Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa kinh tế tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT và THƯƠNG mại TÙNG lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.58 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ.................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................vi
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM.....................................................................................1
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
Tùng Lâm..................................................................................................................... 1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH Sản xuất và
Thương mại Tùng Lâm...............................................................................................1
1.2.1. Chức năng...........................................................................................................1
1.2.2. Nhiệm vụ.............................................................................................................2
1.2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức.........................................................................................2
1.3. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
Tùng Lâm..................................................................................................................... 2
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động.............................................................................................2
1.3.2. Đặc điểm hoạt động............................................................................................3
1.4. Khái quát về các nguồn lực chủ yếu của Công ty TNHH Sản xuất và Thương
mại Tùng Lâm:............................................................................................................3
1.4.1. Nguồn nhân lực của công ty...............................................................................3
1.4.2. Nguồn vốn của công ty.......................................................................................4
1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật,công nghệ......................................................................4
1.5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Sản xuất
và Thương mại Tùng Lâm trong giai đoạn 2016 - 2018............................................5
PHẦN 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM.................6
2.1. Thực trạng bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực của công ty:.......6
2.1.1. Tình hình nhân lực:...........................................................................................6
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực


của công ty:................................................................................................................... 6
2.1.3. Sơ đồ tổ chức của bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực của công
ty:................................................................................................................................... 7
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản
trị nhân lực của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm.....................8
1


2.2.1 Môi trường bên ngoài..........................................................................................8
2.2.2 Môi trường bên trong...........................................................................................9
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của công ty TNHH Sản xuất và
Thương mại Tùng Lâm...............................................................................................9
2.3.1. Thực trạng về quan hệ lao động của công ty.....................................................9
2.3.2. Thực trạng về tổ chức và định mức lao động của công ty...............................10
2.3.3. Thực trạng về hoạch định nhân lực của công ty.............................................10
2.3.4. Thực trạng phân tích công việc của tổ chức....................................................11
2.3.5. Thực trạng tuyển dụng nhân lực của công ty..................................................11
2.3.6. Thực trạng về đào tạo và phát triển tại công ty................................................12
2.3.7. Thực trạng về đánh giá nhân lực của tổ chức.................................................13
2.3.8. Thực trạng về trả công lao động của tổ chức...................................................13
2.3.9. Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của tổ chức........................................14
PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM...........................................15
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của công ty
TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm............................................................15
3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh.......................................................15
3.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực.............................................15
3.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản trị nhân lực..............................15
3.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị nhân lực của công
ty trong thời gian tới..................................................................................................16

3.3. Định hướng đề tài khóa luận..............................................................................16
KẾT LUẬN................................................................................................................17
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2016 - 2018..................................3
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 - 2018...................................4
Bảng 1.3: Máy móc thiết bị phục vụ của công ty 2016 - 2018.......................................4
Bảng 1.4: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018.................5
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị nhân lực tại công ty....................................6
Bảng 2.2: Bảng đánh giá trình độ nhân viên phòng HC-NS của công ty.......................8
Bảng 2.3: Kết quả đào tạo của công ty từ năm 2016 đến 2018...................................12
Bảng 2.4: Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong giai đoạn 2016 2018............................................................................................................................. 14

3


DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng
Lâm................................................................................................................................ 2
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Phòng Hành chính –Nhân sự Công ty....................................7

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

1
2
3
4
5
6
7

Từ viết tắt
TNHH
NLĐ
NSDLĐ
HĐLĐ
MTCV
TCCV
HC-NS

Ý nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn
Người lao động
Người sử dụng lao động
Hợp đồng lao động
Mô tả công việc
Tiêu chuẩn công việc
Hành chính nhân sự

5


LỜI MỞ ĐẦU

Sau thời gian được ngồi trên ghế giảng đường, được trang bị những kiến thức về
quản trị nhân lực, em đã được tham gia thực tập thực tế tại Công ty TNHH Sản xuất và
Thương mại Tùng Lâm. Đây là cơ hội thực tiễn giúp em hiểu hơn về những kiến thức
đã được trang bị trên ghế nhà trường và có cái nhìn bao quát hơn về ngành nghề mà
mình lựa chọn.
Không chỉ được học những kiến thức từ thực tế, mà qua quá trình thực tập, hiểu về
những vấn đề đang gặp phải của doanh nghiệp, cũng chính là cơ hội tốt giúp em có thể
vận dụng những kiến thức đã được học để áp dụng vào trong hoạt động của doanh
nghiệp.
Trong phạm vi bài báo cáo tổng hợp của mình, em xin phép được trình bày tổng
quan hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng
Lâm với nội dung 3 phần như sau:
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng
Lâm.
Phần 2: Khái quát tình hình hoạt động quản trị nhân lực của công ty TNHH
Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm.
Phần 3: Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết của công ty TNHH Sản xuất
và Thương mại Tùng Lâm và đinh hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Thu Hà, cùng
toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng
Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ em thu thập và tích lũy thông tin, kiến thức thực tế để
hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.

6


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM.
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại

Tùng Lâm
 Tên công ty
: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và
Thương mại Tùng Lâm.
 Tên giao dịch
: TUNGLAM CO.,LTD.
 Giám đốc
: Bà Phạm Thu Mai
 Ngày cấp giấy phép
: 18/05/2010
 Ngày hoạt động
: 01/06/2010
 Giấp phép kinh doanh
: 2500399604
 Trụ sở chính:
- Số 156 Trần Phú, P. Phúc Thắng, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Điện thoại
: (+84) 211 3854 933
 Văn phòng đại diện:
- Số B1 -12A, KĐT Vinhomes gardenia, Đường Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam
Từ Liêm, Hà Nôi.
 Nhà máy: Đường số 3, KCN Mỹ Xuân A, P. Mỹ Xuân, TX. Phũ Mỹ, Bà Rịa
Vũng Tàu.
 Website
: www.tunglamgroup.com
 Mail
:
Tiền thân của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm là một cửa
hàng bán vật liệu xây dựng thương hiệu Minh Mai chuyên cung cấp vật liệu xây dựng
cho thị trường tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2010 chị Phạm Thu Mai quyết định phát triển cửa

hàng xây dựng Minh Mai thành công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm với
vốn điều lệ là 45 tỷ đồng.
Khách hàng chính: Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, TS Interseats VN
Đối tác chính: SHINWA, YAMAZEN, NAGAHORI, ESCO, MITUTOYO
Nhà phân phối của hãng: Tone – Nhật Bản, NAC – Nhật Bản, Tulex – Ấn Độ,
ASG – Mỹ.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH Sản
xuất và Thương mại Tùng Lâm
1.2.1. Chức năng
 Sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn: xe đẩy, jig, giá kệ, mái vòm nhà xưởng …
 Sản xuất và cung cấp thùng nhựa công nghiệp, thùng nhựa danpla
 Cung cấp vật tư phụ tùng thay thế, vật tư tiêu hao cho các nhà sản xuất ô tô, xe
máy Logistics ( Vận tải và Kho bãi )


Cung cấp vật tư phụ tùng thay thế, vật liệu tiêu hao cho các nhà sản xuất ô tô, xe
máy Logistics đang là một thế mạnh của công ty khi hợp tác được với các khách hàng
lớn như Honda, Toyota và Vinfast. Đây là cơ hội để nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng
thị phần của Tùng Lâm trên thị trường. Qua đó thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, tăng
việc làm, đóng góp ngân sách cho nhà nước.
1.2.2. Nhiệm vụ
 Nghiên cứu, phân tích, điều tra thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế
hoạch sản xuất, bán hàng phù hợp, hiệu quả nhất.
 Cải tiến sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao chất lượng, giảm
chi phí, giá thành.
 Xúc tiến quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng cũng như các nhà cung
cấp lớn.
 Đảm bảo quyền lợi cho NLĐ: chế độ tiền lương, Bảo hiềm xã hội, an toàn và
bảo hộ lao động.
1.2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
Tùng Lâm
Ban Giám Đốc

Phòng
hành
chính
nhân sự

Phòng
kế toán

Phòng
kĩ thuật

Phòng
mua
hàng

Phòng
kinh
doanh

Xưởng
sản xuất

Bộ
phận
vận tải


(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm được tổ
chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng tổ chức quản lý theo một cấp, tổ chức
gọn nhẹ, thông tin từ các phòng ban chức năng cung cấp cho ban lãnh đạo nhanh chóng
và chính xác, các phòng ban được phân công rạch ròi, không bị chồng chéo nhằm phát
huy được tối đa chuyên môn của toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.3. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Sản xuất và Thương
mại Tùng Lâm
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động


 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm kinh doanh trên 2 lĩnh vực
chính: SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - Công ty chuyên về các mặt hàng công nghiệp
(Phụ tùng, máy móc, thiết bị, sản xuất xe đẩy, thùng,...).
 Công ty TNHH SX & TM Tùng Lâm chuyên cung cấp các loại phụ kiện ốc,
vít, bu lông, các loại dụng cụ cầm tay, vật tư tiêu hao cho các nhà sản xuất ô tô, xe
máy: đầu khẩu, đầu nối, các loại súng máy hơi, các thiết bị đo, kiểm tra,..
 Ngoài ra, công ty còn sản xuất và cung cấp thùng nhựa công nghiệp, thùng
nhựa danpla và sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn: xe đẩy, jig, giá kệ, mái vòm nhà
xưởng,..
1.3.2. Đặc điểm hoạt động
Với phương châm "Đối tác tin cậy - Phát triển bền vững", Tùng Lâm sẽ là sự lựa
chọn ưu việt.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty luôn cung cấp các mặt hàng
chính hãng, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của thị trường . Sản xuất đi đôi với việc bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng
đầu trong quá trình hoạt động của công ty.
Thị trường của công ty ngày càng được mở rộng, không chỉ có các bạn hàng
quen thuộc tại thành phố Hà Nội, công ty còn mở rộng thị truờng ra các tỉnh, thành
phố khác như: Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang,...

1.4. Khái quát về các nguồn lực chủ yếu của Công ty TNHH Sản xuất và
Thương mại Tùng Lâm:
1.4.1. Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 1.1: Tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2016 - 2018
(Đơn vị: Người)
Năm
2017/2016
2018/2017
Cơ cấu lao động
Chênh
Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ
2016 2017 2018
lệch
(%)
lệch
(%)
Tổng lao động
74
78
80
4
5,41
2
2,56
Đại học
32
35
37
3
9,38

2
5,71
Trình
Cao đẳng,
42
43
43
1
2,38
0
0
độ
Trung cấp
Giới
Nam
25
26
27
1
4,00
1
3,8
tính
Nữ
49
52
53
3
6,12
1

1,92
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, do công ty đã đi vào hoạt động ổn định nên
nhân lực có sự thay đổi nhẹ qua các năm. Có thể thấy, chất Lượng nhân lực của công
ty ngày được nâng cao, trình độ đại học tăng qua các năm. Số lao động nam lớn hơn
lao động nữ do tính chất đặc thù của doanh nghiệp.


1.4.2. Nguồn vốn của công ty
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 - 2018
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Số tiền
Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ
lệ Số tiền Tỷ lệ
(%)
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

1,712
15,872
17,584

9,74
90,26
100


(%)

1,612
16,555
18,167

8,87
1,502
8,55
91,13
16,065 91,45
100
17,567 100
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Nhận xét : Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty

thay đổi theo các năm và có sự biến động nhẹ. Vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn vốn lưu
động. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng nhẹ theo từng năm, đây là một dấu hiệu tốt
chứng tỏ công ty đã dần tự chủ được nguồn vốn của mình. Đây là cơ sở thuận lợi để
công ty có thể mở rộng quy mô của mình trong những năm tới
1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật,công nghệ
Cơ sở vật chất của công ty ngày càng được cải thiện, nâng cấp qua các năm. Hệ
thống máy tính, INTERNET phục vụ công việc ngày càng được nâng cao. Văn phòng
được tu sửa sạch sẽ, không gian làm việc rông rãi. Tất cả các phòng ban đều được
trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, điều hòa, kệ bàn…
Bảng 1.3: Máy móc thiết bị phục vụ của công ty 2016 - 2018
( Đơn vị:Cái)
STT
1

2
3
4
5
6
7

Trang thiết bị các loại
Điều hòa
Máy fax
Máy tính
Điện thoại
Máy in ( A0, A3, A4)
Máy scan
Máy chiếu

Số lượng

10
6
50
15
6
2
3
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)


1.5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH Sản
xuất và Thương mại Tùng Lâm trong giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 1.4: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018
(Đơn vị: Tỉ đồng)
2017/2016
2018/2017
Chỉ tiêu
2016
2017
2018 Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ
lệch
(%)
lệch
(%)
Doanh thu bán hàng và
51,544 57,107 61,567 5,563 10,79 4,460
7,81
cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
51,544 57,107 61,567 5,563 10,79 4,460
7,81
vụ
Giá vốn hàng bán
35,499 36,009 36,000 0,510
1,44
-0,009
0,02
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch

16,045 21,098 25,567 5,053 31,49 4,469
21,18
vụ
Doanh thu hoạt động
0,035
0,080 0,079 0,045 128,57 -0,001
1,25
tài chính
Chi phí tài chính
0,408
0,477 0,478 0,069 16,91 0,001
0,21
Trong đó:
Chi phí lãi vay
0,408
0,477 0,478 0,069 16,91 0,001
0,21
Chi phí bán hàng
4,325
5,448 6,956 1,123 25,97 1,508
27,68
Chi phí quản lý doanh
4,009
4,818 6,178 0,809 20,18 1,360
28,23
nghiệp
Lợi nhuận thuần từ
7,338 10,435 12,034 3,097 42,20 1,599
15,32
hoạt động kinh doanh

Thu nhập khác
0
0,255 0,350 0,255
0,095
37,25
Chi phí khác
0
0,214 0,320 0,214
0,106
49,53
Lợi nhuận khác
0
0,041 0,030 0,041
-0,011 26,83
Tổng lợi nhuận kế toán
7,338 10,476 12,064 3,138 42,76 1,588
15,16
trước thuế
Chi phí thuế TNDN
1,468
2,095 2,413 0,627 42,71 0,318
15,16
hiện hành
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu
5,871
8,381 9,651 2,510 42,76 1,270
15,16
nhập doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng Kế toán)
Trong giai đoạn 2016-2018 công ty kinh doanh khá phát triển, lợi nhuận và
doanh thu liên tục tăng qua các năm với tỷ lệ tăng cao. Giai đoạn này có thể nói là giai
đoạn hưng thịnh của công ty.


PHẦN 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM.
2.1. Thực trạng bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực của công ty:
2.1.1. Tình hình nhân lực:
Hiện tại, công ty có Phòng Hành chính-Nhân bao gồm có 6 người, phụ trách các
công việc về quản trị nhân lực và hành chính chung cho toàn công ty.
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị nhân lực tại công ty
(Đơnvị: Người)
So sánh
So sánh
Năm
2017/2016
2018/2017
Chỉ tiêu
Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ
2016 2017 2018
lệch
(%)
lệch
(%)
Số lượng
5
6
6

1
20
0
0
Cao đẳng
3
3
2
0
0
-1
33,33
Trình độ
Đại học trở lên
2
3
4
1
50
1
33,33
Dưới 1 năm
0
0
0
0
0
0
0
Kinh nghiệm 1 – 3 năm

2
2
1
0
0
-1
50
Trên 3 năm
3
4
5
1
33,33
1
25
Nam
1
1
1
0
0
0
0
Giới tính
Nữ
4
5
5
1
25

0
0
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy số lượng của bộ phận quản trị nhân
lực của công ty tương đối ổn định qua các năm 2016 - 2018. Năm 2017 tăng 1 người
so với năm 2016 và năm 2018 thì số lượng không đổi. Tỉ lệ nữ chiếm cao hơn nam do
tính chất công việc yêu cầu cẩn thận, chính xác cao.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân
lực của công ty:
2.1.2.1. Chức năng
 Thực hiện công tác tổ chức, quản lý, bố trí nhân lực phù hợp với năng lực
từng người, tham mưu giúp việc cho giám đốc.
 Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân lực, thực hiện bảo hộ lao động, thiết lập
các chế độ, chính sách trợ cấp phụ cấp cho người lao động.
 Xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện.
 Đảm nhiệm công tác hành chính tổng hợp, văn thư lưu trữ.
 Phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
 An toàn lao động, vệ sinh lao động, đời sống người lao động.
 Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao cho.


2.1.2.2. Nhiệm vụ
 Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân
viên phù hợp với trình độ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu công việc.
 Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi triển
khai thực hiện kế hoạch.
 Thường trực công tác thi đua khen thưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Giám đốc phân công.
 Hỗ trợ các phòng ban trong toàn hệ thống Công ty về công tác hành chính và
nhân sự, chính sách, chế độ.

2.1.3. Sơ đồ tổ chức của bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực của
công ty:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Phòng Hành chính –Nhân sự Công ty
Trưởng phòng

Nhân viên
hành chính

Chuyên viên
tuyển dụng

Chuyên viên
C&B

Chuyên viên
đào tạo và
đánh giá

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Qua sơ đồ ta thấy cấu trúc hệ thống nhân sự của phòng khá đơn giản, phân chia
nhiệm vụ của các cá nhân trong phòng như sau:
Trưởng phòng: Lên kế hoạch công việc và bàn giao cho nhân sự để triển khai,
thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ hoạt động của công ty. Tham mưu đề xuất cho ban
giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức và hành chính nhân sự như bổ
nhiệm, bãi nhiệm, sắp xếp, bố trí nhân sự. Bên cạnh đó là đề xuất những chính sách về
tạo động lực cũng như quyền lợi của người lao động.
Nhân viên hành chính: Xử lí các công việc liên quan đến hành chính như theo dõi
công văn ra vào, lưu trữ văn thư, hồ sơ giấy tờ.
Chuyên viên tuyển dụng: Xác định nhu cầu tuyển dụng, thống nhất nhu cầu tuyển
dụng với các bộ phận phòng ban. Xây dựng và thực hiện quy trình tuyển dụng như

đăng tuyển, thu nhận xử lý hồ sơ, lọc hồ sơ, phỏng vấn, sau đó kết hợp với bộ phận có
nhu cầu đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp.
Chuyên viên C&B: Thực hiện theo dõi chấm công, tính lương, BHXH cho
CBNV.
Chuyên viên đào tạo và đánh giá: Tìm hiểu nhu cầu, xác định mục đích, lập kế
hoạch đào tạo tháng, quý, năm. Xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện, nâng
cao năng lực cho cán bộ. Tổ chức thực hiện đào tạo theo chương trình đã được phê


duyệt và đánh giá kết quả sau đào tạo.Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân
viên toàn công ty.
Bảng 2.2: Bảng đánh giá trình độ nhân viên phòng HC-NS của công ty
ST
Chuyên
Kinh
Họ và tên
Chức danh
Trình độ
T
ngành
nghiệm
Trưởng
Quản trị nhân
1 Hoàng Thị Anh Đào
Đại học
5 năm
phòng
lực
Quản trị nhân
2 Lô Thị Dần

Chuyên viên
Đại học
4 năm
lực
Quản trị nhân
3 Đỗ Thị Khánh Linh
Nhân viên
Cao đẳng
4 năm
lực
Quản trị nhân
4 Nguyễn Thu Trang
Nhân viên
Cao đẳng
2 năm
lực
Quản trị nhân
5 Nguyễn Xuân Lương
Chuyên viên
Đại học
5 năm
lực
Quản trị nhân
6 Nguyễn Thị Thảo
Chuyên viên
Đại học
5 năm
lực
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động quản trị nhân lực của công ty

TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm
2.2.1 Môi trường bên ngoài
 Thị trường lao động: Hiện nay thị trường lao động rất phong phú và đa
dạng. Nhưng để tìm được một ứng viên đáp ứng được yêu cầu của công ty hiện nay
gặp khó khăn, quá trình tuyển dụng mất thời gian và tốn chi phí. Môt lượng lớn sinh
viên ra trường thất nghiệp do các kiến thức dạy trên trường không bám sát thực tế, kỹ
năng còn hạn chế nên không đáp ứng được nhu của các doanh nghiệp. Với đặc điểm
hoạt động kinh doanh của công ty cùng với sư phát triển của nền kinh tế đòi hỏi nguồn
nhân lực phải có kỹ năng chuyên môn, tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo và có
các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán,..
 Tình hình kinh tế: Ngày nay nền kinh tế của đất nước đang trên đà hội nhập
mạnh mẽ. Với việc tham gia kí kết nhiều hiệp định quốc tế lớn như CPTPP đã mở ra
nhiều cơ hội mới trong việc chuyển giao khoa học công nghệ, trí tuệ, sáng tạo, góp
phần nâng cao, cải thiện cách tư duy của bộ phận nhân sự trong cách hoạt động.
 Chính trị, pháp luật: Hoạt động quản trị nhân lực chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi
các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước,đặc biệt là thường xuyên cập
nhật liên tục những thay đổi trong quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu, các
chính sách tuyển dụng, trợ cấp, phụ cấp,...để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
 Trình độ khoa học -công nghệ: Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày
càng mạnh mẽ, con người ngày càng không ngừng học hỏi để bắt kịp xu thế. Nắm bắt
được cơ hội, công ty tập chung đào tạo nhân lực để nhanh chóng thích ứng được với


sự tiến bộ của khoa học công nghệ, áp dụng vào thực tế công việc để tiết kiệm thời
gian, nâng cao hiệu quả công việc.
 Đối thủ cạnh tranh: Nhu cầu của người lao động ngày càng cao. Dựa vào
khía cạnh này mà nhiều doanh nghiệp đã có những chính sách đãi ngộ để lôi kéo NLĐ
về làm việc cho mình. Để đề ra một mức đãi ngộ phù hợp đối với một công ty phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như ngân sách, khả năng của NLĐ, quy định, quy chế. Đây
cũng là một bài toán yêu cầu bộ phận nhân sự của công ty phải có giải pháp nhằm thu

hút được nhiều lao động chất lượng cao.
2.2.2 Môi trường bên trong
 Người lao động: Trình độ của người lao động cũng là một vấn đề gây ảnh
hưởng lớn đến công tác quản trị nhân lực của công ty. NLĐ của công ty có trình độ từ
cao đẳng đến đại học, với hệ thống NLĐ ở các trình độ khác nhau như vậy thì công ty
phải xây dựng hệ thống các chính sách nhân sự phù hợp với từng nhóm đối tượng để
tạo động lực và giữ chân nhân tài.
 Văn hóa doanh nghiệp: Trong công ty nhân viên có sự khác nhau về giới tính,
trình độ, tuổi tác…chi phối tới các mối quan hệ ứng xử, phong cách làm việc, mỗi
người đến từ các nơi khác nhau nên họ có những văn hóa, quan niệm sống và làm việc
khác nhau
 Chính sách chiến lược của công ty: Chính sách chiến lược của công ty trong
tương lai có tác động mạnh mẽ tới công tác quản trị nhân lực về các kế hoạch hoạch
định thu hút, tìm kiếm nhân tài, sử dụng nhân tài, đào tạo và phát triển nhân lực để
đảm bảo cho công ty có đầy đủ nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Bên cạnh đó
còn tác động tới các chính sách đãi ngộ của công ty đối với người lao động.
 . Quan điểm của nhà quản trị: Đội ngũ nhà quản trị của công ty luôn coi
người lao động là một nhân tố quyết đính đến hiệu quả công việc. Mọi hoạt động đều
hướng tới lợi ích của người lao động như các chính sách đãi ngộ, khen thưởng, tổ chức
nơi làm việc, trang bị các thiết bị tiên tiến, tạo môi trường làm việc sạch sẽ, lành mạnh.
Khả năng tài chính của công ty: Công ty TNHH Sản xuất và Thương Tùng Lâm hoạt
động đang trên đà phát triển nên chính vì vậy, chính sách đãi ngộ luôn luôn được cải
thiện nhằm động viên khích lệ người lao động.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của công ty TNHH Sản xuất và
Thương mại Tùng Lâm
2.3.1. Thực trạng về quan hệ lao động của công ty
 Tình hình quan hệ lao động của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng
Lâm diễn ra theo cơ chế hai bên: một bên là NLĐ và một bên là NSDLĐ. Khi kí kết
HĐLĐ, 2 bên có quyền thỏa thuận, thương lượng, nhau những vấn đề được viết trong
HĐLĐ. NLĐ của công ty đều có trình độ từ trung cấp cao đẳng đến đại học nên họ

cũng có một chút hiểu biết về luật lao động hiện hành. Tuy nhiên thì chính sự hiểu biết
chút ít nên cũng dẫn đến những mâu thuẫn khi giải quyết tranh chấp do sự hiểu biết
chưa toàn diện của người lao động.


 Hình thức tương tác: Các hình thức trao đổi thông tin trong công ty thường
thông qua các văn bản (thông báo ,quy định,kế hoạch...), thư điện tử của ban lãnh đạo
công ty tới các phòng ban ,bộ phận NLĐ. NLĐ trong công ty khi nhận được thông báo
cần phối hợp tiến hành thực hiện hoặc có những ý kiến, kiến nghị thì làm đơn gửi đến
trưởng phòng, đề nghị được giải quyết. Việc trao đổi thông tin cũng được thực hiện
trực tiếp thông qua các cuộc họp hội nghị người lao động hàng năm ( 6 tháng/1 lần ),
các cuộc họp giao ban hàng ngày, các cuộc họp bất thường,...Với hình thức này công
việc được giải quyết một cách nhanh chóng hơn, tuy nhiên nhiều NLĐ không dám nói
ra vì sợ mất lòng lãnh đạo công ty.
Tính đến nay công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm được thành lập
gần 9 năm với gần 90 nhân viên,nhưng công ty chưa từng xảy ra các cuộc đình công,
tranh chấp lao động. Và công ty chưa có tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi, lợi
ích cho NLĐ khi tranh chấp xảy ra.
2.3.2. Thực trạng về tổ chức và định mức lao động của công ty
 Phân công và hợp tác lao động: Nhân viên trong công ty được phân công
nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể, phù hợp với năng lực chuyên môn của mình. Mỗi bộ
phận có một chức năng nhiệm vụ riêng, nhưng chúng có sự móc nối và thống nhất với
nhau để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cũng có những ý
kiến trái chiều khiến cho công việc bị ùn, trì trệ.
 Tổ chức nơi làm việc: Nơi làm việc của nhân viên trong công ty được thiết kế,
bố trí phù hợp với chức năng, hoạt động của từng phòng ban. Văn phòng luôn có độ
thoáng, sạch sẽ, tạo môi trường làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp. Riêng với khu
xưởng sản xuất và kho hàng được bố trí rộng rãi, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người
lao động.
 Chế độ làm việc: Công ty áp dụng giờ làm việc theo giờ hành chính: 08 h/ngày

và 5,5 ngày/tuần ( sáng từ 8h00 đến 12h00, chiều từ 13h30 đến 17h30, Nghỉ 2 thứ 7
và 4 chủ nhật / tháng).
 Định mức lao động: Công ty áp dụng định mức theo thời gian 8h/ngày đối với
các nhân viên làm việc trong văn phòng. Riêng với công nhân làm ở bộ phận sản xuất
và bộ phận vận tải cũng áp dụng định mức theo thời gian 8h/ngày. Tuy nhiên do đặc
thù công việc nên khi đơn hàng nhiều sẽ làm việc theo ca kíp để kịp tiến độ của đơn
hàng đối với bộ phận sản xuất, còn bộ phận vận tải nếu chạy xe quá 8h/ngày sẽ tính
vào thời gian làm thêm giờ theo quy định của nhà nước.
2.3.3. Thực trạng về hoạch định nhân lực của công ty
Trưởng phòng nhân sự sẽ tiến hành công tác hoạch định nhân lực dựa vào kết
quả kinh doanh, nhu cầu nhân sự của các phòng ban.
Nội dung của hoạch định nhân lực:
 Dự báo nhu cầu nhân lực: Công tác hoạch định nhân lực của Công ty TNHH
Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm được thực hiện dựa trên tình hình nhân lực của các
phòng ban, trên cơ sở chiến lược, chính sách nguồn nhân lực và quy mô hoạt động của


công ty và ngân sách của công ty. Các trưởng phòng sẽ xác định nhu cầu nhân lực
trong ngắn hạn và dài hạn, sau đó phòng nhân sự sẽ xác định cung nhân lực bên trong
và bên ngoài và trình lên ban lãnh đạo xét duyệt và lập kế hoạch tuyển dụng nhân lực.
 Dự báo cung nhân lực: Phòng hành chính-nhân sự phân tích tình hình nhân
lực về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động để đưa ra quyết định có tuyển thêm
nhân lực không. Bên cạnh đó là phân tích tình hình cung nhân lực bên ngoài doanh nghiệp
để cân nhắc các phương án phù hợp.
 Phân tích tương quan cung-cầu nhân lực: Ở thời điểm hiện tại, nhân lực của
công ty đang thiếu nhân sự do nhiều nhân viên nữa nghỉ thai sản, một số nhân viên hết
hạn hợp đồng, một vài nhân viên vì lí do cá nhân nên nghỉ việc…. Để bù giải quyết
vấn đề trên thì công ty đã chọn giải pháp trước mắt là thuê nguồn lực thời vụ và tiến
hành tuyển dụng thực tập sinh để đào tạo bài bản lên nhân viên chính thức. Đây là một
hình thức tối ưu để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên ,hiện nay công ty đang gặp phải khó

khăn trong công tác hoạch định nhân lực do chính sách đãi ngộ chưa thỏa mãn được
người lao động, dẫn đến tình trạng nhân viên làm được một thời gian rồi xin nghỉ việc.
2.3.4. Thực trạng phân tích công việc của tổ chức
Mỗi một vị trí công việc đều mô tả về yêu cầu, đặc điểm của công việc, quyền
lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ, giúp nhân viên hiểu rõ và cụ thể về công việc họ đảm
nhận. Đồng thời giúp người quản lý kiểm soát được công việc của nhân viên. Tuy
nhiên hoạt động phân tích công việc của công ty chưa rõ ràng. mặc dù cũng có bản
mô tả công việc, tiêu chuẩn công việc và yêu cầu công việc vẫn còn chung chung
chưa cụ thể cho từng vị trí dẫn đến nhiều người phải làm những công việc không
đúng với chuyên môn của mình.
Không những vậy bản MTCV, TCCV vẫn chưa có sự cập nhật thường xuyên,
những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban để có điều chỉnh và hoàn
thiện hệ thống MTCV phù hợp với thực tế.
Bản MTCV, TCCV (Xem trong phụ lục 1, phụ lục 2)
2.3.5. Thực trạng tuyển dụng nhân lực của công ty
 Nguồn tuyển dụng: Công ty chủ yếu sử dụng nguồn bên ngoài. Nguồn này bao
gồm những sinh viên đã tốt nghiệp ra trường, những nhân viên đang làm việc tại các
công ty khác song mức độ thỏa mãn không cao, muốn tìm cơ hội phát triển mới. Đối
với nguồn này,công ty thường tìm kiếm ứng viên qua các trang mạng việc làm trên
internet như facebook, Vietnamworks.com, Vieclam.24h.com.vn, Mywork.vn,....
 Quy trình tuyển dụng:
Bước 1: Xác định nhu cầu và vị trí cần ứng tuyển
Bước 2: Đăng bài tuyển dụng trên các trang tuyển dụng, thu hút các ứng viên nộp
hồ sơ về.
Bước 3: Lọc những hồ sơ đạt yêu cầu, những hồ sơ không phù hợp với yêu cầu
của MTCV,TCCV sẽ lưu trữ vào nguồn data dự bị.
Bước 4: Phỏng vấn: Công ty áp dụng phỏng vấn đơn (1 nhà tuyển dụng -1 ứng viên)


Tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển mà người tham gia phỏng vấn sẽ khác nhau.

Thông thường đối với vị trí nhân viên kinh doanh thì trưởng phòng kinh doanh sẽ trực
tiếp phỏng vấn.
Bước 5: Đánh giá kết quả và hội nhập: Sau khi phỏng vấn, sẽ đánh giá kết quả
xem năng lực, kinh nghiệm, thái độ của ứng viên(dựa trên yêu cầu MTCV và TCCV)
để lựa chọn ứng viên.
Từ phân tích trên có thể thấy công ty đã tiến hành các bước trong tuyển dụng
nhân lực.Tuy nhiên còn tồn tại một số vấn đề: cách thức phỏng vấn 1-1 sẽ ko đánh giá
khách quan được ứng viên, đôi khi bỏ qua những ứng viên phù hợp. Lượng hồ sơ về
hạn chế do khả năng đăng bài, tương tác còn kém.
2.3.6. Thực trạng về đào tạo và phát triển tại công ty.
 Hình thức đào tạo chủ yếu là đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp, tức là người
đào tạo (thường là chuyên viên đào tạo của công ty) sẽ hướng dẫn trực tiếp cho nhân
viên trong công ty theo mục đích và yêu cầu nội dung công việc. Ngoài ra đối với nhà
quản trị (các trưởng phòng, đặc biệt là trưởng phòng kinh doanh và trưởng phòng kỹ
thuật) áp dụng hình thức đào tạo bên ngoài doanh nghiệp (các trung tâm đào tạo,các cơ
sở huấn luyện ),để nhà quản trị có cái nhìn bao quát hơn ,tiếp thu và cập nhật những
kiến thức mới.
 Phương pháp đào tạo mà công ty thường áp dụng đối với nhân viên là
phương pháp kèm cặp. Người kèm cặp thường là trưởng các phòng ban (hoặc chuyên
viên đào tạo) và người học sẽ là những nhân viên mới hoặc những nhân viên trong
công ty được kiêm nhiệm thêm các công việc mới.
 Quy trình đào tạo:
Bước 1:Xác định nhu cầu đào tạo: Trưởng các phòng ban xem xét, xác định nhu
cầu, phê duyệt, gửi yêu cầu đào tạo về Phòng Hành chính – Nhân sự tổng hợp danh
sách.
Bước 2:Xây dựng kế hoạch đào tạo: Xác định thời gian,địa điểm đào tạo, chi
phí, tham mưu cho giám đốc quyết định
Bước 3: Trình bày ban giám đốc để xem xét và phê duyệt
Bước 4:Tổ chức thực hiện đào tạo
Bước 5:Đánh giá kết quả đào tạo

Ngoài những mặt tích cực mà đào tạo và phát triển nhân lực mang lại thì vẫn còn
tồn tại một số hạn chế như:
 Công ty cũng chưa thật sự quan tâm đến nhu cầu phát triển,thăng tiến bản thân
của nhân viên,ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên, khiến trong năm qua có 4 nhân
viên nghỉ việc để tìm cơ hội phát triển bản thân.
 Vấn đề ngân sách chi trả cho công tác đào tạo còn nhiều hạn chế.
 Công ty kế hoạch đào tạo chưa sát với thực tế, nên kết quả đào tạo chưa được
cao.


Bảng 2.3: Kết quả đào tạo của công ty từ năm 2016 đến 2018
Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm 2016 Năm 2018
Tổng số chương trình đào tạo nhân lực
2
2
3
Tổng số nhân viên đào tạo lại
4
5
7
Tổng số nhân viên phải đào tạo lại
3
2
2
(Nguồn: Phòng Hành chính -Nhân sự)
2.3.7. Thực trạng về đánh giá nhân lực của tổ chức
Công ty sử dụng phương pháp thang điểm để tiến hành đánh giá nhân lực: Tốt (5
điểm), khá (4 điểm), trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm). Các tiêu chí

đánh giá (Xem trong phụ lục 3).
Việc đánh giá nhân lực giúp công ty kiểm tra năng lực của nhân viên, tìm ra hạn
chế trong quá trình thực hiện công việc để có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như
khen thưởng, kỷ luật, khích lệ người lao động làm việc tốt hơn. Đánh giá là tiền đề cho
công tác trả lương, thưởng, ..
Chu kì đánh giá nhân viên được tiến hành theo chu kì 6 tháng một lần để tiến
hành khen thưởng, kỷ luật. Chuyên viên đánh giá sẽ gửi bản tiêu chuẩn đánh giá đến
các phòng ban và trưởng các phòng ban sẽ đưa cho nhân viên trong phòng tự đánh giá,
sau đó trưởng phòng đánh giá các nhân viên của mình rồi gửi các bản đánh giá về
phòng HCNS tổng hợp để cuối cùng sẽ gửi lên ban giám đốc công ty phê duyệt. Các
tiêu chuẩn đánh giá công ty đưa ra được thể hiện trong “phiếu đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ của nhân viên”
2.3.8. Thực trạng về trả công lao động của tổ chức
 Tài chính
Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, mức lương tối thiểu
và thực hiện tăng lương theo quy định của nhà nước. Nhân viên chính thức được đóng
bảo hiểm đầy đủ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tiền lương theo thời gian có thể được tính theo công thức sau:
Lương tháng =
Thời điểm trả lương: người lao động được trả lương từ mùng 5 đến mùng 10
hàng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ thì được thanh toán vào ngày làm việc trước liền
kề.
Hình thức trả lương: Thanh toán bằng tiền mặt
Khen thưởng định kì hàng tháng, hàng năm hoặc thưởng nóng nhằm động viên
tinh thần người lao động. Tuy nhiên công tác khen thưởng vẫn chưa được công bằng.
Phúc lợi: tặng quà vào các dịp lễ tết, sinh nhật, hiếu hỷ. Mỗi suất quà trị giá trên
500.000 ngàn đồng và tùy vào từng vị trí chức vụ của mỗi cá nhân.
Ngoài ra công ty còn có trợ cấp tiền trông giữ xe 130.000đ/tháng, trợ cấp tiền ăn
cho nhân viên 720.000đ/tháng, tiền điện thoại 120.000đ/tháng đối với nhân viên kinh
doanh.



 Phi tài chính:
- Chương trình du lịch nghỉ mát, teambuilding hàng năm.
- Chế độ nghỉ phép theo quy định của Nhà Nước.
- Tổ chức câu lạc bộ bóng đá, cầu lông…
Nhìn chung công tác trả lương của công ty tương đối rõ ràng, phù hợp với quy
định của pháp luật. Tuy nhiên do đặc thù kinh doanh, cũng như nhu cầu của người lao
động đòi hỏi công ty cải thiện thêm về mức lương cơ bản, nâng cao thu nhập cho
NLĐ.
2.3.9. Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của tổ chức
Bảng 2.4: Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong giai đoạn
2016 - 2018
(Đơn vị: Tỷ đồng)
2017/2016
2018/2017
Tỷ
Chỉ tiêu
2016
2017
2018 Chênh Tỷ lệ Chên
Lệ
lệch
(%) h lệch
(%)
Tổng doanh thu
51,544 57,107 61,567 5,563 10,79 4,460 7,81
Tổng lao động
74
78

80
4
5,41
2
2,56
Năng suất lao động
bình quân (tỷ
0,697 0,732
0,77
0,035
5,02 0,038 5,19
đồng/người)
Quỹ Lương ( tỷ đồng) 6,301 6,989 7,376 0,109
1,73 0,387 5,54
Thu nhập bình quân
85,149 89,603 92,200 4,454
5,23 2,597
2,9
( triệu đồng/người)
Tổng doanh thu/Quỹ
8,18
8,17
8,35
-0,01
0,12
0,18
2,20
lương ( Tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng Kế toán )
Nhận xét: Nhìn chung, Năng suất lao động tăng ổn định qua các năm, năm 20162017 tăng 0.035 tỷ đồng/người, năm 2017-2018 tăng 0.038 tỷ đồng/ người.Thu nhập

bình quân và quỹ lương đang theo chiều hướng tăng, từng bước đảm bảo cho cuộc
sống của NLĐ.


PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của
công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm
3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh
 Thành công:
Mặc dù thị trường còn khá cạnh tranh nhưng công ty đã đạt được những thành
quả sau:
 Qua phân tích số liệu cho thấy doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng trưởng ổn
định trong giai đoạn 2016-2018, điều này chứng tỏ công ty hoạt động tốt trong
sự biến động tốt trong sự biến động của thị trường.
 Đội ngũ ban lãnh đạo có tâm có tầm đã đưa ra các quyết định đúng đắn trong
việc hoạch định chiến lược, đưa ra các chính sách, kế hoạch trong hoạt động
kinh doanh của công ty.
 Trong giai đoạn 2016-2018, công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng lớn, mở
rộng mối quan hệ với nhiều đối tác.
 Hạn chế:
 Sức cạnh tranh và tác động mạnh mẽ từ bên ngoài nên việc huy động vốn
còn gặp khó khăn, gây cản trở trong việc thực hiên các dự án lớn.
 Chưa nắm bắt được công nghệ bản quyền nên chưa thể tự sản xuất ngay từ
bước đầu, còn phục thuộc nhiều vào xuất nhập khảu nguyên liệu để gia công lại.
3.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực
 Ưu điểm:
 Công ty có cơ cấu phòng nhân sự rõ ràng
 Quan hệ lao động thực hiện tương đối tốt giữa NSDLĐ và NLĐ
 Quyền lợi của người lao động được trú trọng mặc dù chưa có tổ chức công

đoàn
 Tổ chức lao động được thực hiện rất hợp lý, khoa học giúp cho người lao động
yên tâm làm việc trong môi trường sạch sẽ, thoáng đãng và đảm bảo sức khỏe.
 Nhược điểm:
- Công ty chưa có tổ chức công đoàn để quan tâm sâu sắc đến quyền lợi của
NLĐ cũng như giải quyết tranh chấp.
- Công tác tuyển dụng còn nhiều lỗ hổng, chưa thực sự công bằng giữa các ứng
viên. Nhiều người dựa vào mỗi quan hệ để được vào làm việc tại công ty mặc dù trình
độ, kĩ năng chưa đáp ưng được yêu cầu đặt ra.
- Mô tả công việc nhiều vị trí chưa được chi tiết, cụ thể.
- Công tác đào tạo chưa thực sự được quan tâm nên kết quả đào tạo thấp, mất
thời gian, tốn chi phí.
- Công tác đánh giá vẫn còn hiện tượng nể, thiên vị.


- Chính sách về lương, đãi ngộ còn hạn chế nên ít thu hút được nhân tài.
3.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản trị nhân lực
 Công ty cần thành lập một tổ chức công đoàn để có thể đại diện cho NLĐ,
tham gia vào các quan hệ phát sinh trong lao động và bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ.
 Hoàn thiện chế độ đãi ngộ một cách thỏa đáng, đáp ứng nhu cầu của người
lao động.
 Công tác tuyển dụng phải được lưu tâm để khắc phục những hạn chế trên.
 Tăng cường đầu tư trú trọng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
,có kế hoạch đào tạo dài hạn.
 Tăng cường truyền thông đối thoại trực tiếp giữa NLĐ-NSDLĐ, để hiểu rõ
hơn tâm tư nguyện vọng NLĐ, giải quyết thắc mắc của NLĐ, tạo môi trường vui vẻ,
hòa đồng, hợp tác dài lâu.
3.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị nhân lực của
công ty trong thời gian tới
3.2.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và

Thương mại Tùng Lâm trong thời gian tới.
 Trở thành một nhà sản xuất và cung cấp phụ trợ công nghiệp hàng đầu Việt
Nam.
 Thực hiện sứ mệnh: thấu hiểu khách hàng, dịch vụ chuyên nghiệp, tích lũy
niềm tin, giá cả cạnh tranh, hợp tác lâu dài.
 Tiếp tục thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đặt ra, đẩy mạnh vốn đầu tư để
nâng cao giá trị sản phẩm, phục vụ nhu cầu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định vị
thế của doanh nghiêp.
3.2.1 Phương hướng hoạt động quản trị nhân lực của Công ty TNHH Sản
xuất và Thương mại Tùng Lâm trong thời gian tới.
 Công ty ngày đang càng phấn đấu tạo môi trường làm việc thân thiện, hòa
đồng giữa NLĐ và NSDLĐ.
 Duy trì thực hiện các chính sách quản trị nhân lực phù hợp. Sửa đổi, bổ
sung hoàn thiện các chính sách chưa tốt để giải quyết các hạn chế trong hoạt động
quản trị nhân lực.
 Các công tác liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ cần được
quan tâm đúng mức nhằm cải thiện chất lượng, năng suất lao động.
3.3. Định hướng đề tài khóa luận
Định hướng 1: 1: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực của Công ty TNHH
Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm.
Định hướng 2: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
Công ty Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm.
Định hướng 3: Tổng quan về quan hệ lao động của Công ty TNHH Sản xuất và
Thương mại Tùng Lâm.


KẾT LUẬN
Trong suốt thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng
Lâm, em luôn cố gắng học hỏi, hoàn thành tốt công việc của mình dưới sự giúp đỡ, tạo
điệu kiện của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là

phòng Hành chính –Nhân sự để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong
thời gian thực tập.
Bản báo cáo thực tập này là sự đúc kết, tống hợp của em về tổng quan hoạt
động của Công ty nói chung và công tác quản trị nhân lực nói riêng. Qua đó, chúng ta
có thể thấy rằng quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhìn chung khá hiệu quả
và đang trên đà phát triển.
Về công tác quản trị nhân lực của công ty tương đối ổn định và góp phần không
nhỏ vào thực hiện mục tiêu, chiến lược đặt ra của Công ty.Giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh cốt lõi, tạo vị thế và uy tín cho đối tác và NLĐ. Trong quá trình quản trị còn
gặp một số thiếu xót và hạn chế, tuy nhiên ban quản trị nói chung và phòng Hành
chính – Nhân sự nói riêng đã từng bước cải thiện, thay đổi và điều chỉnh tích cực, làm
việc hiệu quả hơn để có được những thành công cho Tổng công ty như ngày hôm nay.
Lần trải nghiệm thực tế với môi trường kinh doanh tại công ty TNHH Sản xuất
và Thương mại Tùng Lâm giúp em đưa ra được những nhận định, đánh giá, phân tích
trong bài báo cáo. Tuy nhiên, dưới lăng kinh còn là sinh viên nên bài còn nhiều thiếu
sót. Em rất mong nhận được ý kiến của thầy cô để hoàn thiện bài báo cáo của mình
hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Quản trị
nhân lực – Trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là cô TS. Bùi Thị Thu Hà đã tận tình
hướng dẫn em trong quá trình làm báo cáo. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến
ban lãnh đạo, nhân viên trong công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tùng Lâm,
phòng Hành chính – Nhân sự đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢN TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC CỦA CHỨC DANH NHÂN VIÊN KINH DOANH
1. Trình độ :
+ Tốt nghiệp trung cấp trở lên, tất cả các chuyên ngành đều được tham gia ứng

tuyển (ưu tiên chuyên ngành quản trị kinh doanh)
+ Không yêu cầu kinh nghiệm
2. Kỹ năng
+ Giao tiếp tốt, thuyết phục khách hàng tốt.
+ Giọng nói dễ nghe, không nói ngọng.
+ Có Tiếng Anh cơ bản là một lợi thế
3. Phẩm chất thái độ
+ Yêu thích công việc kinh doanh
+ Có thái độ cầu tiến, thông minh, linh hoạt, quyết liệt trong công việc.
+ Chịu được áp lực trong công việc
+ Có thể đi công tác dài ngày


Phụ lục 2
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA CHỨC DANH NHÂN VIÊN KINH
DOANH
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
 Tìm kiếm khách hàng, triển khai giới thiệu các sản phẩm thiết bị và vật tư y tế
 Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm theo đúng quy trình.
 Theo dõi chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ dự thầu.
 Quản lý, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng bán.
 Lên kế hoạch làm việc cá nhân hoặc theo nhóm dựa trên nội dung yêu cầu từ
trưởng phòng kinh doanh.
 Phối hợp với bộ phận marketing tổ chức các sự kiện, triển lãm nhằm giới
thiệu sản phẩm công ty và mở rộng đối tượng khách hàng.
 Đánh giá và xử lý thông tin để giúp Cấp quản lý đưa ra các quyết định kinh
doanh phù hợp.
 Liên hệ, tìm hiểu và chăm sóc khách hàng; xây dựng danh sách khách hàng
tiềm năng
CHẾ ĐỘ

 Thời giờ làm việc : Sáng từ : 8h00p-12h00p;Chiều:13h30p-17h30p
 Được cấp phát những dụng cụ làm việc văn phòng như: máy tính,sổ
sách,bút….
 Không yêu cầu kinh nghiệm, ưu tiên mới ra trường
 Nhanh nhẹn,trung thực - kiên trì
 Có thể đi công tác
QUYỀN LỢI
 Thu nhập: Theo thỏa thuận trao đổi + KPI + các khoản hỗ trợ và thưởng khác
 Được công ty đóng 100% BHXH
 Được đào tạo và hướng dẫn một cách bài bản về kĩ năng bán hàng kinh
doanh trong lĩnh vực Y tế
 Được trả lương vào các ngày mùng 5 đến mùng 10 hàng tháng.
 Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết...): theo quy định nhà
nướccủa Công ty
 Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến và phát
triển nghề nghiệp.
 Các chế độ khác theo Quy định của Công ty.
CÁCH ỨNG TUYỂN
 Gửi CV về mail:
 Phụ trách tuyển dụng: Ms. Khánh Linh
 Hotline liên hệ: 0962.110.296


×