Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA TIGECYCLINE VỚI MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015 - 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VÂN THU

X¸C §ÞNH NåNG §é øC CHÕ TèI THIÓU
CñA TIGECYCLINE VíI MéT Sè CHñNG VI KHUÈN
PH¢N LËP T¹I BÖNH VIÖN B¹CH MAI N¡M 2015 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VÂN THU

X¸C §ÞNH NåNG §é øC CHÕ TèI THIÓU
CñA TIGECYCLINE VíI MéT Sè CHñNG VI KHUÈN
PH¢N LËP T¹I BÖNH VIÖN B¹CH MAI N¡M 2015 2017
Chuyên ngành: Vi sinh
Mã số: 607286
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Hồng Nhung

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc t ới th ầy
hướng dẫn của mình - TS. Phạm Hồng Nhung, người thầy tận tâm đã
nhiệt tình dẫn dắt, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong su ốt quá
trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm và các thầy cô Bộ môn Vi sinh,
trường Đại học Y Hà Nội đã truyền đạt kiến th ức chuyên môn và tạo
những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Bác sĩ, Kỹ thuật viên, nhân
viên khoa Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện giúp đ ỡ tôi trong
suốt quá trình thực tập lâm sàng, thu thập số liệu và làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả thầy cô trong hội đồng thông
qua đề cương và hội đồng chấm luận văn đã dành th ời gian đọc và cho
tôi những đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo Sau đ ại h ọc
của trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận l ợi cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc t ới gia đình, b ạn bè thân
thiết, lãnh đạo và tập thể bộ môn Vi sinh tr ường Đại học Y Dược Thái
Nguyên, những người đã luôn ở bên cạnh, động viên khích lệ, giúp đ ỡ và
tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2017.
Học viên



Nguyễn Vân Thu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Vân Thu, học viên lớp cao học khóa 24 chuyên ngành Vi
sinh Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Phạm Hồng Nhung.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2017
Học viên

Nguyễn Vân Thu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Một số tên gọi chung
MIC

: Minimum Inhibitory Concentration
(Nồng độ ức chế tối thiểu)

MIC50

: Nồng độ ức chế tối thiểu ức chế được 50% số chủng


được thử nghiệm
MIC90

: Nồng độ ức chế tối thiểu ức chế được 90% số chủng

được thử nghiệm
ESBL

: Extended spectrum beta-lactamase
(Enzyme beta-lactamase phổ rộng)

MRSA

: Methicillin resistant Staphylococcus aureus
(Staphylococcus aureus kháng Methicillin)

MSSA

: Methicillin sensitive Staphylococcus aureus
(Staphylococcus aureus nhạy cảm Methicillin)

VRE

: Vancomycin resistance Enterococcus
(Enterococcus kháng vancomycin)

ATCC

: American Type Culture Collection
(Bộ sưu tập chủng chuẩn của Mỹ)


CLSI

: Clinical and Laboratory Standards Institute
(Viện tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm)

EUCAST

: European Committee on Antimicrobial Susceptibility

Testing
(Ủy ban Châu Âu về thử nghiệm độ nhạy cảm kháng sinh)
IHMA

: International Health Management Associates
(Hiệp hội Quản lý Sức khỏe Quốc tế)

FDA

: Food and Drug Administration


(Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
2. Viết tắt tên kháng sinh
AUG

: Amoxicillin-clavulanic acid

P/T


: Piperacillin-tazobactam

LEV

: Levofloxacin

CRO

: Ceftriaxone

LZD

: Linezolid

MIN

: Minocycline

VA

: Vancomycin

AM

: Ampicillin

P

: Penicillin


TGC

: Tigecycline

MEM

: Meropenem

FEP

: Cefepime

AK

: Amikacin

CAZ

: Ceftazidime


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



DANH MỤC HÌNH


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh nhiễm khuẩn vẫn còn là m ột trong nh ững nguyên
nhân gây tử vong cao nhất, không ch ỉ riêng t ại Vi ệt Nam mà trên toàn
thế giới, tương lại rất gần là sẽ ch ỉ còn r ất ít kháng sinh còn tác d ụng
với những chủng vi khuẩn gây bệnh đa kháng do v ấn đ ề làm d ụng và
sử dụng bừa bãi kháng sinh [1].
Một số cơ chế đề kháng quan trọng đang gia tăng một cách báo
động trong những năm gần đây nh ư chủng vi khuẩn sinh enzyme βlactamase phổ rộng phá hủy kháng sinh β-lactam và cephalosporin,
enzyme carbapenemases phá hủy các kháng sinh carbapenem, hoạt hóa hệ
thống bơm đẩy kháng sinh aminoglycoside, quinolone, tetracycline… đã,
đang và sẽ ngày càng xuất hiện các chủng vi khuẩn toàn kháng v ới các
loại thuốc kháng sinh hiện có[2]. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra cảnh
báo về tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn có thể đe dọa thế giới rơi
vào kỷ nguyên như thời tiền kháng sinh[3].
Để đảm bảo hiệu quả và h ạn ch ế tình tr ạng vi khu ẩn kháng kháng
sinh – một trong nh ững vũ khí c ủa con ng ười có th ể ch ống l ại vi sinh
vật, việc dùng kháng sinh đúng li ều l ượng đ ối v ới kháng sinh nói
chung và các kháng sinh m ới nói riêng là cách t ốt nh ất [4].
Tigecycline là kháng sinh thuộc nhóm glycylcycline đầu tiên, m ột
dẫn xuất của minocycline, được FDA công nhận và đưa vào sử dụng sau
gần 30 năm kể từ khi minocycline có mặt trên thị trường. Đây là một
kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn hi ếu khí gram
dương, gram âm, vi khuẩn kỵ khí và các tác nhân gây bệnh đa kháng thuốc
như Staphylococcus aureus kháng methicillin, Enterococcus kháng
vancomycin, các Enterobacteriaceae sinh β-lactamase phổ rộng và trên

cả các chủng Acinetobacter baumannii đa kháng[5]. Hoạt tính kháng sinh
tigecycline nói chung được xem như là kìm khuẩn như các kháng sinh


12

thuộc nhóm tetracycline, nhưng tigecycline đã chứng tỏ hoạt tính diệt
khuẩn đáng kể trên các chủng Escherichia coli, Staphylococcus aureus[1].
Nhiều bác sỹ vi sinh cũng nh ư bác sỹ lâm sàng nghĩ rằng các thuốc nhóm
tetracycline không tốt bằng các thuốc nhóm β-lactam, aminoglycoside hay
nhóm quinolone. Tuy nhiên, thực tế tigecycline có hoạt tính t ương tự như
imipenem trong điều trị các nhiễm trùng ổ bụng và như vancomycin phối
hợp với aztreonam trong điều trị các nhiễm trùng da và mô mềm[6] ,[7].
Với nhiều ưu điểm như chế độ liều dùng đơn giản, phổ tác dụng rộng,
phân bố tốt đến các mô, không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy giảm
chức năng thận, ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan vừa và trung bình,
bệnh nhân ở các lứa tuổi, giới tính khác nhau, không có tương tác giữa
thuốc và thức ăn, tigecycline đang là thuốc đ ược khuyến cáo sử dụng điều
trị các chủng vi khuẩn đa kháng, điều trị theo kinh nghiệm cho các trường
hợp nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng ổ bụng.
Tigecycline mới được đưa vào sản xuất thương mại từ năm 2004.
Sau những thử nghiệm bước đầu đem lại kết quả khá khả quan [8], [9],
tigecycline vẫn tiếp tục được quan tâm nghiên cứu. Từ năm 2015, Bệnh
viện Bạch Mai bắt đầu hợp tác cùng IHMA trong nghiên c ứu đa trung
tâm về kiểm soát đánh giá hiệu quả của tigecycline trên phạm vi toàn
cầu. Để tìm hiểu, đánh giá xu hướng nhạy cảm, đề kháng của vi khu ẩn
gây bệnh thường gặp và cập nhật mức độ nhạy cảm với kháng sinh nói
chung và tigecycline nói riêng ở Bệnh viện Bạch Mai, góp ph ần trong
việc xây dựng hướng dẫn điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn, đem lại hiệu
quả điều trị tốt hơn, với những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài:

“Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của tigecycline với một số
chủng vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2015 - 2017 ”
với hai mục tiêu sau:
1.

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu c ủa tigecycline v ới m ột s ố


13

chủng vi khuẩn được phân lập t ại b ệnh vi ện B ạch Mai t ừ 20152017.
2.

Xác định kiểu cách đề kháng của các chủng được nghiên cứu.


14

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm kháng sinh tigecycline
1.1.1. Cấu tạo
Tigecycline là kháng sinh đầu tiên thuộc nhóm glycylcycline, m ột
dẫn xuất của minocycline (là thế hệ thứ hai của nhóm tetracycline),
thành phần cấu tạo cơ bản giống như tetracycline và được gắn thêm
nhóm 9-butylglycylamino vào cacbon số 9. Nhờ có sự gắn thêm này mà
tigecycline thể hiện tác dụng vượt trội hơn hẳn tetracycline [10].

Hình 1.1: Cấu trúc tetracycline


Hình 1.2: Cấu trúc tigecycline


15

1.1.2 Cơ chế tác dụng và đề kháng
1.1.2.1. Cơ chế tác dụng:
Tigecycline có cơ chế tác dụng kìm khuẩn giống nh ư nh ững kháng
sinh khác thuộc nhóm tetracycline bằng cách gắn vào tiểu ph ần 30S c ủa
ribosome làm ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.

Màng ngoài Khuếch tán
Protein F màng ngoài
Tế bào chất

Màng trong Khuếch tán

Hình 1.3. Sơ đồ quá trình xâm nhập của tigecycline vào tế bào vi khu ẩn
Để thể hiện được hoạt tính của thu ốc, tigecycline ph ải v ượt qua
màng tế bào vi khuẩn đ ể xâm nh ập vào t ế bào ch ất. L ối vào t ế bào vi
khuẩn gram âm ph ức tạp h ơn gram d ương do xu ất hi ện thêm l ớp
màng ngoài (OM). Hiện nay c ơ ch ế h ấp thu tigecycline ch ưa đ ược rõ
ràng, nhưng nó được đặt gi ả đ ịnh gi ống nh ư con đ ường dòng
tetracycline chung. Tigecycline t ạp ph ức h ợp v ới Mg 2+, phức hợp thụ
động khuếch tán qua porin trên OM (b ản ch ất là các kênh protein
xuyên màng có kích th ước l ớn. Ngoài ra, do tính ch ất ưa lipid,


16


tigecycline có thể vượt qua OM bằng cách khu ếch tán qua. T ỷ l ệ
khuếch tán nh ư vậy chậm hơn 100 lần so v ới khu ếch tán qua l ớp n ội
màng (IM). Khi vào trong periplasm, ph ức h ợp tigecycline - Mg 2+ tách
nhau ra, tigecycline tiếp t ục khu ếch tán qua l ớp màng trong (IM) vào
trong tế bào chất vi khuẩn [11], [12], [13].
NH3

tRNA

polypeptide

mRNA

tiểu phần 30S

TGC – Mg2+

Hình 1.4: Sự tác dụng của tigecycline vào tiểu phần 30S của ribosom
Sau khi vào trong tế bào chất, tigecycline tạo ph ức v ới Mg 2+. TGC Mg2+ gắn vào tiểu phần 30S của ribosom nên ức chế gắn aminoacyl tRNA mới vào vị trí tiếp nhận trên phức hợp ARNm - ribosom. Vì vậy,
việc gắn thêm các acid amin vào chuỗi peptid đang đ ược tổng hợp bị gián
đoạn. Chính vì thế, thuốc có tác dụng kìm khuẩn.
1.1.2.2. Cơ chế đề kháng
Vi khuẩn đề kháng với các tetracyclin chủ yếu bằng 2 cơ chế: Hoạt
hóa bơm đẩy tetracyclin trong bào t ương vi khuẩn ra bên ngoài hoặc tạo
protein bảo vệ ribosom không cho các tetracyclin bám vào để thực hiện
chức năng [12]. Tigecycline thể hiện ưu điểm vượt trội hơn các tetracyclin


17


khác khi chống lại được hai cơ chế đề kháng trên và thể hiện được hoạt
tính của mình. Ưu điểm này là do gắn thêm nhóm 9-t-butylglycylamino
vào cacbon số 9 của vòng tetracyclin tạo nên. Ng ười ta lý giải có thể do
cấu trúc tigecycline làm bất hoạt bơm đẩy hoặc hệ thống bơm đẩy
không đẩy được tigecycline. Ngoài ra, khi gắn thêm nhóm chức,
tigecycline thể hiện ái tính với ribosom tăng gấp 50 lần so với minocycline
và hơn 100 lần so với các tetracyclin khác làm cho các protein bảo vệ
không cạnh tranh vị trí gắn với tigecycline được [13].
1.1.3. Phổ tác dụng
Tigecycline là kháng sinh có phổ tác dụng rộng có tác d ụng trên các
chủng vi khuẩn hiếu khí gram dương, gram âm; vi khuẩn kỵ khí và các
tác nhân gây bệnh đa kháng thuốc như S. aureus kháng methicillin,
Enterococcus kháng vancomycin, S. pneumoniae đa kháng, các
Enterobacteriaceae sinh men lactamase phổ rộng và trên cả các chủng
Acinetobacter spp. đa kháng [12]. Hoạt tính kháng sinh tigecycline nói
chung được xem như là kìm khuẩn giống như các kháng sinh khác thuộc
nhóm tetracycline, nhưng tigecycline đã chứng tỏ hoạt tính diệt khuẩn
đáng kể trên các chủng H. influenzae, E. coli, S. aureus [11 .
1.1.4. Dược động học
Hiện nay, chủ yếu sử dụng tigecycline tiêm tĩnh mạch [14].
Tigecycline có khả năng phân bố đến nhiều mô,dịch cơ th ể nh ư xương,
tủy xương, tuyến nước bọt, tuyến giáp…[15]. Thuốc được chuyển hóa ở
gan và thải trừ chủ yếu qua đường mật, phân (59%) và một phần thải
trừ qua nước tiểu (22%), dưới dạng không bị biến đổi [15]. Trong một
số nghiên cứu, thực phẩm, giới tính, tuổi tác không ảnh h ưởng nhiều
đến dược động học của thuốc [15]. Thuốc có thể dùng cho bệnh nhân


18


suy giảm chức năng thận, suy gan nhẹ và trung bình mà không cần hiệu
chỉnh liều [16]. Thận trọng khi sử dụng thuốc với bệnh nhân rối loạn
chức năng gan nặng[15]. Thời gian bán thải kéo dài (36 giờ) nên liều
dùng rất đơn giản [15].
1.1.5. Chỉ định.
Tigecycline có tác dụng tốt trong điều trị các nhiễm trùng ổ b ụng,
nhiễm trùng da và mô mềm.
1.1.6. Tác dụng không mong muốn
Do tính chất tan nhiều trong lipid nên th ường gây ra các tác dụng
không mong muốn trên thần kinh trung ương như nhức đầu, chóng mặt,
mệt mỏi, nôn và buồn nôn [16] . Ngoài ra, còn làm xương và răng ở trẻ
em kém phát triển và biến màu (kể cả khi phụ n ữ mang thai và th ời kỳ
cho con bú dùng thuốc).
1.1.7. Chống chỉ định.
- Trẻ em dưới 9 tuổi.
- Phụ nữ mang thai (đặc biệt ba tháng cuối của thai kỳ), thời kỳ cho con bú.
- Người mẫn cảm với thuốc.
1.1.8. Tương tác thuốc.
- Các đồ ăn, nước uống và thuốc có chứa các kim loại hóa trị II, III nh ư sữa,
thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid, các thuốc bổ có ch ứa Fe 2+, Ca2+,
Mg2+… làm giảm tác dụng của thuốc vì các ion kim loại này tạo chelat v ới
thuốc [16].
- Tigecycline làm tăng tác dụng thuốc chống đông máu loại kháng vitamin
K.
1.1.9. Liều dùng.


19

Liều được khuyến cáo của tigecycline là 50mg tiêm tĩnh mạch mỗi

12h, sau khi dùng một liều 100mg. Đối với bệnh nhân suy gan n ặng dùng
liều 25mg mỗi 12h, sau khi dùng một liều 100mg [16].
1.2. Một số loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến
1.2.1. Enterococcus spp.
Enterococus spp. không phải luôn là tác nhân gây bệnh thực sự,
chúng là thành viên của vi hệ bình th ường đường ruột của người khỏe
mạnh, ngoại trừ các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu và các
nhiễm trùng cơ hội ở những bệnh nhân nằm viện. Tác nhân chính gây
bệnh trong nhóm này là E. faecalis và E. faecium. Tất cả các Enterococus
spp. đều kháng tự nhiên với các cephalosporin đang được dùng trên lâm
sàng (ngoại trừ trường hợp của E. faecalis với ceftobiprole) và không
nhạy cảm với aminoglycoside [17] . Cho tới thời điểm hiện tại, không
một phác đồ kháng sinh đơn độc nào có khả năng điều tr ị Enterococcus
hiệu quả. Do đó, phác đồ kết hợp giữa các nhóm tác động vách cùng v ới
aminoglycoside (thường là gentamicin) được dùng cho các nhiễm trùng
gây ra bởi tác nhân này[18], [19].
Tại phần lớn các nước châu Âu, E. faecalis và E. faecium kháng
aminoglycoside nồng độ cao chiếm tỷ lệ lớn trong các tr ường hợp
nhiễm trùng huyết (từ 25-50%)[18]. Tỷ lệ ở Hoa Kỳ cao hơn ở châu Âu
rất nhiều, kháng vancomycin là 72,4% ở E. faecium và 9,6% ở E. faecalis
trong tổng số các chủng trên thu thập đ ược từ các bệnh phẩm lâm
sàng[20].
1.2.2. Staphylococcus aureus


20

S. aureus là một trong những căn nguyên hàng đầu gây nhiễm
trùng cộng đồng và nhiễm trùng bệnh viện. Các hình thái nhi ễm trùng
thường gặp: nhiễm khuẩn huyết, ngộ độc thức ăn… Có thể phân lập

được S. aureus từ mọi bệnh phẩm lâm sàng. S. aureus có nhiều yếu tố
độc lực, mức độ đề kháng kháng sinh cao nên việc điều trị gặp rất nhiều
khó khăn [21]. Theo chương trình giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2015, các chủng S. aureus
kháng các kháng sinh với tỷ lệ: oxacillin (43,7%), gentamicin (55,6%),
ciprofloxacin (52,5%), erythromycin (67%), clindamycin (55,5%)[22].
Methicillin được coi là kháng sinh hàng đầu được dùng cho điều trị
các nhiễm trùng do S. aureus kháng penicillin. Methicillin được đưa vào
sử dụng trong lâm sàng từ 1960 và gần như ngay sau đấy, những trường
hợp nhiễm trùng do MRSA đã được báo cáo với cơ chế kháng liên quan
đến việc tạo ra protein gắn penicillin thay thế [23]. Tình trạng nhiễm
trùng do MRSA đã tăng lên đáng lo ngại trong hai thập k ỷ qua và d ẫn t ới
những chi phí vô cùng tốn kém cho việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện. Nhiễm trùng do MRSA thường được điểu trị bằng glycopepetide
[24].
MRSA còn là mối đe dọa và thách thức vượt ra ngoài phạm vi bệnh
viện thể hiện sự nổi lên của các chủng S. aureus kháng methicillin liên
quan tới cộng đồng (community associated MRSA, CA - MRSA). Đây là
những chủng gây ra nhiễm trùng cho những bệnh nhân không có bệnh
sử hoặc tiền sử liên quan tới nhập viện hoặc không có những yếu tố
nguy cơ rõ ràng cho người lành mang MRSA (tiếp xúc với nhân viên y tế).
Đã có những báo cáo về các vụ dịch gây ra bởi CA - MRSA tại các tr ường


21

mẫu giáo, những khu huấn luyện thể thao, trại quân đội, tại các nhà tù
và các người đàn ông có quan hệ cùng giới[25].
1.2.3. Acinetobacter spp.
Các chủng Acinetobacter là vi khuẩn rất phổ biến trong tự nhiên

nhưng sự lây lan của các chủng Acinetobacter spp. đa kháng là một vấn
đề quan trọng liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện trong nh ững năm
gần đây . Tác nhân chính phân lập đ ược trong nhóm này là A. baumanii.
Những nhiễm trùng thường gặp là nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn
đường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết mổ[26]. Những yếu tố nguy cơ liên
quan tới nhiễm trùng do nằm viện lâu ngày, đặc biệt ở các khoa điều tr ị
tích cực, thở máy, có can thiệp phẫu thuật trong thời gian dài, có các
thủ thuật thăm dò xâm lấn, mắc các bệnh nặng. Thêm vào đó, các ch ủng
vi khuẩn này có khả năng tồn tại lâu dài ngoài môi tr ường tự nhiên và có
thể bám chắc và lâu dài vào và bề mặt của các dụng cụ sinh hoạt và thiết
bị y tế làm tăng nguy cơ lây lan, khả năng gây bệnh đặc biệt là gây ra
những “vụ dịch” nhiễm khuẩn bệnh viện kéo dài nguy hiểm [26].
Theo Phạm Văn Ca và cộng sự tại Bệnh viện Bạch Mai, năm 1997 1998, các chủng A. baumannii kháng ampicillin với tỷ lệ 62,5 - 66,7%;
ceftazidime (35,7 - 39,5%); ciprofloxacin (14,3 - 27,3%); tobramycin
(44,1 - 47,1); sulfamethoxazole/trimethoprime (44,4 - 64,1%). Trong đó,
có gần 60% số chủng kháng 3 kháng sinh trở lên. Nghiên cứu của Văn
Đình Tráng và cộng sự năm 2010 cho thấy, 100% các chủng A. baumannii
nhạy cảm với colistin và 59,2% với tigecycline. Tỷ lệ đề kháng của A.
baumannii

với

hai

kháng

sinh

ampicillin




sulfamethoxazole/trimethoprime là 100%. A. baumannii gần như kháng
hoàn toàn với kháng sinh nhóm β-lactams, cephalosporin và nhóm fluoro


22

- quinolone từ 90,1% đến 98,6%. Nhóm carbapenem (imipenem và
meropenem) cũng bị kháng với tỷ lệ 91,5%. Tỷ lệ A. baumannii kháng
kháng sinh nhóm aminoglycoside như amikacin là 18,3%, gentamicin
53,5%.
1.2.4. Enterobacteriaceae spp.
Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae) là các trực khuẩn
Gram âm, không sinh men oxidase và thuộc vi hệ bình th ường của người
[21]. Ngày nay, Enterobacteriaceae spp. được biết đến là thủ phạm chính
gây nhiễm trùng cơ hội và nhiễm trùng bệnh viện. Trong nhóm này, n ổi
bật là các chủng Klebsiella spp. và E.coli, Enterobacter spp., Serratia spp...
Những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn bởi các tác nhân này là các
bệnh nhân tại các khoa điều trị tích cực, phải điều trị lâu ngày, b ệnh
nhân bị suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng th ường gặp là nhiễm trùng
đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường
mật, nhiễm khuẩn vết mổ. Ngoài ra nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi
bệnh viện, viêm màng não sau phẫu thuật là những biến ch ứng nguy
hiểm do các tác nhân này gây ra [21].
Theo báo cáo của Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh
(2004), trong số các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập đ ược, 14,7% sinh
ESBL. Trong số các chủng sinh ESBL, 70% kháng gentamicin và 72,5%
kháng ciprofloxacin. Tình trạng kháng cephalosporins phổ r ộng là khá
phổ biến trong số các chủng E.coli, K. pneumoniae và Proteus mirabilis

[27]. Từ 2000 - 2001 ở thành phố Hồ Chí Minh: h ơn 25% kháng v ới
cephalosporins thế hệ 3 … Một nghiên cứu khác cũng ở thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy 42% các chủng Enterobacteriaceae kháng ceftazidime,


23

63% kháng với gentamicin và 74% kháng nalidixic acid [28]. Tỷ lệ kháng
cao cũng được ghi nhận ở người khỏe mạnh trong cộng đồng.
1.2.4.1. Escherichia coli
Trong đường tiêu hóa, E. coli chiếm khoảng 80% các vi khuẩn hiếu
khí. Theo báo cáo của Tổ chức y tế Thế giới Khu v ực Tây Thái Bình
Dương năm 1997, E. coli kháng ampicillin mức độ cao: 53,3% - 88,2%, số
chủng tùy theo từng nước. Mức độ đề kháng fluoroquinolones của E. coli
thay đổi theo từng nước, 37,3% ở Trung Quốc; 31,9% ở Singapore; Việt
Nam là 13% [29].
Tại Việt Nam, nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của vi khu ẩn gây
bệnh thường gặp tại Việt Nam năm 2002, cho thấy E. coli đề kháng lại
các kháng sinh ampicillin, chloramphenicol, cotrimoxazol v ới tỷ l ệ cao
trên 60% [30].
1.2.4.2. Enterobacter spp.
Enterobacter spp. kháng các kháng sinh nhóm β-lactam do sinh men
β-lactamase được mã hóa bởi các gen nằm trên plasmid; đề kháng các
kháng sinh cephalosporins do sinh cephalosporinase, enzym này được
mã hóa trên nhiễm sắc thể [31].
Enterobacter spp. thường đề kháng với nhóm aminoglycosides: với
amikacin là 1,5%, gentamycin là 50% - 55%; đề kháng v ới
fluoroquinolones từ 10% - 25% [31], [32].
2.2.4.3. Serratia spp.
Serratia spp. có rất nhiều tính chất giống Klebsiella spp. và

Enterobacter spp. Serratia spp. là một trong các căn nguyên gây bệnh cơ hội
và nhiễm trùng bệnh viện. Chúng có khả năng tồn tại và phát triển ngoài


24

môi trường (đất, nước..). Serratia spp. được cho là lây truyền qua bàn tay
nhân viên y tế [32].
2.2.4.4. Klebsiella spp.
Klebsiella kháng tự nhiên với ampicillin. Những kháng sinh nh ư
amikacin, cefotaxim bị kháng ở mức độ thấp hơn (dưới 30%). Riêng với
fluoro quinolon, mức độ kháng với Klebsiella spp. thay đổi từ 1,3% ở
Nhật Bản đến 26,6% ở Philippin.
Trong nghiên cứu của Lê Thị Thu Thảo ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
thành phố Hồ Chí Minh, mức độ nhạy cảm của Klebsiella spp. với một số
kháng sinh như sau: cefepime (100%), ceftazidime (100%), imipenem
(100%), amikacin (100%), ceftriaxone (91,2%), gentamycin (82,2%) và
ampicillin (10%) [33].
1.3. Các phương pháp xác định MIC
Mục đích: Xác định chính xác nồng độ nhỏ nhất của kháng sinh có tác
dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn trong môi tr ường nuôi
cấy (phương pháp định lượng).


25

1.3.1. Phương pháp kháng sinh pha loãng trong thạch (Agar Dilution
Method) [34]

Hình 1.5: Phương pháp kháng sinh pha loãng trong thạch

Nguyên lý: Các chủng vi khuẩn cần kiểm tra đ ược nuôi cấy trên các đĩa
thạch Mueller-Hinton có nồng độ kháng sinh khác nhau. Nồng độ kháng
sinh tối thiểu có tác dụng ức chế vi khuẩn được xác định khi mật độ khuẩn
lạc ≤3 khuẩn lạc [35].
Tiến hành:
Sử dụng môi trường thạch Mueller – Hinton.
Pha loãng kháng sinh giảm dần theo bậc 2 vào môi tr ường, nồng đ ộ
đầu tiên là đặc nhất, ví dụ: 128 µg/ml, tiếp theo là 64 µg/ml, ... và nồng
độ thứ 9 là 0,5 µg/ml.


×