Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CÔNG TY THAN UÔNG BÍ VÀ KẾ HOẠCH CUNG ỨNG VẬT TƯ NĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.03 KB, 51 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp canh tranh với nhau vô
cùng gay gắt để có thể tồn tại và phát triển bền vững, có chỗ đứng trên thị trường.
Đặc biệt khi các nước trên thế giới cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì cạnh
tranh không những chỉ trong phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra với các doanh
nghiệp khu vực và trên thế giới. Việc này giúp các doanh nghiệp trong nước có
thêm cơ hội để mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm đối tác, nhà cung ứng có nhiều
lợi thế, tuy nhiên nó cũng làm cho hoạt động kinh doanh cũng sẽ khó khăn hơn rất
nhiều do có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh hơn và họ có rất nhiều lợi thế về nhân
công, về giá và khoa học công nghệ.
Trước tình hình trên, để có thể cạnh tranh được với các đối thủ đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao phương pháp kinh doanh để mở rộng sản xuất,
thu được lợi nhuận cao, tạo được vị thế của mình. Điều đó đòi hỏi công tác quản trị
kinh doanh phải liên tục nâng cao và hoàn thiện.
Đối với mỗi sinh viên – những người chuẩn bị gia nhập thị trường lao động, việc
thực tập để vận dụng những kiến thức đã được học vào trong công việc trước khi ra
trường là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp sinh viên bước đầu làm quen với
công việc thực tế mà còn tạo cơ hội được thực hành, áp dụng những kiến thức đã
học để rút ra được cái nhìn tổng quan về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức sản
xuất và môi trường làm việc của một doanh nghiệp.
Với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Kinh tế & QTKD – trường Đại học
Mỏ - Địa chất cùng với sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty Than
Uông Bí– TKV mà em đã có dịp để tiếp xúc với điều kiện sản xuất thực tế, vận
dụng những kiến thức đã học vào điều kiện sản xuất cụ thể. Thực tập nghiệp vụ
kinh tế giúp em hiểu biết hơn về công tác sản xuất kinh doanh, nắm được quy trình
sản xuất, các mục tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có
cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về ngành học.
Qua quá trình thực tập tại công ty em đã hoành thành báo cáo thực tập nghiệp vụ
kinh tế gồm 3 chương:


1


Chương 1: Khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh
chủ yếu của Công ty than Uông Bí
Chương 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Uông
Bí trong năm 2018.
Chương 3: Quy trình thực hiện công tác các nghiệp vụ kinh tế trong Công ty
than Uông Bí.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Kinh tế và bộ môn QTDN
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập, thực tập và thực
hiện báo cáo này.
Trân trọng cảm ơn đến các anh chị trong Công ty than Uông Bí đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu cần thiết và hướng dẫn để
em hoàn thành tốt đợt thực tập nghiệp vụ này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU
KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY THAN UÔNG BÍ.
1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty than Uông Bí.
1.1.1. Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: Công ty than Uông Bí – TKV.
- Tên tiếng Anh: VINACOMIN – UONGBI COAL COMPANY
- Tên viết tắt: VUBC
- Trụ sở chính: Tổ 17, Khu 3 - Phường Trưng Vương - Thành phố Uông Bí - Tỉnh

Quảng Ninh
- ĐT: 0203.3854491
- FAX: 0203.3854115
- Website: www.thanuongbi.vn
- Vốn điều lệ:
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Về việc thành lập:
Công ty than Uông Bí được thành lập ngày 19/4/1979 tại quyết định số 20/ĐTTCCB của Bộ trưởng Bộ Điện và Than, Công ty là đơn vị trực thuộc Bộ điện và
than trực tiếp quản lý toàn bộ các Đơn vị sản xuất, xây dựng của Bộ ở vùng than
Uông Bí, Đông Triều trên cơ sở hợp nhất Công ty Xây lắp Uông Bí và các mỏ sản
xuất trước đây như Mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, NM Cơ điện Uông Bí, Ban kiến thiết
mỏ Yên Tử ... để tổ chức một liên hiệp sản xuất và xây dựng ...
Giai đoạn 10 năm đầu thành lập (1979-1988) đây là thời kỳ Công ty hoạt động
sản xuất trong cơ chế quản lý hành chính, tập chung bao cấp và trực tiếp chịu sự chỉ
đạo của Bộ. Toàn bộ vốn đầu tư XDCB được ngân sách nhà nước cấp phát, than
thương phẩm sản xuất được bao tiêu, phân phối, cung ứng cho các nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân theo kế hoạch và định giá của nhà nước. Sản lượng than nguyên
khai khai thác trong 10 năm đầu thành lập Công ty là 9,3 triệu tấn.

3


Giai đoạn (1989-1998) là thời kỳ chuyển đổi cơ chế vượt khó của Công ty. Nhà
nước chuyển đổi cơ chế xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị
trường, định hướng XHCN. Ngành than nói chung và Công ty than Uông Bí nói
riêng được thả nổi về thị trường tiêu thụ, chấm dứt bao cấp về vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước. Đây là giai đoạn khó khắn lớn nhất, thị trường tiêu thụ giảm, than
tồn kho lớn, sản xuất hiệu quả thấp, lao động dôi dư cao. Trong giai đoạn này được
sự hỗ trợ của Nhà nước (Quyết định 176) cùng với quyết tâm nỗ lực của lãnh đạo,
CBCNV Công ty đã thực hiện được một chủ trương vô cùng lớn là giảm mạnh mẽ

được lao động dôi dư, để ổn định sản xuất phát triển. Sản lượng than khai thác 10
năm đạt 9,4 triệu tấn. Đặc biệt năm 1995 Công ty khai thác được 1,48 triệu tấn than
nguyên khai, đây cũng là năm đạt sản lượng cao nhất qua 20 năm thành lập đồng
thời cũng đánh bước trưởng thành phát triển của Công ty trong sản xuất, chế biến
kinh doanh than. Cũng năm 1995 Công ty vinh dự được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương lao động hạng nhì.
Đến Quý 2/1996 Mỏ than Vàng Danh, Mạo Khê và một số đơn vị khác được tách
ra trở thành Công ty thành viên thuộc Than Việt Nam.
Từ năm 1999 đến nay, đây là giai đoạn có tính chất bước ngoặt khi mà các đơn vị
thành viên trong Công ty trở lại khai thác với 100% sản lượng là than hầm lò. Đứng
trước yêu cầu phát triển chung của toàn ngành nhằm đẩy mạnh sản xuất tăng nhanh
sản lượng đáp ứng tổng sơ đồ phát triển của Than Việt Nam. Được sự giúp đỡ, hỗ
trợ của Than Việt Nam trong những năm qua Công ty than Uông Bí từng bước khắc
phục khó khăn, ổn định và đẩy mạh sản xuất phát triển, không ngừng đưa công
nghệ tiến bộ kỹ thuật vào khai thác đã mang lại sự tăng trưởng cao về sản lượng
(bình quân trên 33%/năm). Đặc biệt năm 2005 Công ty đặt mức sản lượng cao nhất
sau 25 năm thành lập vượt ngưỡng 2.000.000 tân than sản xuất hầm lò và vinh dự
được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất đánh dấu bước ngoặt
và sự phát triển của Công ty trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh sự tăng trưởng về sản
xuất thu nhập của người lao động luôn được thay đổi năm sau cao hơn năm trước,
đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, hiệu quả sản xuất của Công ty ngày càng
ổn định và đảm bảo mức tăng trưởng.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển trước xu thế hội nhập quốc tế của Việt
Nam nói chung và của ngành than nói riêng. Ngày 28/11/2005 Bộ công nghiệp đã
có quyết định số 3911/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty than Uông Bí thành Công
ty TNHH một thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

4



1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Căn cứ vào Giấy phép đăng ký doanh nghiệp được cấp, Công ty có các ngành
nghề kinh doanh sau:
Danh mục các ngành nghề kinh doanh của Công ty than Uông Bí
- Sản xuất, khai thác, chế biến kinh doanh than và các khoáng sản khác
- Thăm dò khảo sát địa chất và địa chất công trình
- Tư vấn đầu tư, lập dự toán, thiết kế và thi công xây lắp các công trình mỏ,
công trình công nghiệp, giao thông và dân dụng.
- Thiết kế và chế tạo, sửa chữa thiết bị mỏ, ô tô, phương tiện vận tải thủy, bộ,
sản xuất ắc quy và đèn mỏ.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, quản lý, khai thác cảng và bến thủy
nội địa.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.
- Khai thác, sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu than, xăng dầu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng
hóa. Đại lý các sản phẩm cho các tổ chức sản xuất trong và ngoài nước.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty Cổ phần than Uông Bí
1.2.1. Điều kiện địa lý
- Vị trí địa lý: Thành phố Uông Bí nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, cách Thủ đô
Hà Nội 135 km, cách Hải Phòng gần 30 km, và cách thành phố Hạ Long 45 km. Có
toạ độ địa lý từ 20º58’ đến 21º9’ vĩ độ bắc và từ 106º41’ đến 106º52’ kinh độ đông.
Địa giới hành chính Uông Bí ở phía đông giáp huyện Hoành Bồ, đông nam giáp thị
xã Quảng Yên, phía tây giáp thị xã Đông Triều, phía nam giáp huyện Thuỷ Nguyên
(thành phố Hải Phòng), phía bắc giáp huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang). Uông Bí
có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía đông
Bắc của Việt Nam.
- Diện tích: Thành phố Uông Bí có diện tích tự nhiên 256,3 km 2. Địa hình Thành

phố Uông Bí chủ yếu là đồi núi chiếm 2/3 diện tích, đồi núi dốc nghiêng từ phía bắc

5


xuống phía nam. Địa hình ở đây có thể được thành 3 vùng, bao gồm vùng cao
chiếm 65.04%, Vùng thung lũng, chiếm 1,2%, cuối cùng là Vùng Thấp chiếm
26,90% diện tích tự nhiên Thành phố[8]. Thành phố Uông Bí Có ba con sông chính
là sông Sinh, sông Tiên Yên và sông Uông, các sông này chạy theo hướng Bắc
Nam.
- Điều kiện tự nhiên: Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều
– Móng Cái, với nhiều dãy núi cao ở phía bắc và thấp dần xuống phía nam, chính vì
lẽ đó đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu vừa mang tính chất khí hậu miền núi
vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Nhiệt độ trung bình năm là 22,2 °C. Số
giờ nắng trung bình mùa hè 6 – 7 giờ/ngày, mùa đông 3 – 4 giờ/ngày, trung bình số
ngày nắng trong tháng là 24 ngày. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm,
cao nhất 2.200 mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm, số ngày
có mưa trung bình năm là 153 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, độ
ẩm tương đối thấp nhất trung bình là 50,8.
1.2.2. Dân số
Tính đến năm 2015, dân số tại thành phố Uông Bí có 120.933 người, với mật độ
dân số đạt 681 người/km², tổng dân số thành phố (gồm thường trú và qui đổi):
180.331 người (bao gồm: dân số thường trú 125.981 người, dân số quy đổi 54.350
người). Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thành ngày một tăng, tỷ
lệ dân số ngoại thị giảm dần. Mức tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là
2,19%. Mật độ dân số khu vực nội thành: 642 người/km2. Mật độ dân số khu vực
ngoại thành: 98 người/km2.
1.2.3. Điều kiện kinh tế
- Kinh tế: Thành phố Uông Bí có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh
tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế

tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch
vụ, du lịch... Đến năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của
thị xã đã chiếm 56,1%, du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 32,5%, sản xuất nông lâm - ngư nghiệp chỉ còn 11,4%. Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp khai thác
than. Mỏ than Vàng Danh được khai thác từ thời thuộc địa. Ngoài ra Uông Bí được
xem là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng.
Giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Uông
Bí ước đạt 17%/năm, thu nhập bình quân đầu người 1.465 USD/người/năm. Với lợi
thế Khu di tích danh thắng Yên Tử và các khu du lịch tâm linh, sinh thái khác trên
địa bàn thu hút du lịch, nên lượng khách du lịch đến thành phố Uông Bí năm 2010
6


ước đạt 3 triệu lượt khách, tốc độ tăng bình quân là 57,7%/năm. Cũng trong giai
đoạn từ năm 2005 đến 2010, Uông Bí đã thực hiện 348 dự án công trình. Phấn đấu
đến 2015, thu nhập bình quân đầu người của thành phố ước đạt 3.000 USD trở lên.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Uông Bí đã và đang hình thành một số khu đô
thị mới như khu đô thị Việt Long, khu đô thị Công Thành, khu đô thị Cầu Sến, khu
đô thị Yên Thanh.
- Giao thông: Thành phố có Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, đường sắt Hà Nội - Hạ Long
đi qua. Ngoài ra còn có dự án đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long hiện đã được quy
hoạch.
 Thuận lợi: Giao thông thuận lợi cho việc vẩn chuyển hàng hóa.

1.3. Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
S

Khoan nổ

Xúc


Vận chuyển

Sàng tuyển

Tiêu thụ

ơ đồ 1-1: Công nghệ sản xuất của Công ty than Uông Bí
Nhận xét: công nghệ sản xuất tương đối hợp lý, song cần phải quan tâm đến một
số khâu trong dây chuyền công nghệ như:
- Đầu tư trình độ khoa học kỹ thuật vào hai khâu khoan nổ và bốc xúc để hạn
chế được khoan nổ bốc xúc lại lần hai
- Khoan nổ là khâu đầu tiên trong công nghệ khai thác nếu quan tâm đầu tư tốt kỹ
thuật khoan sẽ tiết kiệm được thuốc nổ và đảm bảo cho công đoạn nổ mìn kịp thời
tránh được sự tổn thất mét khoan.

1.4. Tình hình tổ chức quản sản xuất và lao động của doanh nghiệp
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

7


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THAN UÔNG BÍ (tại 31-12-2018)
GIÁM ĐỐC CÔNG TY:
Nguyễn Văn Yên

Phó GĐ:
Nguyễn Bá
Trường

Kế toán

trưởng: Dương
Văn Hoàng

Phó GĐ:
Lê Hồng Sơn

Phó GĐ:
Nguyễn Hùng
Phương

Phó GĐ:
Nguyễn
Thanh Hải

Phó GĐ:
Phạm Văn
Thưởng

Phó GĐ:
Lê Quang Hà

Phó GĐ:
Nguyễn Văn
Hưng

1.

2.

3.


4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

Phòng
KT


Phòng
TCLĐ

Phòng
TPK

Phòng
KH

Phòng
VT

Phòng


Phòng
KCS

Phòng
KCM

Văn
Phòng

Phòng
ĐK

Phòng
BQ


Phòng

Phòng
TGM

Phòng
ĐTM

Phòng
CV

Trạm Y
tế

AT

KHU VỰC TRÀNG KHÊ

KHU VỰC HOÀNH BỒ - ĐỒNG VÔNG

29 Phân xưởng, gồm:

13 Phân xưởng, gồm:

1. Phân xưởng K8

11. Phân xưởng K18

20. Phân xưởng VTL2


2. Phân xưởng K9

12. Phân xưởng K19

21. Phân xưởng VTL3

1. Phân xưởng K1

8. Phân xưởng VTL1

3. Phân xưởng K10

13. Phân xưởng K20

22. Phân xưởng VTL4

2. Phân xưởng K2

9. Phân xưởng TGN1

4. Phân xưởng K11

14. Phân xưởng K21

23. Phân xưởng TGN2

3. Phân xưởng K3

10. Phân xưởng CĐL1


5. Phân xưởng K12

15. Phân xưởng K22

24. Phân xưởng TGN3.

4. Phân xưởng K4

11. Phân xưởng ST1

6. Phân xưởng K13

16. Phân xưởng K23

25. Phân xưởng CĐL2

5. Phân xưởng K5

12. Phân xưởng CG – CK1

7. Phân xưởng K14

17. Phân xưởng K24

26. Phân xưởng ST2

6. Phân xưởng K6

13. Phân xưởng ĐS1


8. Phân xưởng K15

18. Phân xưởng K25

27. Phân xưởng CG- CK2

7. Phân xưởng K7

9. Phân xưởng K16

19. Phân xưởng K26

28. Phân xưởng XD-MT

10. Phân xưởng K17

29. Phân xưởng ĐS2

8


1.4.2. Chế độ làm việc của công ty
A. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn:
1. Thời gian làm việc tiêu chuẩn
a. NLĐ làm việc tại công ty theo lịch hàng tuần (không quá 8 giờ trong 01 ngày
và 48 giờ trong 01 tuần), cụ thể tối đa như sau:
- Người làm việc tại văn phòng công ty (theo giờ hành chính)
+ Từ thứ hai đến thứ bảy
+ Sáng 8h đến 12h
+ Chiều 13h đến 17h

+ Nghỉ giữa ca 1h (nghỉ trưa)
b. Theo đặc thù kinh doanh Giám đốc Công ty được quyền bố trí thời gian làm
việc trong tuần, thời giờ làm việc trong ngày khác với quy định ở điểm a cho phù
hợp với từng đặc thù của đơn vị và thực hiện theo văn bản nội bộ của công ty nhưng
phải tuân thủ đúng số giờ làm việc trong tuần theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị sản xuất làm việc theo 3 ca, cụ thể như sau:
- Ca 1: từ 6h đến 14h
- Ca 2: từ 14h đến 22h
- Ca 3:từ 22h đến 6h hôm sau
2. Khi cần thiết, thời giờ làm việc hàng ngày được điều chỉnh cho phù hợp với
yêu cầu hoạt động kinh doanh theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Công ty có thể huy động NLĐ đi làm vào ngày nghỉ khi được sự đồng ý của
người lao động (trừ trường hợp bản thân/thân nhân ốm đau hoặc cái trường hợp có
lý do chính đáng khác mà không thể làm thêm giờ được) sau đó bố trí nghỉ bù hoặc
trả lương làm thêm giờ theo chế độ quy định của công ty và của pháp luật.
B. Thời giờ làm việc đối với lao động có tính chất đặc thù:
1. Lao động có tính chất đặc thù, làm việc không theo quy định về thời gian làm
việc bình thường bao gồm:
a. NLĐ làm công việc lái xe con, xe ca chở người, bảo vệ, thủ kho
b. NLĐ làm việc trong hầm lò

9


c. NLĐ làm việc trên các phương tiện vận tải đường thủy, các trạm luồng hàng
hải
d. NLĐ khi tham gia công tác chuyển tải than trên biển
đ. NLĐ làm theo hợp đồng lao động thời vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng
e. NLĐ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng

g. NLĐ cao tuổi (nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi)
h. Lao động khác theo quy định riêng của TKV.
2. NLĐ nêu tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 thì căn cứ vào điều kiện hoạt động cụ
thể của TKV sẽ quy định chi tiết thời giờ làm việc theo giờ hoặc theo ngày hoặc
theo tuần.
3. Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút, người
lao động cao tuổi vẫn còn làm việc thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được giảm
01 giờ làm việc trong một ngày và vẫn được trả đủ lương.
4. Lao động nữ mỗi lần đi khám thai hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai,
ngoài thời gian được nghỉ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì được nghỉ
nửa ngày (1/2 ngày) làm việc mà vẫn hưởng nguyên lương.
C. Nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết:
- Cán bộ công nhân viên được nghỉ lễ và tết trong 10 ngày theo quy định của bộ
Luật lao động và ngày truyền thống công nhân mỏ - truyền thông ngành than NLĐ
được nghỉ việc hưởng nguyên lương.
- NLĐ là công dân nước ngoài làm làm việc cho TKV, ngoài những ngày nghỉ lễ,
tết được hưởng nguyên lương, còn được nghỉ một ngày tết cổ truyền dân tộc và một
ngày Quốc khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương. Trường hợp có số
ngày nghỉ nhiều hơn thì thực hiện theo thỏa thuận tại HĐLĐ giữa TKV và NLĐ.
- Nếu những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì
NLĐ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
- CBCNV có thời gian làm việc tại công ty từ 12 tháng trở lên thì được nghỉ hằng
năm và hưởng nguyên lương theo HĐLĐ như sau:
+ Nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường

10


+ Nghỉ 14 ngày làm việc đối với người làm việc công việc nặng nhọc, độc hại,

nguy hiểm, hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật.
+ Nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm.
D. Điều kiện làm việc:
Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, nhà ăn sạch sẽ, thoáng mát. Đối với
lực lượng lao động trực tiếp, công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao
động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt.
E. Tình hình sử dụng lao động của công ty:
Công ty than Uông Bí đã sử dụng hiệu quả nguồn lao động, chất lượng và năng
suất lao động cao. Ngoài ra các phong trào thi đua ở đây rất đa dang, phong phú về
nội dung và loại hình, tiêu chí. kế hoạch, mục tiêu rõ ràng, phương pháp cách làm
luôn đổi mới. Công tác khen thưởng minh bạch công khai kịp thời. Thành tích ý
tưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa dù nhỏ nhất cũng được trân trọng khiến
công nhân cang vững tin vào công ty từ đó CNV cống hiến hết mình năng suất lao
động tăng cao.
Lao động là yếu tố đầu vào cùng với các yếu tố khác như máy móc, thiết bị, khoa
học kỹ thuật. Lao động có vai trò rất quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc
gia.Chính vì vậy xây dựng và sử dụng hiệu quả nguồn lao động là vô cùng quan
trọng đối với từng công ty.

1.5. Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
Các mục tiêu chủ yếu của công ty: Giữ ổn định sản xuất và tiêu thụ, tạo việc làm
và thu nhập cho người lao động, nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí, giữ vững
công tác an toàn – an ninh trong sản xuất.
- Chiến lược phát triển trung và dài hạn
+ Thứ nhất: Tập trung giữ ổn định sản xuất theo kế hoạch dài hạn do Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phê duyệt.
+ Thứ hai: có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nhân tài, đầu tư lĩnh
vực đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho sau này.


11


+ Thứ ba: công ty có thể bổ sung vốn kinh doanh từ một nguồn vay tín dụng các
ngân hàng thương mại, huy động vốn nhàn rỗi từ người lao động trong công ty hoặc
phát hành them cổ phiếu theo Điều lệ Công ty để phát triển.
- Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty:
+ Về công tác bảo vệ môi trường: Trong quá trình khai thác và tiêu thụ than,
công ty luôn chú trọng về công tác bảo vệ môi trường. Các công trình môi trường
thực hiện cơ bản đảm bảo tiến độ, việc trồng và chăm sóc cây, nạo vét mương suối
thoát nước, tưới đường thực hiện tốt. Giá trị thực hiện hàng năm đều cơ bản hoàn
thành theo kế hoạch đề ra.
+ Công tác xã hội cộng đồng: Được thường xuyên quan tâm và tham gia đóng
góp đầy đủ các quỹ từ thiện xã hội trên địa bàn.

Kết luận chương 1
Qua quá trình thực tập thực tế và tìm hiểu thông tin về công ty chúng em đã tìm
ra một số thuận lợi cũng như khó khăn điển hình của công ty than Uông Bí như
sau:
- Thuận lợi:
+ Nằm giữa trung tâm vùng than Uông Bí, Quảng Ninh.
+ Trụ sở công ty gần quốc lộ 18, có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than
chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông, có cảng Cửa Ông
phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than.
+ Công ty có đội ngũ công nhân ngành nghề được đào tạo cơ bản,có truyền thống
“kỷ luật và đồng tâm”, cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm quản lý,tay nghề vững
vàng.
+ Giáp các mỏ than Vàng Danh, Mạo Khê, Nam Mẫu
+ Hệ thống cung cấp đầu vào cho sản xuất thuận lợi như điện, nước, gỗ chống
lò... đảm bảo liên tục và ổn định.


- Khó khăn:
+ Do điều kiện mỏ khai thác lộ thiên nên ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố về
thiên nhiên thời tiết, điều kiện diện khai thác trật hẹp và gần khu dân cư… làm ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
12


+ Cần lực lượng lao động lớn và chủ yếu là lao động thủ công.
+ Môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

13


CHƯƠNG 2:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN UÔNG BÍ – TKV
NĂM 2018
2.1: Một số chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần than than Uông Bí - TKV
Bảng 2-1: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2018 của công ty
S
T
T
1
2
3
4

CHỈ

TIÊU
Tổng sản
lượng SP
khai thác
Tổng sản
lượng SP
tiêu thụ
Tổng
doanh
thu
Tổng tài
sản

TSNH
5
6
7
8
-

9

1
0
1

TSDH
Tổng số
lao động
Tổng

quỹ
lương
Tổng chi
phí
NSLĐ
bình
quân
theo giá
trị
theo hiện
vật
Tiền
lương
bình
quân
Tổng lợi
nhuận
trước
thuế
Các

ĐV
T
100
0t
100
0t

NĂM 2017


Đồ
ng
Đồ
ng
Ngư
ời

Đồ
ng

+/-

%

+/-

%

2,594

1,313

202.50

94

103.7
6

1,460


2,500

2,770

1,310

189.73

270

110.8
0

2,037,968

3,343,9
24

3,821,423

187.51

477,499

114.2
8

98.79


2,566,968,5
16,290

2,021,766,07
1,341

675,867,219
,031

242,399,967,
486

1,891,101,2
97,259

1,779,366,10
3,855

1,783,455
545,202,444,
949
433,467,251,
545
111,735,193.
404

5,952

2,590


177.04

-73

993,261

544,968

221.57

48,209

2,810,139

1,234,933

178.40

416,756

105.1
0
117.4
1

170

32

123.19


12

107.5
9

3,362
448,293

trđ/n
g.nă
m
Tấn
/ng.
năm
100
0đ/n
g.th
áng

TH

SS TH18/KH18

2,500

Trđ
Trđ

KH


SSTH 18/17

1,281

Trđ
Đồ
ng

NĂM 2018

1,575,206

138

6,025
945,05
2
2,393,
383

158

78.76
35.87
94.09

309

368


397

88

128.48

29

107.8
8

11,112

13,071

13,907

2,795

125.15

836

106.4
0

98,268,328,6
93


136,291,542,
691

(258.44)

(38,023,213,
998)

Đồ

14


1
1
2

khoản
nộp
NSNN
Lợi
nhuận
sau thuế

ng
Trđ

(38,023,213,
998)


81,893,517,9
34

119,916,731,
932

(215.38)

15


Nhận xét: Năm 2018 tổng sản lượng tăng 1,313 tấn (tương ứng tăng 102.5%) so
với năm 2017. Tăng thêm 94 tấn (tương ứng tang 3.76%) so với kế hoạch của
năm. Doanh thu tiêu thụ năm 2018 tăng 1,310,000 trđ (tương ứng tăng 89.73%) so
với năm 2017. Tiền lương bình quân của CNSX năm 2018 tăng 2,795,000
đồng/ng.tháng (tương ứng tăng 25.15%), năng suất lao động bình quân tính theo
hiện vật năm 2018 tăng 88 tấn/ng.năm (tương ứng tăng 28.48%) so với năm 2017.
2.2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.2.1: Tình hình sản xuất sản phẩm
Bảng 2-2: Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty
ST
T

I
a
1
2
3
4
b

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
II
a
1
2
3
4

Tên Sản Phẩm

ĐV
T

Năm 2017
Phát sinh
Lũy kế
trong kỳ

Than Sạch Thành Phẩm


Tấn

1,473,997

1,473,997

Than TCVN
Than cục
Cục 2b.2 Ak=6,00-10,00%
Cụ 4a.3 Ak=4,00-7,00%
Cục 4b.3 Ak=7,01-12,00%
Cục 5b.2 Ak=5,00-12,00%

Tấn
Tấn
"
"
"
"

1,372,126
34,233
16,030
8,064
4,877
5,261

1,372,126
34,233

16,030
8,064
4,877
5,261

Than Cám
Cám 3b.2 Ak=8,01-10,00
Cám 3c.2 Ak=10,01-13,00
Cám 4b.3 Ak=23,01-27,00
Cám 4b.4 Ak=19,01-23,00
Cám 5a.3 Ak=27,01-31,00
Cám 5a.4 Ak=31,01-35,00
Cám 5b.3 Ak=35,01-40,00
Cám 5b.4
Cám 6a.3
Cám 6a.4
Cám 6b.3
Cám 6b.4 Ak=40,01-45,00
Than TCCS
Than cục
Cục 1a Ak=8,00-13,00
Cục 1b Ak=13,01-17,00
Cục 1c Ak=17,01-22,00
Cục 6c Ak=40,01-45,00

Tấn
"
"
"
"

"
"
"
"
"
"
"
"
Tấn
Tấn
"
"
"
"

1,337,894

1,337,894

-

1,189
258,279
23,838
200,008
26,844
8,252
152,777
1,394
665,313

101,870
1,854

-

1,189
258,279
23,838
200,008
26,844
8,252
152,777
1,394
665,313
101,870
1,854
-

758
-

758
-

Năm 2018
Phát sinh
Lũy kế
trong kỳ
2,279,403.3 2,279,403.3
7

7
2,018,917.2 2,018,917.2
9
9
53,423.25
53,423.25
19,104.91
19,104.91
25,849.30
25,849.30
8,469.03
8,469.03
1,965,548.0 1,965,548.0
4
4
3,633.59
3,633.59
10,549.27
10,549.27
198,979.05
198,979.05
10,557.31
10,557.31
326,327.82
326,327.82
81,869.77
81,869.77
528,204.98
528,204.98
805,426.25

805,426.25
260,432.08
260,432.08
1,102.98
1,102.98
967.43
967.43
16


5
6
b
1
2
3
c
1
2

Cục 7a Ak=30,01-35,00
Cục 7b
Than cám
Cám 7a Ak=45,01 đến 50%
Cám 7b
Cám 7c Ak=50,01 đến 55%
Than bùn
Bùn tuyển 3a
Bùn tuyển 3b


"
"
Tấn
"
"
"
Tấn
"
"

1,096
-

1,096 -

89,314
54,031
30,102
5,181
10,702
2,101
8,601

-

135.55
135.55
89,314
251,615.34
251,615.34

54,031
70,477.99
70,477.99
30,102
181,137.35
181,137.35
5,181 10,702
7,713.76
7,713.76
2,101
976.80
976.80
8,601
6,736.96
6,736.96

Nhận xét: Theo như ta thấy thì việc sản xuất than của công ty năm 2018 so với
năm 2017 thì nhìn chung là có xu hướng tăng cụ thể như sau: Trong phần than theo
TCVN thì năm 2018 tăng 646,791.29 tấn (tương ứng với tăng 54.64%) do than cục
tăng 19,190.25 tấn (tương ứng tăng 47.14%) và do than cám tăng 627,654.04 tấn
(tương ứng tăng 46.919%). Nhưng bên cạnh đó phần than TCCS của năm 2018 so
với năm 2017 tăng 158,562.08 tấn (tương ứng tăng 155.65%) góp phần trong đó thì
than cục lại giảm 751.02 tấn (tương ứng 59,49%), than bùn giảm 2,988.24 tấn
(tương ứng với giảm 72.07%), than cám thì tăng 162,301.34 tấn (tương ứng với
181.72%). Từ những sự phân tích trên thì ta thấy việc sản xuất than của công ty
năm 2018 so với năm 2017 tăng mạnh và tăng 805,406.37 tấn (tương ứng với
54.64%).
2.2.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2-3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
ST

T
I
a
1
2
3
4
b
1
2
3
4
5

Tên Sản Phẩm
Than Sạch Thành Phẩm
Than TCVN
Than cục
Cục 2b.2 Ak=6,00-10,00%
Cụ 4a.3 Ak=4,00-7,00%
Cục 4b.3 Ak=7,01-12,00%
Cục 5b.2 Ak=5,00-12,00%
Than Cám
Cám 3b.2 Ak=8,01-10,00
Cám 3c.2 Ak=10,01-13,00
Cám 4b.3 Ak=23,01-27,00
Cám 4b.4 Ak=19,01-23,00
Cám 5a.3 Ak=27,01-31,00

ĐVT

Tấn
Tấn
Tấn
"
"
"
"
Tấn
"
"
"
"
"

Năm 2017
Phát sinh
Lũy kế
trong kỳ
1,458,526
1,458,526
1,355,348
1,355,348
46,514
46,514
17,478
17,478
9,881
9,881
12,633
12,633

6,522
6,522
1,308,833
1,308,833
22,223
22,223
22,323
22,323
324,146
324,146

Năm 2018
Phát sinh
Lũy kế
trong kỳ
2,770,258
2,770,258
2,457,095
2,457,095
58,552
58,552
21,248
21,248
27,502
27,502
9,803
9,803
2,398,543
2,398,543
1,819

1,819
21,126
21,126
419,306
419,306
17


6
7
8
9
10
11
12
II
a
1
2
3
4
5
6
b
1
2
3
c
1
2


Cám 5a.4 Ak=31,01-35,00
Cám 5b.3
Cám 5b.4
Cám 6a.3
Cám 6a.4
Cám 6b.3 Ak=35,01-40,00
Cám 6b.4 Ak=40,01-45,00
Than TCCS
Than cục
Cục 1a Ak=8,00-13,00
Cục 1b Ak=13,01-17,00
Cục 1c Ak=17,01-22,00
Cục 6c Ak=40,01-45,00
Cục 7a
Cục 7b Ak=30,01-35,00
Than cám
Cám 7a
Cám 7b Ak=45,01 đến 50%
Cám 7c
Than bùn
Bùn tuyển 3a
Bùn tuyển 3b

"
"
"
"
"
"

"
Tấn
Tấn
"
"
"
"
"
"
Tấn
"
"
"
Tấn
"
"

23,838
137,659
22,395
3,732
91,218
-

23,838
137,659
22,395
3,732
91,218
-


661,299
103,178
-

15,055
236,972
84,490
1,020
615,116
-

661,299
103,178
-

92,508
56,097
30,102
6,310
10,670
2,101
8,569

15,055
236,972
84,490
1,020
615,116
-


993.089
313,163
-

92,508
56,097
30,102
6,310 10,670
2,101
8,569

993.089
313,163
-

303,005
70,505
232,500

303,005
70,505
232,500
-

10,158
977
9,181

10,158

977
9,181

Nhận xét: Theo như ta thấy thì việc tiêu thụ sản phẩm than của công ty năm 2018
so với năm 2017 thì nhìn chung là có xu hướng tăng cụ thể như sau: Trong phần
than theo TCVN thì năm 2018 tăng 1,101,747 tấn (tương ứng với tăng 81.29%) do
than cục tăng 12,038 tấn (tương ứng tăng 25.88%) và do than cám tăng mạnh
1,089,710 tấn (tương ứng tăng 83.26%). Nhưng bên cạnh đó phần than TCCS của
năm 2018 so với năm 2017 cũng tăng 209,985 tấn (tương ứng tăng 203.52%) góp
phần trong đó thì than cám tăng 210,497 tấn (tương ứng tăng 227.55%) nhưng than
bùn giảm 512 tấn (tương úng giảm 95.20%) xong không đáng kể. Từ những sự phân
tích trên thì ta thấy việc tiêu thụ than của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng
mạnh và tăng 1,311,732 tấn (tương ứng tăng 89.93%).
2.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định
2.3.1. Danh mục các tài sản cố định của công ty
Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê TSCĐ của công ty ta thấy công ty đã trang bị
hệ thống trang thiết bị hiện đại, có giá trị lớn đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty luôn ổn định, ngoài ra các TSCĐ hầu hết được mua từ
18


các nước phát triển có công nghệ tiên tiến hiện đại như Mỹ, Nhật, Nga, Đức, Hàn
Quốc, Singapore,… Qua đó ta thấy ban lãnh đạo công ty rất chú trọng đầu tư đến
trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, điều đó giúp cho công
nhân có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật và giúp
cho năng suất lao động của công ty được nâng cao.
2.3.2. Kết cấu tài sản cố định
Bảng 2-4: Kết cấu tài sản cố định của công ty
ST
T


Số đầu năm
Khoản mục

Nguyên giá

Kết cấu
(%)
99.92

4,466,479,246,370

Kết cấu
(%)
99.95

63.85

2,461,198,695,275

55.08

29.70

1,502,920,471,585

25.80

Nguyên giá


I

TSCĐ hữu hình

1

Nhà cửa vật kiến trúc

2

Máy móc thiết bị

3

Phương tiện vận tải

158,757,204,264

4.82

390,967,614,178

8.75

4

Thiết bị công cụ quản lí

51,270,599,701


1.56

111,392,465,332

2.49

5

TSCĐ hữu hình khác

II

TSCĐ vô hình

2,693,831,982
3,295,648,167,82
1

0.08

2,035,844,652

0.05

100

4,468,515,091,022

100


Tổng cộng

3,292,954,335,857
2,104,130,966,40
4
978,795,565,488

Số cuối năm

Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy năm 2018 doanh nghiệp đầu từ nhiều vào
TSCĐ hữu hình: tăng mạnh do đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị
2.3.3. Tình hình tăng giảm TSCĐ

19


Bảng 2-5: Tình hình tăng giảm TSCĐ
Đơn vị: VNĐ

ST
T
I
1
2
3
4
5
II

Số tăng trong

năm

Số giảm trong
năm

Số cuối năm

Hệ số
tăng

130,404,088,35
2
496,937,289,75
2
531,436,786,90
3
236,454,911,95
6

160,097,758,55
8
139,869,560,88
1

1,851,853,280,88
3

0.0396

248,672,853,311


0.2362

7,311,880,806

477,857,729,426

0.5429

4,244,502,024

1,080,913,045,28
5

1.4894

51,270,599,701

68,793,680,478

8,671,814,847

24,284,242,405

1.3418

2,693,831,982

3,140,724,346


1,104,879,694

2,035,844,652

1.1659

3,295,648,167,82
1

133,544,812,69
8

161,202,638,25
2

4,468,515,091,02
2

0.0405

Khoản mục

Số đầu năm

TSCĐ hữu
hình
Nhà cửa vật
kiến trúc
Máy móc
thiết bị

Phương tiện
vận tải
Thiết bị
công cụ
quản lí
TSCĐ hữu
hình khác
TSCĐ vô
hình

3,292,954,335,85
7
2,104,130,966,40
4

Tổng cộng

978,795,565,488
158,757,204,264

Nhận xét: Trong năm 2018 hệ số tăng TSCĐ của công ty là 0.0405 và hệ số
giảm TSCĐ là 0.0489, chứng tỏ số tài sản cố định công ty đầu tư thêm lớn hơn tài
sản cố định không còn giá trị sử dụng mà công ty thanh lý. Điều này chứng tỏ công
tác theo dõi, bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị của công ty được thực hiện rất
nghiêm túc , các loại máy móc thiết bị hết khấu hao, không còn giá trị sử dụng sẽ
được kịp thời sửa chữa, thay thế để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp
nhàng, đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
2.3.4. Mức độ hao mòn tài sản cố định
Trong quá trình sản xuất tài sản cố định hao mòn dần và quá trình hao mòn tài
sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất

càng khẩn trương bao nhiêu thì quá trình hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Vì vậy
phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là rất quan trọng nhằm đánh giá
đúng mức tài sản cố định của Công ty.

20


Bảng 2-6: Mức độ hao mòn tài sản cố định của công ty
ST
T

chỉ tiêu

Tổng TSCĐ
I

TSCĐ hữu hình

1

nhà cửa vật kiến
trúc

2

máy móc thiết bị

3
4
5

II

phương tiện vận
tải
thiết bị công cụ
quản lí
TSCĐ hữu hình
khác

nguyên giá đầu
năm
3,295,648,167,82
1
3,292,954,335,83
9
2,104,130,966,40
4

hao mòn lũy kế
đầu năm

nguyên giá cuối
năm

hao mòn lũy kế
cuối năm
2,808,823,214,97
5
2,808,823,214,97
5

1,285,191,878,23
7
1,091,376,385,69
1

%
đầu
năm

cuối
năm

48.94

62.89

48.90

62.89

42.70

52.22

56.69

72.62

978,795,565,488


554,840,790,161

4,466,479,246,37
0
4,466,479,246,37
0
2,461,198,695,27
5
1,502,920,471,58
5

158,757,204,246

123,013,643,021

390,967,614,178

342,388,049,891

77.49

87.57

51,270,599,701

34,170,761,651

111,392,465,332

89,866,901,156


66.65

80.68

2,693,831,982

2,369,228,025

2,035,844,652

1,941,669,771

87.95

95.37

TSCĐ vô hình

1,612,761,073,622
1,610,391,845,597
898,366,650,764

Nhận xét:
- Hệ số hao mòn tổng tài sản cố định năm 2018 là 0.6289 và năm 2017 là 0.4894
cho thấy công ty đã chú trọng đổi mới tài sản cố định.
Nhận định:
- Các tài sản cố định của công ty được sử dụng và bảo trì thương xuyên nên các
chức năng ôn định,quá trình sản xuất được diễn ra liên tục không bị gián đoạn, đáp
ứng tiến độ sản xuất của công ty.

- Để máy móc thiết bị luôn ở tình trạng tốt và vận hành liên tục, công ty thường
xuyên kiểm tra khắc phục. Một năm đại tu, kiểm tra toàn bộ các tài sản của công ty
để chủ động trong việc sửa chữa , mua mới thay thế các tài sản.Chính vì vậy máy
móc thiết bị của công ty luôn ổn định,năng suất đạt yêu cầu.
2.4. Tình hình sử dụng lao động và tiền lương
2.4.1 Thống kê lao động của công ty than Uông Bí

21


Bảng 2-7: Thống kê lao động của công ty
ST
T

Trình độ

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2017

Năm
2018

(người)


(người)

(%)

(%)

320

624

9.78

11.09

1

Đại học

2

Cao đẳng

8

54

0.24

0.96


3

Trung cấp

22

6

0.67

0.11

4

Công nhân kĩ thuật

2,922

4,943

89.30

87.84

5

Công nhân chưa qua đào tạo

0


0

0

0

3,272

5,627

TỔNG

100

100

2.4.2. Quy chế tiền lương, tiền thưởng đang áp dụng.
A. Quy chế tiền lương:
1. Đối với khối quản lí công ty và các phòng ban
1.1. Người quản lý doanh nghiệp:
a) Tiền lương người quản lý doanh nghiệp được trả theo mức lương cơ sở của
chức danh người quản lý tương ứng theo hạng của doanh nghiệp được xếp và được
điều chỉnh theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong Tập đoàn (gọi là mức lương cơ
sở TKV) như sau:
- Các đơn vị có mức lương cơ sở TKV bằng 95% mức lương cơ sở nhà nước quy
định, gồm:
+ Đơn vị sản xuất than lộ thiên, sàng tuyển, kho vận, chế biến than; khai thác
khoáng sản, luyện kim, hóa chất, điện lực, vật liệu xây dựng, cấp cứu mỏ, môi
trường mỏ, giám định sản phẩm, trường cao đẳng nghề;
+ Các Ban quản lý dự án mỏ than lộ thiên, khoáng sản, hóa chất, điện lực, sàng

tuyển;
+ Các đơn vị sản xuất, kinh doanh (ngoài khối than) đa lĩnh vực và quản lý từ
1.000 lao động trở lên;
b) Tiền lương trả cho bộ phận người lao động làm việc trực tiếp làm sản phẩm ,
lao động trong dây chuyền , lao động phục vụ phụ trợ thực hiện mức độ giãn cách
về tiền lương , mức độ phức tạp , đơn giản của công việc . Thực hiện theo quyết
định số : 1768 / QĐ - TKV , ngày 28 / 9 / 2018 của Tổng giám đốc Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung mức tiền lương tại
22


quyết định số : 279 / QĐ - TKV ngày 23 / 2 / 2017 và quyết định số : 1699 / QĐ TKV ngày 12 / 9 / 2017 của TKV
- Quỹ lương kế hoạch:
Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, năng
suất lao động bình quân không giảm và lợi nhuận kế hoạch cao hơn thực hiện của
năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định trên cơ sở
mức lương cơ bản và hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương cơ bản gắn với quy mô
lợi nhuận theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh mức tối đa bằng 0,5 lần mức lương cơ
sở.
- Quỹ lương thực hiện:
+ Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động theo đơn giá sản phẩm , theo định
biên lao động , theo khối lượng công việc khoán ; lương thu hút nghế , người lao
động có trình độ chuyên môn , kỹ thuật cao , tay nghề giỏi ; trả lương chế độ
( lương nghi lễ , phép , học , thâm niên thợ lò . . . ) ; bổ sung lượng nhân dịp lễ , tết ,
ngày kỷ niệm , phụ cấp thu hút nghề : Mức không quá 85 % tổng quỹ tiền lương kế
hoạch và được phân bố tỷ lệ theo khu vực sản xuất . Phải đảm bảo nguyên tắc tiền
lương trả trực tiếp cho người lao động theo đơn giá sản phẩm , theo định biên lao
động , theo khối lượng công việc không thấp hơn 80 % mức tiền lương theo ngành
nghề do TKV quy định và không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng .
+ Quỹ tiền lương khuyến khích người lao động làm việc có năng suất , chất

lượng , ngày công lao động cao , có thành tích xuất sắc trong công tác , giữ gìn tốt
an toàn , vệ sinh lao động , vệ sinh môi trường lao động : Mức không quá 8 % tổng
quỹ tiên lượng kế hoạch , trong đó ưu tiên sử dụng phân lương này để khuyến khích
các mục tiêu về đảm bảo an toàn , vệ sinh lao động , vệ sinh môi trường lao động
( mức không quá 3 % tổng quỹ tiền lương kế hoạch ) .
+ Quỹ dự phòng tiền lương để giải quyết những trường hợp phát sinh , bất
thường trong năm : Mức không quá 7 % tổng quỹ lương kế hoạch . .
c) Mức tiền lương của người quản lý doanh nghiệp đã bao gồm các khoản tiền
lương lễ, tết, phép, học, họp, bổ sung lương…
1.2. Cán bộ lãnh đạo phòng ban, phân xưởng:
Cán bộ lãnh đạo phòng ban, phân xưởng được trả lương theo mức lương và hệ số
giãn cách theo quy định tại Phụ lục 4, ngoài ra cán bộ lãnh đạo phân xưởng còn
được điều chỉnh tăng/giảm mức lương theo quy mô quản lý lao động như sau:
- Mức lương quy định tại Phụ lục 4 tương ứng với quy mô quản lý từ 100 lao
động trở lên (quy mô tiêu chuẩn);

23


- Nếu phân xưởng có số lao động lớn hơn 150 người thì mức lương quản lý được
điều chỉnh tăng tối thiểu 0,1 mức lương hệ số 1 do TKV quy định, mức tăng tối đa
không vượt quá 30% mức tiền lương hệ số 1.
- Nếu phân xưởng có ít lao động hơn so với quy mô tiêu chuẩn thì mức lương
quản lý phải điều chỉnh giảm tối thiểu 0,1 mức lương hệ số 1 do TKV quy định,
mức giảm tối đa không vượt quá 30% mức tiền lương hệ số 1.
- Nguồn quỹ lương chi trả cho ban chỉ huy phân xưởng khối lò ( Quản đốc , Phó
quản đốc ) : Công ty giao khoán quỹ lương chỉ huy phân xưởng theo mức khoán
được xây dựng trả lương theo quyết định số : 1768 / QĐ - TKV , ngày 28 / 9 / 2018
của Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV và khi quyết toán có gắn với một số tiêu chí
hoàn thành theo chức năng nhiệm vụ sau đây :

+ Hoàn thành 100 % KHSX tháng và không có Tai nạn lao động nặng trở lên
hoặc sự cố công trình , thiết bị mức độ nghiêm trọng:
QLTT = QLK •Ki ( K2 + K3 )
Trong đó : - QLTT là quỹ lương thanh toán tháng
- QLK là quỹ lương giao khoán t
Đối với ban chỉ huy phân xưởng , phục vụ :
- Xác nhận điểm của : Quản đốc , PQĐ kỹ thuật , PQĐ cơ điện = Hệ số theo
( Biểu ) nhân với bình quân điểm thợ lò trong 3 ca sản xuất
- Xác nhận điểm của Phó quản đốc trực ca , Lò trưởng phân xưởng , Ca trưởng
cơ điện khối hầm lò : Hệ số trả điểm theo ( Biểu ) nhân với bình quân điểm .
Đối với các đơn vị kinh doanh thương mại và dịch vụ tùy theo điều kiện cụ thể
có thể không phân loại phòng ban, công trường phân xưởng.
1.3. Cán bộ đảng, đoàn thể chuyên trách:
Mức lương cán bộ lãnh đạo tổ chức đảng, đoàn thể hoạt động chuyên trách được
quy định tại Phụ lục 5. Đối với các trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương của
tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cơ sở (chuyên trách), các đơn vị cân đối
trả lương phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
1.4. Các ban quản lý dự án đầu tư:
Đối với các ban quản lý dự án đầu tư, do không phải là đơn vị sản xuất, kinh
doanh nên chi phí tiền lương nằm trong chi phí quản lý dự án thuộc tổng mức đầu
tư do chủ đầu tư cấp hoặc do cơ quan chủ quản cấp theo nhiệm vụ được giao, vì vậy
mức lương của các vị trí công việc được quy định cụ thể như sau:
* Đối với người quản lý:
24


a) Được hưởng mức lương cơ sở người quản lý doanh nghiệp quy định tại Phụ
lục 3 (theo hạng doanh nghiệp được xếp) và theo nhóm đơn vị quy định tại Phụ lục
6.
b) Tiền lương cơ sở của người quản lý nêu ở tiết (a) được điều chỉnh tăng/giảm

theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
- Hoàn thành nhiệm vụ thì quỹ lương thực hiện bằng mức lương cơ sở TKV.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ thì quỹ lương thực hiện bằng 1,3 lần mức lương cơ sở
TKV;
- Điều chỉnh quỹ tiền lương theo kết quả xếp loại doanh nghiệp và đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý.
Thực hiện theo Quyết định số 1159/QĐ-TKV ngày 31/5/2016 của Tập đoàn về
ban hành quy chế quản lý Người đại diện của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoảng sản Việt Nam.
Phần chênh lệch số tiền lương đã lĩnh và số được quyết toán người quản lý doanh
nghiệp phải hoàn trả ngay trong năm kế hoạch liền kề.
c) Mức tiền lương của người quản lý doanh nghiệp đã bao gồm các khoản tiền
lương lễ, tết, phép, học, họp, bổ sung lương...
* Đối với các chức danh còn lại:
a) Trưởng phòng áp dụng mức lương quy định tại Phụ lục 4 (theo hạng doanh
nghiệp được xếp) và theo nhóm đơn vị quy định tại Phụ lục 6. Hệ số giãn cách tiền
lương của phó trưởng phòng thấp hơn trưởng phòng 0,4 hệ số.
b) Cán bộ, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ: Mức lương được
tính bình quân theo nhóm chức danh và theo hệ số giãn cách so với mức lương hệ
số 1 do TKV quy định tại điểm I.4.a Quyết định này, cụ thể:
- Chuyên viên, kỹ sư: hệ số giãn cách 2,1
- Cán sự, kỹ thuật viên, nhân viên: hệ số giãn cách 1,5
c) Lao động phục vụ (kho, gác, bảo vệ, nấu ăn…) mức lương thực hiện theo Phụ
lục 1 quy định này.
b) Tiền lương của các chức danh quy định tại tiết (a), (b) và (c) nêu trên được
điều chỉnh theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ như sau:
- Đơn vị hoàn thành nhiệm vụ thì quỹ tiền lương thực hiện bằng quỹ tiền lương
kế hoạch;

25



×