Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận cao học, tác phẩm kinh điển, “tư tưởng của lê nin về xây dựng đảng vô sản kiểu mới trong tác phẩm một bước tiến, hai bước lùi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.2 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3
3. Mục đích và ý nghĩa...................................................................................3
4. Bố cục........................................................................................................3
CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “MỘT BƯỚC
TIẾN, HAI BƯỚC LÙI”.................................................................................4
1.1. Lênin, đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng...............................4
1.2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Một bước tiến hai bước lùi”...............6
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TÁC
PHẨM “MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI” CỦA LÊNIN........................9
2.1. Nội dung chính của tác phẩm..................................................................9
2.2. Tư tưởng của Lênin về xây dựng Đảng vô sản kiểu mới trong tác phẩm
“Một bước tiến, hai bước lùi”......................................................................10
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VỀ
NGUYÊN LÝ TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG VÔ SẢN KIỂU MỚI
TRONG TÁC PHẨM “MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI”.....................20
3.1. Ý nghĩa:.............................................................................................20
3.2. Vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về nguyên lý tổ chức xây
dựng Đảng vô sản trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi” đối với
việc xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay:.................................................21
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG
XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG SAU KHI NGHIÊN CỨU TÁC
PHẨM “MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI” CỦA V.I.LÊ-NIN..........29
KẾT LUẬN....................................................................................................32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................34

1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, Đảng ta luôn coi trọng
công tác lý luận. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng
định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta”. Trong đó nguyên
lý về Đảng và xây dựng Đảng nói chung và nguyên lý về tổ chức xây dựng
Đảng vô sản kiểu mới của Lênin nói riêng đã được thực tiễn cách mạng Việt
Nam kiếm nghiệm và trở thành chân lý, là cơ sở trong công tác xây dựng
Đảng cộng sản Việt Nam.
Sức mạnh của Đảng Mác - Lênin là sức mạnh tổng họp về chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Đảng là đội tiên phong của giai cấp, lãnh đạo giai cấp và xã
hội không phải bằng Cương lĩnh, bằng tư tưởng mà còn bằng hành động cách
mạng, bằng tổ chức. Tổ chức Đảng vững mạnh bảo đảm cho Cương lĩnh,
Đường lối của Đảng được thực hiện. Sức mạnh về chính trị, tư tưởng của
Đảng được thực hiện bằng tổ chức, thông qua tổ chức Đảng. Tổ chức là một
nhiệm vụ trực tiếp nhằm xây dựng một tổ chức cách mạng có khả năng thống
nhất mọi lực lượng và lãnh đạo phong trào. Tổ chức bảo đảm cho Đảng tồn
tại, nhờ tổ chức Đảng mới hùng mạnh và hơn nữa mới trở thành hiện thực
được. Vì vậy việc nghiên cứu nội dung tác phẩm “Một bước tiến, hai bước
lùi” nói chung và nghiên cứu tư tưởng của Lênin về những nguyên lý tổ chức
xây dựng Đảng kiểu mới thể hiện trong tác phẩm nói riêng là một yêu cầu cấp
thiết trong công tác xây dựng Đảng, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng
trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam
giành thắng lợi.
Khi nghiên cứu học thuyết về xây dựng Đảng kiểu mới của V.I.Lênin,
chúng ta nhận thấy V.I.Lênin đã có những cống hiến vô cùng to lớn về mặt lý
luận và thực tiễn. Ông đã phát triển sáng tạo lý luận khoa học của C.Mác và
Ph.Ăngghen về Đảng cộng sản và hoàn chỉnh học thuyết xây dựng Đảng của
chủ nghĩa Mác. Trong quá trình thực hiện chủ trương thành lập một đảng kiểu

mới, V.I.Lênin đã đấu tranh kiên quyết với các trào lưu cơ hội chủ nghĩa nhằm
chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức để thành lập một chính Đảng cách
mạng của giai cấp công nhân, đồng thời ông đã đưa ra những nguyên tắc tổ
chức trong việc xây dựng một chính Đảng cách mạng, một Đảng kiểu mới,
đây là những nguyên tắc có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, là kim chỉ nam
cho phong trào công nhân và các Đảng cộng sản trên toàn thế giới tuân theo
trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam. Trong hoàn cảnh thực tiễn của phong
trào cách mạng thế giới lúc bấy giờ, những tư tưởng về Đảng kiểu mới của Lê
- nin có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó như ngọn đuốc soi đường cho phong
trào cách mạng đang lâm vào khủng hoảng thoái trào. Cách mạng Xã hội chủ
nghĩa đã thắng lợi, phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, và cũng đã trải qua
những khó khăn, có những bước thụt lùi, song những tư tưởng của Lê - nin thì
còn nguyên giá trị, nó là kim chỉ nam, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển
2


của một Đảng cách mạng chân chính.
Nhận thức được giá trị to lớn của những tư tưởng đó và trong điều kiện
Đảng cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo nhân dân cả nước đi lên Chủ nghĩa xã
hội hiện nay, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng của Lê - nin về xây dựng Đảng vô sản
kiểu mới trong tác phẩm Một bước tiến, hai bước lùi” làm tiểu luận.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu tư tưởng của Lênin về tổ chức xây dựng Đảng vô sản kiểu
mới. Ngoài ra trong Đảng phải tìm ra những ưu khuyết điểm của mình, tự tìm
ra sai lầm và sửa chữa sai lầm đó.
- Đảng phải xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu, đổi mới công tác xây dựng Đảng.
- Lý luận của vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về xây dựng

Đảng và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Quan điểm của Lênin về xây dựng Đảng và sự vận
dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
3. Mục đích và ý nghĩa
3.1 Mục đích
Làm rõ các nguyên tắc của Lênin trong việc tổ chức, thống nhất đảng
kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chỉ ra ý nghĩa của tác phẩm đối với
công cuộc xây dựng Đảng của nước ta hiện nay.,
3.2 Ý nghĩa
Tìm hiểu tác phẩm, chúng ta thấy rõ được nhiều vấn đề và nhiều khía
cạnh khác nhau trong nguyên tắc tổ chức đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ ra
được những khuyết điểm, những mặt hạn chế còn tồn tại trong việc tổ chức,
lãnh đạo Đảng hiện nay. Rút ra được nhiều kinh nghiệm, những bài học quý
giá để khắc phục, hạn chế những yếu điểm đấy.
4. Bố cục
Đề tài gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiều luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lênin và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Một bước tiến, hai
bước lùi”
Chương 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của tác phẩm “Một bước tiến,
hai bước lùi” của Lênin.
Chương 3: Ý nghĩa và sự vận dụng của đảng ta về nguyên lý tổ chức
xây dựng đảng vô sản kiểu mới trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”
Chương 3: Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện trong xây dựng và
chỉnh đốn đảng sau khi nghiên cứu tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”
3


CHƯƠNG 1

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI”

1.1. Lênin, đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng
Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi
lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới; người bảo vệ
và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; người sáng lập Nhà nước Xôviết - Nhà nước
công nông đầu tiên trên thế giới và lãnh đạo nhân dân Liên Xô bắt tay vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực.
V.I.Lênin, tên thật là Vladimir Ilits Ulianov, ông sinh ngày 22/4/1870, ở
Simbirsk (nay là Ulianovsk), trong một gia đình trí thức tiến bộ. Ông mất
ngày 21/1/1924, tại làng Gorki, Moskva, thi hài ông được đặt tại lăng ở
Quảng trường Đỏ. Ông được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là một trong 100
nhân vật có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Ngay khi còn ít tuổi, qua gia đình và
người thân, Lênin đã tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ, căm ghét chế độ
độc tài Nga hoàng. Năm 18 tuổi, Người nghiên cứu những tác phẩm của
C.Mác, Ph.Ăngghen, G.V.Plêkhanốp và bắt đầu tham gia cách mạng, tuyên
truyền tư tưởng mácxít.
Năm 1891, Lênin tốt nghiệp ngành Luật, trường Đại học Petersburg và
từ năm 1893, trở thành người lãnh đạo nhóm mácxít ở Saint Petersburg. Năm
1894, Lênin vào Đảng Xã hội Dân chủ Nga. Từ đấy, Người là một trong
những nhà tổ chức và lãnh đạo cách mạng Nga.
Thực tiễn hoạt động cách mạng của Lênin vô cùng phong phú. Lênin là
người đầu tiên đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào
thực tiễn nước Nga; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập
Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga - tiền thân của Đảng Cộng sản
Bônsêvích Nga, một đảng vô sản kiểu mới đã lãnh đạo giai cấp công nhân và
nhân dân Nga làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, và thực hiện sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên bang Xôviết; là người đã làm chủ
nghĩa Mác từ lý luận trở thành hiện thực.

Sau Cách mạng Tháng Mười, Lênin đã lãnh đạo những người
Bônsêvích và nhân dân lao động Nga đấu tranh thắng lợi chống thù trong,
giặc ngoài, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, bảo vệ thành công sự tồn
tại của Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Lênin là tổng công trình sư
đầu tiên của những phương hướng, kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên bang Xôviết, trong đó đặc biệt là chính sách kinh tế mới (NEP).
Lênin là người tích cực đấu tranh cho chủ nghĩa quốc tế vô sản, thành
lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) để lãnh đạo phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, tập hợp mọi lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc.
4


Lênin đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào
giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong cuộc đấu
tranh cách mạng của giai cấp vô sản.
Lênin đã phát triển vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác thành vấn đề dân
tộc và thuộc địa trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa; đề ra những nguyên tắc có
tính cương lĩnh của giai cấp vô sản về vấn đề dân tộc; coi phong trào giải
phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; phê phán chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi cũng như chủ nghĩa sô vanh nước lớn.
Khẩu hiệu của Mác "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" đã được Lênin
phát triển thành "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!".
Dưới ngọn cờ của Lênin, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết
và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được hình thành; chủ nghĩa phátxít bị
tiêu diệt; các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập dân tộc, làm cho hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
Tên tuổi của Lênin đã gắn liền với những cải biến cách mạng vĩ đại
nhất trong xã hội loài người từ đầu thế kỷ XX đến nay. Đúng như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết: "Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác.

Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là
người thầy đã tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những
bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao
cả nhất".
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lênin đã nhiều lần bị
bắt, bị tù đầy, bị trục xuất ra nước ngoài, bị mưu sát, nhưng Người luôn là tấm
gương sáng ngời về tinh thần cách mạng kiên trung, về ý chí quyết tâm giải
phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, về phẩm chất đạo đức cách
mạng cao cả, về lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi nhân dân.
Về di sản tư tưởng lý luận, Lênin là người đã kế tục, bảo vệ và phát
triển một cách xuất sắc, toàn diện chủ nghĩa Mác cả triết học, kinh tế chính trị
học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện mới.
Người đã phê phán một cách khoa học, thuyết phục những quan điểm
tư tưởng, trào lưu lý luận sai lầm, như phái "dân túy" Nga, phái "mácxít hợp
pháp", khuynh hướng "tả" khuynh, "hữu" khuynh trong phong trào công nhân,
chủ nghĩa cơ hội, xét lại... để bảo vệ chủ nghĩa Mác; đồng thời bổ sung, phát
triển nhiều luận điểm cụ thể của chủ nghĩa Mác cho phù hợp với điều kiện
thực tiễn cũng như sự phát triển của khoa học đương thời...
Nhiều vấn đề ở thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, thực tiễn lịch sử
chưa đặt ra, nhưng được đặt ra trong thời đại mới đã được Lênin tìm ra câu trả
lời đúng đắn, phát triển hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác... Trong quá trình lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ của cuộc đấu tranh cách mạng, trước
sau như một, Người luôn xuất phát từ linh hồn sống, bản chất khoa học, cách
5


mạng của chủ nghĩa Mác và từ thực tiễn đấu tranh cách mạng để bổ sung,
phát triển chủ nghĩa Mác.
1.2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Một bước tiến hai bước lùi”
Năm 1898, Đại hội lần thứ nhất của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội

Nga tuyên bố thành lập Đảng, nhưng trên thực tế còn chưa hình thành, vì lúc
này Đảng chưa có cương lĩnh, điều lệ. Trung ương Đảng đều bị bắt, Đảng lâm
vào một tình trạng vô cùng khó khăn, lộn xộn về tư tưởng, phân tán về tổ
chức, về tư tưởng:
Về tư tưởng: Phái “kinh tế” phủ nhận vai trò của lý luận cách mạng,
phủ nhận vai trò của Đảng, sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân,
coi đấu tranh kinh tế là tất cả.
Về tổ chức: Đảng bao gồm nhiều nhóm riêng biệt, phân tán ở các địa
phương, không liên hệ về mặt tổ chức và thiếu một cơ quan lãnh đạo tập trung
thống nhất.
Trong điều kiện đó, Lênin viết tác phẩm “Làm gì” để đấu tranh về mặt lý
luận chống lại phái “kinh tế” tạo ra sự thống nhất về lý luận, cương lĩnh, sách
lược trong Đảng.
Sau khi những quan điểm cơ hội chủ nghĩa của phái “kinh tế” trong
Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga bị đánh bại, Đại hội II của Đảng được
triệu tập Đại hội họp vào tháng 7 năm 1903.
Nhiệm vụ chính của Đại hội là: “Thành lập một đảng chân chính trên các
nguyên tắc và cơ sở tổ chức do báo “Tia lửa” đã nêu lên và thảo ra...”. Dự Đại
hội có 26 tổ chức, có mặt tại Đại hội là 43 đại biểu. Mỗi ban cấp ủy được cử 2
đại biểu, nhưng nhiều ban cấp ủy chỉ cử một đại biểu. Do vậy, chỉ có 43 đại
biểu mà có 51 phiếu có quyền quyết định.
1.2.1. Sự phân định các phái trong Đại hội II Đảng Công nhân dân
chủ - xã hội Nga
Đại hội gồm nhiều nhóm, nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Từ
đầu, Đại hội đã hình thành 3 nhóm với 3 khuynh hướng chính trị:
Một là, nhóm “Tia lửa”, đại biểu là Lê nin.
Hai là, nhóm chống “Tia lửa”, gồm đại biểu của phái Bun, họ phản đối
chế độ tập trung, chủ trương thành lập Đảng theo dân tộc và dựa trên cơ sở
lãnh thổ. Đại biểu phái này gồm có Libe, Bơruke, Gadơbilét, v.v…
Trong nhóm chống “Tia lửa” còn có cả đại biểu của phái sự nghiệp công

nhân. Họ chống lại nguyên tắc của báo “Tia lửa” cả về mặt cương lĩnh, sách
lược và tổ chức. Đại biểu của phái này gồm Máctưnốp, Akimốp...
Ba là, nhóm lừng chừng ngả nghiêng, gồm đại biểu của nhóm công nhân
miền Nam, nhóm này ngoài miệng thì thừa nhận báo “Tia lửa”, nhưng đồng
thời lại có kế hoạch riêng, họ không vững vàng về nguyên tắc. Ngoài nhóm
6


này ra còn có một số nhóm nhỏ khác phụ thuộc vào nhóm công nhân miền
Nam do đó cùng chung lập trường cơ hội. Đại biểu nhóm này gồm Egơrốp,
Makhốp, Lvốp, v.v…
Nhóm “Tia lửa” có 33 người chiếm đa số nhưng trong quá trình đấu
tranh ở Đại hội đã phân hóa thành hai phái là phái thiểu số và phái đa số. Phái
đa số (còn gọi là phái Bônsêvích) chiếm 24 người do Lênin đứng đầu và phái
thiểu số (còn gọi là phái Mensêvích) chiếm 9 người do Máctốp đứng đầu.
Sự tồn tại từ đầu các nhóm với các khuynh hướng chính trị khác nhau là
nguồn gốc của cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng: khuynh hướng cách
mạng và khuynh hướng cơ hội trong suốt quá trình Đại hội và sau Đại hội trên
tất cả các vấn đề về cương lĩnh, sách lược và điều lệ.
1.2.2. Cuộc đấu tranh trong và sau Đại hội
Cuộc đấu tranh chống các phần tử cơ hội chủ nghĩa gồm hai thời kỳ lớn.
Thời kỳ trong Đại hội II và thời kỳ sau Đại hội. Riêng thời kỳ trong Đại hội,
cuộc đấu tranh chia ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Cuộc đấu tranh diễn ra giữa phái “Tia lửa” với đại biểu của
phái Bun, nhóm sự nghiệp công nhân và nhóm công nhân miền Nam trên các
vấn đề chủ yếu:
- Vấn đề thành phần Đại hội.
- Vấn đề vị trí của phái Bun.
- Vấn đề cương lĩnh ruộng đất.
- Vấn đề quyền bình đẳng về ngôn ngữ.

- Cuộc thảo luận về chế độ tập trung trước khi có sự chia rẽ trong Đảng,
v.v…
Trong các cuộc đấu tranh này đã thể hiện rõ các khuynh hướng chính trị
của các nhóm đại biểu và sự giao động ngả nghiêng của một số đại biểu trong
phái “Tia lửa”. Tuy nhiên, nửa đầu của Đại hội, trên các vấn đề cơ bản về
cương lĩnh và sách lược mặc dù có những ý kiến khác nhau, song đều được
dàn xếp ổn thỏa với các đại biểu, trong phái “Tia lửa” vẫn nhất trí với nhau,
bảo đảm một đa số cố kết trong Đại hội.
Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt giữa
phái đa số và phái thiểu số trong nhóm “Tia lửa” cùng với những phần tử cơ
hội chủ nghĩa cuộc đấu tranh xoay quanh các vấn đề thảo luận về Điều 1 trong
Điều lệ dự thảo. Khi bàn về việc tiến hành bầu cử các cơ quan lãnh đạo của
Đảng sự bất đồng ý kiến trong phái “Tia lửa” đã bộc lộ hoàn toàn, phe thiểu
số tách khỏi phe đa số và liên minh chặt chẽ với những phần tử cơ hội chủ
nghĩa.
Sau Đại hội, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và cơ hội
chủ nghĩa trên các vấn đề tổ chức càng trở nên đặc biệt gay gắt. Máctốp và
7


đồng bọn bị thất bại trong các cuộc bầu vào các cơ quan Trung ương tìm cách
phá hoại Đảng, Đảng Bônsêvích. Chúng lén lút lập các tổ chức bè phái tách
khỏi Đảng.
Lênin và những người lêninnit khác đã cố gắng giải quyết cuộc khủng
trong đảng, nhưng những người Mensêvích vẫn khăng khăng từ chối.
Plêkhanốp lúc này trở nên dao động, đã nhân nhượng vô nguyên tắc với
Máctốp để giữ hòa bình trong Đảng. Những sai lầm cơ hội chủ nghĩa từ trước
tới nay của Plêkhanốp đã đẩy ông nghiêng về phái Mensêvích. Từ địa vị hòa
giải với Mensêvích, không bao lâu chính ông cũng trở thành đảng viên
Mensêvích.

Trong hoàn cảnh lịch sử trên, tháng 5 năm 1904, Lênin cho ra mắt tác
phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi” nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ
hội về mặt tổ chức của phái Mensêvích.

8


CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM
“MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI” CỦA LÊNIN
2.1. Nội dung chính của tác phẩm
Trong tác phẩm “một bước tiến, hai bước lùi” Lê nin đã phân tích, làm
rõ nguồn gốc, diễn biến, ý nghĩa của cuộc đấu tranh trong Đảng công nhân
dân chủ - xã hội Nga, vạch trần âm mưu và thủ đoạn của bọn cơ hội chủ
nghĩa, xét lại, khẳng định nguyên tắc tổ chức Đảng theo kiểu mới- Đảng của
giai cấp công nhân, chứ không phải đảng của một đội quân ô hợp, không có tổ
chức và kỷ luật.
Diễn biến của Đại hội II, thành phần triệu tập gồm 51 đại biểu của 26 tổ
chức đảng, có mặt tham dự tại Đại hội là 43 đại biểu. Do thành phần tham gia
Đại hội rất phức tạp nên ngay từ đầu đã phân thành nhiều phái khác nhau.
Nhóm “tia lửa” gồm 33 đại biểu do Lê - nin đứng đầu. Nhưng đến giữa Đại
hội thì nhóm này phân thành hai: phái thiểu số và phái đa số. Phái đa số còn
gọi là Bôn - sê - vích do Lê - nin đứng đầu, chiếm 24 người, và lãnh thổ.
Trong nhóm chống “tia lửa” còn có đại biểu của phái sự nghiệp công nhân.
Họ chống lại nguyên tắc của báo “tia lửa” về cả mặt cương lĩnh, sách lược và
tố chức. Ba là nhóm lưng chừng ngả nghiêng, gồm đại biếu của nhóm công
nhân miền Nam, nhóm này ngoài miệng thì thừa nhận báo tia lửa, nhưng đồng
thời lại có kế hoạch riêng, họ không vững vàng về nguyên tắc. Ngoài nhóm
nhỏ này ra còn có một số nhóm nhỏ khác phụ thuộc vào nhóm công nhân

miền Nam do đó có cùng chung lập trường cơ hội.
Sự tồn tại từ đầu các nhóm với khuynh hướng chính trị khác nhau là
nguồn gốc của cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng: khuynh hướng cách
mạng và khuynh hướng cơ hội trong suốt quá trình Đại hội và sau Đại hội trên
tất cả những vấn đề về cương lĩnh, sách lược và điều lệ. Nội dung chủ yếu của
tác phẩm “một bước tiến, hai bước lùi” được chia làm bốn phần:
Phần thứ nhất: Gồm mục a và mục b.
Phần này đề cập đến việc chuẩn bị Đại hội và ý nghĩa của việc phân chia
phe phái tại Đại hội. Vạch trần những luận điệu của phái Mensêvích trong
việc phủ nhận đại hội: “Đại hội không phải là thần thánh và nghị quyết của
đại hội không phải là thiêng liêng”; vạch trần luận điệu cho rằng, việc phân
các nhóm chính trị trong Đại hội là “mánh khóe chính trị có tính chất tiểu tổ”
của những người theo phái đa số.
Lênin khẳng định: Sự tồn tại các phe phái là nguồn gốc của cuộc đấu
tranh trong Đại hội và có phân rõ phái đa số và phái thiểu số mới có thể hiểu
rõ được các sắc thái chính trị của mỗi phái.

9


Lênin cũng vạch rõ thái độ lật lọng, không kiên định của phái Mensêvích
vì khi thất bại trong Đại hội thì những người Mensêvích quay lại phủ nhận
Nghị quyết Đại hội, phủ nhận điều mà chính họ thống nhất từ lúc chuẩn bị
Đại hội đó là: Các Nghị quyết của Đại hội phải được các tổ chức tuân theo.
+ Phần thứ hai: Từ mục c đến mục n.
Trong các mục này, Lênin thông qua các cuộc đấu tranh trong Đại hội để
phân tích rõ sắc thái chính trị của các phe phái trong Đại hội, Lênin chỉ ra 4
nhóm đại biểu cho 4 khuynh hướng chính trị trong Đại hội:
. Nhóm đa số của phái “Tia lửa”.
. Nhóm thiểu số của phái “Tia lửa”.

. Nhóm phái “giữa”.
. Nhóm chống “Tia lửa”.
Lênin chứng minh rằng, mặc dù trong các cuộc biểu quyết có hiện tượng
xen kẽ nhưng nó không phủ nhận sự phân hóa phe phái. Trong phần đầu Đại
hội khi nêu một số vấn đề chung thì phái “giữa” đi với phái “Tia lửa” chống
lại phái chống “Tia lửa”. Nhưng phần sau Đại hội, đối với những vấn đề có
tính nguyên tắc thì phái “giữa” lại đi với phái chống “Tia lửa” để chống lại
phái “Tia lửa”. Như vậy, thực tế phái “giữa” là phái ngả theo cánh cơ hội chủ
nghĩa. Phần sau Đại hội, phái thiểu số hướng về cánh cơ hội chủ nghĩa. Họ là
những phần tử kém ổn định về mặt lý luận, kém triệt để về mặt nguyên tắc tổ
chức. Đây là sự phân hóa tất nhiên giữa lực lượng cách mạng và cánh cơ hội
chủ nghĩa trong Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga và cả phạm vi quốc tế.
Lênin cũng đã đập tan luận điệu của Máctốp khi y cho rằng bị buộc tội oan là
cơ hội chủ nghĩa.
+ Phần thứ ba: Từ mục o đến mục q
Phần này, Lênin vạch trần những hành động của phái thiểu số sau Đại
hội, những quan điểm cơ hội chủ nghĩa về mặt tổ chức, phê phán thái độ nhân
nhượng thiếu nguyên tắc của Plêkhanốp.
+ Phần thứ tư: Mục r và s
Là phần kết luận tác phẩm. Lênin phác hoạ lại một cách tổng quát sự
phát triển của cuộc khủng hoảng trong Đảng và những quy luật phát triển của
nó. Người chỉ ra rằng: Mặc dù có sự phát triển (quanh co), mặc dù có những
bước lùi lại, nhưng Đảng của giai cấp vô sản sẽ đi đến thắng lợi, sẽ lập được
một Đảng chân chính cách mạng vì sự thống nhất về tư tưởng của giai cấp
công nhân dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác và được củng cố bằng sự thống
nhất vật chất của tổ chức.
2.2. Tư tưởng của Lênin về xây dựng Đảng vô sản kiểu mới trong tác
phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”
2.2.1. Cơ sở lý luận chung.
10



2.2.1.1. Khái niệm Đảng là gì
Đảng chính trị là những lực lượng chính trị được tổ chức, những lực
lượng này tập hợp các công dân có chung khuynh hướng chính trị, nhằm
hướng tới một mục tiêu nhất định, và nhằm mục đích tham gia chính quyền,
đồng thời có thể thay đổi chương trình hoạt động của mình để thực hiện các
mục tiêu trên.
2.2.1.2. Khái niệm Đảng cộng sản
Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp vô
sản, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Mục đích của Đảng
cộng sản là đánh bại chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân và nhân
dân lao động trên thế giới khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây
dựng một xã hội mới, tự do bình đẳng, con người không còn chịu áp bức, bất
công. Đó là xã hội Xã hội chủ nghĩa và tiến lên chủ nghĩa Cộng sản.
2.2.1.3. Nội dung xây dựng Đảng
Xây dựng Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt mà
Đảng ta luôn quan tâm chú trọng phát triển. Ngay từ khi thành lập Đảng cho
tới nay, chưa lúc nào Đảng ta sao nhãng việc đấy mạnh công tác xây dựng
Đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bởi có làm tốt công tác
này thì Đảng mới tồn tại và phát triển được, Đảng mới có năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu tốt, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của kẻ
thù, thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay. Trong
công tác xây dựng Đảng, nội dung của nó được thể hiện trên ba mặt:
- Xây dựng Đảng về chỉnh trị: là việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý
luận, gắn chặt lý luận với thực tiễn cách mạng Việt Nam để nâng cao năng lực
hoạch định đường lối cách mạng, góp phần phát triển lý luận Mác - Lê nin,
soi sáng con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều cốt yếu là Đảng ta
luôn lấy Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư

tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Lập trường nguyên tắc của
Đảng là kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội để tìm
ra hình thức và bước đi phù hợp, chống mọi biểu hiện chủ quan, giáo điều và
mọi biểu hiện cơ hội trong Đảng dưới mọi mầu sắc.
- Xây dựng Đảng về tư tưởng: đó là quá trình đưa ý thức Xã hội chủ
nghĩa vào trong Đảng, làm cho tư tưởng đó thấm sâu vào mọi tổ chức đảng và
cá nhân đảng viên của Đảng, biến thành niềm tin, lý tưởng, mục đích sống,
đạo đức và hoạt động của cả tổ chức đảng cũng như đảng viên ở mọi cấp, mọi
ngành. Xây dựng Đảng về tư tưởng còn là tăng cường công tác nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm, đẩy
mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
- Xây dựng Đảng về tổ chức: là xây dựng hệ thống tổ chức từ trên
xuống dưới theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và
11


phê bình, có kỷ luật tự giác và nghiêm minh, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng. Đảng luôn luôn chăm lo xây dựng đội ngũ kế cận theo hướng chú
trọng bản lĩnh chính trị, đạo đức và tài năng; nâng cao sức chiến đấu của các
tổ chức cơ sở Đảng, thường xuyên giáo dục thanh niên để tạo nguồn phát triển
Đảng. Để bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động . Đảng kiên quyết đấu
tranh chống các hiện tượng độc đoán, dân chủ hình thức, cục bộ, chia rẽ, bè
phái, tiếp tục đối mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo trong hệ
thống chính trị, phát huy vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước. Tổ chức
Đảng và đảng viên đều hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật. Đảng
thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra để xây dựng Đảng trong sạch vững
mạnh.
Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức là ba mặt tổng thể
trong công tác xây dựng Đảng, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua
lại với nhau, là cơ sở, tiền đề, cũng là hệ quả của nhau, thúc đẩy nhau vận

hành, bảo đảm cho Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của cả dân
tộc Việt Nam; đại biếu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc.
2.2.2. Tư tưởng của Lê-nin về xây dựng Đảng kiểu mới trong tác
phẩm “một bước tiến, hai bước lùi”.
Thứ nhất, Đảng là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân.

Nguyên lý Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân đã được
C.Mác và P.h.Ăng ghen nêu ra trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” từ năm
1848. nhưng phái thiểu số (tức phái Mensêvích) chủ trương xoá nhoà ranh
giới giữa Đảng với giai cấp, theo phái thiểu số họ cho rằng “Dĩ nhiên, trước
hết, chúng ta thành lập một tổ chức, gồm những phần tử tích cực nhất của
đảng, một tổ chức những người cách mạng; nhưng, là đảng của giai cấp,
chúng ta cần chú ý đừng bỏ ở ngoài đảng những người có ý thức gắn bó với
đảng, dù họ có thể không tỏ ra tích cực lắm” [1]. Như vậy, theo quan điểm của
phái thiểu số thì số lượng đảng viên càng đông càng tốt, và có xu hướng hạ
thấp vị trí của đảng. V.I.Lênin đã kịch liệt phản đối diều đó và xác định: “Thật
vậy, không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân,
với toàn bộ giai cấp”[2] Đảng là một bộ phận của giai cấp, nhưng phải phân
biệt với toàn bộ giai cấp. Theo V.I. Lênin, Đảng là đội tiên phong chính trị và
là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có giác ngộ cách mạng nhất của giai cấp, Đảng
là người đưa yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, là người định hướng
chính trị và là người giáo dục, động viên, tổ chức quần chúng hành động cách
mạng. Đảng phải cải tổ toàn bộ công tác của mình, không được hạ thấp Đảng
ngang trình độ của quần chúng bình thường. V.I. Lênin viết: “Không được lẫn
lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp...
1
2


V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr289
V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr289

12


Chúng ta sẽ chỉ tự lừa dối mình, nhắm mắt trước những nhiệm vụ bao la của
chúng ta, thu hẹp những nhiệm vụ đó lại, nếu chúng ta quên mất sự khác nhau
giữa đội tiền phong và tất cả số quần chúng hướng theo đội tiền phong đó;
nếu chúng ta quên mất rằng đội tiền phong có nghĩa vụ thường xuyên phải
nâng các tầng lớp ngày càng đông đảo đó lên trình độ tiên tiến ấy”[3].
Cũng như C. Mác khẳng định trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản”, V.I. Lênin đã nhấn mạnh vai trò tiên phong của Đảng cộng sản
được thể hiện trước hết trên lĩnh vực lý luận, V.I. Lênin đã chỉ rõ: Chỉ đảng
nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai
trò chiến sĩ tiền phong. Đối với người đảng viên Đảng cộng sản (ĐCS), điều
đòi hỏi đầu tiên về tư cách là phải giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có
trình độ lý luận nhất định về chủ nghĩa xã hội khoa học, nắm được đường lối,
chính sách của Đảng. V.I. Lênin còn nêu lên vai trò tiên phong của Đảng được
thể hiện về mặt tổ chức và sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong hoạt động
thực tiễn. V.I. Lênin đã chỉ ra sai lầm cơ bản của phái Mensêvích là phạm phải
chủ nghĩa cơ hội trên những vấn đề tổ chức, đánh giá thấp ý nghĩa quan trọng
của tổ chức trong cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản. Người khẳng
định Đảng phải được tổ chức chặt chẽ để bảo đảm là một đội ngũ thống nhất ý
chí và hành động, có kỷ luật nghiêm minh.
Đảng tồn tại không chỉ với vai trò tiên phong của mình mà Đảng phải
tập hợp, lãnh đạo quần chúng nâng cao trình độ giác ngộ cho quần chúng lên
ngang tầm trình độ của những người cách mạng, song không theo đuôi quần
chúng, không được hạ thấp trình độ tổ chức của Đảng ngang với trình độ của
quần chúng. Người chỉ rõ: “Nếu chúng ta quên mất sự khác nhau giữa đội tiên

phong và tất cả số quần chúng hướng theo đội tiên phong đó, nếu chúng ta
quên mất rằng đội tiên phong có nghĩa vụ thường xuyên phải nâng các tầng
lớp ngày càng đông đảo đó lên trình độ tiên tiến ấy” [4]. Để xây dựng Đảng
mạnh đủ sức lãnh đạo giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình
không chỉ là vấn đề đảng viên có giác ngộ và tiên phong hay không? khi đã có
cương lĩnh và sách lược đúng, đòi hỏi sự thống nhất về mặt tổ chức, V.I.
Lênin chỉ ra: “Sự thống nhất trong những vấn đề cương lĩnh và sách lược là
điều kiện tất yếu, nhưng chưa đầy đủ để đảm bảo sự thống nhất của đảng...
Muốn đạt được sự thống nhất trên đây, thì còn phải có sự thống nhất về tổ
chức nữa”[5]. V.I. Lênin đòi hỏi Đảng phải là một bộ phận có tổ chức chặt chẽ
của giai cấp công nhân, đảng viên phải tham gia hoạt động trong một tổ chức
của Đảng, phải chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của tổ chức, trong Đảng phải có
kỷ luật tập trung.
Theo V.I. Lênin, Đảng là của giai cấp, nhưng không phải toàn bộ giai
cấp. Không được lẫn lộn giữa Đảng và giai cấp, Đảng chỉ thu hút, kết nạp vào
đội ngũ của mình những người giác ngộ cách mạng nhất, có ý thức tổ chức kỷ
3

V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, Tr.289 - 290
V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 290
5
V.I. Lênin, Toàn tập, Sđd, 1979, T8, Tr.454 - 455
4

13


lut cao nht trong giai cp cụng nhõn v nhõn dõn lao ng.
Th hai, ng l b phn cú t chc ca giai cp cụng nhõn, có kỷ
luật mà tất cả mọi đảng viên phải tuân theo:

Nm 1864, Quc t I c thnh lp, t ú phong tro cụng nhõn ó cú
mt t chc, mt chớnh ng vụ sn lónh o. ú l tin , l iu kin tiờn
quyt phong tro cụng nhõn phỏt trin, trng thnh v ngy cng mnh
hn trong cuc u tranh chng li ch ngha t bn. Nhng trc nhng yờu
cu ca tỡnh hỡnh mi, khi Quc t II ó i vo thoỏi tro, nhng phn t c
hi, xột li ang cú ý lỏi phong tro cụng nhõn i theo con ng khỏc.
Chỳng ph nhn chuyờn chớnh vụ sn, ph nhn u tranh chớnh tr, ph nhn
liờn minh cụng nụng, tỏn thnh liờn minh vi giai cp t sn. Trc tỡnh hỡnh
thc t ó t ra yờu cu l phi cú mt chớnh ng kiu mi dn dt phong
tro u tranh ca giai cp vụ sn, chng li ch ngha t bn, chng li
phong tro cỏch mng ang chuyn dn sang ci lng.
Lờnin cho rng: Trong cuc u tranh ginh chớnh quyn, giai cp
vụ sn khụng cú v khớ no khỏc hn l t chc. B phõn chia vỡ s cnh tranh
vụ chớnh ph ang thnh hnh trong gii t sn, b ố nng di s lao ng
nụ l cho t bn, luụn luụn b dỡm sõu tn ỏy ca cnh kh cc, ca s
cựng qun v ca s thoỏi húa, nhng giai cp vụ sn vn cú th tr thnh mt
lc lng vụ ch, ch l vỡ mt lý do ny: s thng nht t tng ca giai cp
vụ sn da trờn c s nhng nguyờn lý ca ch ngha Mỏc c cng c bng
s thng nht vt cht ca t chc. Sc mnh ca giai cp cụng nhõn ú l
t chc, khụng cú t chc ca qun chỳng, giai cp vụ sn s khụng l cỏi gỡ
ht, c t chc li, ú s l tt c.[6]
Lờ-nin ó ch ra cho giai cp vụ sn thy rng, mc dự cũn khú khn v
nhiu mt, luụn luụn b giai cp t sn búc lt, nhng khi ó cú mt t chc
tiờn phong, c trang b nhng lý lun cỏch mng ca ch ngha Mỏc thỡ giai
cp vụ sn cú th ng lờn chng li giai cp t sn v ginh thng li.
V.I. Lờnin nhn mnh rng: trong cuc u tranh chng giai cp t sn,
giai cp vụ sn khụng cú v khớ no tt hn l s t chc. V.I. Lờnin phờ phỏn
quan im ca phỏi thiu s cho rng, iu l l cỏi cht hp, l hỡnh thc m
ni dung quan trng hn hỡnh thc; cng lnh, sỏch lc quan trng hn t
chc, nhng quan im ca phỏi Mensờvớch c bc l trờn bỏo tia la mi

ton b li l ca bỏo tia la mi u l rừ cỏi t tng sõu sc cho
rng ni dung quan trng hn hỡnh thc; rng mt t chc cú sc sng nhiu
hay ớt l tu theo quy mụ v ý ngha ca ni dung m t chc ú mang li cho
phong tro; rng ch tp trung khụng phi l mt Cỏi gỡ c lp t ti
rng ú khụng phi l mt th bựa vn ng.[7]
V.I. Lờnin vit: S thng nht trong nhng vn cng lnh v sỏch
lc l iu kin tt yu, nhng cha bo m s thng nht ca ng
6
7

V.I.Lờnin: Ton tp, Sd, 1963, t.7, tr.481
V.I.Lờnin: Ton tp, Sd, 1979, T8, Tr.453

14


và sự tập trung hoá công tác đảng... Muốn đạt được sự thống nhất trên đây, thì
còn phải có sự thống nhất về tổ chức nữa’’ [8] và điều này không thể thực hiện
được đối với một Đảng vừa mới ít nhiều vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của
1 tiểu tổ và chưa có 1 bản điều lệ được chính thức quy định, chưa có nguyên
tắc thiểu số phục tùng đa số, bộ phận phục tùng toàn bộ... V.I.Lênin nhấn
mạnh: Đối với giai cấp vô sản, tổ chức là vũ khí đấu tranh giai cấp, là thứ vũ
khí mà nhờ đó giai cấp vô sản tự giải phóng mình. Người viết: Trong cuộc
đấu tranh chống giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không có vũ khí nào tốt hơn
là sự có tổ chức.
Thứ ba, Đảng tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân
Để xứng đáng với vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo thì Đảng chẳng
những phải là đội tiên phong, đội tiên phong có tổ chức mà còn là tổ chức cao
nhất của giai cấp công nhân. V.I. Lênin viết: “Chúng ta là Đảng của giai cấp
bởi vậy hầu như toàn bộ giai cấp (và trong thời kỳ chiến tranh, trong thời kỳ

nội chiến thì toàn bộ giai cấp không trừ một người nào cả) cần phải hoạt động
dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, phải triệt để xiết chặt hàng ngũ xung quanh
Đảng”[9].
V.I.Lênin chỉ rõ sự khác nhau giữa tổ chức Đảng với tổ chức quần
chúng là ở chỗ Đảng phải có lý luận tiên phong, có tính tổ chức cao. Đảng có
trách nhiệm và có khả năng lãnh đạo các tổ chức khác của giai cấp công nhân,
hướng hành động của họ vào một mục đích chung là thủ tiêu chế độ bóc lột,
xây dựng chế độ XHCN; không được nhầm lẫn giữa trình độ tổ chức cao của
Đảng với địa vị của Đảng trong xã hội. Để bảo đảm cho Đảng thực sự là tổ
chức cao nhất của giai cấp công nhân, Đảng chỉ kết nạp những người ưu tú,
tiên tiến, giác ngộ lý luận, có ý thức tổ chức kỷ luật, có khả năng thu phục
quần chúng vì vậy khi thảo luận tiết 1 điều lệ Đảng, Lênin trình bày rõ quan
điểm của mình: “Tôi muốn trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác
rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiền phong của giai cấp, phải hết sức
có tổ chức, rằng đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp
nhận một tính tổ chức tối thiểu”[10]
Theo V.I.Lênin đảng viên khác với quần chúng ở hai điểm cơ bản là:
phải có giác ngộ hơn về trình độ lý luận và phải có ý thức tổ chức cao hơn, có
kỷ luật chặt chẽ hơn, biết tổ chức, lãnh đạo quần chúng.
Thứ tư, Đảng được tổ chức theo chế độ tập trung:
Chế độ tập trung đòi hỏi Đảng phải có điều lệ thống nhất, một cơ quan
lãnh đạo thống nhất, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên,
toàn đảng phục tùng Đại hội Đảng toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương.
Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho Đảng thật sự thống nhất và do đó mới thật
8

V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 1979, T8, Tr.244, 245
V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 289
10
V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 286

9

15


sự có sức mạnh.
Trước nguyên tắc chế độ tập trung của Lênin đã xảy ra những cuộc đấu
tranh gay gắt giữa phái “Tia lửa” với đại biểu của phái Bun, nhóm sự nghiệp
công nhân và nhóm công nhân miền Nam thể hiện rõ các khuynh hướng chính
trị cơ hội chủ nghĩa. Cuộc thảo luận về chế độ tập trung, vấn đề thành phần
của Ban chấp hành Trung ương. Những người chống phái “Tia lửa” cũng như
“phái giữa” phản đối chế độ tập trung lẫn chế độ hai cơ quan trung ương; coi
đó là chế độ phân quyền, gọi đó là chế độ tập trung “gớm ghiếc” sẽ đưa đến
chỗ tiêu diệt các tổ chức cơ sở thay vào đó thì Ban chấp hành Trung ương có
quyền vô hạn, quyền can thiệp vô hạn vào mọi việc, còn các tổ chức có quyền
duy nhất là cúi đầu theo những lệnh lệnh từ trên ban xuống. Họ chủ trương
mở rộng thẩm quyền của ban chấp hành địa phương, cụ thể để cho Ban chấp
hành ấy “có quyền” tự mình “thay đổi số ủy viên của mình” và ban chấp hành
địa phương phải được những cán bộ đang hoạt động ở địa phương bầu ra. Sở
dĩ họ phản đối là vì chế độ tập trung đã gây bất lợi đến những lợi ích “bản vị”,
những lợi ích tiểu tổ của phái Bun, của nhóm “công nhân miền Nam”, của ban
biên tập cũ của báo “Tia lửa”.
Trong và sau Đại hội, các phần tử Mensêvích cùng với các loại cơ hội
khác kịch liệt chống lại chế độ tập trung trong Đảng, chúng phủ nhận mọi thứ
quyền lực nhằm kéo lùi Đảng trở lại thời kỳ phân tán. Tìm cách phá hoại
Đảng, không phục tùng những nghị quyết của Đại hội và quyết định các cơ
quan Trung ương của Đảng bằng hai phương pháp: phương pháp thứ nhất:
phá rối toàn bộ công tác đảng, làm hỏng việc, cố ý gây trở ngại cho việc mà
không giải thích nguyên nhân; phương pháp thứ hai: tổ chức các cuộc gây
lộn; chúng phủ nhận mọi thứ quyền lực nhằm kéo lùi Đảng về thời kỳ phân

tán, tiểu tổ. “Chúng cho rằng tổ chức đảng là một “công xưởng” kỳ quái;
nguyên tắc bộ phận phục tùng toàn bộ và thiểu số phục tùng đa số, thì họ cho
là một “sự nô dịch”; sự phân công, dưới quyền lãnh đạo của một cơ quan
Trung ương thì họ la lên biến con người thành “những bánh xe và đinh vít”,
chỉ nhắc tới Điều lệ tổ chức của Đảng khiến họ khinh bỉ, miệt thị và người ta
hoàn toàn cho rằng không cần đến Điều lệ. Nếu theo nguyên tắc do Lênin đề
ra thì có nghĩa là “thiết lập chế độ nông nô trong Đảng, biến Đảng thành nhà
máy đứng đầu là giám đốc (tức Ban chấp hành trung ương), biến Đảng viên
thành “bánh xe và lò xo trong guồng máy”.
Lênin và những người cộng sản chân chính đã đấu tranh bảo vệ những
vấn đề có tính nguyên tắc của tổ chức đảng, Người khẳng định: “Trước kia
Đảng ta chưa phải là một khối chính thức có tổ chức, mà chỉ là một tổng số
những nhóm riêng biệt và do đó, giữa các nhóm ấy không thể có những quan
hệ nào khác, ngoài sự tác động về mặt tư tưởng. Hiện nay, chúng ta đã trở
thành một Đảng có tổ chức, điều đó có ý nghĩa là chúng ta đã tạo ra một
quyền lực, biến uy tín về tư tưởng thành uy tín về quyền lực, khiến cấp dưới
phải phục tùng cấp trên của Đảng”. Giai cấp vô sản có một chế độ tập trung
tuyệt đối và có kỷ luật hết sức nghiêm minh, đó là một trong những điều kiện
16


cơ bản để có thể chiến thắng giai cấp tư sản.
Trong lập trường của báo “Tia lửa” mới về những vấn đề tổ chức gắn
chủ nghĩa Gi-rông-danh và chủ nghĩa vô chính phủ quý tộc: đó là bênh vực
chế độ tự trị chống lại chế độ tập trung. Trước tình hình đó Lênin vạch trần xu
hướng không thể chối cãi được nhằm bênh vực chế độ tự trị, chống lại chế độ
tập trung, là một đặc điểm có tính nguyên tắc của chủ nghĩa cơ hội trong các
vấn đề tổ chức. Và lẽ tự nhiên là chủ nghĩa cơ hội về mặt cương lĩnh thì gắn
liền với chủ nghĩa cơ hội về sách lược và gắn liền chủ nghĩa cơ hội trong các
vấn đề tố chức. Từ đó Lênin khắng định cần phải có sự thống nhất về tổ chức:

“trong thời kỳ khôi phục sự thống nhất thật sự của Đảng và dựa trên cơ sở
thống nhất đó mà giải tán các tiểu tổ lỗi thời thì cơ quan tối cao tất nhiên là
Đại hội đảng, tức là cơ quan tối cao của Đảng. Đại hội hết sức tập hợp tất cả
đại biểu các tố chức tích cực lại và trong khi cử ra các cơ quan trung ương Đại
hội đã biến những cơ quan này thành cơ quan tối cao của Đảng mãi đến
nhiệm kỳ đại hội sau”.
Như vậy, trong tác phẩm Lênin coi nguyên tắc tập trung là nguyên tắc
duy nhất cần phải toát ra trong toàn bộ Điều lệ để phù hợp với hoàn cảnh lúc
đó và cuộc đấu tranh diễn ra trong nội bộ. Đó là lúc chính quyền Sa hoàng
không cho phép hoạt động công khai, trong nội bộ Đảng đầy rẫy những hiện
tượng phân tán, ngập ngừng, do dự, lề lối thủ công nghiệp, tản mạn, không
muốn phục tùng sự lãnh đạo thống nhất của ủy ban Trung ương do Đại hội
bầu ra, như phái “Kinh tế”, phái “Bun”, và sau này cả bọn Mensêvích chống
lại tất cả những gì mà Đảng đã nêu ra. Trong điều kiện như vậy, nguyên tắc
tập trung đảm bảo chắc chắn ngăn ngừa sự phục hồi lối vô kỷ luật, lỏng lẻo về
tổ chức.
Người chỉ ra biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của những phần tử trí
thức tham gia phong trào xã hội dân chủ là: “cái tâm lý của người trí thức tư
sản” tự cho mình là ở trong số “những người được lựa chọn”, đứng trên tổ
chức quần chúng và kỷ luật quần chúng. Lênin cũng nhấn mạnh tập trung
không có nghĩa là xem nhẹ dân chủ, tập trung phải đi đôi với dân chủ, tập
trung và dân chủ là hai mặt không thể tách rời trong chế độ tổ chức của đảng
mácxít. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, Đảng Bôn sê vích Nga đã chủ
trương không ngừng phát triển dân chủ trong Đảng. Theo Lênin, khi điều kiện
chính trị cho phép, thực hiện chế độ bầu cử trong Đảng là vô điều kiện, và nếu
nói bênh vực chế độ tập trung chỉ có nghĩa là bênh vực chế độ tập trung dân
chủ.
Thứ năm, Đảng là hiện thân của sự liên lạc giữa đội tiên phong của giai cấp
công nhân và quần chúng lao động:


Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, do vậy muốn tồn tại,
phát triển và có đủ lực lượng, sức mạnh hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của
mình thì phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Lênin viết: “muốn trở thành

17


mt ng dõn ch xó hi, thỡ cn phi c s ng h ca chớnh giai cp..[11]
Mối liên hệ Đảng với quần chúng là một nguyên tắc là vấn đề
thuộc về bản chất của Đảng và là nguồn sức mạnh của Đảng.
Mi liờn h gia ng v qun chỳng khụng phi l ch yu, khụng
phi do s liu ng nhiu hay ớt quyt nh m do cht lng i ng ng
viờn quyt nh, cỏc t chc ng ca chỳng ta bao gm nhng ngi dõn
ch - xó hi chõn chớnh m cng mnh m bao nhiờu, v trong ni b ng
cng ớt cú tỡnh trng dao ng v khụng kiờn nh bao nhiờu, thỡ nh hng
ca ng i vi nhng ngi trong qun chỳng cụng nhõn chung quanh
ng v chu s lónh o ca ng, s cng rng rói, cng nhiu mt cng
phong phỳ, cng hiu qu by nhiờu.
Trong mi liờn h vi qun chỳng, ng phi khc phc khuynh hng
lch lc, vt quỏ xa trỡnh ca qun chỳng, xa ri qun chỳng. ng thi
cng khc phc tỡnh trng theo uụi, h thp trỡnh ca ng xung ngang
hng trỡnh ca qun chỳng. Lờ nin vit: chỳng ta s ch la di mỡnh,
nhm mt trc nhim v bao la ca chỳng ta, thu hp nhng nhim v ú li,
nu chỳng ta quen mt s khỏc nhau gia i tiờn phong v tt c s ụng
qun chỳng hng theo i tiờn phong ú; nu chỳng ta quờn mt rng i
tiờn phong cú ngha v thng xuyờn phi nõng cỏc tng lp ngy cng ụng
o ú lờn trỡnh tiờn tin y.
Th sỏu, Phờ bỡnh v t phờ bỡnh l quy lut phỏt trin ca ng.
Theo Lờnin, ng phi luụn luụn t phờ bỡnh v phờ bỡnh t vch ra sai
lm khuyt im, phõn tớch rừ nguyờn nhõn v tỡm cỏch sa cha. Lờnin coi

õy l mt trong nhng cn c quan trng xem xột mt ng cú tht s l
ng mỏc xớt chõn chớnh hay khụng. Mt ng m tỡm ra sai lm, cụng khai
tha nhn sai lm, phõn tớch hon cnh ra sai lm, nghiờn cu cn thn
nhng bin phỏp sa cha sai lm y l du hiu chng t mt ng
nghiờm tỳc, l mt ng lm trũn ngha v ca mỡnh. Trong tỏc phm ny,
Lờnin vch mt phỏi Mensờvớch li dng phờ bỡnh v phờ bỡnh vụ nguyờn tc
ngi lờ ụi mỏch bờn ngoi i hi. Lờnin ch rừ phng phỏp phờ bỡnh
Theo tụi thỡ nhng li n i v nhng cõu chuyn ngi lờ ụi mỏch bờn
ngoi i hi v phm cht v hnh ng ca cỏc cỏ nhõn l iu thiu nhõn
cỏch v khụng xng ỏng (bi vỡ trong 100 trng hp thỡ cú n 99 trng
hp nhng hnh ng ú l mt iu bớ mt v t chc, m ngi ta ch th l
vi cp ti cao ca ng m thụi). Theo tụi thỡ dựng nhng cõu chuyn ngi lờ
ụi mỏch y tin hnh u tranh bờn ngoi i hi, thỡ chng khỏc no
th on m t.[12] Ngi cho rng ú l hnh vi vu khng, l hnh ng
thiu nhõn cỏch v khụng xng ỏng. V Lờnin cng u tranh vch trn õm
mu ca Mỏctp khi hn li dng vic tranh lun trong i hi kộo phong
tro i theo con ng c hi, ci lng. T tng phờ bỡnh v t phờ bỡnh
11
12

V.I.Lờnin, ton tp, Nxb, tin b, M, 1979, tp 8, tr 293
V.I.Lờnin, ton tp, Nxb, tin b, M, 1979, tp 8, tr 404

18


được Lênin phát triển trong tổ chức với xây dựng Đảng về chính trị và xây
dựng Đảng về tư tưởng. Riêng đối với công tác xây dựng Đảng về tổ chức,
những nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin cho thấy: trong công tác
xây dựng Đảng, phải xây dựng được một điều lệ Đảng thống nhất, một kỷ luật

nghiêm minh, một cơ quan lãnh đạo thống nhất từ trung ương tới cơ sở, có uy
tín và có tính chất quyền lực. Người đảng viên phải có ý thức tổ chức kỷ luật,
cho dù ở cương vị nào thì người đảng viên cũng phải tham gia một trong
những tổ chức của Đảng, không thể coi Đảng là một tổ chức vô chính phủ, tự
do vô điều kiện, phải chịu sự quản lý, giám sát của tổ chức Đảng.
Theo Lênin: Đảng phải luôn tự phê bình và phê bình, tự vạch ra sai lầm
khuyết điểm, phân tích rõ nguyên nhân và tìm cách sửa chữa. Lênin coi đây là
một trong những căn cứ để xem xét đánh giá một Đảng có chuyên chính và
cách mạng hay không, người viết: “Nếu một chính đảng nào không dám nói
thật bệnh tật của mình ra, không dám chuẩn đoán bệnh một cách thẳng tay, và
tìm phương cứu chữa bệnh đó, thì đảng đó sẽ không xứng đáng được người ta
tôn trọng”.[13] V.I.Lênin đòi hỏi tự phê bình và phê bình phải được tiến hành
một cách nghiêm túc có tổ chức, có nguyên tắc, bảo đảm tính trung thực thẳng
thắn vì sự tiến bộ của Đảng và của mỗi đảng viên.
Trong hoàn cảnh phức tạp và khó khăn của tình hình thực tế thì những
tư tưởng của Lê - nin về xây dựng một Đảng vô sản kiểu mới đã đặt cơ sở cho
sựnghiệp xây dựng Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng cộng sản các nước. Nó
đã có đóng góp lớn lao cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân trên
toàn thế giới. Từ đó tới nay, phong trào cách mạng thế giới đã có nhiều biến
đổi to lớn song những tư tưởng đó của Lênin vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn.

13

V.I.Lênin, toàn tập, Nxb, tiến bộ, M, 1979, tập 8, tr 366

19


CHƯƠNG 3:


Ý NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VỀ NGUYÊN LÝ TỔ
CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG VÔ SẢN KIỂU MỚI TRONG TÁC
PHẨM “MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI”
3.1. Ý nghĩa:
Về mặt lý luận: Lênin kế thừa và phát triển một học thuyết về Đảng của
chủ nghĩa Mác, vạch ra một cách đầy đủ và hoàn chỉnh những nguyên tắc cơ
bản của chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản. Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, Người đã không ngừng tuyên truyền, giáo dục, truyền bá,
vận dụng quan điểm lý luận của Mác vào thự tiễn phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân Nga, chúng minh tính đúng đắn, tính cách mạng và khoa
học của chủ nghĩa Mác bằng những bước tiến không ngừng của phong trào
cách mạng dưới sự chỉ đạo, định hướng của học thuyết về đảng vô sản kiểu
mới.
Thông qua đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội để thống nhất phong trào
cách mạng của giai cấp công nhân Nga, Lênin đã luận giải một cách sâu sắc
và rút ra nguyên lý xây dựng Đảng về tổ chức: Đảng là bộ phận có tổ chức
của giai cấp công nhân, Đảng là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công
nhân, Đảng được tổ chức theo chế độ tập trung, tự phê bình và phê bình là
quy luật phát triển của Đảng. Là cơ sở lý luận cho quan trọng để xây dựng
chính đảng cách mạng Bônsêvích vững mạnh về mặt tổ chức, tư tưởng và
chính trị, khẳng định Đảng là đội tiên phong có tổ chức, lãnh đạo phong trào
cách mạng kiếu mới của giai cấp công nhân.
Về mặt thực tiễn: nguyên lý về tổ chức xây dựng Đảng vô sản kiểu mới
trong tác phẩm góp phần to lớn trong việc vạch trần bản chất cơ hội chủ nghĩá
của những người cơ hội chủ nghĩa như Máctốp, Ácxenrốt coi thường và hạ
thấp ý nghĩa vấn đề tổ chức của Đẳng, vấn đề tập trung thống nhất của phong
trào công nhân, chủ trương đảng viên của Đảng không cần tham gia sinh hoạt
trong tổ chức đảng, không cần chấp hành nghị quyết và phục tùng kỷ luật của
Đảng. Đảng không cần thành tổ chức, không cần có hình thù rõ rệt, chỉ lờ mờ
và ô hợp, giáng một đòn chủ nghĩa cơ hội Nga cũng như trên thế giới.

Nguyên lý về tổ chức xây dựng Đảng vô sản kiểu mới của Lênin đã chỉ
rõ giai cấp vô sản cần sinh hoạt trong một tổ chức của Đảng, tổ chức đảng lấy
nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt, tự phê bình
và phê bình là quy luật phát triển của Đảng.
Đối với Đảng cộng sản Việt Nam nguyên lý về tổ chức xây dựng Đảng
vô sản kiểu mới của Lênin đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đã và đang là
những chỉ dẫn có tính nguyên tắc trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Việc nghiên cứu những tư tưởng đó của Lênin góp phần xây dựng Đảng ta
ngày càng trong sạch vững mạnh, xứng đáng là người duy nhất lãnh đạo cách
20


mạng Việt Nam. Góp phần tăng cường kỷ kuật Đảng, thực hiện nghiêm minh
trong Đảng. Mỗi đảng viên phải sinh hoạt một trong những tổ chức của Đảng,
phải tuyệt đối trung thành vói lý tưởng của Đảng, phải tuân thủ cương lĩnh,
Điều lệ của Đảng, kiên quyết chống lại những phần tử cơ hội chống phá
Đảng, đưa người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng làm cho Đảng ta là
đạo đức, là văn minh.
3.2. Vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về nguyên lý tổ chức
xây dựng Đảng vô sản trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước
lùi” đối với việc xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay:
Thứ nhất, Đảng là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân:
Theo Lênin, Đảng chẳng những là đội tiên phong có tổ chức mà còn là tổ
chức cao nhất của giai cấp công nhân. Lênin viết: “Chúng ta là Đảng của giai
cấp bởi vậy hầu như toàn bộ giai cấp (và trong thời kỳ chiến tranh, trong thời
kỳ nội chiến thì toàn bộ giai cấp không trừ một người nào cả) cần phải hoạt
động dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, phải triệt để xiết chặt hàng ngũ xung
quanh Đảng”. Sở dĩ, Đảng có trách nhiệm và khả năng lãnh đạo tất cả các tổ
chức của giai cấp công nhân, hướng mọi hoạt động của tất cả các tổ chức của
giai cấp công nhân vào một mục đích chung là thủ tiêu chế độ bóc lột, xây

dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì Đảng bao gồm những phần tử tiên
tiến giác ngộ nhất, được vũ trang lý luận khoa học và có tổ chức chặt chẽ.
Điều 1 của Điều lệ đòi hỏi người đảng viên phải thừa nhận Cương lĩnh
và Điều lệ của Đảng, tham gia một trong những tổ chức của Đảng, nhằm làm
cho Đảng thực sự trở thành tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân.
Tại Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền
theo Hiến pháp (bản 2013), đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt
động trên đất nước Việt Nam, và được đảm bảo bằng điều 4 Hiến pháp năm
1980. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố hiện nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam là đại biểu của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và
lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của Đảng.
Thứ hai, về nguyên tắc tập trung dân chủ: C. Mác và Ph. Ăngghen là
những người đầu tiên nêu lên những tư tưởng cơ bản về xây dựng chính đảng
cách mạng của giai cấp công nhân. Hai ông chưa đề cập thật rõ vấn đề tập
trung dân chủ như một nguyên tắc cụ thể. Thời các ông, chưa có một Đảng
Cộng sản cụ thể nào mà mới chỉ có các tổ chức quốc tế của giai cấp công
nhân. Đó là Liên đoàn những người cộng sản, Quốc tế I và Quốc tế II. Trong
Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản, hai ông mới đề cập đến ở mức
độ “Bàn về Đảng Cộng sản”. Ở đó vấn đề tập trung dân chủ mới chỉ đề cập
trong việc tổ chức và bãi miễn các thành viên: Các cơ quan lãnh đạo của đảng
được bầu cử một cách dân chủ và họ có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào nếu họ
không hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức trao cho.

21


V.I Lênin kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, ông là
người đầu tiên xác định một cách rõ ràng nhất các nguyên tắc trong xây dựng
Đảng Cộng sản. Tập trung dân chủ đã trở thành nguyên tắc cơ bản phân biệt

Đảng Cộng sản cách mạng với các đảng khác.
Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có khi Người gọi là dân chủ
tập trung) là nguyên tắc rất quan trong trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nguời cũng là tấm gương Cộng sản mẫu mực trong việc thực hiện
nguyên tắc này. Theo Người “toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp tổ chức
thống nhất lại theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy là dân chủ tập
trung. Nghĩa là: tập trung trên nền tảng dân chủ. Dân chủ dưới sự chỉ đạo
tập trung.”[14]
Người quán triệt nguyên tắc cơ bản của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của
Ban chấp hành Trung ương Đảng, toàn Đảng là một khối thống nhất về ý chí
và hành động, có sự nhất trí cao về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức,
thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng. Người chỉ rõ: trong lãnh đạo, các cấp
bộ đảng phải thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mọi
việc đều bàn bạc một cách dân chủ và tập thể. Khi đã quyết định rồi, thì phân
phối công tác phải rạch ròi, giao cho một hoặc mấy đồng chí phụ trách làm
đến nơi đến chốn. Người còn nói, dân chủ phải đi đôi với tập trung, “phải kiên
quyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít
phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng
Trung ương. Người căn dặn, Đảng ta phải chống lại mọi biểu hiện tập trung
quan liêu, độc đoán, dân chủ hình thức, đồng thời cũng chống lại biểu hiện
phân tán, cục bộ, hẹp hòi, bè phái, vô tổ chức, kỷ luật. Người không chỉ nói
về tập trung dân chủ mà còn luôn gương mẫu thực hiện nguyên tắc đó.
Ngay từ khi ra đời, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định lấy
nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Mặc
dù tác phẩm (viết năm 1904), Lênin chưa đề cập đến nguyên tắc tập trung dân
chủ mà chỉ nói tập trung và dân chủ, giữa chúng có mối liên hệ tác động qua
lại. Cho đến năm 1905, Người mới dùng thuật ngữ tập trung dân chủ nhưng tư
tưởng của Lênin về nguyên tắc tập trung dân chủ vẫn mãi mãi soi đường cho
cách mạng Việt Nam.

Tập trung trong Đảng có nghĩa là: Đảng cộng sản Việt Nam phải có
một Cương lĩnh cách mạng chung, trong đó mục tiêu và con đường cách
mạng phải được mọi đảng viên và tố chức quán triệt. Trong Đảng phải có một
điều lệ thống nhất, thể hiện những tiêu chuẩn sinh hoạt mà mọi tổ chức và
đảng viên phải tuân theo. Đảng phải có một cơ quan cao nhất lãnh đạo các tổ
chức đảng và công tác của đảng viên trong toàn Đảng. Tập trung đòi hỏi phải
có kỷ luật thống nhất, mọi đảng viên và tổ chức đảng phải tuân thủ những tiêu
chuẩn sinh hoạt Đảng, có ý thức phục tùng nghị quyết của Đảng.
14

Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXBCTQG, Hà Nội 2002, tập 5, tr.240-241

22


Dân chủ trong Đảng có nghĩa là: tất cả đảng viên đều bình đẳng, tự do
thảo luận công việc của Đảng. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử
lập ra. Cơ quan lãnh đạo phải báo cáo công việc của mình và chịu trách nhiệm
về hoạt động của mình. Thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo, thực hiện chế độ tự
phê bình và phê bình. Chỉ khi nào đảng viên tự giác thảo luận và giải quyết tất
cả công việc của đảng, kể cả thành lập các cơ quan lãnh đạo thì sức mạnh của
Đảng mới thể hiện, tính tích cực của đảng viên mới được nâng cao.
Điều 9 Điều lệ Đảng quy định nội dung cơ bản của nguyên tắc tập
trung dân chủ: cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là
Đại hội đại biểu toàn quốc, cơ quan lãnh đạo mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc
đại hội đảng viên, giữa hai kỳ đại hội cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban chấp
hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ; cấp ủy các cấp
báo cáo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực
hiện tự phê bình và phê bình; tố chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị

quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá
nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại
biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương; nghị quyết của các cơ quan
lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên
trong cơ quan đó tán thành, đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được bảo
lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song
phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của Đảng; tổ chức đảng quyết định
các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với
nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị
quyết của cấp trên.
Đảng ta xác định nguyên tắc tập trung dân chủ là sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ. Dân chủ là điều kiện, là tiền đề của
tập trung, còn tập trung là cơ sở, là cái đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.
Chỉ trong điều kiện dân chủ trong Đảng được phát huy cao nhất thì mới tạo ra
sức mạnh toàn Đảng. Ngược lại, chỉ trong điều kiện có tổ chức cao, tính kỷ
luật chặt chẽ, thừa nhận sự lãnh đạo thống nhất của Đảng thì đảng viên mới
có thể thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Tập trung và dân chủ là hai
mặt thống nhất với nhau, dân chủ mà không có tập trung thì nhất định sẽ biến
Đảng vô sản thành một khối tập hợp mơ hồ, không có sự thống nhất trong nội
bộ, không có tính toàn bộ và tính tổ chức, do đó không thể hiện được vai trò
lãnh đạo giai cấp vô sản và toàn thể nhân dân lao động.
Trong công tác cán bộ, việc quán triệt, thực hiện nghiêm nguyên tắc
này là nguyên tắc, yêu cầu quan trọng để thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, phát huy trách nhiệm của các tổ
chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị; bảo đảm công
tác cán bộ được thực hiện dân chủ, khách quan, công tâm, lựa chọn đúng
người có đủ phẩm chất, năng lực theo tiêu chuẩn quy định.
23



Những năm qua, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
công tác cán bộ nhìn chung được các tổ chức đảng thực thi chặt chẽ, nghiêm
túc, hiệu quả. Có thể thấy rõ là, nhiều chủ trương, nguyên tắc, quan điểm, giải
pháp lớn về công tác cán bộ được thể chế, cụ thể hóa bằng quy chế, quy định,
quy trình, bảo đảm dân chủ, chặt chẽ hơn. Các khâu: quản lý, đánh giá, tuyển
chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực
hiện chính sách cán bộ được cấp ủy và tổ chức đảng dân chủ bàn bạc và quyết
định theo đa số; sự phân cấp trong công tác cán bộ được nhận thức và thực
hiện tốt. Ở đại hội đảng các cấp, việc bầu cử cấp ủy, đại biểu đi dự đại hội cấp
trên đều có số dư để cán bộ, đảng viên dân chủ lựa chọn. Vai trò của các tổ
chức quần chúng, nhân dân trong giám sát và tham gia vào công tác quản lý,
đánh giá, tuyển chọn cán bộ được phát huy. Việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ,
trọng tâm là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được tiến hành định kỳ,
có hiệu quả, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng vững mạnh, đủ đức,
đủ tài lãnh đạo nhân dân giành được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong
công cuộc đổi mới.
Tuy vậy, cũng cần thấy rằng, “Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều
nơi bị buông lỏng”[15], thậm chí vi phạm; nhất là biểu hiện “dân chủ hình
thức”. Qua một số vụ việc gần đây, như: bổ nhiệm người nhà, “thăng tiến thần
tốc”, bổ nhiệm, luân chuyển chui,… cho thấy, có khâu, bước, quyết định liên
quan đến cán bộ tuy được thông qua tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, đúng “quy
trình”; nhưng thực chất tập thể đã bị vô hiệu hóa, mất sức chiến đấu, hoặc chỉ
là “bình phong” để “hợp thức hóa” quyết định của cấp trên, người có chức,
quyền. Bên cạnh đó, việc “Đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục
bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng”,
tính công khai, minh bạch còn nhiều hạn chế, v.v. Đây là những vấn đề nổi
cộm liên quan đến công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, gây bức xúc
trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, đặt ra nhiều vấn đề về
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ cần tập trung
giải quyết.

Để khắc phục những vấn đề này, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới; trước hết, cần nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp về thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Thực tiễn đã khẳng định,
dân chủ trong công tác cán bộ chỉ có thể đạt được khi cấp ủy, cán bộ chủ trì và
đội ngũ đảng viên có sự thống nhất, nhận thức đúng về vị trí, vai trò, nội dung
của nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc được Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng ta kế thừa và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phù
hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong đó, tập trung và dân chủ thống
nhất với nhau, tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ đi đôi với tập trung.
Dân chủ càng phát triển thì tập trung càng vững chắc, sức mạnh của Đảng
càng được khẳng định. Thực hiện tốt nguyên tắc này, một mặt, bảo đảm phát
15

ĐCSVN- Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Nxb CTQG, H. 2016, tr. 27

24


huy trí tuệ, trách nhiệm của tập thể; mặt khác, bảo đảm sự thống nhất ý chí,
hành động của tổ chức đảng và đảng viên trong công tác cán bộ. Nếu xem
nhẹ, tuyệt đối hóa mặt nào đều là vi phạm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền,
giáo dục, làm cho mọi cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm
của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ. Cán bộ là “gốc” của mọi công việc,
công tác cán bộ là “công việc gốc” của Đảng, có ý nghĩa quyết định đến sự
thành, bại của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Mọi thành công hoặc thất
bại đều do cán bộ tốt hay xấu. Theo đó, trên cơ sở nhận thức đúng, phải thực
hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm mọi vấn đề liên quan đến
cán bộ, công tác cán bộ đều được dân chủ bàn bạc, công khai, quyết định theo
đa số.

Cùng với đó, phải thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân
chủ thành quy chế, quy định, nhằm đảm bảo thực hiện chặt chẽ các khâu,
bước, quy trình của công tác cán bộ. Qua một số vụ việc phải thi hành kỷ luật
cán bộ, đảng viên vừa qua cho thấy, tuy Đảng ta, các cấp ủy, tổ chức đảng đã
nghiên cứu ban hành các quy chế, quy định về công tác cán bộ, song vẫn còn
thiếu, chưa đồng bộ, chưa thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ.
Điển hình như việc xây dựng quy chế nhân dân tham gia xây dựng và giám
sát cán bộ - cơ chế duy nhất chưa được xây dựng theo Nghị quyết Trung ương
3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Vì vậy, việc cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ bằng
những văn bản hướng dẫn, quy định để mọi tổ chức đảng và đảng viên thực
hiện là vấn đề rất quan trọng. Đây còn là cơ sở để đấu tranh, ngăn ngừa những
biểu hiện xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, hoặc lợi dụng thực hiện nguyên
tắc này làm bình phong theo ý đồ của người đứng đầu; khắc phục hiện tượng
tiêu cực trong công tác cán bộ. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã khẳng định: “Xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ
thống pháp luật để đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán
bộ; loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị
trí công tác để trục lợi”[16]; “Hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ một cách
khoa học, phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp, các ngành định kỳ
hoặc đột xuất”[17]. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng cần rà soát lại toàn bộ
quy chế, quy định về công tác cán bộ đã ban hành; xác định những điểm bất
hợp lý, lạc hậu để bổ sung, hoàn thiện, giúp cho việc thực hiện được đồng bộ,
thống nhất và nghiêm túc. Trong đó, cần có sự phân cấp, xác định rõ phạm vi,
trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong việc
thực hiện dân chủ, công khai đối với công tác cán bộ. Đồng thời, tăng cường
kỷ luật, kỷ cương, sự đoàn kết, thống nhất, tránh dân chủ hình thức, dân chủ
vô hạn độ.
Trong tình hình hiện nay, để thực hiện được nguyên tắc tập trung dân
chủ một cách đúng đắn, ngoài việc phải hiểu đúng bản chất, nội dung nguyên

16
17

ĐCSVN- Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Nxb CTQG, H, 2012, tr. 34
ĐCSVN- Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Nxb CTQG, H, 2016, tr. 38

25


×