Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.85 KB, 22 trang )

THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN
1 Khái quát về tình hình phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thành phố Điện Biên
1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và những khó khăn, thuận lợi của
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện
Biên
Những năm gần đây tỉnh Điện Biên đã có nhiều những biến động làm ảnh hưởng
tới sự hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hoạt động ngân hàng như
việc thay đổi địa giới hành chính của tỉnh Lai Châu mới. Đổi tên Thị xã Lai Châu
thành thị xã Mường Lay vào năm 2007. Việc tổ chức di dân tái định cư để phục vụ
cho việc xây dựng và đi vào hoạt động của thủy điện Sơn La. Thêm vào đó chi
nhánh đóng trên địa bàn thành phố Điện Biên bao gồm nhiều thành phần kinh tế và
có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều ngân hàng có dịch vụ giống nhau. Lãi suất
của các ngân hàng luôn biến động liên tục gây ra sự cạnh tranh về lãi suất giữa các
ngân hàng ngày một gay gắt khiến sự chênh lệch về lãi suất đầu vào và đầu ra ngày
càng thu hẹp. Tuy nhiên NHTM nói chung và Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên nói riêng với sự tự chủ trong kinh
doanh và phong cách riêng của mình vẫn đang được tạo lòng tin của đông đảo
khách hàng song những khó khăn này vẫn sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động
của Chi nhánh đòi hỏi Chi nhánh luôn có những định hướng mới trong hoạt động
của mình để công việc kinh doanh ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNNo& PTNT TP Điện
Biên.
1.2.1 Sự hình thành phát triển của Chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện Biên.
Một số nét về hoạt động của NHNNo& PTNT TP Điện Biên Phủ trong thời gian
qua: Căn cứ vào sự chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam về việc
tách địa điểm hoạt động của chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điên Biên hoạt động
chung với hội sở của NHNo&PTNT tỉnh Điện Biên). Sau một thời gian tích cực
chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để phục vụ cho việc chuyển địa điểm hoạt động
NHNNo&PTNT TP Điện Biên Phủ. Ngày 29/01/2004 Giám đốc NHNNo tỉnh Điện


Biên đã có quyết định số 26/QĐ NHNNo – TCCB “về việc chuyển trụ sở giao dịch
chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện Biên đến địa điểm mới”. Từ ngày 02/02/2004
Chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện Biên chính thức đi vào hoạt động và thực hiện
giao dịch tại địa điểm mới tại đường 7/5 Phường Tân Thanh – Thành phố Điện
Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Thành phố Điện Biên.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà NHNNo&PTNT tỉnh Điện Biên cũng như
NHNNo&PTNT Việt Nam giao, Chi nhánh đã đặc biệt quan tâm công tác tổ chức
đào tạo, đến cuối năm 2010 hiện chi nhánh có 41 cán bộ trong đó gồm có 16 cán
bộ là nam chiếm 39% cán bộ toàn chi nhánh và 25 cán bộ nữ chiếm 61% toàn chi
nhánh.
Với mạng lưới hoạt động gồm:
Trụ sở chính NHNNo&PTNT TP Điện Biên là chi nhánh cấp III trực thuộc
NHNNo&PTNT tỉnh Điện Biên bao gồm Ban Giám đốc và hai phòng chuyên môn
nghiệp vụ: phòng Kinh doanh và phòng Kế toán – ngân quỹ, hành chính.
4 Phòng giao dịch trực thuộc NHNNo&PTNT TP Điện Biên.
Phòng giao dịch Him Lam
Phòng giao dịch Mường Thanh
Phòng giao dịch Thanh Bình
Phòng giao dịch số 02 (đóng tại cầu Mường Thanh cũ)
Cơ sở vật chất hạ tầng
Trụ sở đóng tại đường 7/5 P.Tân Thanh - Thành phố Điện Biên. Tại trụ sở chính và
các phòng giao dịch đều được trang bị máy tính thế hệ mới nhất thực hiện nhiệm
vụ phát sinh một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Nhìn chung cơ sở vật chất, thiết bị đã được ngân hàng cấp trên trang bị đầy đủ,
hiện đại đáp ứng một cách nhanh nhất cho mọi hoạt động của chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT TP Điện Biên
Giám đốc

Hành chính
BP
Kinh doanh
BP
Giao dịch
Pháp lý chứng từ & Thẩm định tài sản
Loan CSR
Teller
Ngân Quỹ
CSR
Phân tích tín dụng (AO)
Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu Chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của
chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Chi nhánh.
Phòng kinh doanh: có chức năng kinh doanh, phát triển các dịch vụ ngân hàng gồm :
Bộ phận tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức theo dõi
các khoản vay, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt
động tín dụng và bảo lãnh của Chi nhánh.
Pháp lý chứng từ và thẩm định tài sản: nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ
sơ, soạn thảo hợp đồng, đi công chứng với khách hàng, đăng ký thế chấp theo quy
định.
Loan CSR (quản lý tài khoản và dịch vụ khách hàng): mở tài khoản cho khách
hàng, tìm kiếm thông tin khách hàng, thực hiện việc giải ngân, thanh lý hợp đồng,
quản lí nhắc nợ và theo dõi khoản vay.
Bộ phận giao dịch (gồm Teller, ngân quỹ và CSR): Hướng dẫn thủ tục mở và sử
dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản
của khách hàng, thực hiện các giao dịch và dịch vụ khách hàng.
Phòng hành chính: phụ trách phân phối công văn tài liệu đến và đi, nhận đề xuất và
giải quyết nhu cầu về văn phòng phẩm và thực hiện các nghiệp vụ hành chính
khác.
2 Kết quả hoạt động trong năm qua của chi nhánh

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay các NHTM nói chung và chi nhánh TP Điện
Biên nói riêng luôn phải cạnh tranh và đứng nhiều khó khăn như môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt, trước tình hình công nghệ kỹ thuật, áp dụng các dịch vụ
hiện đại đòi hỏi các chi nhánh luôn phải nắm bắt và tự đổi mới cho phù hợp. Chi
nhánh Thành phố đã bám sát định hướng của Ban Giám đốc, ban lãnh đạo xác định
được mục tiêu kinh doanh với sự phấn đấu không ngừng trong năm vừa qua chi
nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau.
2.1 Về hoạt động nguồn vốn
Bảng 2: Quy mô nguồn vốn tại NHNNo&PTNT TP Điện Biên qua 3 năm 2008
– 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
- Nguồn vốn nội tệ 227.159 275.537 308.478
- Nguồn vốn ngoại tệ - - 509
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn nội tệ tăng mạnh tuy nhiên bên cạnh đó
nguồn ngoại tệ chưa phát triển và nó chưa tiềm năng du lịch mà tỉnh đang có và
thêm vào đó là do đặc điểm địa bàn là tỉnh miền núi nên nhu cầu về ngoại tệ không
có hoặc rất hạn chế dẫn đến không có các khoản nguồn ngoại tệ gửi vào. Hơn nữa,
vì ngân hàng chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ít phục vụ
cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì thế huy động ngoại tệ có xu hướng giảm xuống.
Bảng 3: Quy mô dư nợ tại NHNNo&PTNT TP Điện Biên trong 3 năm 2008 -
2010.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
- Tổng dư nợ
251.8
88
- 295.185 - 326.760 -
- Dư nợ thông thường
126.8
40
10
0
132.319 100 192.885 100
- Ngắn hạn
78.6
41
6
2
84.684 64 133.090 69
- Trung hạn & dài hạn
48.1
99
3
8
47.635 36 59.795 31
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010)
Ta thấy năm 2010 tổng dư nợ là 326.760 triệu đồng tăng 31.575 triệu đồng so với

năm 2009. So với năm 2009 thì sau một năm dư nợ cho vay đối với nền kinh tế
trên địa bàn Thành phố tăng trưởng gấp 1.1 lần. Như vậy vừa mở rộng kinh doanh
NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên vừa đóng góp tích cực vào sự phát triển của
nền kinh tế đất nước nói chung. Trong những năm qua các doanh nghiệp nhận các
dự án công trình của nhà nước với thời hạn ngắn đa số từ 12 tháng trở xuống vì
vậy các doanh nghiệp cần nguồn vốn ngắn hạn để tiến hành dự án đúng tiến độ
trước khi nhận được nguồn vốn của dự án. Đây là lý do rất dễ hiểu khi dư nợ ngắn
hạn ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 là 62%, năm 2009 là 64% và đến
năm 2010 là 69%. Đối với dư nợ trung và dài hạn năm 2008 chiếm 38%, năm 2009
là 36%, đến năm 2010 là 31%/tổng dư nợ đúng với định hướng hoạt động kinh
doanh năm 2010 của HĐQT, Tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam từ 35% -
40%.
Như vậy:
Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn.
Dư nợ cho vay ngắn hạn và trung hạn – dài hạn đều tăng.
2.2 Về hoạt động tài chính
Tổng thu đạt được 51.993 triệu đồng, tăng 12.774 triệu đồng (tăng 33%) so với
năm trước.
Thu lãi từ tiền gửi là 44.655 triệu đồng, tăng 11.029 triệu đồng (tăng 33%) so với
đầu năm, chiếm 86% tổng doanh thu.
Thu từ dịch vụ: 1.386 triệu đồng, tăng 714 triệu đồng (tăng 106 triệu đồng) so với
đầu năm, chiếm 3% tổng doanh thu.
Tổng chi: 41.956 triệu đồng, tăng 8.702 triệu đồng (tăng 26%) so với năm trước.
Trong đó:
Chi phí huy động vốn là 30.543 triệu đồng, tăng 7.842 triệu đồng (tăng 35%) so
với đầu năm, chiếm 78% tổng chi phí.
Chênh lệch thu chi: 10.037 triệu đồng, tăng 1.496 triệu đồng (tăng 17% kế hoạch
giao).
Hệ số lương đạt theo quy định NHNNo&PTNT Việt Nam
Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào: 0.3%.

2.3 Về hoạt động kế toán – ngân quỹ
Với chức năng và nhiệm vụ được giao là quản lý vốn tài sản cho nhà nước, bộ
phận kế toán – ngân quỹ của chi nhánh đã không ngừng cố gắng để tinh thông
nghiệp vụ và quản lý vốn có hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu của ngành ngân
hàng nói chung, tiên tiến hiện đại hóa công tác thanh toán, mở rộng dịch vụ, tổ
chức kinh tế, hòa nhập quốc tế, cạnh tranh trong tương lai gần với các ngân hàng
nước ngoài.
Bảng 4: Tình hình kế toán ngân quỹ tại NHNNo&PTNT TP Điện Biên giai
đoạn 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Doanh số thanh toán 80.074 80.286 106.471
- Tiền mặt 2802 2649 2615
- Chuyển khoản 77.272 77637 10410
2. Kho quỹ
- Doanh số thu tiền mặt 2785 2618 2261
- Doanh số chi tiền mặt 2793 2615 3125
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy lượng tiền gửi tăng lên một cách đáng kể là do
chi nhánh đã đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho
người gửi tiền, tăng thêm tính hấp dẫn và thu hút khách hàng để tăng trưởng nguồn
vốn huy động từ dân cư, đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế nói chung và đặc
biệt tập trung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đồng
thời quảng bá thương hiệu AGRIBANK cùng với thương hiệu vàng miếng “AAA”
chất lượng 99.99% do NHNNo&PTNT Việt Nam sản xuất một cách rộng rãi tới
toàn thể nhân dân trong tỉnh Điện Biên. Vì vậy nguồn tiền gửi tăng lên một cách
nhanh chóng qua các năm và doanh số tiền mặt không ngừng được tăng lên.

×