Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

NGHIÊN cứu mức độ GIẢM FEV1 ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mạn TÍNH THEO THỜI GIAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

NGHI£N CøU MøC §é GI¶M FEV1 ë BÖNH
NH¢N
BÖNH PHæI T¾C NGHÏN m¹n TÝNH THEO
THêI GIAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

NGHI£N CøU MøC §é GI¶M FEV1 ë BÖNH
NH¢N
BÖNH PHæI T¾C NGHÏN m¹n TÝNH THEO
THêI GIAN
Chuyên ngành : Nội khoa
Mã số



: 60720140

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Ngô Quý Châu


TS. Đoàn Thị Phương Lan

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, bệnh viện, gia đình và bạn bè. Nhân dịp
luận văn được hoàn thành tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Bộ môn Nội tổng hợp, Phòng đào tạo sau đại học
trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai, Phòng kế
hoạch tổng hợp và Phòng quản lý BPTNMT bệnh viện Bạch Mai.
Với tất cả lòng kính trọng tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Ngô Quý
Châu, Phó giám đốc bệnh viện - Giám đốc trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch
Mai và TS. Đoàn Thị Phương Lan, Bác sĩ Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch
Mai, là người trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này. Thầy và
cô đã tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, cùng toàn thế các bác sĩ, điều
dưỡng trong trung tâm Hô Hấp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các GS, PGS, TS trong hội đồng chấm luận

văn đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo bệnh viện cùng các đồng
nghiệp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, nơi tôi công tác đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình
và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt những ngày tháng qua.
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thanh Hương, học viên lớp Cao học khóa 23.
Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nội khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Ngô Quý Châu và TS. Đoàn Thị Phương Lan
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Thanh Hương


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ATS

: American Thoracic Society (Hội lồng ngực Mỹ)

BMI

: Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

BPTNMT

: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CAT

: COPD Assessment test (Trắc nghiệm đánh giá BPTNMT)

CNTK

: Chức năng thông khí

COPD

: Chronic Obstructive Pulmonary Disease

CS

: Cộng sự

ERS


: European Respiratory Society

FEV1

: Forced expiratory volume in one second
(Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên)

FVC

: Forced vital capcity (Dung tích sống thở mạnh)

FEV1/FVC

: Chỉ số Geansler

FEV1/VC

: Chỉ số Tiffeneau

GOLD

: Global initiative for chornic Obstructive lung Disease
(Chương trình toàn cầu về quản lý, điều trị bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính)

mMRC

: Modified Medical Research Council
(Bộ câu hỏi khó thở của Hội đồng nghiên cứu y khoa)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ BPTNMT.................................................................3
1.1.1. Lịch sử..............................................................................................3
1.1.2. Định nghĩa........................................................................................4
1.1.3. Dịch tễ học........................................................................................4
1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BPTNMT.....................................................5
1.2.1. Yếu tố môi trường............................................................................5
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến cơ địa........................................................7
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LẬM SÀNG BPTNMT................8
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng...........................................................................8
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng.....................................................................9
1.4. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN BPTNMT..................21
1.4.1. Chẩn đoán xác định........................................................................21
1.4.2. Phân loại BPTNMT........................................................................21
1.4.3. Đợt cấp của BPTNMT....................................................................24
1.4.4. Đánh giá kết quả.............................................................................24
1.4.5. Mức độ giảm FEV1 và các chỉ số thông khí ở bệnh nhân BPTNMT
theo thời gian.................................................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................29
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu..................................29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................30


2.2.2. Phương pháp chọn mẫu..................................................................30

2.2.3. Thu thập số liệu..............................................................................30
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................31
2.3. XỬ LÍ SỐ LIỆU...................................................................................39
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................41
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................41
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới....................................................................41
3.1.2. Đặc điểm về khu vực sinh sống và nghề nghiệp............................42
3.1.3. Đặc điểm về tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào...................................43
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG.....................................................................46
3.2.1. Triệu chứng cơ năng.......................................................................46
3.2.2. Triệu chứng thực thể.......................................................................47
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG............................................................49
3.4. ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN BỆNH VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN..........50
3.5. ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ...........................................52
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................63
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................63
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới.................................................................63
4.1.2. Nghề nghiệp, khu vực sống............................................................65
4.1.3. Tiền sử............................................................................................65
4.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG........................66
4.2.1. Triệu chứng cơ năng.......................................................................66
4.2.2. Triệu chứng toàn thân.....................................................................67
4.2.3. Đặc điểm với chỉ số khối cơ thể.....................................................68
4.2.4. Triệu chứng thực thể.......................................................................69
4.2.5. Cận lâm sàng..................................................................................70


4.2.6. Đặc điểm giai đoạn bệnh và các mối liên quan..............................71
4.3. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ PHỔI.................................73

4.3.1. Đánh giá mức độ giảm FEV1.........................................................73
4.3.2. Mối liên quan giữa các chỉ số CNTK với số lượng thuốc hút...............77
4.3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số CNTK với thời gian mắc bệnh.......78
4.3.4. Mối liên quan giữa các chỉ số CNTK với mức độ khó thở............78
4.3.5. Mối liên quan giữa các chỉ số CNTK với giai đoạn bệnh..............78
4.3.6. Mối liên quan giữa các chỉ số CNTK với số đợt cấp.....................79
KẾT LUẬN....................................................................................................80
KIẾN NGHỊ...................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................83
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu..........................................................41
Bảng 3.2. Tiền sử về hút thuốc lá, lào................................................................................43
Bảng 3.3. Tiền sử về BPTNM T............................................................................................45
Bảng 3.4. Số đợt cấp trong năm............................................................................................46
Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng..............................................................................................46
Bảng 3.6. Đặc điểm chí số khối cơ thể...............................................................................47
Bảng 3.7. Đặc điểm mạch, nhịp thở, huyết áp................................................................48
Bảng 3.8. Tần suất các triệu chứng thực thể....................................................................48
Bảng 3.9. Kết quả điện tâm đồ trong nhóm nghiên cứu.............................................49
Bảng 3.10. Phân bố đặc điểm X- quang phổi..................................................................49
Bảng 3.11. Giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2011......................................................50
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi theo giai đoạn GOLD 2011...........................50
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa BMI với giai đoạn theo GOLD 2011..................51
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa số lượng hút thuốc (bao - năm) với giai đoạn
bệnh....................................................................................................................51
Bảng 3.15. Tỷ lệ BN theo dõi theo thời gian...................................................................52
Bảng 3.16. Số lượt đo CNTK.................................................................................................52

Bảng 3.17. Chức năng thông khí..........................................................................................53
Bảng 3.18. Đặc điểm FEV1 theo mức độ tắc nghẽn....................................................53
Bảng 3.19. Thay đổi FEV1 theo thời gian........................................................................54
Bảng 3.20. Thay đổi % FEV1 theo thời gian..................................................................55
Bảng 3.21. Giảm FEV1 sau mỗi năm.................................................................................55
Bảng 3.22. Giảm FEV1/năm ở từng giai đoạn bệnh trong 5 năm..........................56


Bảng 3.23. Mối liên quan FEV1 và số lượng thuốc hút (bao-năm).....................56
Bảng 3.24. Mối liên quan FEV1 với thời gian mắc bệnh.........................................57
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa FEV1 với mức độ khó thở.......................................57
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa FEV1 với số đợt cấp..................................................58
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa FEV1 với BMI..............................................................58
Bảng 3.28. Mô hình hồi quy tuyến tính đánh giá sự thay đổi FEV1....................59
Bảng 3.29. Đặc điểm FVC.......................................................................................................60
Bảng 3.30. Mối liên quan CNTK và số lượng thuốc hút...........................................60
Bảng 3.31. Mối liên quan CNTK với thời gian mắc bệnh........................................61
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa CNTK với mức độ khó thở.....................................61
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa CNTK với giai đoạn bệnh.......................................62
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa CNTK với số đợt cấp.................................................62


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...................................................42
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo khu vực sống.......................................42
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.........................................43
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ hút thuốc lá, thuốc lào........................................................44
Biểu đồ 3.5. Mối liên quan giữa loại thuốc hút và khu vực sống....................44
Biểu đồ 3.6. Phân bố bệnh nhân theo số lượng hút thuốc...............................45
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm khó thở theo mMRC...................................................47

Biểu đồ 3.8. Sự thay đổi FEV1 theo thời gian................................................54


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Máy đo chức năng thông khí phổi (Spiroanalyzer - ST300)
của Nhật Bản.............................................................................10

Hình 1.2.

Máy đo chức năng hô hấp SPIROLAB III.............................10

Hình 1.3.

Máy đo chức năng hô hấp SPIRODOC..................................10

Hình 1.4.

Máy đo chức năng hô hấp New Spirolab................................10

Hình 1.5.

Máy đo chức năng hô hấp Minispir.........................................11

Hình 1.6.

Máy đo chức năng hô hấp koko...............................................11

Hình 1.7.


Ảnh thông khí phổi bình thường.............................................15

Hình 1.8.

Đường cong lưu lượng thể tích................................................16

Hình 1.9.

Rối loạn thông khí hạn chế.......................................................16

Hình 1.10. Rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ nặng............................17
Hình 1.11. Rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ rất nặng......................18
Hình 1.12. Hình ảnh “phổi bẩn”.................................................................19
Hình 1.13. Hình ảnh căng giãn phổi...........................................................19
Hình 1.14. Kén khí phổi..............................................................................20
Hình 2.1.

Máy đo chức năng hô hấp koko...............................................34

Hình 2.2.

Đo chức năng thông khí cho bệnh nhân..................................35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD-Chronic Obstructive Pulmonary
Disease) là bệnh lý hô hấp mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở

ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ
và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử và khí
độc hại, trong đó khói thuốc đóng vai trò hàng đầu.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) thực sự trở thành gánh nặng
toàn cầu vì tính phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả
gây tàn phế. Bệnh trở thành một thách thức lớn với sức khỏe toàn cầu.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân hàng đầu về bệnh tật và
tử vong trên thế giới. Các nghiên cứu điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ tử vong
BPTNMT đang gia tăng, và đến năm 2020, BPTNMT được dự đoán sẽ là
nguyên nhân thứ ba gây tử vong trên toàn thế giới . Tỷ lệ của BPTNMT dao
động từ 0,2% ở Nhật Bản đến 4,2% (từ 40 - 70 tuổi) ở Mỹ . Tỷ lệ tử vong
chung khác nhau giữa các quốc gia, dao động từ 3-9 ca tử vong trên 100.000
dân số tại Nhật Bản và 7-11 trường hợp tử vong trên 100.000 dân tại Hoa
Kỳ .
Năm 1998, Chương trình sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính viết tắt là GOLD (Global Intiative for Chronic Obstructive Lung
Disease) được thành lập nhằm mục đích chú trọng đến quản lý và phòng ngừa
BPTNMT. Trong đó quan trọng nhất là nâng cao hiểu biết về BPTNMT giảm
tỷ lệ chết, tỷ lệ tàn tật do bệnh gây nên. Năm 2001, GOLD đưa ra chiến lược
toàn cầu về chẩn đoán, quản lý và phòng chống BPTNMT; chương trình này
đã được sửa đổi vào năm 2006, và tiếp tục sửa đổi cho đến nay .
Đo chức năng thông khí là một trong những xét nghiệm quan trọng
chẩn đoán xác định BPTNMT và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Trong kết
quả đo chức năng thông khí, chỉ số FEV1 là một trong những chỉ số quan
trọng đánh giá mức độ suy giảm chức năng thông khí phổi.


2

Giảm FEV1 làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp và tim mạch.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy BPTNMT có tình trạng giảm FEV1 theo thời
gian, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân BPTNMT có sự suy
giảm nhanh chóng FEV1, tốc độ giảm nhanh hơn so với người bình thường.
Để ngăn ngừa tiến triển của bệnh trong tương lai, cần phát hiện sớm,
quản lý tốt bệnh nhân BPTMNT để giảm tần suất và mức độ nặng các đợt
cấp. Cho đến nay, không có thuốc chữa khỏi BPTNMT. Do đó việc khám
sàng lọc, đo chức năng thông khí các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao để phát
hiện sớm và quản lý bệnh là rất quan trọng.
Đo chức năng thông khí là một kỹ thuật đơn giản, phổ biến và rẻ tiền
đánh giá hạn chế luồng khí thở ra và các chức năng thông khí phổi. Trong
nhiều thập kỷ, đo chức năng thông khí vẫn được sử dụng trong nghiên cứu và
đánh giá sự tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng như sử dụng để
đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị mới.
Chỉ số FEV1 và sự suy giảm hàng năm FEV1 là những thông số được
sử dụng rộng rãi để đánh giá kết quả cho các thử nghiệm lâm sàng của các
thuốc điều trị hoặc các can thiệp khác, như bỏ hút thuốc lá đối với BPTNMT.
Việt nam có nhiều nghiên cứu về BPTNMT nhưng những nghiên cứu
đánh giá về sự suy giảm chức năng thông khí phổi chưa vẫn còn hạn chế. Do
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân BPTNMT ở thời
điểm bắt đầu nghiên cứu.
2. Đánh giá mức độ giảm FEV1 ở bệnh nhân BPTNMT theo thời gian tại
trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai.
3. Nhận xét mối liên quan giữa biến đổi chỉ số FEV1 với một số đặc điểm
lâm sàng .


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ BPTNMT

1.1.1. Lịch sử
Hiện nay BPTNMT là vấn đề sức khỏe lớn trên toàn cầu. Sự hiểu biết
về bệnh ngày càng đầy đủ. Đo chức năng thông khí là một xét nghiệm quan
trong trong chẩn đoán xác định và mức độ nặng của bệnh, được nhiều tác giả
trong và ngoài nước nghiên cứu.
Những năm 1950-1970 người ta bắt đầu nghiên cứu về viêm phế
quản mạn (VPQM) và khí phế thũng (KPT), hiểu biết về hội chứng tắc
nghẽn còn ít .
Năm 1964, thuật ngữ "bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" lần đầu tiên được
sử dụng để mô tả tình trạng tắc nghẽn đường thở hồi phục không hoàn toàn.
Thuật ngữ BPTNMT đã dần dần thay thế cho cụm từ "VPQM và KPT".
Trong Hội nghị lần thứ 10 - 1992 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
bàn về sửa đổi phân loại bệnh tật đã nhất trí dùng thuật ngữ BPTNMT trong
chẩn đoán và thống kê bệnh tật.
Năm 1995 Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), Hội Hô hấp Châu Âu (ERS),
các Hội Lồng ngực khác đồng loạt đưa ra các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
BPTNMT .
Năm 1997 Viện Huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ (NHLBI) phối
hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra chương trình khởi động toàn cầu
về BPTNMT viết tắt là GOLD (Global Initative for Chronic Obstructive
Pulmonary Disease) , . Từ năm 2001 GOLD đưa ra bản khuyến cáo về điều trị
và quản lý BPTNMT. Từ đó đến nay hàng năm GOLD đưa ra bản cập nhật về
chẩn đoán, điều trị và quản lý BPTNMT, cứ 5 năm lại có những tổng kết các
nghiên cứu trong vòng thời gian này để đưa ra những thay đổi lớn trong chiến
lược chẩn đoán và điều trị, đó là GOLD 2006, GOLD 2011.



4

1.1.2. Định nghĩa
Theo Hội lồng ngực Hoa kỳ (ATS) và Hội hô hấp Châu Âu (ERS):
BPTNMT là bệnh được đặc trưng bởi sự hạn chế thông khí hồi phục không
hoàn toàn. Sự hạn chế này thường xuyên tiến triển có liên quan đến đáp ứng
viêm bất thường của phổi với các phần tử độc hoặc các chất khí mà nguyên
nhân chủ yếu do hút thuốc lá.
Theo GOLD 2009, BPTNMT là bệnh có thể phòng và điều trị, được
đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng thông khí đường thở tiến triển từ từ và có
liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi, phế quản đối với các khí
hay phân tử độc hại, đồng thời không hồi phục hoàn toàn. Trường hợp không
có rối loạn thông khí tắc nghẽn thì không xếp vào BPTNMT .
1.1.3. Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau giữa các quốc gia. Tỷ lệ mắc cao nhất là
ở nam giới và những người từ 75 tuổi trở lên. Tỷ lệ tử vong dao động 3-11
trường hợp trên 100.000 dân. Tỷ lệ tử vong tăng lên trong 30-40 năm qua .
Năm 2001, BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5
chiếm 3,8% tử vong toàn bộ tại các nước thu nhập cao và hàng thứ 6
chiếm 4,9% tử vong toàn bộ tại các nước thu nhập vừa và thấp . Dự báo,
BPTNMT sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 vào năm 2020
và hàng thứ 4 vào năm 2030 .
Theo WHO tỷ lệ mắc BPTNMT cao nhất ở những quốc gia hút thuốc
vẫn còn phổ biến, còn các quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lá thấp thì tỉ lệ bệnh
thấp hơn. Tỷ lệ bệnh thấp nhất ở nam giới là 2,96/1000 dân ở Bắc Phi và
Trung Đông và tỷ lệ bệnh thấp nhất ở nữ giới là 1,79/1000 dân các quốc gia
và vùng đảo ở Châu Á , , .
Theo Mannino DM và cộng sự, tại Mỹ một khảo sát có tính quốc gia
trên mẫu đại diện ở những người > 25 tuổi, dựa vào dấu hiệu rối loạn thông
khí tắc nghẽn cho thấy tỷ lệ mắc là 8,8% .



5

Ở Trung Quốc: Thông báo một tỷ lệ đáng kể số người mắc BPTNMT
so với các nước khác cùng khu vực 26,2/1000 nam và 23,7/1000 nữ .
Ngô Quý Châu và cộng sự (2005) nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở
thành phố Hà Nội trên 2.583 người tuổi > 40 thuộc nội thành Hà Nội. Kết quả
cho thấy: tỷ lệ mắc BPTNMT chung cho 2 giới là: 2,0%, nam là 3,4% và nữ
là 0,7%. Đối tượng hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao
hơn hẳn, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm mắc bệnh là 66,7% .
Báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự trong Hội nghị Lao và Bệnh
phổi tháng 6 năm 2011 cho biết tỉ lệ BPTNMT trong cộng đồng dân cư Việt
Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%. Nếu
chia theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là
3,6% .
1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BPTNMT

1.2.1. Yếu tố môi trường
* Khói thuốc lá
- Hút thuốc chủ động
Khói thuốc là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra những bệnh đường
hô hấp. Khoảng 20% những người hút thuốc có giảm đáng kể chức năng phổi
ở giai đoạn sớm và có tỷ lệ cao đáng kể các triệu chứng ho, khạc đờm ,.
Ở những người trẻ hút thuốc có tắc nghẽn đường thở có thể biến mất
hoàn toàn tình trạng tắc nghẽn sau bỏ thuốc. Đối với người có thời gian hút
thuốc lâu hơn mặc dù bỏ thuốc lá nhưng vẫn không hồi phục hoàn toàn sự tắc
nghẽn nhưng có làm chậm đáng kể sự suy giảm chức năng phổi ,.
- Hút thuốc thụ động
Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc của những người hút thuốc trong

cùng phòng (nhà ở hoặc nơi làm việc) làm tăng tỷ lệ mắc BPTNMT .
Một số đối tượng không hút thuốc có phơi nhiễm mức độ cao với khói


6

thuốc lá: chồng hút thuốc lá nặng, vợ không bao giờ hút thuốc, thấy dấu hiệu
tắc nghẽn ở cả hai người .
* Bụi và hoá chất nghề nghiệp
Ô nhiễm nghề nghiệp làm gia tăng tần suất mắc bệnh đường hô hấp,
làm tắc nghẽn đường dẫn khí, giảm FEV 1 nhanh hơn. Bụi và hoá chất nghề
nghiệp (hơi, chất kích thích, khói) gây BPTNMT khi phơi nhiễm với tác động
mạnh và kéo dài. Các tác nhân bụi và hoá chất khi xâm nhập đường thở, dẫn
đến lắng đọng ở biểu mô niêm mạc phế quản, lòng phế nang từ đó gây viêm
niêm mạc biểu mô phế quản, xâm nhập bạch cầu đa nhân và đại thực bào.
Giải phóng các chất trung gian hoá học gây nên tình trạng phù nề, tăng tiết và
co thắt cơ trơn phế quản. Tiến trình này lặp đi, lặp lại gây phù nề, phì đại cơ
trơn và thắt hẹp đường thở .
* Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng có liên quan đến nguyên nhân cũng như tiến triển của
BPTNMT [21]. Nhiều nghiên cứu đã làm rõ quan hệ giữa các bệnh đường
hô hấp với nhiễm virus, nấm, nhiễm vi khuẩn. Tiền sử có nhiễm trùng hô
hấp khi còn nhỏ có liên quan đến giảm chức năng phổi và tăng các triệu
chứng ở tuổi trưởng thành. Viêm phổi nặng do virus xảy ra khi còn nhỏ có
thể dẫn đến tắc nghẽn mãn tính các đường thở sau này. Nhiễm virus có thể
liên quan đến các yếu tố khác như trọng lượng khi sinh thấp và bản thân
điều này cũng là yếu tố nguy cơ của BPTNMT ,.
* Tình trạng kinh tế xã hội, ăn uống, dinh dưỡng
Nguy cơ xuất hiện BPTNMT không hoàn toàn liên quan đến tình trạng
kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những cư dân có tình trạng kinh tế xã hội thấp

thường có tình trạng dinh dưỡng nghèo nàn, hay hút thuốc cũng như môi
trường sống ẩm thấp và bị ô nhiễm, do vậy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
nhiễm khuẩn hô hấp và xuất hiện BPTNMT ,.
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến cơ địa


7

* Yếu tố gen
Nhiều nghiên cứu cho thấy BPTNMT tăng lên trong những gia đình có
tiền sử bệnh, yếu tố nguy cơ gen được biết rõ nhất là thiếu hụt di truyền α1antitrypsin, đó là một glycogen được tổng hợp tại gan. Đây là chất ức chế chủ
yếu các proteaza, có tác dụng bảo vệ nhu mô phổi chống lại các men phân
huỷ protein. Thiếu men α1- antitrypsin sẽ gây KPT toàn tiểu thuỳ ở người trẻ.
* Tăng đáp ứng đường thở
Hen và tăng đáp ứng đường thở cũng được xác định là yếu tố nguy cơ
của BPTNMT .
Tăng phản ứng đường thở không đặc hiệu thường thấy ở nữ nhiều hơn
nam. Cơ chế của tăng phản ứng đường thở dẫn đến BPTNMT còn đang được
nghiên cứu nhưng các tác giả cho rằng tăng phản ứng đường thở là hậu quả
rối loạn thông khí trong BPTNMT [16], , .
* Sự phát triển của phổi
Sự phát triển của phổi có liên quan đến quá trình phát triển ở bào thai,
trọng lượng khi sinh và các phơi nhiễm trong thời niên thiếu. Nếu chức năng
phổi của một cá thể khi trưởng thành không đạt được mức bình thường thì
những cá thể này có nguy cơ sau này dễ bị BPTNMT .
* Giới tính
Người ta thấy rằng tỷ lệ mắc BPTNMT của nam giới cao hơn nữ giới
liên quan tới hút thuốc lá. Nhưng những năm trở lại đây tỷ lệ mắc BPTNMT ở
nữ ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho rằng những hormon
giới tính ảnh hưởng đến sự phản ứng của đường thở trong suốt cả cuộc đời.

Ngoài ra sự khác biệt này còn liên quan đến sự khác nhau ở mức độ phơi
nhiễm và các loại yếu tố phơi nhiễm khác như khói thuốc lá, nghề nghiệp và ô
nhiễm môi trường v.v... .
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LẬM SÀNG BPTNMT


8

1.3.1. Đặc điểm lâm sàng
1.3.1.1. Triệu chứng cơ năng
- Đa số bệnh nhân BPTNMT trên 40 tuổi, triệu chứng hay gặp là ho,
khạc đờm, khó thở (đặc biệt khi gắng sức).
- Ho kéo dài: Triệu chứng ho mạn tính là một trong những chỉ điểm
chính để xem xét chẩn đoán BPTNMT .
- Khạc đờm kéo dài: Ban đầu bệnh nhân thường ho, khạc đờm vào buổi
sáng, sau đó ho, khạc đờm cả ngày, đờm nhày số lượng ít (dưới 60 ml/24 giờ),
khi có đợt nhiễm trùng bùng phát thì đờm lẫn mủ, khạc đờm ít nhất trên 3
tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tục. Ho khạc đờm nặng lên trong
những tháng mùa đông và sau nhiễm khuẩn hô hấp.
- Khó thở: Là triệu chứng quan trọng nhất để tiên lượng bệnh, chứng tỏ
sự suy giảm chức năng hô hấp. Tiến triển nặng dần theo thời gian cho đến khi
xuất hiện liên tục cả ngày, phải gắng sức để thở, thở nặng, cảm giác thiếu
không khí hoặc thở hổn hển.
Tăng lên khi gắng sức, khi có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đặc biệt
khói thuốc lá.
- Mức độ khó thở khi gắng sức đánh giá theo thang điểm khó thở của
Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh quốc mMRC (British Medical Research
Council) cho điểm tương ứng từ 0 đến 4. Điểm càng cao khó thở càng nhiều
(phụ lục 1).
- Đo lường tình trạng sức khỏe CAT (COPD Assessment Test) đánh giá

sự suy giảm sức khỏe ở bệnh nhân BPTNMT với 8 câu hỏi, điểm tối đa là 40
(phụ lục 2). Nếu tổng điểm<10: không ảnh hưởng sức khỏe, từ 11-20 điểm:
bệnh gây ảnh hưởng nhẹ, từ 21-30 điểm: bệnh gây ảnh hưởng mức độ trung
bình, từ 31- 40 điểm: bệnh gây ảnh hưởng nặng.
- Đau ngực do tổn thương màng phổi, viêm phổi màng phổi, tắc mạch phổi…
1.3.1.2. Triệu chứng thực thể


9

- Thở nhanh: Nhịp thở lúc nghỉ thường lớn hơn 20 lần/phút.
- Lồng ngực hình thùng.
- Gõ ngực vang, do giãn phế nang.
- Dấu hiệu Campbel: Khí quản đi xuống thì hít vào.
- Dấu hiệu Hoover: Giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào.
- Rì rào phế nang giảm, có thể có ran rít, ran ngáy, ran nổ.
- Có thể thấy mạch nghịch đảo: Chênh lệch huyết áp tâm thu giữa thở ra
và hít vào > 10 mmHg.
- Có thể thấy dấu hiệu suy tim phải (phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi).
- Ở giai đoạn cuối của BPTNMT thường hay có biến chứng
+ Suy hô hấp mạn tính
+ Tâm phế mạn
+ Bệnh nhân thường tử vong do suy hô hấp cấp tính trong đợt bùng
phát của BPTNMT
1.3.1.3. Triệu chứng toàn thân
Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, sút cân. Có thể sốt trong đợt bội nhiễm.
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng
1.3.2.1. Chức năng thông khí
 Các loại máy đo CNTK và các thông số
Đo chức năng thông khí (CNTK) là kỹ thuật đơn giản, dễ tiến hành và

thường được áp dụng một cách rộng rãi, phổ biến tại các cơ sở y tế. Hơn nữa,
đo CNTK có vai trò quan trọng không thể thiếu được khi đánh giá tình trạng
chung cho bệnh phổi, lồng ngực, hô hấp, phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật cắt
phổi (làm bilan trước mổ) v.v...
Đo CNTK có thể đánh giá được khả năng thông khí của phổi, góp phần
chẩn đoán chính xác các bệnh phổi, đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh, đánh
giá triệu chứng (khó thở) và hiệu quả điều trị.


10

Đo CNTK được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán xác định và chẩn
đoán mức độ tắc nghẽn đường thở trong BPTNMT và hen phế quản.
Ngoài ra đo chức năng thông khí còn có giúp phát hiện các tắc nghẽn
trong đường thở lớn, định vị trong và ngoài lồng ngực, hướng tới chẩn đoán
rối loạn thông khí hạn chế.
- Các loại máy đo CNTK

Hình 1.1. Máy đo chức năng
thông khí phổi (Spiroanalyzer ST300) của Nhật Bản

Hình 1.2. Máy đo chức năng hô
hấp SPIROLAB III (Italia)

Hình 1.3. Máy đo chức năng hô

Hình 1.4. Máy đo chức năng hô

hấp SPIRODOC (Italia)


hấp New Spirolab


11

Hình 1.5. Máy đo chức năng hô

Hình 1.6. Máy đo chức năng hô

hấp Minispir

hấp koko

Các chỉ số thông khí phổi và các yếu tố ảnh hưởng
Đo chức năng thông khí phổi thu được các thể tích và dung tích sau:
+ Các thể tích động: là các thể tích chuyển động khi thở.
+ Các thể tích tĩnh: là các thể tích không chuyển động khi thở.


12

- Các thể tích phổi động
+ Thể tích khí lưu thông (Vt): là thể tích khí thở vào hoặc thở ra bình
thường (thở tĩnh).
+ Thể tích dự trữ hít vào (IRV: Inspiratiry Reserve Volume) là lượng
khí hít vào thêm được sau khi hít vào bình thường.
+ Thể tích dự trữ thở ra (ERV): là lượng khí thở ra chậm và cố hết sức
sau khi thở ra bình thường, chính là hiệu số giữa dung tích cặn chức năng
(FRC) và thể tích cặn (RV).
+ Dung tích sống (VC): là một thể tích khí thở ra hết sức sau khi hít vào

hết sức.
- Các thể tích phổi tĩnh
+ Thể tích khí cặn (RV) là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra
hết sức. Vì đây là thể tích khí không chuyển động, do vậy không đo được
bằng máy hô hấp kế thông thường RV = TLC - VC, nếu coi TLC = 100% thì
người bình thường RV = 30%.
+ Dung tích cặn chức năng (FRC) là thể tích còn lại trong phổỉ sau khi
thở ra bình thường. Như vậy: FRC = ERV + RV.
Dung tích toàn phổi (TLC) là thể tích khí chứa ở trong phổi sau khi hít
vào tối đa.
+ Việc đo gián tiếp TLC, RV hiện nay bằng các phương pháp chính là:
. Phương pháp thể tích ký thân (body plethysmography): là phương
pháp chính xác nhất.
. Phương pháp pha loãng khí dùng khí Heli và Nitơ là chất khí chỉ thị.
- Các lưu lượng
+ Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1: forced expiratory volume
in one second): Là thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên khi đo FVC.
+ Chỉ số Tiffeneau = FEV1/VC.


×