Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KINH DOANH QUYỀN PHÁT THẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.48 KB, 15 trang )

KINH DOANH QUYỀN PHÁT THẢI
Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, hàng loạt các máy móc
thiết bị công nghiệp được ra đời, bên cạnh những mặt tích cực do nó mang lại
thì vấn đề ô nhiễm môi trường sản sinh từ khí thải của các nhà máy đã trở nên
báo động. Sự sống của trái đất thực sự được bảo vệ bởi chính bầu khí quyển với
các khí nhà kính như O
3
, CO
2
, CH
4
, N
2
O... Các khí này với nồng độ hợp lý thì
sẽ đảm bảo cho cuộc sống của sinh vật được diễn ra bình thường. Tuy nhiên,
trong quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là trong
những thập niên cuối của thế kỷ XX, bằng việc khai thác và đốt nhiên liệu hóa
thạch, khai thác mỏ, khai thác rừng, sản xuất lương thực, chăn nuôi, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, xử lý chất thải... đã thải vào khí quyển một lượng khổng
lồ các khí nhà kính, làm cho nhiệt độ trung bình của trái đất gia tăng với tốc độ
chưa từng có trong lịch sử.
Nồng độ các khí hiệu ứng nhà kính không ngừng tích lũy trong bầu khí
quyển gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu trái đất, tác động
lớn đến môi trường sinh thái và gây nhiều tác động có hại đối với sức khỏe con
người. Theo cách gọi của một số nhà khoa học thì đây chính là "Chủ nghĩa
khủng bố chiến lược và toàn cầu" của thế kỷ XXI.
* Biến đổi khí hậu gây nhiều tác hại
- Nước triều dâng làm cho các vùng ven biển thấp, rừng ngập mặn, nhiều
quốc đảo sẽ bị ngập, thậm chí có thể sẽ không còn tên trên bản đồ thế
giới.
- Làm biến động dòng chảy của các sông ngòi, phá vỡ nhiều công trình trên


các dòng chảy.
- Ảnh hưởng tới mùa màng, lụt lội kèm theo hạn hán cục bộ, làm thay đổi
hệ sinh thái rừng, tăng nguy cơ diệt chủng một số động vật, thực vật quý
hiếm.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia tăng dịch bệnh.
- Đe dọa các công trình hạ tầng, hệ thống giao thông và các khu dân cư
vùng ven biển.
Hình 8.1. Trái đất đứng trước nguy cơ xảy ra nhiều thảm họa lớn do sự biến đổi
khí hậu
8.1. CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA CƠ CHẾ BUÔN BÁN QUYỀN PHÁT THẢI
8.1.1. UNFCCC
UNFCCC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh, được dịch ra tiếng Việt là
Công ước khung của Liên hợp quốc tế về Biến đổi khí hậu. Trước những hiểm
họa và thách thức lớn đối với toàn nhân loại, liên hợp quốc đã tập hợp nhiều nhà
khoa học, chuyên gia trên thế giới tham gia các cuộc họp và đi đến thống nhất,
cần có một công ước quốc tế về biến đổi khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để
tập trung cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi
khí hậu. Và công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được chấp
nhận vào 9/5/1992 tại trụ sở của liên hợp quốc ở New York.
Đã có 155 lãnh đạo của các nước trên thế giới ký công ước này tại Hội nghị
môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 6/1992, trong đó có
chính phủ Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn định nồng độ khí
nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể chấp nhận được nhằm ngăn ngừa sự
can thiệp nguy hiểm của con người đối với khí hậu. Các nước trên thế giới được
UNFCCC phân chia thành 2 nhóm nước:
- Nhóm 1 thuộc Annex I, gồm các nước phát triển với lượng phát thải khí
nhà kính rất lớn.
- Nhóm 2 không thuộc Annex I, gồm các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam.
2

2
8.1.2. Nghị định thư Kyoto - nền tảng ra đời cơ chế buôn bán quyền phát
thải
Trước tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra theo chiều hướng xấu, tại Kyoto
(Nhật Bản) đã diễn ra hội nghị về môi trường thế giới lần thứ 3 vào tháng
12/1997. Hội nghị này đã thông qua một nghị định gọi là nghị định thư Kyoto
(Kyoto Protocol). Nghị định thư Kyoto đưa ra cam kết đối với các nước phát
triển về việc cắt giảm lượng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính phải thấp
hơn mức phát thải của năm 1990. Cụ thể là trong thời kỳ cam kết từ 2003 -
2012, phải giảm trung bình là 5,2% (ước tính 2.700 - 4.700 triệu tấn CO
2
tương
đương); trong đó EU giảm 7%, Hoa Kỳ giảm 7% và Nhật Bản giảm 6%.
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến chương trình khung về
vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm
quốc tế của liên hợp quốc với mục đích cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính.
Kể từ tháng 11/2007 đã có 175 nước kí kết tham gia chương trình này.
Trong đó có 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được
yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể
trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm các
nước thuộc Annex I cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước
đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm cả Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ
nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo
thường niên về vấn đề khí thải.
Theo điều khoản 25 của nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau
thời gian 90 ngày kể từ khi nghị định đã có đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và
lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng CO
2
do các nước

phát triển tham gia ký kết nghị định thư Kyoto thải ra vào năm 1990. Điều kiện
thứ nhất được thỏa mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước
tham gia đạt được với chữ ký của Iceland, trong khi điều kiện thứ hai phải đến
ngày 18 tháng 11 năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của Nga. Không lâu
sao đó, nghị định thư Kyoto đã chính thức có hiệu lực cho tất cả các bên tham
gia ký kết, đó là ngày 16 tháng 2 năm 2005.
Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo cho các nước phát triển thực
hiện cam kết, đó là cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế thương mại quyền
phát thải quốc tế (IET) và cơ chế đồng thực hiện (JI).
3
3
8.1.3. Cơ chế phát triển sạch (CDM)
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một cơ chế đối tác đầu tư giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển. CDM cho phép và khuyến khích các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển đầu tư, thực hiện các dự án
giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển và nhận được tín dụng
dưới dạng “giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”. Khoản tín dụng này được
tính vào chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nước phát triển, giúp các
nước này thực hiện cam kết giảm phát thải định lượng khí nhà kính.
Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng
các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ…với chi phí tốn kém hơn
và hiệu quả thường không cao; các nước công nghiệp hóa sẽ tiến hành các dự án
CDM đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng,
trình độ công nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế,
các nước công nghiệp hóa triển khai các dự án CDM cũng được coi là đã thực
hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định lượng theo Nghị định thư
Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm phát thải khí nhà kính vào trong
khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất. Bằng cách này, các dự án CDM
đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía (phía các nước công
nghiệp hóa (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các

nước tiếp nhận dự án CDM)).
Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát
triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững,
chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng
cao phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào
nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch… Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm
phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn
lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.
Về mặt tư cách chủ thể, để tham gia vào dự án CDM, các nước phải đáp
ứng được 3 yêu cầu cơ bản theo nghị định thư Kyoto là:
- Phải phê chuẩn nghị định thư Kyoto.
- Tự nguyện tham gia CDM.
- Thành lập cơ quan quốc tế về CDM.
Ngoài ra, các nước công nghiệp hóa phải thuộc danh sách các nước trong
Annex I và đáp ứng đủ một số điều kiện củ thể theo điều 3 của nghị định thư
Kyoto.
Về phạm vi ứng dụng, các dự án CDM thích hợp với các lĩnh vực chủ yếu
gồm:
- Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng năng lượng.
- Tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh.
- Chuyển đổi nhiên liệu và công nghệ sạch.
- Nông nghiệp và lâm nghiệp (thu hồi và hấp thụ khí phát thải).
- Các quá trình sản xuất công nghiệp phát thải khí nhà kính…
4
4
Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM cần nhấn mạnh đến tính cụ thể,
xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo đếm được). Về mặt cấu
trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7 bước, hình thành nên
một quy trình thống nhất được mô tả dưới đây:
Thiết kế và xây dựng dự án

Phê duyệt quốc gia
Phê duyệt/đăng ký
Tài chính dự án
Giám sát
Thẩm tra/chứng nhận
Ban hành CERr
Tài liệu thiết kế dự án
Báo cáo giám sát
Báo cáo thẩm tra/báo cáo chứng nhận/đề nghị ban hành CERr
Cơ quan thực hiện A
Các nhà đầu tư
Ban chấp hành/Cơ quan
đăng ký
Các bên tham gia
5
5
Hình 8.2. Quy trình dự án CDM
Ở khía cạnh tài chính, theo quy định, các dự án CDM thành công được
chứng nhận CER nhưng cũng phải nộp một mức phí là 2% và được đưa vào một
quỹ riêng (gọi là quỹ thích ứng) để giúp các nước đang phát triển thích nghi với
các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, một số khoản thu khác sẽ
góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM. Tuy nhiên, dự án CDM tại các
nước kém phát triển có thể không phải chịu mức phí Quỹ thích ứng và các chi
phí quản lý.
Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM, mỗi quốc gia
cần phải có ban chấp hành (được thành lập theo nghị định thư Kyoto) thực hiện
chức năng duy trì việc đăng kí và giám sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành
viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập một Cơ quan quốc gia về CDM để
đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để phối hợp với quốc tế.
Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh

lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát thải
đường cơ sở). Mặc dù, hiện nay có 3 phương pháp luận đường cơ sở phổ biến,
nhưng ở Việt Nam thực tế chỉ áp dụng được một phương pháp, đó là dựa trên số
liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy).
Về lợi ích quốc gia thu được từ các dự án CDM là các nước đang phát triển
sẽ nhận được các nguồn tài chính cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và
phát triển bền vững, chuyển giao công nghệ, nâng cao và bảo tồn hiệu quả sử
dụng năng lượng, sản xuất năng lượng theo hướng bền vững, xóa đòi giảm
nghèo, tăng cường phúc lợi xã hội và các lợi ích môi trường địa phương. Đối
với các nước phát triển, lợi ích rõ rệt nhất là giảm chi phí tuân thủ nghị định thư
Kyoto bằng cách đầu tư dự án CDM tại các nước đang phát triển và được công
nhận là đã thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn
cầu.
Đối với Việt Nam, chúng ta chính thức tham gia nghị định thư Kyoto từ
ngày 25/9/2002. Tháng 3/2003, theo yêu cầu của nghị định thư Kyoto và thỏa
thuận bổ sung Marrakech, Việt Nam đã thành lập cơ quan quốc gia về CDM
thuộc văn phòng Ozone và biến đổi khí hậu (bổ sung chức năng), trực thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, số dự án CDM được triển khai chưa
nhiều, nhưng các kết quả thu được là thiết thực và có ý nghĩa, điển hình là Dự
án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp và Dự
án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật).
Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng
lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư
thấp, nhờ đó giảm phát thải khí CO
2
trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể
thu được từ dự án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO
2
mỗi năm, nhờ
6

6

×