Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.18 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC
I-/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
1-/ Lý do chọn đề tài :
Trong mọi hoạt động, mọi công tác cần phải luôn luôn theo dõi giám sát nhằm
điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện từng bước hoạt động đó. Để đạt được năng suất,
hiệu quả và hoàn thành tốt yêu cầu công việc đòi hỏi, mỗi người cán bộ của từng bộ
phận công việc hiểu biết quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Trong thời gian thực tập tại phòng tổ chức-lao động-thương binh-xã hội Thị
xã Sầm Sơn,Thanh Hoá ; một đơn vị trực thuộc sự quản lý của UBND thị xã Sầm
Sơn; qua tìm hiểu công tác tổ chức hoạt động của phòng, phòng tổ chức lao động
thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn đã đạt được những thành tích đáng kể trong
công tác hoạt động quản lý lao động, chính sách đối với người có công, hoạt động
chính sách xã hội ... trong những năm qua. Song để thực hiện có thành quả tốt hơn,
hoàn thiện công tác nhiệm vụ đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, phòng tổ chức
lao động- thương binh- xã hội thị xã Sầm Sơn cần có sự quan tâm hơn nữa của các
cấp đối với cán bộ và công tác tổ chức hoạt động của phòng.
Xuất phát từ những lý do trên, chuyên đề:” Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt
động của phòng tổ chức lao động- thương binh- xã hội thị xã Sầm Sơn, Thanh
Hoá.” sẽ phân tích kết quả, hiện trạng các hoạt động của phòng đồng thời đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động tốt hơn, đạt hiệu quả
cao hơn.
2-/ Ý nghĩa của đề tài :
Từ những cơ sở lý luận khoa học được đưa ra, từ những hiện trạng được phân
tích, chuyên đề sẽ góp phần làm sáng rõ và giúp nhận thức đúng đắn tầm quan
trọng của công tác áp dụng tổ chức hoạt động lao động khoa học hợp lý đối với
mọi hoạt động nói chung và công tác tổ chức hoạt động của phòng tổ chức lao
động- thương binh- xã hội thị xã Sầm Sơn nói riêng.
Từ đó, chuyên đề cũng giúp các cán bộ của phòng có sự nhận thức đúng đắn
trách nhiệm của mình và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Đây là bài chuyên đề mang tính thực tiễn, nó không chỉ góp phần hoàn thiện
công tác tổ chức hoạt động của phòng tổ chức lao động- thương binh- xã hội thị xã


Sầm Sơn nói riêng mà còn là ý kiến bổ sung cho công hoạt động của các phòng
ban khác tham khảo.
3-/ Mục tiêu của đề tài :
Chuyên đề sẽ phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác tổ chức
hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn trong
thời gian qua.
Đồng thời bài viết cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm tổ chức tốt hơn công
tác tổ chức hoạt động lao động thương binh xã hội trên địa bàn.
II-/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong điều kiện của nền sản xuất công nghiệp hiện đại yêu cầu về kỷ luật lao
động ngày càng cao. Do vậy tổ chức hợp lý các hoạt động của người lao động
trong bất kỳ phòng ban nào đều có vai trò rất quan trọng. Vai trò đó xuất phát từ
việc chuẩ bị về mọi mặt đến hoàn thành mọi nhiệm vụ, yêu câu của công việc về
công nghệ, tổ chức, điều hành...
Tuỳ thuộc vào yêu cầu tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của cả nền kinh
tế đất nước, cũng như những điều kiện và yêu cầu tổ chức hoạt động lao động cụ
thể mà các nội dung, hình thức và phương pháp của tổ chức hoạt động lao động
được bố trí và hoàn thiện phù hợp với sự vận động và đa dạng hoá của công việc.
Hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh xã hội nói chung và của
phòng tổ chức lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn nói riêng đã được các
cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương quản lý theo nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt
động khác nhau. Các hoạt động về tổ chức lao động ,vấn đề chính sách đối với
người có công, vấn đề an sinh xã hội đã được phòng tổ chức lao động thương binh
xã hội thị xã Sầm Sơn đã được hoàn thành tốt dựa trên việc tổ chức tốt các hoạt
động. Đó chính là sự tổ chức lao động khoa học trong quá trình hoàn thành nhiệm
vụ.
Để nghiên cứu, phân tích và đánh giá về tổ chức hoạt động của phòng tổ chức
lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn trong những năm qua và đề ra những
kiến nghị giúp phòng hoàn thiện hơn nhiệm vụ của mình, chuyên đề sẽ tiếp cận vấn
đề thông qua việc làm sáng tỏ và vận dụng các khái niệm cơ bản.

1-/ Quan niệm về Lao động
- Lao động là một trong những hoạt động cơ bản của con người.
- Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác
động vào giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên phục vụ cho lợi ích của con
người.
- C. Mác cho rằng :”Lao động là một hoạt động có mục đíchđể sáng tạo ra
những giá trị sử dụng.” và “ Lao động là sự kết hợp giữa sức lao động của con
người và tư liệu sản xuất để tác động vào đối tượng lao động .”
- Còn William Petty, nhà bác học người Anh, cho rằng:” Lao động là cha, đất
đai là mẹ của của cải.”
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thoả mãn những
nhu cầu về đời sống của mình là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển xã hội
loài người.
Như vậy Lao động là yếu tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của xã hội
loài người.
2-/ Quá trình Lao động
- Hoạt động Lao động của con người trong thực tế thường diễn ra theo một
trình tự nhất định, từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thành công việc.
- Quá trình Lao động là sự kết hợp, tác động giữa các yếu tố là: Lao động, đối
tượng lao động và công cụ lao động. Trong quá trình này người lao động tác động
lên đối tượng lao động nhờ việc sử dụng các công cụ lao động nhằm mục đích thu
được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
- Quá trình Lao động là một hiện tượng kinh tế- xã hội, nó diễn ra dưới những
điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, nó là tổng thể những hoạt động của con người
nhằm hoàn thành một nhiệm vụ nhất định.Quá trình lao động là một bộ phận của
quá trình sản xuất.
3-/ Tổ chức lao động:
- Tổ chức lao động là quá trình hoạt động của con người trong sự kết hợp giữa
ba nhân tố cơ bảncủa quá trình lao động và mối quan hệ qua lại giữa những người
lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó.

- Tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp để bảo đảm sự hoạt động có
hiệu quả của lao động sống tức là người lao động.
Tổ chức lao động giữ một vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất do vai trò
của con người trong sản xuất là quyết định.
4-/ Tổ chức lao động khoa học:
- Tổ chức lao động khoa học chính là tổ chức lao động ở trình độ cao hơn so
với tổ chức lao động hiện hành.
- Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên những cơ
sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chung, thông
qua việc áp dụng vào thực tế những biện pháp được thiết kế dựa vào những thành
tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
- Tổ chức lao động được coi là khoa học khi nó được xây dựng dựa trên những
thành tựu đạt được của khoa học và những kinh nghiêm sản xuất tiến bộ được áp
dụng một cách có hệ thống, cho phép mọi sự kết hợp một cách tốt nhất.
5-/ Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học
5.1. Mục đích của tổ chức lao động khoa học:
- Nhằm đạt được kết quả lao động cao đồng thời bảo đảm sức khoẻ, an toàn
cho người lao động, và phát triển một cách toàn diện cho người lao động góp phần
củng cố các mối quan hệ xã hội giữa người lao động và phát triển tập thể lao động.
- Mục đích trên được xuất phát từ sự đánh giá cao vai trò của người lao động
trong quá trình tái sản xuất xã hội.Trong quá trình tái sản xuất xã hội con ngườigiữ
vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. Với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu,
người lao động chính là người sáng tạo nên những thành quả kinh tế kỹ thuật của
xã hội tạo nên những thành quả ấy.Còn người lao động vừa trung tâm vừa là mục
đích của nền sản xuất và tái sản xuất sức lao động xã hôi.
Do đó mọi biện pháp cải tiến tổ chức lao động , cải tiến tổ chức sản xuất đêu
phải hướng vào tạo điều kiện cho người lao động có hiệu quả hơn , khuyến khích
và thu hút con người tự giác tham gia vào lực lượng lao động và làm cho hào thuận
người lao động ngày càng hoàn thiện .
5.2. ý nghĩ của tổ chưc lao động khoa học.

+ Về mặt kinh tế .

×