Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nhân dân vĩnh phúc với chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình từ 2009 đến nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.74 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
“Dân số ổn định – Xã hội phồn vinh – Gia đình hạnh phúc”
1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam là rất thấp, nước ta lại là
một nước đông dân với tốc độ tăng dân số vào loại cao nhất trên thế giới.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để
thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước là ổn định dân số, lao
động nhằm hoàn thành cơ bản công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân đạt được những thành tựu đáng kể. Những năm qua, các cấp
ủy Đảng, chính quyền luôn coi trọng công tác truyền thông, xem đây là giải
pháp tích cực nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức cho người dân. Từ đó, có
những quyết định và thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe sinh sản
(SKSS) của bản thân, gia đình và xã hội. Xác định tầm quan trọng ấy, Chi
cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) tỉnh đã đẩy mạnh công
tác truyền thông dân số đến với người dân.
Thời gian gần đây khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi
nhận thấy vấn đề dân số đang mang tính thời sự vừa cấp bách vừa lâu dài
có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Do
đó cần thiết và sớm phải có một sự xem xét, đánh giá trung thực và khoa
học về vấn đề này từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy những
thành tựu đã đạt được và từng bước giải quyết các vấn đề tồn đọng đề tạo
điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Xuất phát từ mục đích ý nghĩa
to lớn ấy, chính sách dân số - kế hoạch gia đình cần phải được quan tâm,
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động. Nhằm góp phần nhận thức đúng
1


đắn hơn về vấn đề này, người viết lựa chọn đề tài: Nhân dân Vĩnh Phúc


với chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình từ 2009 đến nay làm bài
tiểu luận của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là cách thức, mức độ, thói quen
và nhu cầu tiếp nhận các chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhằm quan tâm toàn diện đến vấn đề
dân số - kế hoạch hoá gia đình của nhóm công chúng đang sinh sống tại
tỉnh Vĩnh Phúc.

2


3. Một số khái niệm sử dụng trong bài tiểu luận
a. Truyền thông
Truyền thông (communication) là một quá trình làm gia tăng sự tương đồng
hoặc sự chia sẻ giữa những người tham gia, trên cơ sở của hành vi gửi và
nhận thông điệp (message).
b. Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng (mass communication) được hiểu là quá trình
truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media).
Từ cách hiểu này chúng ta thấy truyền thông đại chúng là một quá
trình xã hội phụ thuộc chặt chẽ vào các phương tiện kỹ thuật, hay còn gọi là
các kênh (channel).
c. Công chúng
Công chúng (audience) được hiểu là đối tượng của các phương tiện truyền
thông đại chúng, trong một quá trình xã hội là truyền thông đại chúng
(mass communication).
Công chúng có thể phân tán về mặt không gian nhưng điều này không có
nghĩa là công chúng hoàn toàn cô lập nhau, rời rạc nhau. Công chúng

không phải là một khối người thuần nhất và đồng dạng mà ngược lại đây là
một thực thể phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và
giai cấp xã hội khác nhau với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi
dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau.
d. Công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình
Dân số của mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương thật sự có liên quan rất mật
thiết đến sự phát triển của quốc gia, địa phương đó cũng như có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân

3


Kế hoạch hóa gia đình là một biện pháp căn cơ giúp giải quyết vấn đề dân
số và nâng cao chất lượng cuộc sống. Kế hoạch hóa gia đình ngoài mục
đích hạn chế sự gia tăng dân số còn nhằm bảo vệ sức khỏe của người phụ
nữ và trẻ em đồng thời đem lại hạnh phúc cho vợ chồng.

4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
*Khái quát về Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, phía Bắc giáp Thái
Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và Nam giáp
Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2.
Hiện nay, Vĩnh Phúc có 137 xã, phường, thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính
là thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch,
Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường và Yên Lạc.
Vĩnh Phúc là địa phương nằm trong ba vùng quy hoạch lớn của Trung
ương: vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và

vùng Thủ đô. Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc ngày nay đã trở thành
một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển và đang trở thành trung tâm công
nghiệp lớn của vùng ĐBSH. Với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn
thiện, Vĩnh Phúc trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước
ngoài và trong nước, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động các
nguồn vốn vào tăng trưởng kinh tế của Vùng và cả nước.
Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong những năm gần đây
đã cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý, đưa tỉnh xích lại gần
hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn như Hà
Nội, Hải Phòng.
Về địa hình,Vĩnh Phúc chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và
vùng núi. Vùng núi (trong đó có dãy núi Tam Đảo) có diện tích tự nhiên
65.300 ha, chiếm 53% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có địa hình phức tạp,
khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Đây là
một yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng
của nhân dân trong khu vực này, bao gồm phần lớn huyện Lập Thạch,
huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên.

5


CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hai lĩnh vực chính của hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình ở nước ta
hiện nay là dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em và công
tác truyền thông dân số. Người ta đã chỉ ra rằng ngoài các yếu tố kinh tế xã
hội, con đường dẫn đến biến đổi dân số theo chiều hướng tích cực về cơ
bản, vẫn là tác động vào nhận thức của con người và nâng cao tầm hiểu
biết của họ. Chính vì vậy, vấn đề cung cấp và truyền tải thông tin, phản hồi
và xử lý thông tin về dân số - kế hoạch hóa gia đình phải được xem là vấn
đề có ý nghĩa quan trọng. Hiệu quả của hoạt động này sẽ đo lường bằng

các hành vi ứng xử dân số. Nói cách khác, thực trạng tình hình kế hoạch
hóa gia đình chủ yếu sẽ là tỷ lệ thuận với chiều hướng hoạt động của dịch
vụ thông tin – giáo dục và tuyên truyền dân số. Và một khi theo chiều
hướng tích cực thì thành quả của nó là chắc chắn, lâu dài và hoàn toàn
đáng tin cậy.
I.

Đặc điểm dân số Vĩnh Phúc
Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc theo tổng điều tra dân số và nhà ở

tháng 4/2009 là khoảng 1.000,8 ngàn người, trong đó nam khoảng 499,5 ngàn
người (chiếm 49,5%), nữ khoảng 505,3 ngàn người (chiếm 50,5%). Đến năm
2011, dân số tỉnh là 1.027.632 người, mật độ dân số là 821 người/ km2 Dân
số đô thị năm 2009 chiếm gần 22,4%, nông thôn chiếm 77,6%.
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 10.634 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 43.932
nhân khẩu đang sinh sống tại 301 thôn của 40 xã, thị trấn thuộc 5 huyện Lập
Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Tam Dương, Sông Lô.
Về cơ cấu, dân sô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển dần từ cơ cấu
dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Người già từ 60 tuổi trở lên tăng từ
9,68% năm 2009 lên trên 11,6% năm 2011.
Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009, tỷ số giới tính khi
sinh tại Vĩnh Phúc là 115 bé trai/100 bé gái tăng lên 116,15 nam/100 nữ
(2011).
6


Những con số này cho thấy, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện
đang là vấn đề nhức nhối của ngành Dân số Vĩnh Phúc. Hiện là tỉnh đứng
thứ 10 cả nước về vấn nạn này.
- Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tiếp nhận truyền thông đại chúng

- Mức sống:
Việc gia tăng thu nhập đồng nghĩa với việc điều kiện tiếp cận với các
phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng dễ dàng hơn.
Cư dân Vĩnh Phúc phần đông làm nông nghiệp nên thu nhập nằm ở top
thấp. Những năm gần đây, do sự phát triển của công nghiệp nên phần nào
được nâng lên. Tuy nhiên, đời sống nhân dân vẫn ở mức trung bình có nơi
là thấp vì sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo giữa các huyện miền núi với các
huyện đồng bằng và thị xã còn cao. Do đó việc tiếp nhận các phương tiện
truyền thông còn gặp nhiều bất cập.
- Giới tính:
Giới tính cũng ảnh hưởng đến sự tiếp nhân truyền thông đại chúng, theo
cuộc điều tra thì phụ nữ có tập quán mua báo tương đối ít hơn so với nam
giới, so sánh với địa bàn cư trú thì phụ nữ thành phố có tỷ lệ đọc báo hàng
ngày nhiều hơn so với phụ nữ nông thôn( thậm chí là không đọc).
Đối với truyền hình thì phụ nữ thành phố xem hàng ngày với tỷ lệ có ít hơn
phụ nữ nông thôn một chút , nhưng đối với đài phát thanh thì phụ nữ nông
thôn lại nghe nhiều hơn so với thành phố.
- Tuổi tác:
Nhìn chung tuổi tác không có tác động nào lớn vì công tác DS- KHHGĐ
nhằm hướng tới đại đa số các cá nhân, tổ chức không có sự phân biệt về
tuổi tác rõ dàng. Tuy nhiên theo kết quả điều tra tháng 9/2011 lại cho thấy
độ tuổi càng cao có tỷ lệ đọc báo hàng ngày nhiều hơn ( 39% ở 31-60 tuổi
và 28% ở 16 – 30 tuổi).
- Trình độ học vấn

7


Càng có trình độ học vấn càng cao thì càng có nhu cầu theo dõi nhiều tin
tức, thời sự, và có học vấn càng thấp thì càng có khả năng nằm trong những

nhóm thiên về giải trí nhiều hơn. Về nội dung thường được theo dõi ( báo
in, tivi, radio), những người có học vấn cấp 3 và đại học – cao đẳng có xu
hướng theo dõi tin tức và thời sự nhiều hơn số cấp 1-2.
- Địa bàn cư trú
Dân cư nông thôn sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để giải
trí là chính, sau đó mới là để theo dõi thời sự, và họ không quan tâm bao
nhiêu tới chức năng mở mang kiến thức nơi các phương tiện này giống
như nơi dân cư đô thị:
 Công tác tuyên truyền vận động thực hiện DS-KHHGĐ chủ
yếu chỉ tập trung ở những nơi thuận lợi về giao thông, có
đầy đủ phương tiện thông tin, còn những hộ dân sống ở
những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng đặc biệt khó khăn thì ít được tuyên truyền vận động.
Từ những yếu tố trên Vĩnh Phúc đã lựa chọn những phương pháp phù hợp
hơn cho chiến lược DS- KHHGĐ của mình
II.

Các kênh truyền thông và tiếp cận thông tin kế hoạch hóa gia đình.
1. Phương pháp truyền thông- giáo dục sức khỏe (TT – GDSK) trực
tiếp.

a. Tổ chức nói chuyện về sức khỏe

8


Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ lắng nghe các cán bộ chuyên trách phản
ánh công tác dân số ở địa phương (Ảnh: TG).
+ Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo các ngành, các cấp với cá nhân,
tổ chức về vấn đề DS- KHHGD đến với người dân của địa phương mình.

+ Ngoài ra tại các cuộc họp thôn, sinh hoạt phụ nữ, các tổ chức đoàn thể đã
lồng ghép các nội dung tuyên truyền về Pháp lệnh Dân số, tuyên truyền
truyền thông về vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh... Triển khai tốt dự án
lồng nghép dân số với phát triển kinh tế gia đình bền vững thông qua hoạt
động tín dụng tiết kiệm tại 5 xã của huyện Yên Lạc và mở rộng mô hình dự
án đến 5 xã của huyện Bình Xuyên.
- Tổ chức thảo luận nhóm về sức khoẻ:
Tuyên truyền bằng hình thức kịch vui, ngắn, có thể giao Trung tâm
Văn hóa tỉnh hoặc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh thực hiện các tiểu
phẩm tuyên truyền, các tiểu phẩm thể hiện theo từng chủ đề về DSKHHGD để biểu diễn ở từng địa phương:

9


- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông nhân Ngày
Dân số Thế Giới 11/7/2012 theo chủ đề " Tiếp cận, phổ cập tới các
Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản".
- Một hoạt động nổi bật là tiểu phẩm“Dù gái hay trai chỉ hai là đủ”do
nhóm CBCT Dân Số - KHHGĐ huyện Tam Đảo sáng tác và đã trình diễn
tại hội trường UBND huyện nhân kỷ niệm ngày Dân Số Việt Nam
26/12/2011
+ Tổ chức định kì tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác dân số:
- Tổ chức 12 Hội nghị truyền thông trực tiếp tăng cường cho đối
tượng thuộc vùng có mức sinh cao thu hút 900 đối tượng tham dự.
b. Giáo dục sức khoẻ với cá nhân
- Tổ chức các cuộc thi, đối tượng tham gia là cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động: Thi viết tìm hiểu nội dung chương trình DS- KHHGD
c. Giáo dục sức khoẻ với gia đình
Mặt trận phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên, cộng tác viên dân số,

thông qua già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong tôn giáo, dòng họ...
Qua thẩm định có nhiều khu dân cư, họ giáo tiêu biểu nhiều năm liền không có
người sinh con thứ 3 như:
- Khu phố Thái Bình, thị trấn Hoa Sơn; thôn Xuân Bái, xã Liễn Sơn; thôn
Đa Cai, xã Sơn Đông; thôn Kiên Đình - xã Quang Sơn (huyện Lập
Thạch).
- Thôn Len, xã Hải Lựu; thôn Thành Công - xã Lãng Công (huyện
Sông Lô).
- Họ giáo Ngọc Hà xã Thái Hoà, (huyện Lập Thạch), họ giáo Văn Thạch
( huyện Lập Thạch).

10


- Các họ giáo: Thống Nhất, Tân Ngọc, Bảo Sơn thuộc xã Bá Hiến, họ
giáo An Lão ở xã Hương Sơn (huyện Bình Xuyên).
- Họ giáo Kim Tràng (xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên)...
Tổ chức ký cam kết các làng, bản, khu dân cư thực hiện tốt 6 nội dung cuộc vận
động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", đăng ký
khu dân cư, hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Khu dân cư tiên tiến, Làng văn hoá, Gia
đình văn hóa
- Có 193.972 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa các cấp. MTTQ tỉnh
phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch rà soát, đề nghị công nhận
44 làng, bản, khu phố đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa xuất sắc năm 2009.
- 2. Phương pháp TT – GDSK gián tiếp
a. Đài/loa phát thanh
Các thông điệp GDSK có thể truyền đến đối tượng qua đài phát thanh,
dưới nhiều hình thức như: bài nói chuyện, bản tin sức khoẻ, hỏi đáp về
phòng bệnh. Thời lượng phát tin tuỳ thuộc vào nhu cầu người làm công tác
GDSK. Việc lựa chọn thời điểm phát tin trên đài/loa cũng cần lưu ý để đạt

được số lượng đông đảo người nghe nhất. Đối tượng hưởng thụ loại hình
này là quảng đại quần chúng:
- Xây dựng chuyên mục về DS- KHHGD trên Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh phát định kỳ hàng tháng.
- Báo Vĩnh Phúc, Đài truyền thanh cấp huyện mở chuyên trang,
chuyên mục hàng tuần.
- Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở,
ngành, UBND cấp huyện xây dựng mục hỏi – đáp và trả lời ý kiến
của người dân về công tác dân sô- kế hoạch hóa gia đình của địa
phương mình.
b. Vô tuyến truyền hình

11


Đây là phương tiện truyền thông rất đang phát triển ở mọi vùng miền. Các
chương tình TT- GDSK có thể phát qua loa truyền hình dưới hình thức bản
tin, tiểu phẩm, hỏi đáp trực tiếp, quảng cáo. Loại hình này thường hấp dẫn
đối tượng vì ngoài lời nói còn có hình ảnh sinh động minh họa gây ấn
tượng và nhớ lâu, giúp đối tượng nâng cao hiểu biết, thay đổi thái độ, hành
vi theo chiều hướng tốt. Việc thiết kế, phát sóng một chương trình trên
truyền hình thường là công việc có tính chuyên nghiệp, công phu, chi phí
cao nên cần có kế hoạch, sự kết hợp chặt chẽ giữa y tế và truyền hình khi
thực hiện chương trình:
- Hàng năm, vào các dịp kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới (11/7), Ngày
Dân số Việt Nam (26/12) và các sự kiện khác, Chi cục DS- KHHGĐ
tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức nhiều diễn đàn truyền hình, các hội nghị, hội
thảo nhằm cung cấp những thông tin cần thiết đến các ban ngành,
lãnh đạo về công tác DS – KHHGĐ.
- Hiện nay, hầu hết mỗi hộ gia đình đều có ít nhất 1 Tivi nên việc

truyền thông trở nên dễ dàng hơn.
c. Video
Đây là loại phương tiện nghe, nhìn hiện đại, sinh động, hấp dẫn. Sử dụng
nó chủ động hơn truyền hình trong công tác TT- GDSK. Loại hình này có
thể sử dụng cho một nhóm đối tượng. Việc chuẩn bị kịch bản, chương trình
thu băng kỹ thuật đòi hỏi người có chuyên môn, kỹ thuật, đồng thời cần có
kinh phí thích hợp cho các hoạt động này. Sử dụng video phối hợp với các
phương pháp khác như nói chuyện, thảo luận nhóm sẽ đem lại kết quả tốt
hơn trong GDSK:
- Ban tổ chức các chiến dịch đã tổ chức truyền thông lồng ghép cụ thể
là tổ chức chiếu các đĩa DVD về kế hoạch hoá gia đình, tổ chức
truyền thông đối với một số đối tượng nhận thức còn kém.
- Các biện pháp giáo dục trẻ vị thành niên lồng ghép với các chương trình
tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm, đảm bảo an
12


toàn giao thông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi,
trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp
với từng địa phương, cơ sở tại các huyện, thành, thị, xã, phường, thị trấn,
khu dân cư đã có 127.382 lượt người tham dự.
d. Báo, tạp chí
Đây là phương tiện truyền thông đại chúng rất phổ biến. Các bản tin sức
khoẻ, bài viết về sức khoẻ, hướng dẫn phòng bệnh, rèn luyện nâng cao sức
khoẻ có thể đăng tải trên các báo, tạp chí và các ấn phẩm in khác. Sử dụng
hình thức báo, tạp chí thường đạt kết quả cao vì số đông người dân có thể
tiếp cận, thông điệp được thể hiện trên báo chí với hình thức đa dạng, đối
tượng có thời gian để đọc và suy nghĩ kỹ lưỡng, giá cả cho
loại hình này chấp nhận được. Điển hình:
- Tổ chức biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu, tờ gấp thông tin

về DS-KHHGD.
- Tổ chức các buổi hội thảo, mít tinh cấp tỉnh với sự tham gia của
nhiều ngành và các tổ chức chính trị xã hội.
- Ký hợp đồng phối hợp tuyên truyền với các Báo Trung ương đưa các
tin, bài tuyên tuyền về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách Pháp
luật của Nhà nước về lĩnh vực DS-KHHGĐ.
e. Tờ rơi, pano, áp phích, khẩu hiệu,…
- Cấp phát 92 áp phích, trên 23.000 tờ rơi về tuyên truyền mất cân
bằng giới tính khi sinh và bình đẳng giới.
- Làm mới 03 pano tuyên truyền mất cân bằng giới tính khi sinh
dựng trên trục đường chính thuộc địa bàn các xã Thanh Trù (Vĩnh Yên); xã
Đạo Đức (Bình Xuyên); xã Kim Long (Tam Dương).
3. Truyền thông hướng tới các đối tượng khó tiếp cận
- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng
cao: Hình thức thông tin trực tiếp vẫn giữ vai trò chủ đạo như tuyên truyền
13


của tổ chức cơ sở Đảng cho đảng viên, cán bộ trong các cuộc họp; tuyên
truyền của các cộng tác viên trong các hoạt động hàng ngày; tuyên truyền
trực tiếp tại hộ gia đình; tuyên truyền của các đội thông tin lưu động tại các
khe, bản hoặc các buổi chợ phiên, bên cạnh đó là sự tham gia của các già
làng, trưởng bản những người có uy tín trong cộng đồng.
- Đối với người lao động di cư tại các khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu du lịch: Tổ chức các buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề về
các chủ trương, chính sách và kiến thức về DS/SKSS/KHHGĐ. Tổ chức
tuyên truyền trên loa truyền thanh cơ sở; tuyên truyền vận động và cung
cấp dịch vụ KHHGĐ, truyền thông nhóm nhỏ trực tiếp tại cộng đồng, cung
cấp các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, tờ bướm, sách mỏng.
- Đối với vị thành niên, thanh niên: Tổ chức các buổi giao lưu, sinh

hoạt ngoại khóa, góc thân thiện, câu lạc bộ, giáo dục đồng đẳng, sân khấu
hóa, giải ô chữ, hòm thư và bản tin tư vấn, giao lưu giữa giáo viên và cha
mẹ học sinh về các vấn đề SKSS vị thành niên thanh niên, tổ chức tham
quan dã ngoại về chủ đề SKSS, tổ chức các cuộc thi sáng tạo về SKSS, tọa
đàm, nói chuyện chuyên đề về chủ trương, chính sách và kiến thức về
DS/SKSS/KHHGĐ
III.

Kiến thức và thái độ đối với kế hoạch hóa gia đình.

Kết quả các cuộc điều tra cho thấy, người dân có tiếp cận được các thông
tin về SKSS/KHHGĐ qua các phương tiện thông tin đại chúng. Những
người nào có điều kiện xem tivi, nghe đài hay xem báo nhiều hơn thì
thường có cơ hội nhận được nhiều thông tin hơn về lĩnh vực này. Người
dân lao động tiếp cận với các thông tin về SKSS/KHHGĐ chủ yếu qua các
chương trình của đài truyền hình và đài phát thanh. Họ hầu như ít có điều
kiện để đọc báo, nhất là những báo cáo có nhiều thông tin về các vấn đề

14


này như Báo Gia đình và Xã hội, Báo Phụ nữ Việt Nam hay Báo Sức khoẻ
và Đời sống.
Nhìn chung, người dân có nguyện vọng được tiếp cận nhiều hơn tới các
thông tin SKSS/KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt
là trên các kênh truyền hình. Họ mong muốn các chương trình này được
phát vào những thời gian thích hợp đối với đa số người lao động như vào
các giờ buổi tối sau bữa ăn. Có ý kiến cho rằng nếu các thông tin này được
lồng ghép vào các chương trình giải trí trên VTV3 thì các đối tượng có cơ
hội tiếp thu được tốt hơn những kiến thức về SKSS/KHHGĐ.

Nhìn chung thông tin về SKSS/KHHGĐ đã tới được công chúng là những
người lao động bình thường ở nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, phần lớn
những người lao động ít có thời gian rỗi ban ngày, họ thường chỉ xem tivi
hay nghe đài vào sáng sớm hay buổi tối sau bữa cơm chiều của gia đình.
Những người có cơ hội xem được các chương trình SKSS/KHHGĐ trên
tivi hay nghe được những thông tin này qua đài, đều tỏ thái độ quan tâm tới
vấn đề này. Tuy nhiên, qua các ý kiến thảo luận cho thấy có thực tế là,
người dân lao động không có điều kiện theo dõi một cách thường xuyên và
đầy đủ các thông tin SKSS/KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Những kiến thức thu được của họ về các vấn đề này từ tivi, đài hay
các báo viết, thường không đầy đủ, không có chiều sâu và hầu như chưa cụ
thể.
Các ý kiến trên cho thấy vai trò quan trọng của đội ngũ cộng tác viên
(CTV) dân số trong việc cung cấp kiến thức SKSS/KHHGĐ cho người dân.
IV. Kết quả đạt được từ việc “Phủ sóng” các dịch vụ DS-KHHGĐ
Năm 2009:
Toàn tỉnh có 1.141/1.421 khu dân cư không có người sinh con thứ 3 trở
lên và tham gia vào cuộc vận động: “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”.

15


Tổ chức 541 buổi tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh Dân số, Nghị
định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh,
Kết hợp với có hình thức biểu dương, khen thưởng những gương tốt, người
tốt, việc tốt, kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện; phê phán các hành
vi vi phạm.
Năm 2010: Rất nhiều phụ nữ, thậm chí với những phụ nữ là người dân tộc
cũng đều được tiếp cận thường xuyên với các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản.

Đồng thời làm thay đổi hành vi xóa bỏ tư tưởng lạc hậu "trọng nam, khinh nữ"
hướng tới việc xây dựng một xã hội văn minh trên nền tảng gia đình văn hóa.
Đạt mức sinh thay thế, nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) từ 3 đến 5
bậc
Số trẻ em sinh ra trên địa bàn tỉnh giảm 0,69% so với năm 2009, số người
sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,31%, tỷ số chênh lệch giới tính của trẻ khi
sinh là 115,37/100. Tỷ suất sinh: 18,14%, giảm 0,35% so với năm 2009,
vượt chỉ tiêu năm 2010. Đồng thời số người mới thực hiện biện pháp tránh
thai trong năm 2010 là 62.250 người.
Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến thai sản, tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đều giảm. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1
tuổi giảm từ 7‰ năm 2009 xuống còn 4,4‰.
Năm 2011, việc sàng lọc trước khi sinh được thực hiện tốt.
Năm 2012, kết quả thực hiện dịch vụ KHHGĐ 6 tháng đầu năm:
Tổng các BPTT hiện đại là: 50836 người đạt 80,69% KH năm.
Trong đó:
+ Đặt DCTC: 8536 người đạt 42,7% KH năm;
+ Triệt sản: 44 người đạt 44% KH năm;
+ Bao cao su: 15732 người đạt 98,32% KH năm;
+ Uống thuốc tránh thai: 25175 người đạt 98,73% KH năm;

16


+ Thuốc tiêm tránh thai: 1338 người đạt 102,9% KH năm;
+ Thuốc cấy tránh thai : 11 người đạt 11% KH năm.
+ Có 134 khu dân cư và họ giáo đăng kí không có người sinh con
thứ 3. (Trên tổng số 103 khu dân cư và 62 họ giáo).
+ Tổ chức sàng lọc cho 1200 ca, lấy máu kiểm tra cho 1.264 trẻ sơ
sinh

V. Vai trò của cộng tác viên.
Những người làm CTV dân số hay cán bộ y tế cơ sở, không chỉ
thường xuyên tiếp cận nhiều hơn các nguồn thông tin SKSS/KHHGĐ trên
tivi hay đài, họ còn luôn luôn đọc các báo có nhiều các thông tin này như
báo Gia đình và Xã hội, báo Phụ nữ Việt Nam, báo Sức khoẻ và Đời
sống…Có thể nói, các phương tiện thông tin đại chúng đã cung cấp cho họ
những kiến thức bổ ích, giúp họ làm việc công việc tốt hơn, cũng như hỗ
trợ cho họ trong việc tuyên truyền các kiến thức này đến người dân.

17


Đội ngũ Cộng tác viên DS-KHHGĐ Toàn tỉnh có 1.979 người, là những
cán bộ đoàn thể, trưởng thôn, cán bộ về hưu, người dân nhiệt tình tham gia
công tác DS-KHHGĐ. Hàng năm cộng tác viên DS - KHHGĐ được tập
huấn việc quản lý sổ hộ gia đình, quản lý đối tượng, công tác truyền thông
và tập huấn bảng kiểm viên uống tránh thai.
"Ngoài thông tin do TV, đài báo, báo trí, loa truyền thanh thì chúng tôi đi
chợ, đi làm với nhau cũng có trò chuyện và đấy là nguồn dễ hiểu. Chỉ có
điều nghe xong phải hỏi CTV hay cán bộ y tế mới dám làm theo"
(Nữ, buôn bán nhỏ, phường Liên Bảo)
"Vợ chồng tôi tin vào đài, báo và các chị CTV dân số để dùng thuốc tránh
thai trong KHHGĐ. Đỡ hại đến sức khoẻ".
(Nữ, nông dân, xã Minh Quang)
"Chính xác nhất thì qua TV chúng em cũng chỉ nắm bập bõm, còn nhiều
nhất là chúng em được nghe các chị phụ nữ, các chị cộng tác viên dân số,
cán bộ y tế".
(Nữ, buôn bán nhỏ xã Minh Quang)

18



"Nhưng nói chung cũng theo dõi qua loa thôi, nhớ được nội dung không
nhiều, mọi người thường thích xem những chương trình vui chơi giải trí.
Thông tin mà chúng em nắm được phần lớn qua tuyên truyền của các Cộng
tác viên thông qua các cuộc họp phụ nữ, tổ họp dân phố… Em thấy tuyên
truyền trực tiếp thì mới có nhiều thông tin hơn, nhớ được lâu hơn về những
vấn đề nêu trên"
(Nữ, nội trợ, phường Ngô Quyền)
VI. Những khó khăn, thách thức
Tuy nhiên, công tác dân số, sức khỏe sinh sản còn một số hạn chế,
yếu kém. Kết quả giảm sinh chưa ổn định và thiếu vững chắc; tỷ lệ sinh
con thứ 3 trở lên còn cao (11,35% năm 2010), nhất là vùng xa, khó khăn và
vùng đồng bào có đạo. Chất lượng dân số chưa đáp ứng yêu cầu; các tố
chất về thể lực còn hạn chế, đặc biệt chiều cao, cân nặng, sức bền của vị
thành niên và thanh niên. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa và tái nhiễm sau
điều trị còn cao. Tình trạng nạo phá thai phổ biến (0,6/1 ca sinh), có xu
hướng tăng ở vị thành niên và thanh niên. Giới, bình đẳng giới và vị thành
niên trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đúng mức;
trách nhiệm của nam giới trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa
cao; bạo lực gia đình còn diễn biến phức tạp.
- Số trẻ em sinh ra là 9.625 cháu tăng 1139 cháu so với cùng kỳ năm 2011
bằng 13,42%; con thứ 3 trở lên là 973 cháu bằng 10,1% so với cùng kỳ là
9% tăng 1,1%.
- Tỷ số giới tính khi sinh 6 tháng đầu năm 116,97 so với cùng kỳ năm 2011
là 124,44.
Hiện nay, việc truyền thông vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn, một trong
những nguyên nhân là do:

19



- Chưa có sự khác biệt rõ rệt về nội dung tài liệu và hình thức truyền
thông giữa các nơi có đông người Kinh sinh sống và các nơi có đông
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Các sản phẩm truyền thông chưa đề cập đầy đủ đến đặc trưng văn
hóa các dân tộc, vùng miền.
- Do phần đông dân số của tỉnh là làm nông nghiệp, tư tưởng cần phải
có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, thừa kế gia
sản,....còn nặng nề và phổ biến.
- Việc thực hiện bình đẳng giới còn hạn chế; việc phá thai không bị
hạn chế về phương diện pháp luật; nguy hại của tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh chưa được nhận biết rộng rãi; việc tuyên
truyền, thực hiện pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi còn
nhiều hạn chế…
- Những tiến bộ trong y học, nhất là các kỹ thuật lựa chọn giới tính
trước sinh như: siêu âm, nạo phá thai,.. trở thành nguyên nhân trực
tiếp tác động mạnh đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…
- Do nguồn kinh phí đầu tư của Trung ương và địa phương dành cho
công tác truyền thông còn thấp, trong khi đó, ta lại chưa huy động
được sự tham gia của cả cộng động, việc xã hội hóa được công tác
DS-KHHGĐ còn kém.
- Vấn đề người dân thuộc vùng nông thôn tiếp cận với các thông tin
trên các phương tiện hiện đại còn gặp nhiều hạn chế: Internet, truyền
hình, phát thanh, báo in..
VII. Giải pháp thực hiện

20



Vì cư dân Vĩnh Phúc phân bố không đồng đều, có nhiều dân tộc với
bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và trình độ dân trí khác nhau, đó là
những yếu tố đặc thù gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội nói
chung trong đó có công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Do đó, cần có
những biện pháp cụ thể để người dân có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện
chính sách.
- Nhằm nâng cao mức độ tiếp cận của người dân tới các thông tin SKSS
trên các kênh truyền hình và phát thanh:
(1) cần điều chỉnh thời gian phát sóng các chương trình về DS/KHHGĐ
vào buổi tối, sau các chương trình thời sự để tạo điều kiện cho đông đảo
người dân lao động tiếp cận nhiều hơn tới các chương trình này.
(2) Nên tăng cường đưa các thông tin tuyên truyền về DS/KHHGĐ lồng
ghép vào các chương trình giải trí trên các kênh truyền hình và phát thanh
để người dân lao động có thể dễ dàng tiếp nhận các thông điệp về
DS/KHHGĐ.
(3) Cần phổ biến theo ngành dọc từ Uỷ ban DS,GĐ&TE xuống cho đội ngũ
CTV dân số và cán bộ y tế cơ sở về thời gian phát sóng các chương trình
DS/KHHGĐ trên các kênh truyền hình và phát thanh để họ có điều kiện
theo dõi, qua đó, có thêm vốn kiến thức và thông tin phục vụ cho công tác
tuyên truyền, tư vấn tại cơ sở cho người dân lao động.
- Tiến hành công tác truyền thông nhằm chuyển đổi hành vi đối với các
nhóm đối tượng tại cộng đồng (bà mẹ mang thai, bà mẹ mới sinh; phụ nữ,
nam giới, các cặp vợ chồng; người chưa thành niên, thanh niên; người di
cư; người cao tuổi) và người cung cấp dịch vụ y tế.
- Tiến hành truyền thông huy động xã hội, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của
các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quần chúng, những người có uy tín
trong cộng đồng đối với công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: già làng,
trưởng bản, cán bộ thôn, xã, ấp…
21



22


KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu công chúng với các chương trình KHHGD của
tỉnh Vĩnh Phúc , ta đã có một cái nhìn mới hơn về đặc điểm công chúng
của một tỉnh thành có sự phát triển khá cao của cả nước.
Vĩnh Phúc- cần tích cực hơn nữa trong công tác DS/KHHGD cùng với
nhân dân cả nước thực hiện có hiệu quả hơn nữa các công tác này nhằm cải
thiện đời sống của nhân dân trong tỉnh đem đến một kết quả tốt hơn để Việt
Nam đạt tới mức về cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020 nhanh
chóng hơn. Để làm được điều này thì cách truyền thông cần được đa dạng,
phong phú phù hợp với từng đối tượng cụ thể hơn với mục tiêu “ Mỗi cặp
vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con, không đẻ quá sớm và không “ đẻ quá dày”.

23


CHƯƠNG III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn lí thuyết truyền thông
2. Cổng thông tin- giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
3. Internet
4. Báo cáo: Kết quả công tác DS- KHHGĐ 6 tháng đầu năm và phương
hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012

24


MỤC LỤC


25


×