Một số biện pháp và kiến nghị trong công tác quản lý chất lượng tại công
trình xây dựng của Chi Nhánh
1. Một số phương hướng phát triển và quản lý chất lượng công trình của
công ty trong giai đoạn 2006-2010
1.1. Một số phương hướng phát triển của công ty
Từ khi thành lập từ năm 2004 công ty hoàn thanh kế hoạch 5 năm lần 1. Giai đoạn này đang
trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần 2 từ năm 2006 – 2010. Trong thời gian tới ngoài
việc đảm bảo tốt công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiến độ thực hiện các dự án
công ty cần nhanh chóng hoàn thiện bộ máy cũng như cơ sơ hoạt động của Chi nhánh tại Miền
trung nhằm ổn định cơ sở ăn ở cho nhân viên hoạt động tại chi nhánh. Trên cơ sơ những năng
lực hiện có chú trọng giữ vững và phát triển mở rộng địa bàn tại khu vực Miền trung, tập trung
vào các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước đặc biêt là các dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật
tại khu kinh tê Dung Quất, khi kinh tế mở Chu lai. Tiếp cận và phát triển thi trường khu vực
Miền Tây Nam Bộ, các khu công nghiệp lơn trên cả nước.
Bám năm Tổng Công ty tiếp cân và mở rộng các công trình trong quân đội, phấn đẩu chiếm
khoảng 30%, công trình Nhà nước chiếm khoảng 70% tổng giá trị. Công trình công nghiệp dân
dụng chiếm khoảng 27,03%, công trinh hạ tầng kỹ thuật chiếm khoảng 72,97% tổng giá trị.
Tự huy động và đề xuất trên tạo điều kiện đầu tư máy móc thiết bị thi công nhằm tăng năng
lực sản xuất.
Xây dựng Đảng bộ Chi Nhánh ngày một vững mạnh, làm tốt công tác phát triển Đảng, công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Duy trì và thực hiện tốt công tác dân vận tại địa bàn đóng quân
và thi công.
Chăm lo thường xuyên đến các điều kiện làm việc vá sinh hoạt, các điều kiện về vật chất và
tinh thần, đảm bảo đầy đủ chế độ , chính sách, việc làm và thu nhập cho người lao động trong
đơn vị.
Thực hiên qua các chỉ tiêu sau:
-Sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị đảm bảo mục tiêu: “An toàn, chất lượng, tiến độ và
hiệu quả”.
Để thực hiện tốt các mục tiêu này trong đó có mục tiêu quan trọng hang đầu là nâng cao chất
lượng công trình công ty dự đinh mua sắm một số thiết bị sản xuất và công nghệ sau
Bảng Đổi mới công nghệ
STT Tên thiết bị Số lượng
1 Xe lu 1
2 Máy ủi 2
3 Máy đào 1
4 Xe ôtô 1
(Nguồn Phòng kế hoạch)
Các chỉ tiêu phát triển sản xuất và xây dựng đơn vi năm 2006-2010
Bảng: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 5 năm
1 Giá trị sản xuất tỷ đồng 192.655
2 Doanh thu Nt 1.176.417
3 Nộp Nhà nước Nt 7.104
4 Nộp BQ Nt 1.027
5 Nộp Tổng công ty Nt 13.218
6 Thu nhập bình quân đ/người/tháng >2.000.000
(Nguồn phòng tài chính)
Đảm bảo đủ vốn cho SXKD với mức vay ngắn hạn ngân hang theo quy định chung của Tổng
Công ty.
-100% công trình thi công đạt chất lượng khá trở lên, trong đó có 3 công trình đạt chất lượng
cao.
-Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sản xuất cũng như tham gia giao thông.
1.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại chi
nhánh
1.2.1. Vận dụng hê thống ISO 9000 hiệu quả trong công tác quản lý chất
lượng công trình
Hiện tại công ty đang áp dụng hê thông chất lượng ISO 9000 tuy nhiên hiệu qua đem lại từ hệ
thống là chưa cao. Chưa thực sự áp dụng nguyên tắc quản lý chất lượng trong ISO để vận dụng
vào thực tiễn công trình như các nguyên tắc về định hướng khách hang, Vai trò của lãnh đạo,
sự tham gia của mọi người, quản lý theo quá trình, quản lý theo hệ thống, quan hệ các bên
cùng có lợi, ra quyết định dựa trên sự kiện. Để đưa ISO vào thực tiễn công trình thì cần hiểu rõ
các nguyên tắc trong quản lý chất lượng.
1.2.1.1 Thực hiện tốt vai trò của lãnh đạo
Nguồn lao động trực tiếp trong công ty là luôn biến động theo mùa vụ. Những người lãnh đạo
trong công ty là những người luôn nắm bắt, và hiểu rõ nhất tình hình của công ty. Thông qua
sự lãnh đạo và các hành động, lãnh đạo cao nhất tạo ra mội trường để huy động mọi người
tham gia và để hoạt đông của hệ thống có hiệu lực. Lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng các
nguyên tắc quản lý chất lượng làm cơ sở cho vai trò của họ, đó là:
-Thiết lập và duy trì chính sách và mục tiêu chất lượng của tổ chức;
-Phổ biến chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng trong toàn bộ tổ chức để nâng cao
nhận thức, động viên và huy động tham gia;
-Đảm bảo toàn bộ tổ chức hướng theo yêu cầu của khách hang;
-Đảm bảo các quá trình thích hợp được thực hiện để tạo ra khả năng đáp ứng được yêu cầu của
khách hang và các bên quan tâm và đạt được mục tiêu chất lượng.
-Đảm bao thiết lập thực thi chất lượng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và
hiệu quả để đạt được các mục tiêu chất lượng đó.
-Đảm bảo có sẵn các nguồn lực cần thiết;
-Quyết đinh các hành động đối với chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
-Quyết định các hành động cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
Như vây, vai trò của lãnh đạo thực hiện quản lý chất lượng là rất quan trọng là cầu nối của toàn
bộ các hoạt động trong công ty với hoạt đọng chất lượng. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt
vai trò của lãnh đạo cần quan tâm đến những nguyên tắc quản lý khác trong hoạt động ISO.
1.2.1.2 Định hướng khách hang
Khách hang luôn được hiểu là những người tiêu dung các sản phẩm của công ty sản xuất ra.
Chìa khoá thành công của doanh nghiệp nằm hết trong tay khách hang. Chúng ta cũng không
còn xa lạ gì với quy luật 80/20 có nghĩa là 80% lợi nhuận của doanh nghiệp được tao ra do
20% khach hang thường xuyên tạo ra. Tức là tăng doanh số bán của doanh nghiệp là tăng
doanh số bán cho nhóm khách hàng này là cách làm dễ dàng và ít tốn kém nhất để thúc đẩy
doanh nghiệp tăng trưởng. Như vậy vai trò của khách hàng là rất quan trọng nhất của công ty.
Trong quản lý chất lượng thì nguyên tắc định hướng khách hàng là nguyên tắc quan trọng số 1.
Do đó việc hướng tới khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng phải là mục tiêu của
doanh nghiệp. Muốn đạt hiệu quả trong việc định hướng khách hàng thì mọi hoạt động của
doanh nghiệp cần gắn với nhu cầu của khách hàng. Phải làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của
họ. Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào từ khâu khảo sát, lập dự án, thiết kế cho đến thi công
đều luôn phải quan tâm đến khách hàng cụ thể nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của doanh
nghiệp. Như vậy, có bám sát nhu cầu khách hàng để xây dựng công trình thì mới đạt được chất
lượng công trình. Hiện nay các công ty xây dựng chỉ chú trọng vào khâu thi công công trình
mà sau đó không quan tâm đến khách hàng sử dụng sản phẩm đó. Đối với công tác xây lắp thì
điều khách hàng quan tâm là thời gian hoàn thành dự án đúng theo yêu cầu của khách hàng là
một trong những cách có thể thu hút các hợp đồng nhanh chóng cho công ty.
Vì thế khi công trình đã đưa vào sử dụng thì công ty cần xây dựng chương trình chăm sóc và
lắng nghe những phản hồi từ phía khách hàng lien quan đến khách hàng từ đó sẽ nâng cao uy
tín cho doanh nghiệp.
1.2.1.3 Nguyên tắc quản lý theo quá trình “ làm đúng ngay từ đầu”
Như chúng ta đã biết hiệu quả của việc quản lý chất lượng trong việc xây dựng nền kinh tế
Nhật. Trong công cuộc phục hồi nền kinh tế nước Nhật đã có hướng đi đúng là sử dụng chất
lượng vào các hoạt động. “ chất lượng là thứ cho không” việc sử dụng chất lượng cào hoạt
đông kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao, không ngừng nâng cao uy tín cho doanh nghiệp coi
trọng chất lượng. Đặc điểm của các công trình xây dựng là sản phẩm có đầu tư lớn, thời gian
xây dựng kéo dài và sử dụng lâu năm, lien quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật, mặt khác
lại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội, an ninh đất nước. Công trinh xây dựng gắn với 3
hoạt động là tiến độ, giá thành, chất lượng. Đây là 3 yếu tố bao phủ toàn bộ đến chất lượng của
một công trình. Muốn có chất lượng thì phải làm đúng ngay từ đầu. Để thực hiện nguyên tắc
này thì cần có những yêu cầu sau:
-Trong khâu nghiên cứu thị trường: Ngành xây dựng là ngành ít có sự thay đổi về sản phẩm
chủ yếu thay đổi trong mẫu mã cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế làm tốt khâu này
sẽ tốt hơn khi công trình được bàn giao đến tay người tiêu dùng.
-Có kế hoạch rõ rang trong việc cung ứng nguyên vật liệu. Để đem lại hiệu quả thì cần quan hệ
ổn đinh với các đối tác cung ứng nguyên vật liệu từ đó thuận tiện hơn trong công tác giảm chi
phí cũng như rủi ro trong việc tăng giá cả của thị trường. Trong vấn đề nguyên vật liệu cũng
tìm những giải pháp làm giảm chi phí bằng cách tự cung, tự cấp. Cũng có thể tham gia cùng
các viện nghiên cứu tìm ra những nguyên vật liệu tốt để nâng cao chất lượng và hạ giá thành.
-Về phía công nghệ: là nhân tố quan trọng trong qua trình thi công cũng như là yếu tố quan
trọng trong việc đo lường chất lượng đạt được của công trình xây dựng. Việc đổi mới công
nghệ là rất cần thiết cho hoạt đông nâng cao chất lượng công trình của công ty. Tuy nhiên đổi
mới công nghệ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp vì thế không phải mua mới công nghệ là
được. Ma cần phải tính toán sao cho phù hợp với nguồn lực của công ty để tránh lãng phí. Đề
ra các chính sách thi đua nâng cao tay nghề cho nhân viên.
-Giai đoan thiết kế cần chú trọng nhiều hơn đến nhu cầu khách hàng. Tức là cân có sự tham
khảo với bộ phận khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi đưa vào thiết kế.
Phải đảm bảo bản thiết kế vừa phù hợp vời nhu cầu của khách hàng và phù hợp với những tiêu
chuẩn hiện hành tạo thuận lợi cho quá trình thi công đạt tiến độ mong muốn.
-Khâu thi công lắp ráp: đây là một khâu kết hợp yếu tố vật chất và yếu tố kỹ thuật kết hợp với
tay nghề của người lao động. Xung quanh đó là quá trình cung ưng vật tư quá trình hướng dẫn
giám sát của cán bộ kỹ thuật hiện trường. Đây là phần đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy
trình và phải có sự giám sát của các bộ phận kiểm định chất lượng. Nếu quy trình trước không
đạt thì quy trình sau không được thực hiện. Tức là nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công
nếu như mà không làm đúng ngay từ đầu. Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật hiện trường là rất
quan trọng từ việc tiếp nhận vật tư đến việc bố trí nhân lực sao cho hợp lý đều rất quan trọng.
Đồng thời với quá trình thi công như vậy thì phải có nhật ký thi công công trình của mỗi hạng
mục, chi tiết thi công để kiểm tra, nghiệm thu.
-Khâu nghiệm thu và bàn giao công trình: Giai đoạn này là giai đoạn mà công ty nên hướng
dẫn sử dụng và vân hành thử công trình cho người sử dụng. Trước khi bàn giao cần kiểm tra
chắc chắn về chất lượng công trình. Trong giai đoạn này cũng cần chú ý đến việc bảo hành cho
công trình khi công trình đưa vào sử dụng. Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện
hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công
trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ
đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê nhà thầu khác
thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng; Giám sát và nghiệm
thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết
bị công trình xây dựng; Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi
công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình ( theo quy định của nhà
nước) Điều này khiến cho khách hang có thể tin tưởng khi sử dụng công trình. Lưu ý trong
quá trình bảo trì cần theo những quy định của nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây
dựng
1.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát.
Công tác giám sát là công tác kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của người tham
gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình làm đối tượng để từ đó dựa vào