiện lợi phù hợp với điều kiện của từng cơ quan,
đơn vị, ví dụ: các khóa học trực tuyến, từ xa…và công chức phải cam kết sử
dụng được ngoại ngữ trong công việc; Thứ hai, cần đổi mới tổng thể trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng, học tập và giảng dạy ngoại ngữ như xây dựng
chương trình, giáo trình phù hợp, sắp xếp thời lượng đào tạo, bồi dưỡng hợp
lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng yêu
cầu của đơn vị chủ quản, tạo môi trường tự học, tự sử dụng ngoại ngữ cho cán
bộ, công chức. Bên cạnh đó, cần chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, điều chỉnh
phương pháp cho phù hợp với đội ngũ cán bộ, công chức; Thứ ba, cơ quan,
đơn vị bố trí sử dụng ở vị trí phù hợp với đội ngũ cán bộ, công chức có trình
độ ngoại ngữ đạt chuẩn sau đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tạo môi trường
thuận lợi cho họ có điều kiện phát huy tốt nhất những kiến thức đã học vào
công việc và mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan đơn vị.[56]
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu trong hệ thống giáo dục
quốc dân, các bài viết đề cập đến các góc độ khác nhau trong đào tạo, bồi
dưỡng ngoại ngữ. Bài viết “Bàn thêm về cái đích của dạy- học ngoại ngữ theo
quan điểm giao tiếp- cá thể hóa” đăng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ,
Đại học Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Văn Tụ khẳng định: Năng lực ngôn ngữ
24


cho dù có tốt thì cũng chưa phải là mục đích của việc dạy- học tiếng mà cái
đích của dạy- học ngoại ngữ là giúp cho người học hình thành và phát triển

năng lực giao tiếp trong từng giai đoạn học tập, cho từng dạng hoạt động của
lời nói. Nên muốn để hoạt động dạy - học ngoại ngữ đáp ứng được nhu cầu
phát triển của xã hội cũng như nhu cầu hội nhập trong khu vực và thế giới thì
các giáo viên và các nhà giáo học pháp cần làm rõ tính giao tiếp và tính hệ
thống, vai trò của người học trong cả quá trình học tập, nội dung dạy - học,
việc lựa chọn và dạy ngữ liệu, phương thức giới thiệu, phương thức luyện tập
và kiểm tra, đánh giá. [49]
Tác giả Cao Thị Thanh Hương (2005) cũng đồng quan điểm như vậy.
Trong bài viết “Đào tạo ngoại ngữ nhằm phục vụ quá trình hội nhập và phát
triển của đất nước”, tác giả đã nhấn mạnh đến một thực tế là việc dạy ngoại
ngữ hiện nay vẫn chú trọng nhiều đến năng lực ngôn ngữ, cụ thể là những yếu
tố cấu trúc ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mà chưa chú trọng đến
phát triển năng lực giao tiếp, và kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành. Để ngoại
ngữ thực sự phục vụ quá trình hội nhập và phát triển thì người lao động bắt
buộc phải làm việc trong một môi trường vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với lao
động nước ngoài nên bên cạnh năng lực ngoại ngữ giao tiếp thì phải đáp ứng
được kiến thức chuyên ngành. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất như
sau: nên điều tra về nhu cầu của sinh viên, nhu cầu của thị trường lao động để
thiết kế chương trình đào tạo cho phù hợp; nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa
đơn vị chuyên môn và đơn vị đào tạo ngoại ngữ để có một quy trình đào tạo
ngoại ngữ chất lượng và sát với thực tế sử dụng; nên có sự phối kết hợp trong
việc xây dựng chương trình khung hoặc chương trình chi tiết, trong công tác
biên soạn một số giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành để dùng chung cho nhiều
trường có chung môn học. [25]
Cũng trong bài viết khác “Đào tạo ngoại ngữ theo hướng chuyên ngành
không còn là sự lựa chọn mà là cấp bách”, tác giả Cao Thị Thanh Hương
25



×