Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.09 KB, 11 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG TRONG
DOANH NGHIỆP
I/ Khái niệm về bản chất và vai trò của tiền lương, tiền công
1. Khái niệm và bản chất
Theo nghĩa rộng "tiền công" bao trùm tất cả các hình thức bù đắp mà một Doanh
nghiệp dành cho người lao động. Nó bao gồm tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng và
các hình thức trả tiền khác.
Phần chính của tiền công là tiền lương do đó trong thực tiễn chúng ta thường
dùng khái niệm tiền lương với nghĩa là tiền công.
Tiền lương (tiền công) là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng
lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc gì đó. Tiền lương có
nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ và cách tiếp cận khác
nhau.
Đối với thành phần kinh tế Nhà nước tư liệu lao động thuộc sở hữu Nhà nước,
tập thể lao động từ Giám đốc đến công nhân đều là người bán sức lao động, làm thuê
cho Nhà nước và được Nhà nước trả công dưới dạng tiền lương. Ở đây, tiền lương mà
người lao động nhận được là số tiền mà các Doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ
chức Nhà nước trả theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước quy định. Còn trong
các thành phần, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sức lao động đã trở thành hàng hóa
vì người lao động không có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất mà họ đang sử dụng, họ là
người làm thuê cho các ông chủ, tiền lương do các xí nghiệp, tổ chức ngoài quốc doanh
trả nhưng việc trả lương ấy lại chịu tác động chi phối của thị trường sức lao động. Tiền
lương trong khu vực này vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo chính sách hướng
dẫn của Nhà nước, nhưng những thỏa thuận cụ thể giữa người lao động có tác động
trực tiếp đến phương thức trả lương. Thời kỳ này sức lao động được nhìn nhận thực sự
như một hàng hóa, do vậy tiền lương không phải một cái gì khác mà chính là giá cả của
sức lao động.
Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
nên tiền lương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động và là một
phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khi thực hiện quá trình sản xuất. Sức
lao động là hàng hóa cũng như mọi hàng hóa khác, nên tiền công là phạm trù trao đổi,


nó đòi hỏi phải ngang với giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao
động.
Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội thì tiền lương là một phạm trù kinh tế
tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần hiện nay.
Với quan điểm mới này tiền lương đã đánh giá đúng giá trị sức lao động, tiền tệ
hóa tiền lương triệt để hơn, xóa bỏ tính phân phối cấp phát và trả lương bằng hiện vật
đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích cả nhân như trước kia, tiền lương đã
được khai thác triệt để vai trò đòn bẩy kinh tế, nó kích thích người lao động gắn bó
hăng say với công việc hơn.
Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý. Tiền
lương là một khoản cấu thành nên giá thành của giá sản phẩm, do vậy nó là một khoản
khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, tiền lương được chủ các doanh nghiệp dùng như một công cụ tích cực tác động
tới người lao động. Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động và
tiết kiệm thời gian lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi vì tăng năng suất lao
động là cơ sở để tăng tiền lương đồng thời là động lực thúc đẩy việc tăng số lượng và
chất lượng sản phẩm. Tiền lương là lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được
hưởng từ sự cống hiến sức lao động họ bỏ ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao
động tích cực lao động, quan tâm hơn nữa đến kết quả lao động của họ. Từ đó tạo điều
kiện tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đối với người lao động, sức lao động thuộc quyền sở hữu của người lao động,
góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phần thu nhập, tiền lương là khoản thu nhập chính
đáng của họ. Tiền lương là phương tiện để duy trì và khôi phục năng lực lao động
trước, trong và sau quá trình lao động (tái sản xuất sức lao động). Tiền lương nhận
được là khoản tiền họ được phân phối theo lao động mà họ đã bỏ ra.
Tiền lương của người lao động còn thể hiện dười dạng tiền lương danh nghĩa và
tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người lao động nhận
được hàng tháng từ kết quả lao động của mình. Số tiền này ít nhiều phụ thuộc trực tiếp
vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình
độ, thâm niên... ngay trong quá trình lao động. Còn tiền lương thực tế được biểu hiện

bằng số lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể trao đổi được
thông qua tiền lương danh nghĩa của mình. Do đó tiền lương thực tế không những liên
quan đến tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của giá cả
hàng hóa và các công việc phục vụ.
Tóm lại, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động khi họ hoàn thành công việc nào đó. Tiền lương được biểu hiện bằng giá cả sức
lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào số lường lao động cũng như mức độ
phức tạp, tính chất độc hạic ủa công việc... để tính lương cho người lao động. Tuy
nhiên, trong bước đầu thay đổi hệ thống tiền lương đã dần theo kịp những yêu cầu đổi
mới trong toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như doanh nghiệp nói riêng. Nhà nước đã
ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết về tiền lương và các chế độ thực hiện trong
mỗi doanh nghiệp, thể hiện là Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 về chế độ tiền lương
mới trong doanh nghiệp. Như vậy, tiền lương phải phản ánh đúng giá trị sức lao động,
chỉ có như vậy, tiền lương mới phát huy hết được những vai trò to lớn của nó trong mỗi
doanh nghiệp nói chung và trong nền kinh tế nói riêng.
2. Vai trò
Như vậy đã biết, tiền lương là thù lao trả cho người lao động, trong doanh
nghiệp nó đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người lao động làm việc có
hiệu quả nhất, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Khi lợi ích của người lao động
được đảm bảo bằng các mức lương thỏa đáng, nó sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa
người sử dụng lao động với người lao động, tạo cho người lao động có trách nhiệm hơn
trong công việc, tự giác hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp mà
các nhà kinh tế gọi là "Phản ứng dây chuyền tích cực của tiền lương".
Mặt khác tiền lương với tư cách là giá trị đầu vào quan trọng, là khoản mục lớn
trong giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí
sản xuất, mục đích của sản xuất, là tối thiểu hóa chi phí, còn đối với người lao động,
tiền lương là mục đích và là lợi ích của họ. Với ý nghĩa này tiền lương không chỉ mang
bản chất là chi phí mà nó trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, hay nói đúng hơn nó
là nguồn cung ứng sự sáng tạo, sức sản xuất, năng lực của người lao động trong quá
trình sản sinh ra giá trị gia tăng.

Tiền lương là một phần chi phí, do vậy bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn trả
lương thấp hơn nhưng chất lượng phải cao. Chính vì sự mâu thuẫn giữa người chủ
doanh nghiệp và người lao động như vậy luôn luôn cần có sự can thiệp của Nhà nước.
Nhà nước không can thiệp sâu vào các doanh nghiệp mà chỉ là người đứng giữa dàn xếp
sao cho hai bên đều có lợi.
II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp
Có thể nói tiền lương và tiền công là vấn đề khá phức tạp đối với tất cả các
doanh nghiệp nói chung. Nó chi phối nhiều mặt hoạt động của cán bộ công nhân viên
trong các doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố. Chính vì
vậy muốn thực hiện tốt công tác quản lý tiền công và tiền lương thì đòi hỏi các cấp
quản trị của công ty phải nghiên cứu đầy đủ các yếu tố sau đây:
- Luật lao động: đó là các chính sách của Nhà nước và pháp luật quy định về
mức lương tối thiểu, cách trả lương, thang lương, bảng lương. Mỗi một quốc gia đều có
bộ luật lao động riêng để bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao
động.
- Thị trường lao động: hiện nay, do sự tồn tại của thị trường lao động nên vai trò
điều phối lao động của tiền lương thể hiện ngày càng rõ nét. Vì vậy tùy thuộc vào tình
hình cung cầu trên thị trường lao động mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lương
phù hợp.
- Mức giá cả sinh hoạt: Tiền lương phải phù hợp với giá cả sinh hoạt, đó là quy
luật của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Như chúng ta đã biết, tiền lương thực tế tỉ lệ
nghịch với giá cả sinh hoạt và tỉ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa.
Do đó mức giá sinh hoạt tăng lên thì tiền lương thực tế giảm xuống. Vì vậy các doanh
nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa để đảm bảo đời sống cho công nhân.
- Vị trí địa lý: sự chênh lệch tiền lương luôn tồn tại giữa các khu vực địa lý khác
nhau, cùng một công việc, cùng một ngành nghề nhưng ở những nơi khác nhau mức
lương sẽ khác nhau. Lý do chung là do giá cả sinh hoạt ở các nơi đó khác nhau. Các
doanh nghiệp nên lưu ý đến yếu tố này để chi trả lương cho hợp lý.
- Năng suất lao động trong ngành và các hình thức khuyến khích hoàn thành
công việc trong ngành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Các hình thức thưởng

tiền cho công nhân khi họ hoàn thành tốt công việc hoặc trả lương theo phần trăm số
sản phẩm làm được sẽ giúp thu hút nhân viên và tạo động lực cho họ hăng say làm việc.
- Công đoàn: là một thế lực rất mạnh mà các cấp quản trị phải thỏa thuận trong
các lĩnh vực như tiêu chuẩn để xếp lương, các mức chênh lệch lương và phương pháp
trả lương. Bởi vì công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền của người lao động trong đó có
tiền lương.
- Đặc điểm hình thức ngành kinh doanh sản xuất: có một số ngành mà sự hoạt
động của nó liên quan đến sự phát triển của đất nước nên rất được sự quan tâm và
khuyến khích. Vì vậy chính sách tiền lương cũng được lưu ý giữa các ngành.
- Kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm của công nhân: người lao động làm việc
trong các doanh nghiệp thường được tính theo bậc, theo trình độ tay nghề, theo thâm
niên công tác và theo kết quả làm việc.
Ngoài ra, tiền lương và tiền công còn chịu ảnh hưởng của tình hình làm ăn của
Công ty, các chính sách về nhân sự của Doanh nghiệp, các tiêu chuẩn của ngành.
III/ Nội dung công tác trả lương trong Doanh nghiệp
1. Xây dựng hệ thống thang bảng lương
Theo khoản 4, điều 5, Nghị định 114/2002/NĐ-CP, Doanh nghiệp tiếp tục áp
dụng thang bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP, Nghị định số 26/CP ngày
23/5/1993 của Chính phủ quy định tại thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên
chức…, việc xây dựng thang lương, bảng lương được xác định theo các trình tự sau:

×