Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận cao học, Chính trị học so sánh, SO SÁNH TRIẾT HỌC BÀ LA MÔN (TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ) & ĐẠO LÝ PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.18 KB, 19 trang )

SO SÁNH TRIẾT HỌC BÀ LA MÔN (TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ) & ĐẠO LÝ
PHẬT GIÁO
.
.
.MUC LUC
. Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu
.Nội dung
.I. Học thuyết Bà la Môn
.1. Tư tưởng luận
.1.1 Thực tại tối cao
.1.2 Tự ngã và luân hồi
.2. Giải thoát luận
.2.1 Tư tưởng giải thoát trong triết học
.2.2 Biện pháp và các trạng thái tâm linh trong q trình giải thốt
. 2.2.1 Biện pháp giải thốt
. 2.2.2 Trạng thái tâm linh trong q trình giải thoát
.II. Đạo lý Phật giáo
.1. Tư tưởng luận
.1.1 Thực tại tối cao
.1.1.1 Quan điểm của Phật giáo về thần linh
.1.1.2 Quan điểm Phật giáo về nguồn gốc của con người và vũ tru
.1.2 Tự ngã và luân hồi
.2. Giải thoát luận
.2.1 Tư tưởng giải thoát của Phật giáo
.2.2 Biện pháp và các trạng thái tâm linh trong quá trình giải thoát
. 2.2.1 Biện pháp giải thoát
. 2.2.2 Trạng thái tâm linh trong q trình giải thốt


.III. Tương đồng và dị biệt
.1. Điểm tương đồng


.2. Điểm dị biệt
.2.1 Về thực tại tối cao
.2.2 Về tự ngã và luân hồi
.2.3 Về phương pháp tu tập để giải thoát
.2.3.1 Con đường tu tập
.2.3.2 Các trạng thái tâm linh đưa đến giải thoát
.3. Ảnh hưởng của học thuyết Bà la Môn trên Phật giáo
.4.Ảnh hưởng của Phật giáo trên Bà la môn giáo
.
.IV. Kết luận
.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Có thể thấy rằng Đức Phật, giáo chủ khai sáng Đạo Phật, là một người được
giáo dục trong môi trường của Veda. Từ khi sinh ra, lớn lên và thậm chí cả khi đi
xuất gia tu hành, ngài cũng trang bị cho bản thân bằng những kinh nghiệm đã được
hấp thu từ nền giáo dục của truyền thống Veda. Sự tham cầu học và đạt được
những kết quả tối cao trong phương pháp của hai đạo sĩ A-la-la và Uất-đầu-ca, sự
tìm cầu giải thốt bằng đường hướng khổ hạnh , đã cho thấy rõ điều đó. Hơn nữa,
cùng bắt nguồn trên mảnh đất của triết lý, lẽ tất nhiên Phật giáo và Bà-la-mơn giáo
khơng thể nào khơng có những mối quan hệ nhất định được,
.Do vậy, để làm rõ mối tương quan này thì cần thiết so sánh những điểm
tương đồng và dị biệt của hai khối tư tưởng triết lý và đạo học đã được coi là chủ
yếu nhất của Ấn Độ.
.Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận ngắn không phải là một bài khảo
cứu chuyên ngành – nên nó chỉ được giới hạn trong những điểm cơ bản nhất mà
bằng phương pháp phân tích so sánh người viết đã sử dụng để đánh giá về sự tương
đồng và dị biệt của hai trào lưu tư tưởng đã có quan hệ sâu đậm lẫn nhau trong suốt

chiều dài lịch sử. Việc phân tích mở rộng nó sẽ được đặt trong các bài luận văn
mang tính chuyên sâu hơn.
.
.


Nội dung
.
.I. Học thuyết Bà la Môn
.
.Bà-la-môn (zh. 婆婆婆, sa., pi. brāhmaṇa)
.Là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng người tại Ấn Độ Thuộc về đẳng cấp
Bà-la-môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lĩnh đạo tôn giáo. Dân chúng Ấn
Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.
.Đạo Bà La-Môn (Brahmanism)
.Cũng gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism), là đạo bản địa của người Ấn
(Hindus), hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Cơng nguyên hoặc sớm
hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định ai
là giáo chủ hay người mở đạo. Bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn tâm linh cho tín đồ
được gọi là guru. [1]
.
.Nói đến học thuyết, triết lý đặc biệt là triết lý Đơng phương thì cần phải tìm
hiểu quan điểm của nó về thực tại tối cao, về tự ngã và tư tưởng giải thốt của nó.
.1. Tư tưởng luận
.1.1 Thực tại tối cao:
.Trong một xã hội cịn thơ sơ, thì niềm tin tưởng Thần quyền rất mãnh liệt,
những bộ lạc Ấn thời cổ do nhận thức còn đơn giản, lại phải đấu tranh với thiên
nhiên khắc nghiệt để sinh tồn, họ ln có ý nghĩ nương nhờ vào thần linh và để
thỏa mãn các yêu cầu của thần linh thì họ đã bày ra các phương pháp cúng tế, dâng
các vật sống lên cho các vị thần linh. Các vị thần của họ bao gồm rất nhiều như

thần gió, thần lửa, thần sấm, thần mưa, thần Ruda (hung thần)…Có thể thấy rõ điều


này trong bộ kinh Veda, bộ sách có mặt đầu tiên trong văn hóa và tư tưởng Ấn Độ,
nội dung của nó gồm nhiều bài thơ mang tính thần khải, như bài tế Vata ( thần gió)
.“Travelling on paths of air’s mid region no single day doth he take rest or
slumber
.“Holy and earliest born, Friend of the waters, where did he spring and from
what region came he,
.“Germ of the world, the Deities vital spirit, this god moves ever as his will
inclines hill
.“His voice is heard, his shape is ever viewless.
.“Let us adore this wind with our oblation (Rig. Veda X.160)
.“Phi hành khắp không gian, chẳng giờ phút tạm an, thánh linh từ vô thủy,
người bạn của sơn thủy, nơi đâu được xuất hiện, người đều đủ phương tiện. Thần
linh rất vĩ đại, tự do bay không ngại, tiếng vang khắp khơng gian, hình bong khơng
thấy dạng, thành kính thần Veta, cúng dâng đọc thánh ca.[2]
.Nền tín ngưỡng được bắt đầu là nền tín ngưỡng đa thần giáo (Polytheism)
.Lịch sử Ấn Độ đã cho thấy, bộ lạc đầu tiên Aryan ngày càng phát triển, họ
bắt đầu xâm chiếm các bộ lạc khác, mở rộng đất đai và từ đó xã hội cũng được
thay đổi về tổ chức cũng như chính trị và tư tưởng. Tù trưởng bộ lạc được bầu lên,
và các nhóm bộ lạc cũng liên kết với nhau để bầu lên một tiểu vương để giữ dây
liên lạc trong hệ thống bô lạc và bảo vệ an ninh chung.
.Tổ chức xã hội có liên quan đến tín ngưỡng dân tộc, từ tư tưởng đa thần
giáo họ đã quan niện nhất thần quyền giống như khái niệm của một tiểu vương cai
trị nhiều bộ lạc và có các quan chuyên ngành phụ giúp, vị thần tối cao đó là Phạm
thiên (Brahman). Từ đó, Phạm thiên được phổ biến trong dân chúng và trở thành
một tập tục truyền thống ở Ấn Độ, Phạm Thiên vị chúa tể đầu tiên có quyền năng
sáng tạo. Như vậy,nền tín ngưỡng đa thần giáo trở thành nền tín ngưỡng nhất thần
giáo.



.Tuy nhiên, tư tưởng tín ngưỡng của con người khơng phải đứng im một chỗ,
nó cũng được phát triển dựa trên sự phát triển của đời sống xã hội và tơn giáo, con
người Ấn Độ thời đó bắt đầu suy tư từ những câu hỏi triết lý: Ai tạo ra vũ trụ, con
người, con người từ đâu mà tới và chết sẽ đi về đâu?…
.Để đáp ứng yêu cầu tư tưởng triết lý đó, Triết học Veda cũng được khai
triển và cho rằng Brahman là căn bản của vũ trụ, tất cả sự vật đều là hình thái của
Brahman. Brahman và Atman (Thần ngã) chu biến khắp pháp giới.
.Tư tưởng xuyên suốt của Bà La Môn giáo là học thuyết Phạm thiên “Phạm
ngã đồng nhất”, phạm chuyển biến sinh ra vạn vật. Upanishad cho rằng: “vào lúc
sơ khai có một vị Phạm thiên (Bràhman) đột nhiên phát nóng và nổ tung ra thành
tứ đại; tứ đại kết hợp sinh ra vạn pháp”. Như vậy Upanishad quan niệm vạn pháp
do Phạm chuyển biến sinh ra nên mỗi cá thể đều có mặt của Phạm thiên.
.1.2 Tự ngã (Atman) và luân hồi
.Tự ngã Atman là một thực thể nội tại trong mỗi cá nhân. Hơi thở là nguồn
sống vật chất thì Atman là hơi thở siêu nhiên, là nguồn sống thiêng liêng. Atman là
thực thể làm cho con nguời vượt lên trên vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần
của Brahman trong con người. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, cịn Atman là
cái ngã cá nhân. Braman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy chỉ là
giả tưởng vì bản chất cả hai chỉ là một. Học thuyết Bà la môn cho rằng khi thân
xác chết thì Tự ngã (Atman) lại trở về hợp nhất với Đại ngã (Brahman).
.Và khi thuyết minh sự tương tục của linh hồn sau khi chết, bảo rằng tự ngã
như viên đạn, nhờ hoả lực của nghiệp đưa đến một nơi nhất định, rồi lại từ nơi ấy
nhờ hoả lực mới đưa đến một nơi khác. Như thế căn cứ vào sự bất diệt của linh hồn
mà nhận có luân hồi.
.2. Giải thoát luận
.2.1 Tư tưởng giải thoát trong triết học



.Cứu cánh của mọi triết học, tơn giáo chính là vấn đề giải thốt. Brihad
Aranyaka Upanishad nói: “Bậc chân tri sau khi chết sẽ vượt qua không gian lên tới
cõi hạnh phúc vĩnh hằng”.
.Tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ tuy đa dạng mn hình mn vẻ nhưng
đều đưa đến một mục tiêu duy nhất là “tìm ra chỗ quy hướng của kiếp người, tìm
lấy một phương châm thực tiễn để quyết định cho lẽ sống”
.Hay nói một cách khác, triết học Ấn Độ ln tìm cách vén mở chính thế
giới nội tâm của con người, giúp con người giải thoát trọn vẹn về mặt tâm linh
thoát khỏi cảnh đau khổ của kiếp người. Và cũng chính điều này nên triết học Ấn
Độ luôn gắn liền với tôn giáo, từ thời Áo nghĩa thư về sau, tất cả các trường phái
triết học và tôn giáo Ấn Độ không chỉ lấy tư tưởng giải thốt làm mục đích tối cao
cho tư tưởng triết học của mình mà cịn tận tâm tận lực bằng mọi con đường cách
thức và phương pháp khác nhau để cố gắng đưa con người ta đạt tới sự giải thoát
[3]
.2.2 Biện pháp và các trạng thái tâm linh giải thoát
.2.2.1 Biện pháp giải thoát
.Và làm thế nào để giải thốt, thì phái Vaisesika cho rằng : muốn giải thoát
luân hồi phải tu tập khổ hạnh để đạt đến cảnh giới thuần tuý của Àtman. Upanishad
cũng như phái Yoga thì lại dùng phương pháp thiền định để thể nhập Atman (tiểu
ngã) vào Bràhman (đại ngã). Tóm lại Có 3 con đường chính để đạt đến giải thốt:
.- Con đường tri thức đòi hỏi tu hành khổ hạnh, chun tâm rèn luyện, sẵn
lịng thốt ly thế giới trần tục.
.- Con đường hành động theo nguyên tắc tâm linh vị tha, vì lợi ích chung, vì
cái thiện, vì đại ngã.
.- Con đường cuối cùng, rộng rãi nhất, dành cho mọi người đó là con đường
sùng tín, hết lịng tin u, tơn kính Đấng tối cao – Atman có thể hồ nhập với
Braman trong tình u và bằng tình u cao cả thiêng liêng.


.Nhìn chung, tuy phương pháp tu của Bà La Mơn có khác nhau nhưng mục

đích hướng đến chỉ là một, đều mong muốn thể nhập Atman vào Bràhman, đó là
cảnh giới vĩnh hằng của Bràhman.
.2.2.2 Trạng thái tâm linh của q trình giải thốt
.Trong Bà-la-mơn giáo, Chàndogya Upanisads đã phải dùng đến câu chuyện
giữa Prajapati và Indra. Trong câu chuyện này đề cập đến 4 giai đoạn thể nghiệm
Atman của Indra. Bốn giai đoạn đó là:
.- Thức(Vishva) - Mộng(Taijasa)
.- Ngủ say khơng mộng(Pràjna) - Ý thức tâm linh(Turiya)
.Với sự hồn tất cả bốn giai đoạn trên, người Bà-la-mơn có thể được đồng
nhất Atman với Brahman đồng thời tận hưởng hạnh phúc của sự vĩnh hằng giải
thoát mọi đau khổ.
.
.II. ĐẠO LÝ PHẬT GIÁO
.
.1. Tư tưởng luận
. 1.1 Thực tại tối cao:
.1.1.1 Quan niệm Phật giáo về các vị thần linh
.Đạo Phật cũng cơng nhận có các vị thần như chư thiên ở cõi trời, các vị
Long thần hộ pháp phát nguyện hộ trì chánh pháp, hay cũng có những người do
đời trước có cơng lớn với đất nước, sau khi qua đời được làm thần… Đạo Phật đặt
các vị thần linh bình đẳng với con người trên tương quan nhân quả. Tuy các vị thần
ấy có nhiều phước báo, sống sung sướng ở cõi trời, nhưng đến một lúc nào đó hết
phước, theo nghiệp tái sanh trở lại trong sáu đường. Đạo Phật khẳng định khơng có
thần linh vạn năng bắt buộc tín đồ phải sợ hải, cúi đầu vâng lịnh. Do đó Phật tử
khơng quỳ lạy phục vụ một oai lực siêu nhiên nào, chẳng những cầu nguyện van
xin là vơ ích, mà cịn là thái độ nơ lệ tinh thần. Trong Phật Giáo, người Phật tử lễ


bái Đức Phật chỉ là để bày tỏ lòng tri ân, ngưỡng mộ.Trong nghi lễ, tụng kinh chỉ là
phương tiện để lắng tâm trở lại, tụng đọc lại lời dạy của Đức Phật rồi theo đó tự

mình tu tập, tự mình giải thốt phiền não khổ đau, chứ Đức Phật không ban ơn,
giáng hoạ một ai. Đức Phật nhấn mạnh: “Người tơn kính Như Lai nhất là người
thực hành theo giáo lý của Như Lai”
.1.1.2 Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc của con người và vũ trụ
.Theo quan niệm của Đạo Phật, mọi vật tồn tại trong thế gian này, từ những
vật lớn như sơn hà đại địa đến những vật nhỏ như hạt cát đều do duyên sinh rồi do
duyên diệt. Đức Phật dạy: “Duyên sanh là thực tánh của vạn pháp, sự thật này
không thay đổi dù Như Lai có xuất hiện hay khơng xuất hiện”. Duyên khởi nói lên
bản chất của các pháp là “duyên sanh tánh” hay “ vô ngã tánh”. Do vậy, Phật giáo
đã không cho rằng Phạm thiên là đấng sáng tạo vũ trụ vạn vật
.1.2 Tự ngã và luân hồi
.Về tự ngã, Đạo Phật cho rằng con người được tổng hợp từ năm uẩn: sắc,
thọ, tưởng, hành, thức. Sắc thuộc phần vật lý; thọ, tưởng, hành, thức thuộc phần
tinh thần. Con người ngũ uẩn do Mười Hai Nhân Duyên sinh khởi, Mười hai Nhân
duyên diệt thì con người ngũ uẩn diệt. “Diệt” không phải là mất hẳn mà tuỳ theo
nghiệp tạo tác trong đời hiện tại dẫn đến hình thành đời sống trong vị lai.
.
.2. Giải thoát luận
.
.2.1 Tư tưởng giải thoát của Phật giáo
.
.Theo Đạo Phật, giải thoát là một trạng thái tâm linh, trong đó vắng bóng
mọi sự ràng buộc của dục vọng, tâm hoàn toàn thanh tịnh, an lạc, bất sinh bất diệt
và tự do tự tại.
.


."Lập trường chủ yếu của giải thoát Phật giáo là vượt ra ngồi cõi Dục (Dục
giới). Phật giáo khơng thừa nhận thế-giới quan Thần quyền, lại không thừa nhận
cái "Ngã" cá nhân bất biến, mà chủ trương hết thảy đều do nhân duyên hòa hợp mà

hiển hiện, và sở cứ của nhân duyên là ý chí của chúng ta. Do đó, nếu muốn được
giải thốt, con người phải cắt đứt mọi nhân duyên, nghĩa là diệt hết dục vọng của ý
chí. Theo các học phái khác, giải thốt tức là đưa cái tiểu ngã của cá nhân trở về
với Đại ngã của một đấng sáng tạo ra vũ trụ. Nhưng Phật giáo vì khơng thừa nhận
Thần quyền, nên gọi giải thoát là Niết Bàn. Mà Niết-Bàn theo nghĩa đen là "dập
tắt", nghĩa là dập tắt hết dục vọng tồn tại và lấy đó làm lý tưởng cứu kính. Các
Kinh điển Đại Thừa, nhất là Kinh Bát Nhã, đặc biệt thuyết minh về điểm này và
mệnh danh là "Không", "Không Không" rốt ráo là "Khơng", đó là chân tướng của
vũ trụ, và khi ta đã đạt được chân tướng ấy tức là đạt đến giải thoát , đến Niết
Bàn... [3]
.
.Giải thoát ở đây là giải thoát khỏi ba độc tham, sân, si cố hữu của con
người. Hay nói cách khác là giải thốt ra khỏi sự ràng buộc của vơ minh, ái, thủ,
thấy được thực tướng các pháp, đạt đến trạng thái tịch tĩnh Niết Bàn không sanh,
không diệt, không đến, không đi.
.
.2.2 Biện pháp và các trạng thái tâm linh giải thoát trong Đạo Phật
.
.2.2.1 Biện pháp giải thoát
.Để được giải thoát mọi đau khổ của kiếp người, Đạo Phật chủ trương tu tập
theo con đường Trung Đạo, con đường này xa lìa hai cực đoan: khổ hạnh ép xác và
hưởng thụ. Con đường Trung Đạo là con đường Bát Chánh Đạo, bao gồm: chánh
kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh
niệm, chánh định. Đây là con đường lấy chánh kiến làm nền tảng tu tập, là con


đường duy nhất giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo
không phải là sự tuyệt diệt, bởi vì khơng có cái chi thường cịn để tuyệt diệt ; cũng
không phải sự trường tồn vĩnh cửu bởi khơng có một linh hồn trường cửu để vĩnh
viễn hố. Mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo có thể giải thốt ngay trong chính kiếp

sống này chứ khơng phải tìm đến cảnh giới vĩnh hằng nào sau khi chết.
.2.2.2 Trạng thái tâm linh của q trình giải thốt
.Trong Phật giáo, sự giải thốt tuy là rất khó nói nhưng không phải mang
màu sắc của huyền thoại như trong Veda. Nó đã được đức Phật và chư vị Đại đệ tử
Phật chứng ngộ một cách rõ ràng. Trong kinh Trung Bộ, đức Phật đã mơ tả lại
những gì Ngài đã thành tựu được sau 49 ngày nhập định quán sát. Nó có thể được
tóm tắt vào những giai đoạn:
.- Giai đoạn Sơ thiền: diệt trừ dục và các bất thiện pháp, đi kèm với tầm và
tứ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh.
.- Giai đoạn Nhị thiền: diệt tầm và tứ, phát triển nội tĩnh và nhất tâm, một
trạng thái hỷ lạc do định sanh.
.- Giai đoạn Tam thiền: diệt hỷ, chánh niệm tỉnh giác với một lạc thọ về
thân.
.- Giai đoạn Tứ thiền: diệt trừ các cảm thọ lạc và khổ, ly hỷ và ưu, phát triển
xả và niệm thanh tịnh.
.Bốn giai đoạn trên là sắc giới thiền, tiếp đến là là bốn trạng thái của thiền về
các đối tượng vô sắc giới
.- Giai đoạn ngũ thiền (hư không vô biên xứ) loại bỏ sắc tướng và có 2 pháp
xuất hiện tưởng về hư khơng là vô biên và nhất tâm
.- Giai đoạn lục thiền (Thức vô biên xứ) tưởng về hư không vô biên được
loại bỏ và 2 pháp có mặt: tưởng về thức vơ biên xứ, nhất tâm
.- Giai đoạn thất thiền (vô sở hữu xứ thiền) tưởng về vô biên được từ bỏ và 2
pháp có mặt: tưởng về vơ sở hữu xứ và nhất tâm


.- Giai đoạn bát thiền (phi tưởng phi phi tưởng xứ) tưởng về vô sở hữu xứ
được từ bỏ và phi tưởng phi phi tưởng xứ có mặt
.- Giai đoạn cửu thiền (Diệt thọ tưởng) phi tưởng phi phi tưởng xứ được từ
bỏ và các thọ, tưởng cũng bị dừng. [4]
.Đây là trạng thái Thiền cao nhất mà đức Phật đã đạt được để chứng ngộ

Phật quả.
.
III. TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT
.
.Qua phân tích các phần trên đã cho thấy giữa học thuyết Bà la môn và đạo
lý Phật giáo đã có những điểm tương đồng và dị biệt như sau:
.
.1. Những điểm tương đồng
.
.Căn cứ trên cái nhìn của Phật giáo, Bà-la-môn giáo với tư tưởng Veda vẫn
xứng đáng là nguồn cảm hứng cho sự bộc phát những tư tưởng triết học của dân
tộc Ấn. Và Phật giáo cũng nhìn nhận rằng, trong một giới hạn nào đó, giữa Bà-lamơn và Phật giáo đã tìm thấy nhau ở những điểm chung:
.
.1.1 Công nhận cuộc đời là đau khổ và đưa ra những phương pháp để hỗ trợ
chúng nhân được giải thoát khỏi những đau khổ ấy.
.
.Đây là điểm chung nhất mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý
Phật giáo so với học thuyết Bà-la-môn . Có thể nói đây là hai phạm trù khơng riêng
gì giáo phái nào mà hầu như tất cả những trào lưu tư tưởng Ấn đều đặc biệt quan
tâm và ln tìm cách lý giải. Và do xuất phát từ xu hướng đó mà gần như những
danh từ, những thuộc tính, những phương pháp thi thiết của cả hai giáo phái đều có


biểu hiện cho thấy nó rất gần gũi mà đã khơng ít người gần như khơng cịn phân
biệt được đâu là của Phật giáo, đâu là của Bà-la-môn giáo. Thật vậy, tư tưởng đời
là bể khổ đã được diễn tả đây đó trong Upanisad (Áo nghĩa thư):
.
.“Ai biết ngã (atman) thì vượt qua bể khổ. Chúa ơi, con khổ lắm hãy đưa con
vượt qua bể khổ” (Chandogya-Upanisad ChU.VII, 1, 3)
.

.1.2 Lấy con người làm trung tâm để khảo sát mặc dù Bà-la-môn giáo vẫn
cho rằng con người là một phần thuộc về cái Tuyệt đối.
.1.3 Đều lấy sự phát triển trí tuệ làm cơ sở để diệt trừ vơ minh ái dục, là
những nguyên nhân đưa con người vào vòng sinh tử luân hồi.
.1.4 Đối với hiện tượng và nhân sinh, cả hai đều chấp nhận quy luật nhân
duyên nghiệp báo chi phối cuộc sống con người.
.1.5 Sự chung đụng về ngôn ngữ đã dẫn đến những sự giao thoa không thể
tránh khỏi khi cả hai cùng phát triển trên một mảnh đất của triết lý này. [5]
.
.2. Những điểm khác biệt
.
.2.1 Khác biệt về thực tại tối cao
.
.Phật Giáo phủ nhận sự siêu nhiên phi thực tại là Phạm sinh ra vạn pháp, vì
Phạm Thiên chẳng ai thấy mà cũng chẳng ai biết, như lời Đức Phật trả lời Bà Tất
Tra trong kinh Trường A Hàm, quyển 16 như sau :
. “ Nếu Bà La Môn thông Tam Minh kia không thấy Phạm thiên, tiên sư của
Bà La Môn thông Tam Minh cũng không thấy Phạm thiên, các Bà La Môn thông
Tam Minh, những cựu tiên nhân như A Tra Ma… cũng không một ai thấy Phạm


thiên. Thế thì biết rằng nhũng điều Bà La Mơn thơng Tam Minh nói khơng phải sự
thật”
. Với lý luận này, Đạo Phật phủ nhận sự có mặt của Phạm thiên. Phạm thiên
chẳng qua do con người tưởng tượng ra, chứ thực sự khơng hề có sự tồn tại nào
của một vị Phạm chi phối, hình thành nên vạn vật.
.Nếu như triết lý Bà La Môn thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên
tối cao chi phối vạn vật và thừa nhận Bràhman thường còn bất biến, thì theo Dun
Khởi: Sự vật ln ln biến hóa khơng cùng tận, đó khơng phải là vật này
(Bràhman) sinh ra vật kia (vạn vật) mà là vật này làm nhân duyên sinh khởi vật

kia. Hay nói cách khác:
. “Cái này có thì cái kia có,
. Cái này khơng thì cái kia khơng.
. Cái này sanh thì cái kia sanh,
. Cái này diệt thì cái kia diệt”. (Tiểu Bộ I, tr. 291)
.Như vậy chỉ bằng vào sự phủ nhận tính thực hữu của bản thể Brahman và
thay vào đó là tự tính vơ hữu ngã thơi, Phật giáo gần như đánh đổ cả hệ thống giáo
lý của Veda, ít nhất là trên bình diện triết học.
.
.2.2 Về nghiệp và luân hồi
.
.Thuyết nghiệp và luân hồi đã xuất hiện vào cuối thời Bràhmana và tới thời
Upanishad nó mới được hình thành cùng một lúc với thuyết “thường ngã”. Tuy
Phật Giáo và Bà La Mơn giáo cùng nói đến nghiệp và ln hồi nhưng một bên thừa
nhận “ngã thể thường còn”, một bên thì dựa vào “vơ ngã luận”, nên tuy thấy giống
nhau, nhưng thật ra trái ngược nhau về bản thể.
.
.2.3 Về phương pháp tu tập đạt đến giải thoát


.
.2.3.1 Con đường tu tập
.Học thuyết Bà la môn cũng cho rằng khổ hạnh và con đường thiền định là
con đường tu tập dẫn đến giải thoát nhưng Phật giáo lại đi theo con đường Trung
đạo
.2.3.2 Các trạng thái tâm linh để đi đến giải thoát
.Về trạng thái tâm linh thì học thuyết Bà la mơn cho rằng với với sự hoàn tất
của bốn giai đoạn - Thức(Vishva) - Mộng(Taijasa) - Ngủ say không mộng(Pràjna) Ý thức tâm linh(Turiya) người Bà-la-mơn có thể được đồng nhất Atman với
Brahman đồng thời tận hưởng hạnh phúc của sự vĩnh hằng trong khi Phật giáo cho
rằng phải trải qua một quá trình tu luyện, hành giả phải chứng được sơ thiền, nhị

thiền, tam thiền và tứ thiền sắc giới và từ đệ ngũ thiền cho tới đệ cửu thiền vô sắc
giới trước khi đạt quả vị Phật.
.
.3. Ảnh hưởng của học thuyết Bà la môn trên Phật giáo
.
.Lịch sử đã cho thấy rằng, Phật giáo xuất phát chậm hơn các trào lưu tư
tưởng của Bà-la-mơn giáo. Nói cho chính xác thì khi Phật giáo ra đời, nền triết học
Bà-la-môn giáo đã đạt đến đỉnh cao và nó đã ảnh hưởng đến mọi mặt sinh hoạt đời
sống của xã hội lúc bấy giờ, vậy nó ảnh hưởng gì đối với Phật giáo:
.Đức Phật chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Veda, thậm chí khi Ngài xuất gia
đi tu thì ngài đã học với hai vi thầy đầu tiên mà hai vị này xuất thân từ Bà la môn
giáo cho nên tất cả các ngôn từ Ngài sử dụng cũng không thể khác biệt với học
thuyết Bà la môn. Ngài cũng sử dụng con người là đối tượng khảo sát, lấy trí tuệ
làm cơ sở để diệt ái dục và vô minh, ngài cũng chấp nhận nghiệp báo chi phối đến
đời sống con người.


.Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà cho rằng Phật giáo là một phần của hệ tư
tưởng Bà-la-môn. Đức Phật đã dựa trên các kiến thức của học thuyết trước đó và
bằng sự tu tập đạt đến giác ngộ cho riêng mình đã chỉ ra những sai lầm của học
thuyết ngài đã tiếp thu, và do vậy có thể nói Đức Phật là một nhà cải cách.
.
.4. Ảnh hưởng của Phật giáo trên Bà la môn giáo
.
.Tuy Phật giáo ra địi sau và có những mối tương đồng với với các học
thuyết phát triển trước đó, tuy vậy khơng thể nói rằng đạo Phật đã khơng có những
ảnh hưởng trên các học thuyết trước đó:
.
.* Trước hết Phật giáo kêu gọi sự bình đẳng giai cấp, đẳng cấp hoặc phân
biệt dân tộc mọi hàng rào giai cấp cần thiết phải được xóa bỏ, sau thời kỳ đức Phật

thì người ta đã chú ý nhiều đến khả năng, tính cách, nghề nghiệp hơn là dòng dõi,
như vậy đạo Phật đã đem đến một sự nổi loạn chống lại nghề tu sĩ và việc lễ bái và
chống lại sự suy thoái của bất cứ chúng sinh nào và sự tước bỏ mất của y những cơ
hội phát triển dần tới một đời sống cao hơn [6]
.
.* Phật giáo đã chối bỏ giá trị đạo đức của chủ nghĩa khổ hạnh nên trước thời
kỳ đức Phật ra đời, thì phổ biến có các nhóm người sống định cư theo kiểu hành
xác trong rừng núi vắng vẻ, nhưng sau khi Phật thành đạo thì các tu viện nam nữ
mọc lên khắp nơi, thu hút dân chúng về các nơi đó, chính cái tên của tỉnh Bihar
ngày nay bắt nguồn từ Vihara, tu viện.
.
.Như vậy, có thể thấy rằng Phật giáo xuất hiện đã làm đảo lộn mọi giá trị xã
hội mà giai cấp Bà la môn đã thiết lập trên xã hội Ấn Độ thời đó.
.


. KẾT LUẬN
.
.Qua phân tích trên đã cho thấy giữa Phật giáo và học thuyết Bà-la-môn giáo
vẫn là hai trào lưu tư tưởng với hai phương tiện khác nhau, nhưng lại giống nhau ở
mục đích. Đó là việc đem đến sự giải thoát cho con người khỏi mọi khổ đau ràng
buộc, nhưng để đạt được mục đích đó thì mỗi trào lưu dựa trên tưởng và giải pháp
luận của riêng mình để đưa ra những phương cách rất khác nhau như đã phân tích
ở trên.
.
.Tư tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan của Bà La Mơn thì phong phú
và đa dạng. Nhưng cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề về thế giới và con người
lại không hiệu quả, bởi triết lý của họ mang nặng tính chất thần quyền, lễ nghi
cúng bái và xuyên suốt tư tưởng Bà La Môn là thuyết “ Phạm ngã đồng nhất”,
Phạm chuyển biến sinh ra vạn vật. Bên cạnh đó cũng có những khuynh hướng triết

học có phần giống với Phật Giáo như phái Samkhya, Mimamsa, Vedanta, Yoga….
nhưng những triết lý này vẫn chưa thoát khỏi tận gốc học thuyết Phạm thiên.
.
.Trong khi đó nền tảng triết lý của Đạo Phật lại trái ngược hẳn những gì Bà
La Mơn từng tuyên bố. Đức Phật cho rằng vạn vật do duyên sinh nên tất cả là vô
thường, vô ngã. Lời tuyên bố ấy đã đánh dấu một bước ngoặc vô cùng trọng đại,
giải thoát nhân sinh ra khỏi các triết lý thần khải.
.
.Đối với xã hội, Đạo Phật đã làm một cuộc cách mạng xóa bỏ tư tưởng giai
cấp đầy bất cơng, về phương diện tu tập thì đạo Phật chủ trương thực hành giáo lý
Trung Đạo đả phá con đường khổ hạnh Chính vì giá trị thiết thực ấy đã làm cho
Đạo Phật tồn tại mãi với thời gian như lịch sử đã ghi nhận : “Tại các nước Á Đông,
mọi nền đạo học, thần học hết sức phong phú, nhưng cho đến nay dần dần tan biến


đi để chỉ còn lại một Đạo Phật tồn tại và đại diện cho Đông Phương trong thực tại
sinh hoạt thế giới hiện nay”. Tất cả những điều này minh chứng Đạo Phật có một
bản sắc độc đáo riêng mà các triết phái khác khơng có được.
.
.
.


Tài liệu tham khảo
.
.[1] Xem Thích Lệ Thọ Bài giảng Triết học Bà la Mơn (Brahmanism)
.[2] Xem Thích Quảng Liên – Sử cương triết học Ấn Độ - Nhà xuất bản Bồ
Đề 1965
.[3] Xem Kimura Taken -Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Ban Tu thư Đại
học Vạn Hạnh, SG,1969 tr 22, tr.146

.[4] Xem Nguyên Hương-Lịch sử phát triển của Thiền Phật giáo NXB tổng
hợp TP.HCM 2005 tr.49
.[5] Xem Như thị - Bà la Môn giáo và Triết học Phật giáo – Thư viện Hoa
sen
.[6] Xem Jawaharlal Nehru- Phát hiện Ấn Độ, NXB Văn học, Hà Nội, 1990
tr. 289-290



×