Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KIEM TRA NOI BO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.65 KB, 8 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Huỳnh Thị Trang

Nữ

2. Ngày tháng năm sinh: 02/01/1970
3. Địa chỉ: 65 Khu phố 4, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
4. Điện thoại: (CQ) 061 3826031

; ĐTDĐ: 0916815399

5. E-mail:
6. Chức vụ: Hiệu trưởng
7. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thống Nhất B
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục tiểu học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
- Số năm có kinh nghiệm: 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện trong 5 năm gần đây:
+ Thiết lập mối quan hệ thầy trò thân thiện qua các hoạt động tập thể tại
trường Tiểu học Thống Nhất B .
+ Xây dựng môi trường học tập thân thiện qua một số hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Thống Nhất B.
+ Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trong trường Tiểu học
Thống Nhất B




Tên đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:
Một vài kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ
trong trường Tiểu học Thống Nhất B
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo Điều lệ trường Tiểu học, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức,
quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Vậy làm thế nào để
tăng cường hiệu lực quản lý của người Hiệu trưởng trong trường học? Người Hiệu
trưởng cần làm gì để hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản
lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ ở
từng cá nhân, từng bộ phận? Chỉ có kiểm tra nội bộ Hiệu trưởng mới có thể rút
kinh nghiệm; cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp
hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo trong nhà trường;
Chỉ có kiểm tra nội bộ mới kiểm soát được toàn bộ hoạt động công việc và mối
quan hệ trong trường để phát hiện, theo dõi, kiểm soát phòng ngừa và đánh giá
chính xác nhằm động viên giúp đỡ, uốn nắn điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với
mục tiêu, kế hoạch, quy chế; Chỉ có kiểm tra nội bộ mới xem xét và đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, các bộ phận trong nhà trường. Do đó
"Việc nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ trong trường Tiểu học Thống NhấT B" luôn
được tôi quan tâm và chú trọng.
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc,
hoạt động mà người quản lý ở bất kì cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ kế
hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra
những biện pháp động viên, giúp đỡ uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá
nhân tổ chức phát triển
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động
giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục

đích để mỗi cá nhân bộ phận nắm chắc tiến độ và kết quả cần đạt trong phạm vi
trách nhiệm của mình. Kiểm tra nội bộ trường học là công cụ sắc bén góp phần tăng
cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá
nhân, tập thể trong nhà trường
Kiểm tra nội bộ nhằm tạo lập mối quan hệ thông tin ngược trong quản lý
trường học. Là hoạt động mang tính chất pháp chế được quy định trong các văn bản
pháp quy của nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Như vậy để việc kiểm tra nội bộ trường học có hiệu quả, người Hiệu trưởng
phải thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, là một trong các yếu tố tạo nên
chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
2


II. NỘI DUNG, BIÊN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Hằng năm, tôi luôn chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ bởi từng
cá nhân bộ phận theo 2 cấp độ:
a) Các bộ phận, cá nhân trong trường tự kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ
của mình theo kế hoạch của từng bộ phận cá nhân:
B1: Dựa vào kế hoạch của nhà trường, đầu năm học, càc bộ phận tiến hành xây
dựng kế hoạch của riêng bộ phận mình cho cả năm học.
B2: Hàng tháng, dựa vào chủ điểm tháng, các bộ phận nộp kế hoạch tháng chi
tiết, cụ thể ghi rõ thời gian, nội dung thực hiện trong từng tuần
B3: Hiệu trưởng kiểm tra và duyệt kế hoạch các bộ phận
B4: Hiệu trưởng ghi chú và lên lịch kiểm tra định kì, đột xuất việc thực hiện kế
hoạch để nắm tiến độ và kết quả thực hiện được của các bộ phận.
B5: Tư vấn, thúc đẩy và chỉ đạo các bộ phận hỗ trợ nhau hoàn thành kế hoạch
đề ra.
b) Hiệu trưởng tổng hợp kết quả kiểm tra của các bộ phận, tiến hành kiểm tra
kết quả thực hiện các công việc chung, mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên,

bộ phận và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà
trường.
2. Nội dung và phương pháp kiểm tra nội bộ nhà trường :
a) Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên dựa vào 4 nội dung sau:
- Trình độ nghiệp vụ
- Thực hiện quy chế chuyên môn
- Kết quả giảng dạy giáo dục
- Tham gia công tác khác
Phương pháp kiểm tra:
+ Dự giờ là phương pháp đặc trưng của kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên.
Có thể dự giờ với nhiều hình thức: báo trước, không báo trước, dự các lớp song
song, dự liên tục cả buổi, dự giờ theo chuyên đề...
+ Kiểm tra nghiên cứu toàn bộ hồ sơ sổ sách của giáo viên: kế hoạch giảng
dạy, giáo dục, giáo án, sổ theo dõi chất lượng soạn giảng, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ,
kế hoạch bồi dưỡng và tự học bồi dưỡng thường xuyên, sổ họp, sổ mượn ĐDDH....
+ Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh bằng hình thức kiểm tra tập vở của
HS, các bài kiểm tra giáo viên đã chấm, kết quả kiểm tra chất lượng định kì, bài
kiểm tra giấy 15 phút hoặc trao đổi trực tiếp với ngay học sinh trên lớp sau khi dự
giờ.
+ Trao đổi trực tiếp với giáo viên, tổ chuyên môn, phụ huynh, học sinh...

3


b) Kiểm tra hoạt động của tổ khối chuyên môn:
Hoạt động của tổ khối chuyên môn giúp cho HT thấy được toàn bộ bức tranh
HĐSP của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy
giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa
các thành viên trong tập thể
Nội dung kiểm tra HĐSP của tổ chuyên môn:

+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các
chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm
+ Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ chuyên môn
+ Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, họp tổ...
+ Kiểm tra các hoạt động của các tổ chuyên môn:
. Công tác dự giờ thăm lớp,
. Công tác kiểm tra giáo viên
. Công tác bồi dưỡng giáo viên
. Công tác tổ chức chuyên đề của tổ chuyên môn
. Công tác giáo dục toàn diện, giáo dục NGLL, bồi dưỡng học sinh
giỏi, HS năng khiếu, phụ đạo giúp đỡ HS yếu, HS khuyết tật
+ Thực hiện chế độ báo cáo thông tin hai chiều
+ Xử lý sau kiểm tra
c) Kiểm tra cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường:
+ Kiểm tra thực tế khuôn viên đất đai, cảnh quan môi trường, phòng làm việc,
lớp học, bàn ghế, bảng, giá sách, tủ kết hợp với thăm dò dư luận
+ Kiểm tra thiết bị dạy học, thư viện trên sổ sách và thực tế, trao đổi với giáo
viên phụ trách thiết bị, giáo viên giảng dạy
d) Kiểm tra thư viện:
+ Kiểm tra cơ sở vật chất: phòng thư viên, thiết bị, bàn ghế, kệ, tủ
+ Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí, trang bị, vệ sinh
+ Kiểm tra số lượng và chất lượng sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, băng
đĩa, sách giáo khoa..
+ Kiểm tra hoạt động của cán bộ thư viên thể hiện qua hồ sơ, sổ theo dõi bạn
đọc, lịch mượn đọc sách, cách bố trí chỗ ngồi bạn đọc
c) Kiểm tra tài chính:
+ Kiểm tra việc ghi chép trên các chứng từ và sổ sách kế toán, các báo cáo tài
chính
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách

4


+ Kiểm tra việc công khai các loại quỹ
d) Kiểm tra hoạt động của bộ phân văn thư hành chính
Sử dụng phương pháp quan sát, phân tích hồ sơ nhằm kiểm tra
+ Việc soạn thảo lưu trữ công văn đi đến
+ Việc quản lý con dấu
+ Quản lý hồ sơ sổ sách hành chính
e) Kiểm tra công tác Đoàn, Đội ( theo mẫu biên bản kiểm tra Đội)
f) Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh: dự giớ thăm lớp, quan
sát các hoạt động
g) Tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng (theo mẫu biên bản kiểm tra
hành chính)
+ Thực hiện 03 công khai, quy chế dân chủ
+ Thực hiện đề án tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường, thực hiện
các phong trào các hoạt động lớn của ngành
+ Phòng chống tham nhũng, lảng phí
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo
3. Các bước tiến hành thực hiện kiểm tra nội bộ :
B1: Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường, có lịch kiểm tra cụ thể về
thời gian, đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm tra và thời gian hoàn thành. Các
loại kế hoạch cần xây dựng như sau:
+ Kế hoạch kiểm tra toàn năm
+ Kế hoạch kiểm tra tháng
+ Kế hoạch kiểm tra trong tuần
B2: Họp liên tịch thông qua dự thảo kế hoạch kiểm tra, dự kiến thành phần ban
kiểm tra
B3: Ra quyết định thành lập Ban kiểm tra: Các thành viên ban kiểm tra là
người thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ có uy tín sáng suốt và linh hoạt trong công

việc, phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.
B4: Họp Hội đồng sư phạm thông qua kế hoạch kiểm tra nội bộ và Quyết định
thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường
B5: Tập huấn các thành viên trong ban kiểm tra: Triển khai các văn bản pháp
luật liên quan đến nội dung kiểm tra: Điều lệ trường tiểu học, Quyết định số
06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Quy chế đánh giá,
xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; Văn bản số 1516/HDSGDĐT-TTr ngày 18/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào Tạo về việc Hướng dẫn đánh
giá xếp loại trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và hoạt động sư
phạm nhà giáo...
5


B6: Ban kiểm tra tiến hành kiểm tra
+ Thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra theo các nội dung trong quyết định
hoặc kế hoạch kiểm tra (HĐSP hoặc chuyên đề)
+ Kiểm tra bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp: kiểm tra hồ sơ, phân
tích tài liệu, trao đổi với các bộ phận, cá nhân có liên quan, tham dự hoạt động giáo
dục để thu thập thông tin
+ Hoàn thiện hồ sơ kiểm tra
+ Ban thanh tra báo cáo Hiệu trưởng về kết quả kiểm tra
B7: Hiệu trưởng xem xét kết quả kiểm tra, xác minh lại khi cần thiết, sau đó
thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng hoặc bộ phận được kiểm tra
B8: Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện xử lý sau kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra
trong cuộc họp Hội đồng nhằm phổ biến rộng rãi tiến độ và kết quả thực hiện kế
hoạch cảu toàn trường.
B9: Hoàn thiện lưu trữ hồ sơ, báo cáo
III. HIỆU QUẢ
Với một số nội dung và phương pháp trên tôi đã kiểm soát được toàn bộ hoạt
động công việc và các mối quan hệ trong trường, đánh giá được mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của các thành viên, các bộ phận trong nhà trường. Từ đó rút kinh nghiệm

cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp, đảm bảo nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo trong nhà trường, nâng cao hiệu lực
quản lý trong trường học. Mặt khác tôi đã giúp các thành viên trong ban kiểm tra
trường nâng cao nghiệp vụ công tác tự kiểm tra và kiểm tra kịp thời chấn chỉnh
những thiếu sót trong công tác cũng như trong giảng dạy và giáo dục từng bước
nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường.
Trong 3 năm học qua, kết quả phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên trường
vào cuối năm học được tăng rõ rệt
Năm học
2012-2013
2013-2014
2014-2015

Tổng số
CB-GV-NV
28
30
29

Xuất sắc

Khá

Trung bình

16
16
21

10

13
08

02
01
0

Ghi chú

Đồng thời, học sinh, giáo viên trường đã đạt được những thành tích trong các
Hội thi như sau:
- Năm học 2012 - 2013:
+ 01 học sinh đạt giải ba vở sạch chữ đẹp cấp thành phố
+ 01 học sinh đạt huy chương vàng cá nhân, giải ba đồng đội giao lưu
olympic tiếng anh cấp tỉnh.
+ 02 học sinh tham gia thi giao lưu olympic tiếng Việt cấp tỉnh đạt 01 giải
nhất đồng đội, 01 giải ba đồng đội.
6


- Năm học 2013 – 2014:
+ 01 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
+ 07 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
+ 01 học sinh đạt giải ba violympic tiếng Anh qua Internet cấp tỉnh
+ 01 học sinh đạt giải khuyến khích giải toán qua Internet cấp tỉnh
+ 02 học sinh tham gia thi giao lưu olympic tiếng Việt cấp tỉnh đạt giải
nhất, giải ba đồng đội.
+ 01 học sinh tham gia thi giao lưu olympic tiếng anh cấp tỉnh đạt huy
chương bạc đồng đội
+ 06 học sinh đạt thành tích cao trong các Hội thi: giải toán, tiếng Anh qua

Internet, giao lưu Olympic tiếng Việt, tiếng Anh cấp thành phố.
Đặc biệt trong năm học 2014 – 2015, trường thiếu 01 phó hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn nhưng các hoạt động của nhà trường đều đi vào nề nếp, các
hoạt động của từng bộ phận đều đạt hiệu quả nhất định, được đoàn kiểm tra hành
chính chuyên ngành của Phòng Giáo dục đánh giá khá tốt về các công tác, xuất
sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã đạt được những thành tích trong các
Hội thi các cấp như sau:
+ 08 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
+ 01 học sinh đạt giải khuyến khích violympic tiếng anh qua Internet cấp
Quốc gia
+ 02 học sinh đạt giải nhất violympic tiếng anh qua Internet cấp Tỉnh
+ 02 học sinh đạt giải cao Hội thi violympic tiếng anh qua Internet cấp
thành phố
Ngoài ra tất cả các hoạt động của nhà trường đều được tôi kiểm soát và nắm rõ,
không có hiện tượng tiêu cực xảy ra trong nhà trường.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Qua thực tế áp dụng, tôi nhận thấy để công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường
đạt hiệu quả, người Hiệu trưởng cần:
- Phối hợp và tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên quán triệt đầy đủ về mục
đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra nội bộ trường học.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ thật cụ thể về thời gian, đối tượng và nội
dung kiểm tra. Phân công nhiệm vụ, tạo mọi điều kiện để các thành viên, các cá
nhân, đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình.
- Tổ chức tập huấn các thành viên trong ban kiểm tra
- Sử dụng các hình thức kiểm tra linh động, sáng tạo.

7


- Đảm bảo các nguyên tắc của kiềm tra: chính xác, khách quan, có tác dụng đôn

đốc thúc đẩy các bộ phận làm việc tốt hơn, thực hiện thường xuyên, kịp thời, và
công khai dân chủ trong mọi hoạt động
- Tổ chức kiểm tra, khuyến khích, khen thưởng động viên kịp thời.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư Ban hành Điều lệ
trường tiểu học của Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
2. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục;
3. Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vự giáo dục
4. Công văn số 1882/GDĐT-TTr ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Đồng Nai Hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học
5. Bộ SREM Tài liệu dùng cho Cán bộ quản lý trường phổ thông của Nhà xuất
bản Hà Nội
Quyển 3: Điều hành các hoạt động trong trường học
Quyển 4: Giám sát, đánh giá trong trường học
NGƯỜI THỰC HIỆN

Huỳnh Thị Trang

8



×