Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU
QUỸ BHXH CỦA BHXH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH
TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN QUA
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN SƠN DƯƠNG VÀ BHXH HUYỆN SƠN
DƯƠNG
1- Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Sơn Dương ảnh hưởng
đến thu BHXH:
Sơn Dương là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, có diện
tích tự nhiên 789,26 km2; trong đó đất nông nghiệp có 195,77 km2 chiếm
24,8% đất lâm nghiệp có 396,81km2 chiếm 50,27%; còn lại 24,93% là các loại
đất khác; với số dân là: 165.188 người, bao gồm 10 dân tộc anh em: Kinh, Tày,
Cao lan, Dao, Sán chín, Sán dìu, Nùng, Mông, Hoa, Mường sống đoàn kết gắn
bó trong 33 xã, thị trấn với 424 thôn bản.
Sơn Dương có địa bàn tiếp giáp với các huyện và các tỉnh như sau:
Phía bắc giáp huyện Yên Sơn, phía nam và phía tây giáp với ba huyện Đoan
Hùng, Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), Lập thạch (tỉnh Vĩnh Phúc), phía đông giáp
hai huyện Đại Từ, Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên).
Địa hình huyện Sơn Dương khá phức tạp, rừng núi chiếm tới ba phần tư
diện tích toàn huyện và chi phối điều kiện tự nhiên bởi bốn dãy núi lớn hiểm trở
gồm: hai dãy núi hồng Tam Đảo (phía Đông Bắc) theo hướng bắc nam tạo thành
ranh giới giữa Sơn Dương và Thái Nguyên, dãy núi sáng (phía Nam) chạy từ
đông sang tây là ranh giới giữa Sơn Dương và Vĩnh Phúc. Dãy núi bầu lịch theo
hướng đông nam - tây bắc kéo dài từ xã Sơn Nam đến xã Đông Thọ chia huyện
Sơn Dương thành hai khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khác biệt. Phía
bắc mang đậm nét địa hình miền núi với nhiều núi đá, núi đất cao hiểm trở, xen
kẽ là các thung lũng nhỏ. Phía nam chủ yếu là núi đất, địa hình mang dáng dấp
của vùng trung du.
Huyện Sơn Dương với địa thế ba bề núi non hiểm trở, lại có đường bộ nối
liền với thị xã Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Yên và đường thủy xuyên xuốt
về trung du tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển ổn định: các xí
nghiệp, nhà máy, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh... thu hút
các nhà đầu tư và nhiều lao động trong và ngoài tỉnh.
Với địa hình phức tạp như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu
BHXH ở các khối như Hành chính sự nghiệp, Doanh nghiệp nhà nước , Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, khối giáo dục...bởi các các khối nằm rải rác, đường
xá không thuận lợi làm cho công tác thu BHXH gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
còn làm ảnh hưởng đến thời gian công tác thu ở các khối.
2- Giới thiệu về BHXH huyện Sơn Dương
Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việc
ban hành điều lệ Bảo hiểm xã hội.
Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành lập
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động BHXH Việt Nam.
Thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn
phương thức thu nộp bảo hiểm xã hội.
Nhằm thống nhất quản lý, tổ chức thu BHXH trong toàn hệ thống BHXH
Việt Nam, từ đó BHXH được thành lập từ Trung Ương đến địa phương.
Bảo hiểm xã hội huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được thành lập
dựa trên cơ sở được hợp nhất công tác BHXH cuả Sở lao động Thương binh xã
hội và Liên đoàn lao động tỉnh Tuyên Quang, cũng từ đó BHXH các huyện, thị
xã trực thuộc được thành lập.
Bảo hiểm xã hội huyện Sơn Dương là một trong những đơn vị BHXH
trực thuộc BHXH tỉnh Tuyên Quang, nằm trong hệ thống Bảo hiểm Việt Nam
và chịu sự quản lý theo ngành dọc của BHXH tỉnh Tuyên Quang theo quy định
của pháp luật.
BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nằm trong Bảo hiểm xã hội
Việt Nam như sau:
Bảo hiểm xã hội
Việt Nam
Như vậy, BHXH huyện Sơn Dương cũng thư BHXH các huyện khác đều
là những đơn vị trực thuộc nhỏ nhất của BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự
chỉ đạo trực tiếp từ BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chính thức được
thành lập theo quyết định số 94 ngày 4/8/1995 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
và đi vào hoạt động kể từ tháng 8/1995, BHXH huyện được đặt trụ sở làm việc
tại trung tâm thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Do vậy
hoạt động của BHXH huyện Sơn Dương có nhiều thuận tiện cơ bản.
* Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tuyên Quang
Trực thuộc BHXH Việt Nam
(có 8 phòng chức năng và 6 huyện, thị)
Bảo hiểm xã hội
huyện, thị
Thị xã
Tuyên
Quang
Huyện
Na
Hang
Huyện
Chiêm
Hóa
Huyện
Hàm
Yên
Huyện
Yên
Sơn
Huyện
Sơn
Dương
a, Chức năng nhiệm vụ:
BHXH huyện Sơn Dương, là một đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Tuyên
Quang, do vậy phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch do BHXH
tỉnh giao cho cụ thể như sau:
+ Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn
huyện Sơn Dương, lập danh sách lao động quỹ tiền lương thuộc diện áp dụng
loại hình bắt buộc để thực hiện việc tham gia đóng BHXH theo luật định.
+ Theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị tham gia BHXH trích nộp đủ tiền
BHXH và BHYT theo quy định so với tổng quỹ tiền lương.
+ Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp BHXH như: lương hưu, mất
sức lao động, tai lạn lao động, tử tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụ
hồi sức khỏe...Trên địa bàn huyện quản lý.
+ Tổ chức theo dõi biến động tăng, giảm về số lao động để xác nhận thu
BHXH giải quyết chế độ hưu trí, cấp thẻ phiếu khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
cho đơn vị.
+ Tiếp nhận quản lý các cơ quan, đơn vị, công ty trách nhiệm hữu hạn,
các hợp tác xã, các tổ hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tham gia đóng
BHXH trên địa bàn Huyện.
+ Thực hiện tiếp nhận hồ sơ tuất, hướng dẫn thủ tục giải quyết các chế độ
tử tuất đối với người tham gia BHXH, cán bộ hưu trí và trợ cấp khác theo quy
định.
+ Thực hiện thông báo, hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp
BHXH theo quy định của ngành của Nhà nước và theo hướng dẫn của BHXH
tỉnh Tuyên Quang.
+ Tiếp nhận và báo cáo kịp thời với BHXH tỉnh Tuyên Quang các trường
hợp hưởng lại trợ cấp BHXH và có điều chỉnh lương hưu.
+ Lập dự toán và quyết toán tài chính hàng năm theo quy định tài chính
hiện hành của nhà nước.
+ Quản lý lưu trữ hồ sơ, sổ sách và danh sách tham gia đóng BHXH, hồ
sơ hưởng chế độ BHXH của đối tượng theo quy định.
+ Thanh tra, kiểm tra xác minh các đơn thư khiếu nại, khiếu tố của công
dân để có kết luận trả lời kịp thời.
+ Quản lý tốt cán bộ trong đơn vị, tài sản, quỹ tiền lương và kinh phí hoạt
động thường xuyên của cơ quan BHXH.
b, Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Sơn Dương.
Tháng 8/1995 BHXH huyện Sơn Dương đi vào hoạt động độc lập với chỉ
tiêu biên chế là 5 người, do mới thành lập nên các cán bộ viên chức phải làm
việc với một khối lượng công việc rất lớn. Hơn nữa cơ sở vật chất còn nhiều
thiếu thốn, đội ngũ cán bộ mới chuyển sang chưa có kinh nghiệm nên gặp
không ít những khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm cố gắng, với nhận thức đúng
đắn của cán bộ về công tác BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
liên quan đến các chế độ chính sách của người lao động trong xã hội. Do vậy
BHXH huyện Sơn Dương đã luôn được sự quan tâm, gúp đỡ của của các cấp ủy
đảng và BHXH tỉnh Tuyên Quang. BHXH huyện Sơn Dương đã luôn phấn đấu
và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao, tạo sự tin tưởng cho người
lao động tham gia BHXH.
Trong suốt 10 năm qua mọi cán bộ trong cơ quan luôn đoàn kết, nỗ lực cố
gắng vượt qua những thách thức, khó khăn, vướng mắc để dần dần từng bước
phát triển đi lên không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, đội ngũ cán bộ
công nhân viên chức dần dần được tăng cường, hiện tại số cán bộ công nhân
viên của BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là 12 người Trong đó
Nam là 6 người, nữ có 6 người. Tất cả số cán bộ viên chức này đều có trình độ
Đại học, cao đẳng chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có đầy đủ phẩn chất đạo
đức và năng lực tận tụy với công việc, nhiệm vụ được giao.
Hiện nay với 12 cán bộ công chức viên chức BHXH huyện Sơn Dương
không chia thành các phòng ban cụ thể như BHXH tỉnh Tuyên Quang, mà chỉ
phân cấp chia thành các bộ phận chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Đó là các
bộ phận như: quản lý thu bắt buộc, quản lý thu tự nguyện, quản lý chế độ chính
sách, Kế hoạch Tài chính, giám định chi BHYT. Tất cả các bộ phận này được
đặt dưới sự quản lý, lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, sự phân chia về nhiệm vụ,
công việc được thể hiện theo sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc Phó giám đốc
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH HUYỆN
SƠN DƯƠNG
1. Cơ chế tạo lập và quản lý quỹ BHXH:
Ngày 23 tháng 11 năm 1999 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã Ban hành
quyết định số :2902/1999/QĐ-BHXH của tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt
Nam "Về quản lý thu bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt
Nam".
Các cơ quan đơn vị, Doanh nghiệp (gọi chung là người sử dụng lao
động). Cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động (gọi chung là người lao
động), phải tham gia đóng BHXH để thực hiện các chế độ BHXH đối với người
lao động theo quy định của điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo nghị
định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với
sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo
nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ. Nghị định số 09/1998/NĐ -
CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã
phường, thị trấn và Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của Chính
phủ quy định việc người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Định kỳ hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia
đóng đầy đủ phần đóng BHXH của người sử dụng lao động và của người lao
động kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương cho người lao
động.
Bộ phận
thu
bắt
buộc
Bộ phận
kho
quỹ,
văn
thư
Bộ phận
Kế hoạch
Tài chính
Bộ
phận
giám
định
chi
Bộ
phận
chính
sách
Bộ phận
thu
tự nguyện
Bảo hiểm xã hội Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là BHXH Tỉnh), Bảo hiểm xã hội các Quận huyện thị xã, thành phố trực
thuộc Tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) có trách nhiệm hướng dẫn tổ
chức thu BHXH đúng kỳ, đủ số lượng, theo đúng quy định, cấp đối chiếu và xác
nhận trên sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH.
Có thu, mới có chi là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan BHXH,
nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính vì vậy mà công tác thu
BHXH và quản lý nguồn thu BHXH có vai trò quan trọng trong hoạt động của
ngành BHXH. Do vậy, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện thu BHXH theo
mô hình 3 cấp từ cấp Trung ương đến Thành phố, Tỉnh và đến các Quận huyện.
Hàng năm BHXH Việt Nam dựa vào kết quả công tác thu BHXH, số
lượng lao động trên địa bàn Tỉnh để đề ra kế hoạch nhiệm vụ chung của ngành
trong các năm tiếp theo. Đồng thời BHXH Việt Nam cũng căn cứ dựa vào đó để
đề ra phương hướng, chỉ tiêu thu BHXH cho các cơ quan BHXH Tỉnh, thành
phố.
Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch này, các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố.
sẽ xem xét đối chiếu lại quỹ tiền lương, số lượng lao động của các đơn vị tổ
chức tham gia đóng góp trên địa bàn Tỉnh, thành phố và các quận huyện để triển
khai kế hoạch cụ thể đến từng cơ quan BHXH các quận huyện; Để có được các
chỉ tiêu kế hoạch ở trên thì hàng quý các cơ quan BHXH các Quận huyện phải
tổng hợp đầy đủ kế hoạch thu BHXH của các đơn vị do mình chịu trách nhiệm.
Tổ chức thu, ghi sổ BHXH gửi cho cơ quan BHXH Tỉnh vào ngày 22 của tháng
cuối quý trước theo biểu 2- BCT. Các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố cũng tổng
hợp đầy đủ kế hoạch thu của tất cả các đơn vị trên địa bàn theo mẫu 3- BCT và
gửi kịp thời về BHXH Việt Nam vào ngày 30 của tháng cuối quý trước.
Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ đã được tổ chức triển khai thực hiện thì các
cơ quan BHXH các Tỉnh, Thành phố, Quận huyện tiến hành hướng dẫn các đơn
vị trên địa bàn mình quản lý lập danh sách và quỹ tiền lương hàng tháng, quý để
xác định số tiền BHXH mà các đơn vị phải đóng góp; Số tiền này được nộp tập
trung vào một tài khoản thu của BHXH Tỉnh, thành phố, sau đó chúng lại được
tập trung chuyển vào tài khoản thu của BHXH Việt nam.
Việc Phân cấp quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động
do Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và chỉ
giao cho BHXH Huyện, Thị xã thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao
động có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, huyện theo phân cấp quản lý
như sau:
1.1, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Tuyên Quang:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử
dụng lao động đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm:
+ Các đơn vị do Trung ương quản lý;
+ Các đơn vị do Tỉnh trực tiếp quản lý;
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Các đơn vị, tổ chức quốc tế;
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động với số lượng
lớn;
+ Các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài;
Ngoài ra đối với những đơn vị sử dụng lao động mà BHXH huyện, thị
không đủ điều kiện thu BHXH thì BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu.
* Đối với cán bộ thu của BHXH tỉnh:
Hàng năm BHXH tỉnh căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp
BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý
thu. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoặch thu BHXH trên địa
bàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoặch thu
BHXH của BHXH các huyện, thị xã gửi lên, để lập kế hoặch cho năm sau (theo
mẫu số 5- KHT) gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10.
+ Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, năm;
+ Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH
và danh sách chỉnh mức lương đóng BHXH hàng tháng;
+ Kiểm tra danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, biên bản đối
chiếu kết quả tham gia đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH
các huyện, thị xã gửi lên;
+ Vào sổ sách theo dõi chi tiết kết quả thu nộp BHXH đến từng người lao
động ở từng cơ quan đơn vị phát sinh hàng tháng;
+ Thông báo kịp thời cho các đơn vị nợ đọng tiền BHXH.
+ Xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện giải quyết
chế độ BHXH; hoặc di chuyển nơi làm việc của người lao động.
+ Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Việt Nam theo định kỳ quy định:
- Báo cáo nhanh 10 ngày/lần;
- Báo cáo tháng vào ngày 05 tháng sau;
- Báo cáo quý vào ngày 15 tháng đầu quý sau;
- Báo cáo năm vào ngày 20 tháng đầu năm sau;
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang lập báo cáo thu BHXH theo mẫu số 7-
BCT đối với các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý và báo cáo
tổng hợp thực hiện thu toàn tỉnh theo mẫu số 8 - BCT, gửi BHXH Việt Nam
trước ngày 25 tháng đầu quý sau, nếu là báo các quý và trước ngày 31 tháng 1
năm sau nếu là báo cáo năm.
+ Kiểm tra công tác thu, thẩm định số liệu thu BHXH.
+ Hàng quý, năm BHXH tỉnh Tuyên Quang tổ chức kiểm tra thẩm định
số liệu thu BHXH trong kỳ của BHXH các huyện, thị xã. Việc tổ chức kiểm tra
thẩm định số liệu thu được thực hiện sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu
thu BHXH sau khi được thẩm định là tài liệu gốc kèm theo hồ sơ quyết toán tài
chính quý, năm của BHXH các cấp.
1.2, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội huyện Sơn Dương:
- Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động , quỹ tiền
lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH
huyện quản lý thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế họach thu
BHXH trên địa bàn huyện cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT) gửi cho BHXH
tỉnh tước ngày 20/10;
Lập báo cáo thu, BHXH huyện báo cáo nhanh tình hình thực hiện thu
BHXH trên địa bàn huyện hàng tháng theo mẫu 6 - BCT.
Thời gian gửi báo cáo, BHXH huyện gửi báo cáo cho BHXH Tỉnh trước
ngày 10, ngày 20 và ngày 2 tháng sau.
Báo cáo quý, năm BHXH huyện lập báo cáo theo mẫu số 7- BCT gửi cho
BHXH Tỉnh trước ngày 10 tháng đầu quý sau nếu là báo cáo quý và trước ngày
20/1 năm sau nếu là báo cáo năm.
* Đối với cán bộ chuyên thu BHXH huyện Sơn Dương:
+ Tổ chức khai thác thu các đối tượng thuộc diện thu bắt buộc phải tham
gia BHXH trên địa bàn mình quản lý.
Đây là công việc có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
BHXH nói chung và BHXH các tỉnh, huyện nói riêng.
Bởi vì có phát hiện, khai thác thêm các đơn vị sử dụng lao động tham gia
BHXH thì số lượng người lao động sẽ tăng lên khi đó nguyên tắc "lấy số đông
bù số ít" trong hoạt động của BHXH càng thực hiện tốt hơn, có hiệu quả cao
hơn, có tính chất xã hội, nhân văn của BHXH càng được thể hiện rõ. Ngoài ra
công việc này còn làm tăng trưởng nguồn thu về quỹ BHXH làm cho quỹ
BHXH thoát rần ra khỏi sự nâng đỡ, hỗ trợ, trợ giúp của Ngân sách Nhà nước.
+ Tiếp xúc với các cơ quan đơn vị sử dụng lao động, hướng dẫn tuyên
truyền vận động tham gia BHXH.
Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ chuyên quản lý thu BHXH tiếp xúc và
làm việc với các đơn vị sử dụng lao động được dễ dàng, thuận lợi. Giám đốc
BHXH huyện Sơn Dương nên có các cuộc tiếp xúc trước với lãnh đạo đơn vị
sử dụng lao động. Đặt mối quan hệ ngay từ ban đầu giữa người tham gia BHXH
với đơn vị BHXH.