Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên địa bàn Huyeenk Kon Plong- Tỉnh Kon Tum (phần toàn văn không úp được do đĩa bị lỗi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.01 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LƯƠNG NGỌC BẢO

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KONTUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯƠNG NGỌC BẢO

Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hóa
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 01 tháng 03 năm 2020.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
−Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành du lịch đang trên đà phát triển và có những
đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của mỗi quốc gia trên thế
giới. Du lịch phát triển kéo theo sự đổi mới và phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất được đầu tư nâng
cấp tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người lao
động, mở rộng giao lưu văn hóa xã hội giữa các vùng, miền và giữa
các quốc gia.
Trong những năm qua, ngành du lịch của huyện đã có nhiều
bước phát triển, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp thúc
đẩy phát triển du lịch, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch,
tạo lập được môi trường, điều kiện cho các chủ thể kinh doanh du
lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có những khởi sắc và
đạt được một số thành tự quan trọng. Các sản phẩm du lịch ngày
càng đa dạng, trên 10 điểm du lịch được hình thành, thu hút lượng du
khách đến với Kon Plông trong năm 2018 đạt 120.600 lượt khách.
Tuy nhiên, QLNN về du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu tầm
nhìn tổng thể về phát triển du lịch nên sản phẩm du lịch còn đơn
điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn và không thể hiện được tính đặc thù.
Quản lý và quy hoạch du lịch chưa đạt hiệu quả, vấn đề liên kết phá
triển du lịch chưa được chú trọng. Công tác triển khai các quy hoạch
về du lịch chưa đồng bộ, công tác đầu tư còn giàn trải, chưa có các
điểm nhấn. Trong quá trình phát triển còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ
giữa các đơn vị kinh doanh du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước.
Dẫn đến công tác triển khai các chính sách về phát triển du lịch chưa
đạt hiệu quả cao. Các cơ quan Nhà nước về du lịch chưa thể hiện rõ



2
vai trò, trách nhiệm trong vấn đề phát triển du lịch địa phương.
Ngoài ra, còn hạn chế, yếu kém về kết cấu hạ tầng du lịch, đội ngũ
nhân lực du lịch, năng lực xúc tiến, quảng bá du lịch và thiếu sự ổn
định về tổ chức bộ máy QLNN trong lĩnh vực du lịch. Do đó, du lịch
huyện Kon Plông chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có
của huyện, lượng khách du lịch đến huyện Kon Plông tăng mỗi năm
nhưng chi tiêu cho các hoạt động du lịch chưa nhiều.
Để du lịch huyện Kon Plông thật sự phát triển thành ngành
kinh tế mũi nhọn thì giải pháp cần thiết và cấp bách trong giai đoạn
hiện nay cần phải đánh giá toàn diện hiện trạng và đề ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch của huyện Kon Plông không chỉ trong chính sách mà
còn giám sát việc thực thi các chính sách.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: “Quản
lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Phân tích các cơ sở lý luận chung về du lịch, quản lý nhà
nước trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch trên địa
bàn huyện Kon Plông; thực trạng công tác QLNN trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông; chỉ ra những kết



3
quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu về QLNN
trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện; phân tích các đặc điểm ảnh
hưởng đến QLNN tại huyện Kon Plông.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN
trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông
trong tương lai góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và đưa
ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của huyện.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Kon Plông là gì?
- Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông
diễn ra như thế nào?
- Hiện nay công tác QLNN trong lĩnh vực kinh doanh du lịch
trên địa bàn huyện Kon Plông được thực hiện như thế nào?
- Các giải pháp QLNN nào cần thiết phải thực hiện trong lĩnh
vực kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon
Tum.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch của huyện Kon Plông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Các hoạt động quản lý nhà nước về kinh
doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông (cơ quan quản lý nhà
nước về hoạt động du lịch-Phòng Văn hoá thông tin, Trung tâm Văn
hóa-Thể thao-Du lịch và Truyền thông, các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh cá thể, hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa
bàn huyện).



4
- Thời gian: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực kinh doanh du lịch huyện Kon Plông giai đoạn 20132018. Phương hướng giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong
lĩnh vực kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Sử dụng các cơ sở lý luận liên quan đến
quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch làm cơ sở cho
quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu sơ cấp: sử dụng bảng câu hỏi để thu thập các dữ liệu
cần thiết về QLNN trong hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Dữ liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thông qua các báo cáo
hàng năm của huyện Kon Plông, các phòng ban, thu thập các dữ liệu
từ Cục thống kê, Chi cục thống kê, sách, giáo trình, một số bài viết
trên các tạp chí kinh tế, website, các nghiên cứu chuyên đề liên quan.
- Phương pháp điều tra, khảo sát:
+ Mục đích điều tra: Nắm bắt thực trạng QLNN trong kinh
doanh du lịch tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
+ Đối tượng điều tra: Tác giả sử dụng 01 bảng câu hỏi điều tra
dành cho cán bộ quản lý du lịch với 160 đối tượng và 01 bảng câu
hỏi dành cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch với 160 đối
tượng.
+ Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi (phụ lục 1, phụ lục 2).
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng để thu
thập thông tin.


5

Bước 3: Tổng hợp.
Bước 4: Xử lý số liệu và đưa ra kết quả.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Các nguồn dữ liệu thứ cấp được xử lý bằng các phương pháp
cơ bản như: sao chép, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê,
+ Các dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập qua bảng câu hỏi
được xử lý dưới dạng mean, mode; phương pháp tỷ lệ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống một số lý luận cơ bản của QLNN trong lĩnh vực du
lịch; rút ra những nội dung phù hợp và chưa phù hợp, những tồn tại
hạn chế thực trạng về QLNN trong hoạt động kinh doanh du lịch tại
huyện Kon Plông; có cơ sở khoa học, nhằm lựa chọn những nhóm
giải pháp phù hợp để góp phần đẩy mạnh sự phát triển ngành du lịch
của huyện Kon Plông.
Đây là một đề tài có tính thực tiễn cao, nhằm đưa ra giải pháp
hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên
địa bàn huyện Kon Plông. Đề tài góp phần làm cơ sở hỗ trợ cho các
cơ quan QLNN ở địa phương thực hiện các giải pháp thích hợp để
phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.
7. Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính
- Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2004), "Giáo trình
Kinh tế Du lịch", Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
- PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh (2015), "Giáo trình Marketing
Du lịch", Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân.
- Robert Lanqeue, do Phạm Ngọc Uyển và Bùi Ngọc Chưởng
dịch (1993), "Kinh tế học du lịch", Nhà xuất bản Thế giới


6
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Nguyễn Duy Mậu (2014), “Phát triển du lịch Tây Nguyên
đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án
tiến sĩ Đại học Kinh tế TP HCM.
- Trần Sơn Hải (2010), “Phát triển nguồn nhân lực ngành du
lịch khu vực duyên hài Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Học viên
Tài chính.
- Phạm Ngọc Hiếu (2014), “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, Luận văn thạc sĩ
Kinh tế.
- Nguyễn Đức Tuy (2014), Luận án “Giải pháp phát triển du
lịch bền vững Tây Nguyên” năm 2014, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
chuyên ngành Kinh tế phát triển, Viện hàn lâm khoa học và xã hội
Việt Nam - Học viện Khoa học xã hội.
-Mai Ngọc Khương (2016) và cộng sự, Đề tài khoa học và
công nghệ cấp cơ sở “Xây dựng và quảng bá mô hình du lịch cộng
đồng tại làng Kon Pring, Violac trên địa bàn huyện Kon Plông”, Đại
học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
- Lê Đức Tín (2016), Luận văn “Giải pháp truyền thông
marketing cho khu du lịch sinh thái Măng Đen, tỉnh Kon Tum”, Luận
án Thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà
Nẵng.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo đề tài
được chia làm các chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN trong lĩnh vực kinh doanh
du lịch.


7
Chương 2: Thực trạng công tác QLNN trong lĩnh vực kinh doanh

du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông.
Chương 3: Hoàn thiện công tác QLNN trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông.


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
KINH DOANH DU LỊCH
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG KINH DOANH DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh du lịch và QLNN trong
kinh doanh du lịch
a. Khái niệm về du lịch
Luật du lịch số 09/2017/QH 14 của Quốc hội Việt Nam định
nghĩa:“ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01
năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác”.
b. Khái niệm kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là hoạt động cung ứng các sản phẩm, dịch
vụ, hàng hoá liên quan đến thoãi mãn nhu cầu du lịch của khách du
lịch nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
c. Khái niệm QLNN trong kinh doanh du lịch
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh du lịch: là quá
trình tác động của Nhà nước đến du lịch thông qua hệ thống pháp
luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước
tạo nên trật tự trong hoạt động du lịch, làm cho du lịch thật sự là một
ngành kinh tế mũi nhọn.

1.1.2. Đặc điểm về QLNN trong kinh doanh du lịch
Trong đề tài tác giả chỉ đi sâu vào đặc điểm về QLNN trong


9
kinh doanh du lịch ở cấp huyện.
Điều 56 Luật Du lịch 2017 quy định trách nhiệm quản lý nhà
nước về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp.
1.1.3. Vai trò của QLNN trong kinh doanh du lịch
- Tạo khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động và kinh doanh
doanh du lịch.
- Thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực thi các chủ trương,
chính sách, trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
- Điều phối mối quan hệ trong nội bộ ngành du lịch và giữa
ngành du lịch với các ngành khác.
- Duy trì, tạo môi trường ổn định cho việc thực thi các hoạt
động kinh doanh du lịch.
1.1.4. Các công cụ sử dụng trong quản lý nhà nước về kinh
doanh du lịch
a. Công cụ hành chính
b. Công cụ kinh tế
c. Công cụ giáo dục, tuyên truyền
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH DU
LỊCH
1.2.1. Xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch phát
triển du lịch
Xây dựng quy hoạch cụ thể phát triển du lịch còn có các nội
dung chủ yếu sau:
- Phân khu chức năng; bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ
tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; phương án sử dụng đất.

- Xác định danh mục các dự án đầu tư và tiến độ đầu tư.
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.


10
- Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch.
1.2.2. Xây dựng và ban hành các chính sách, quy định
trong quản lý kinh doanh du lịch
a. Nội dung ban hành các chính sách
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng
đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước.
- Có chính sách bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ
trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, ...;
- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch.
- Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển
du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du
lịch...
b. Quy trình ban hành chính sách
Quy trình thiết kế các chính sách bao gồm 5 bước sau:
- Xác định nhu cầu xã hội;
- Nghiên cứu bước đầu;
- Sắp xếp đưa vào nghị trình;
- Nghiên cứu chính khi đã được chấp nhận;
- Thông qua và ban hành các chính sách.
1.2.3. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các
chính sách, quy định trong hoạt động du lịch
- Sau khi quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt, quyết
định, cơ quan lập quy hoạch phát triển du lịch có trách nhiệm công

bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân liên
quan thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch.


11
1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
kinh doanh du lịch
- Thanh tra, kiểm tra phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch.
- Các chế tài xử lý các hành vi vi phạm: Để có các chế tài xử
lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, chính phủ
đã ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP, ngày 21/5/2019 quy định
về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt,
thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
trong lĩnh vực du lịch.
1.2.5. Tổ chức bộ máy QLNN trong kinh doanh du lịch
a. Cấp tỉnh: Sở Văn hoá thể thao và du lịch
b. Cấp huyện
Chủ tịch UBND huyện phụ trách quản lý điều hành chung;
Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối, ngành.
Các phòng ban chuyên môn về du lịch:
+ Phòng Văn hoá - Thông tin
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch
+ Trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Công an huyện - Công an xã
+ Phòng Kinh tế - Hạ tầng
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH DU LỊCH
1.3.1. Nhân tố môi trường thể chế, pháp luật

1.3.2. Nhân tố con người
1.3.3. Nhân tố khoa học công nghệ


12
1.3.4. Nhân tố về môi trường kinh doanh tại địa phương
1.3.5. Nhân tố thị trường
1.4. KINH NGHIỆM QLNN TRONG KINH DOANH DU LỊCH
CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng
145.3. Kinh nghiệm của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với QLNN trong
hoạt động kinh doanh du lịch ở huyện Kon Plông
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


13
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
LĨNH VỰC KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KON PLÔNG
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QLNN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KON PLÔNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Huyện Kon Plông nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Kon Tum,
nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m so với mực nước biển. Có vị
trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí trung chuyển của
các tỉnh Duyên hải miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế ĐôngTây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

- Địa hình đa dạng (núi cao, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ
nhau).
- Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm
giao động từ 16- 22oC; nguồn tài nguyên rừng với hệ sinh thái phong
phú, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều thác (Đăk Ke, Lô Ba, Pa Sỹ).
2.1.2. Điều kiện lịch sử - văn hóa
- Các bản làng văn hóa dân tộc với cảnh quan, môi trường
sống còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống.
- Điểm tôn giáo tín ngưỡng:
Bên cạnh đó Kon Plông có nhiều danh lam thắng cảnh và các
di tích lịch sử:
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch khoảng hơn


14
13,5 tỷ đồng/năm, chiếm đến 10,86% trong tổng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của huyện, toàn bộ vốn đầu tư đều từ các nguồn thuộc
ngân sách Nhà nước, chưa có công trình nào thuộc nguồn vốn xã hội
hóa, vốn ODA cũng rất ít.
2.1.4. Đặc điểm môi trường và thể chế pháp luật
- Huyện Kon Plông được hưởng các chính sách về thu hút đầu
tư, trong đó có các hình thức đầu tư sản xuất nông nghiệp gắn với
phát triển du lịch.
- Được hưởng các cơ chế chính sách đối với huyện nghèo nằm
trong khu vực Nghị quyết 30a của chính phủ.
2.1.5. Đặc điểm nguồn nhân lực huyện Kon Plông
Tính đến hết năm 2018 dân số trung bình huyện Kon Plông là
27.227 người với mật độ dân số trung bình 18 người/km2, chủ yếu là
dân tộc thiểu số gồm 4 dân tộc chính: KaDong, HRe, Mơ Nâm, Xê

Đăng, chiếm tỷ lệ cao bao gồm 5.614 hộ với 21.529 nhân khẩu.
2.1.6. Đặc điểm về loại hình du lịch
- Du lịch sinh thái
- Du lịch tâm linh
- Du lịch vui chơi, giải trí
- Du lịch văn hóa cộng đồng
- Du lịch hội nghị
2.1.7. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
Kon Plông
a. Thực trạng các điểm du lịch
Hiện nay, tại huyện Kon Plông có nhiều điểm du lịch đáp ứng
như cầu cho du khách. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm du lịch chưa
được khai thác.


15
b. Thực trạng khách du lịch
Trong những năm qua lượng khách du lịch đến Măng Đen liên
tục tăng cả về chất lượng và số lượng. Công suất sử dụng phòng
trung bình 45-70%. Thời gian lưu trú của khách được kéo dài (bình
quân 2-3 ngày, đêm).
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KON PLÔNG
2.2.1. Công tác xây dựng, ban hành quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông
Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng
Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái
Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông,
tỉnh Kon Tum đến năm 2030.

a. Phạm vi
b. Phân vùng du lịch
c. Các trung tâm du lịch
d. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập quy hoạch
2.2.2.Thực trạng công tác xây dựng, ban hành các chính
sách, quy định, quy trình quản lý nhà nước trong hoạt động kinh
doanh du lịch
a. Thực trạng triển khai và ban hành các chính sách, quy
định, quy trình quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du
lịch
- Thông báo về việc đăng ký, sử dụng và quản lý các nhãn
hiệu, logo mang thương hiệu Măng Đen gắn với việc phát triển du
lịch.


16
- Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn các sản phẩm dịch vụ du lịch
và bảng giá. Tiến đến niêm yết, thông báo và truyền thông qua trang
thông tin du lịch của huyện.
- Ban hành nhiều chính sách, quy định, quy trình quản lý nhà
nước trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm ưu đãi để phát triển
du lịch.
b. Đánh giá hoạt động triển khai và ban hành các chính
sách, quy định, quy trình quản lý nhà nước trong hoạt động kinh
doanh du lịch
Việc đánh giá công tác xây dựng ban hành các quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông được đo lường
với 4 câu hỏi, mức độ ảnh hưởng từ 1 - 5.
2.2.3. Thực trạng triển khai thực hiện quản lý nhà nước về
du lịch ở Kon Plông

Kết quả điều tra cho thấy việc triển khai thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động du lịch đã được các cán bộ quan tâm nhưng mức
độ quan tâm vẫn chưa cao; việc phối hợp giữa các cấp, ngành trong
hệ thống quản lý của huyện Kon Plông chưa được liên tục...
2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch.
a. Thực trạng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý
vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch
* Về công tác quản lý các dịch vụ du lịch
- Dịch vụ lưu trú:
- Dịch vụ ăn uống:
- Dịch vụ vé tham quan:
* Về công tác thanh tra, kiểm tra


17
b. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý
vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch
Việc đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý
vi phạm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn
huyện Kon Plông được đo lường với 6 câu hỏi, mức độ ảnh hưởng từ
1 - 5. Kết quả điều tra thực tế do tác giả nghiên cứu tiến hành tại các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông với
160 doanh nghiệp và 160 cán bộ.
2.2.5. Tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động kinh
doanh du lịch ở Kon Plông
a. Tổ chức bộ máy quản lý
UBND HUYỆN
KON PLÔNG


PHÒNG CHUYÊN
MÔN LIÊN QUAN

UBND CẤP XÃ

P. CHUYÊN MÔN
VỀ DU LỊCH

CÁC DOANH
NGHIỆP DU LỊCH

BAN QUẢN LÝ CÁC
ĐIỂM DU LỊCH

KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH

Hình 2.1. Sơ đồ quản lý về du lịch
b. Đội ngũ công chức quản lý nhà nước về du lịch
Số công chức tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước về du


18
lịch hoạt động trong ngành du lịch năm 2014 số lao động là gần 50
người và đến năm 2018 số lao động tăng lên 138 người.
2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN
NHÂN KÌM HÃM VỀ QLNN TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH DU LỊCH CỦA HUYỆN KON PLÔNG
2.3.1. Thành công
- Đã có sự triển khai các văn bản, quy định, các chính sách đến
với các đối tượng quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh du

lịch.
- Công tác quản lý các quy hoạch trong xây dựng và kinh
doanh du lịch được sự chỉ đạo thường xuyên.
- Đã có sự phối hợp giữa các đơn vị QLNN trong việc hướng
dẫn, giải quyết các vướng mắc của các đơn vị kinh doanh du lịch.
2.3.2. Hạn chế
- Công tác ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn còn gặp
nhiều điểm chưa phù hợp giữa các ngành, chưa đồng bộ.
- Chưa có công tác theo dõi đánh giá hiệu quả việc thực hiện
các chính sách phát triển, kinh doanh du lịch tại địa phương.
2.3.3. Nguyên nhân
- Huyện Kon Plông có địa hình phức tạp. Cơ sở hạ tầng tại các
điểm du lịch còn đầu tư dàn trải chưa tạo ra được sự khác biệt.
- Công tác quy hoạch chi tiết một số khu du lịch trên địa bàn
tỉnh chưa kịp thời.
- Các chế tài xử lý sai phạm chưa quyết liệt, việc xử lý còn
mang tính cả nể.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


19
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
LĨNH VỰC KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KON PLÔNG
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ HOÀN THIỆN
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch huyện Kon Plông
Ngày 22/01/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại quyết
định số 201/QĐ-TTg. Trong đó Măng Đen - Kon Plông nằm trong
46 khu du lịch Quốc gia của cả nước được ưu tiên đầu tư trong giai

đoạn từ 2012 đến 2020 với tổng vốn đầu tư 380 triệu đô la.
3.1.2. Các dự báo về thay đổi môi trường.
- Số lượng khách du lịch tăng trưởng từ 11 - 12%/năm, đến năm
2020 đón được hơn 200 nghìn lượt khách.
- Chuyển dịch cơ cấu khách du lịch, trong đó, tăng dần tỷ trọng
khách quốc tế đạt 8 - 10% vào năm 2020.
- Thu nhập du lịch đạt hơn 200 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ
tăng trưởng đạt trên 20%/năm.
- Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP đạt xấp xỉ 2% vào năm
2020.
3.1.3. Các văn bản pháp lý trong QLNN và Kinh doanh du
lịch.
Tại điều 75 của Luật du lịch năm 2017 quy định rõ trách
nhiệm QLNN về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp:
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KON
PLÔNG


20
3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch.
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của công tác quy hoạch, để
có các quy hoạch chi tiết, cụ thể.
- Cần có đội ngũ cán bộ, chuyên gia thật sự có năng lực, hiểu biết
tình hình thực tế, xu hướng trong tương lai, các để xây dựng các quy
hoạch, kế hoạch.
- Phổ biến rộng rãi các quy hoạch, đề ra các quy định phải tuân
theo trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan

trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch.
- Công tác quy hoạch phải đảm bảo sự đồng bộ hệ thống cơ sở hạ
tầng
3.2.2. Hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các chủ
trương, chính sách trong lĩnh vực phát triển du lịch
- Cần có sự thống nhất trong quá trình quản lý điều hành hoạt
động du lịch thông qua sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành
du lịch cũng như với các ban,ngành khác về các hoạt động như: lữ hành,
lưu trú, xây dựng các tour du lịch, quảng cáo, tiếp thị nhằm thu hút
khách nội địa và quốc tế khai thác tiềm năng phát triển du lịch theo
hướng bền vững.
- Ban hành các quy chế quản lý các khu du lịch đã được quy
hoạch để giúp cho việc triển khai được đồng bộ, phát huy năng lực quản
lý điều hành, khai thác hiệu quả khu du lịch.
- Xây dựng những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn
kịp thời để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.
- Cần áp dụng một cách linh hoạt nhất, ưu đãi nhất đối với các


21
nhà đầu tư.
- Phối hợp với các địa phương lân cận tiến tới liên kết vùng như:
Quãng Ngãi, Quảng Nam; tổ chức các hoạt động du lịch liên kết 3 vùng
kinh tế động lực tỉnh Kon Tum.
- Rút gọn các thủ tục cấp giấy phép cho các đơn vị kinh doanh du
lịch.
3.2.3. Hoàn thiện công tác triển khai thực hiện quy hoạch,
kế hoạch, quy định, quy trình quản lý nhà nước về du lịch ở Kon
Plông
- Sau khi các quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, cần tập trung

rà soát, hoàn thiện, bổ sung công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy
hoạch chung phát triển không gian đô thị và quy hoạch các điểm dân cư
nông thôn; lập các quy hoạch chi tiết để trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt .
- Các quy hoạch sau khi được phê duyệt phải công bố công khai,
rộng rãi tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
- Việc cấp phép xây dựng công trình mới, cải tạo chỉnh trang các
công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan phải tuân thủ theo các quy định
nhằm nâng cao chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc cho toàn vùng đô thị
Kon Plông.
- Các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát
đối với các dự án được đầu tư xây dựng. Đồng thời kịp thời xử lý các
trường hợp vi phạm.
3.2.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sai
phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Kon Plông
- Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy
định của Chính phủ về công tác an ninh, bảo vệ môi trường tại các điểm


22
tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực du lịch. Nâng cao hiệu quả của việc thẩm định các cơ sở lưu
trú, ăn uống; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du
lịch theo đúng quy định của pháp luật.
- Công tác thanh tra, kiểm tra cần đổi mới trong các trình tự, thủ
tục và cách thức tiến hành.
- Những người làm công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động du
lịch phải có phẩm chất nghiêm minh, công bằng; có năng lực, trình độ,
sự hiểu biết về pháp luật, các quy định của Nhà nước và có sự hiểu biết
về các hoạt động du lịch, sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước trong lĩnh vực du lịch ở Kon Plông
- Củng cố hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch
và Truyền thông, nâng cao hiệu quả hoạt động và phối hợp với các đơn
vị chuyên môn trong công tác quản lý, tham mưu UBND huyện quản lý
lĩnh vực kinh doanh du lịch.
- Nghiên cứu đơn giản hóa và áp dụng công nghệ thông tin vào
các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực du lịch
- Tăng cường công tác đào bộ cán bộ du lịch đặc biệt đối với các
cán bộ lãnh đạo quản lý bằng nhiều hình thức.
- Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và dành
nhiều ưu đãi để các đơn vị kinh doanh du lịch thành lập các hiệp hội
như: Hội du lịch; hội lữ hành, Câu lạc bộ du lịch...
3.3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các chính sách, ban
hành văn bản: Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn


23
bản chính sách về du lịch, quy định về hoạt động du lịch.
- UBND tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện
Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
- Sở Văn hoá - Thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum nói chung và
huyện Kon Plông nói riêng cần triển khai công tác dự báo nhu cầu thị
trường, nhu cầu khách du lịch. Liên kết, phối hợp tổ chức các Hội nghị,
hội thảo, hội chợ về du lịch để quảng bá du lịch tỉnh Kon Tum nói
chung và huyện Kon Plông nói riêng.
- Các cơ quan QLNN về xây dựng quy hoạch, kế hoạch của

huyện Kon Plông tiếp tục nghiên cứu, tham mưu UBND huyện Kon
Plông thực hiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết theo Quyết
định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính quyền địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản
pháp luật về du lịch, luật du lịch để triển khai thực hiện rộng rãi, cần
sử dụng nhiều giải pháp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du
lịch đến người dân
- Ban quản lý du lịch tại các điểm du lịch như: Làng du lịch
cộng đồng Kon Pring, Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ, Tượng Đức
mẹ Măng Đen cần xây dựng các quy định của điểm du lịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


×