Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.55 KB, 7 trang )

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN
VẬT LIỆU
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy
1.1.1 Tên, địa chỉ doanh nghiệp
Nhà máy Luyện Gang là một đơn vị thành viên trực thuộc công ty
Gang Thép Thái Nguyên (TISCO) thuộc tổng công ty Thép Việt Nam.
-Tên đơn vị: Nhà máy Luyện Gang
-Tên giao dịch: VIETNAM STEEL CORPORATION – VSC
-Cơ quan trực thuộc: Công ty Gang Thép Thái Nguyên.
-Cơ quan chủ quản: Bộ Công Nghiệp
-Địa chỉ: Phường Cam Gía, TP Thái Nguyên.
1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Nhà máy Luyện Gang với sự giúp đỡ của Trung Quốc được khởi công
xây dựng chính thức ngày 02/09/1960 với công suất thiết kế 20 vạn tấn/ năm.
Diện tích mặt bằng là 150 ha trong đó: Nhà cửa, vật kiến trúc là 7 ha. Quy mô
gồm 14 hệ thống công trình trong đó có 9 hệ thống là sản xuất, 5 hệ thống là
phục vụ sản xuất, 30 đơn vị thành viên.
Nhà máy Luyện Gang là một đơn vị thành viên trực thuộc công ty
Gang Thép Thái Nguyên. Là một khâu quan trọng trong dây truyền sản xuất
gang thép khép kín của công ty. Có tư cách pháp nhân đầy đủ về phân cấp
quản lý các mặt: Kế hoạch, kỹ thuật, vật tư, tổ chức lao động và tài chính.
Nhà máy có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng, có quyền giao dịch, ký
kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài công ty.
Cuối năm 1963 hoàn thành công việc ở giai đoạn 1. Ngày 29/11/1963
lò cao số 1 đi vào sản xuất và ra mẻ gang đầu tiên và ngày này được chọn là
ngày truyền thống của công ty Gang Thép Thái Nguyên. Giai đoạn 2 được
xây dựng cơ bản và hoàn thành trước cuộc chiến tranh leo thang của Mỹ ra
 1 
SV: Trần Thị Thảo Lớp: K2-QTDNCN


1
Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp
miền Bắc nước ta. Ngày 05/08/1964 là cao số 2 và số 3 đi vào sản xuất. Từ đó
đến nay, cùng với công ty Gang Thép nhà máy Luyện Gang đã trải qua nhiều
bước thăng trầm của lịch sử. Tuy nhiên được sự chỉ đạo quan tâm của công ty,
Đảng uỷ - Giám đốc nhà máy cùng các phòng ban chức năng đã chủ động
khắc phục những khó khăn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sáng kiến cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm các chi phí, nâng cao chất lượng
và số lượng sản phẩm.
1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Nhà máy Luyện Gang là đơn vị phụ thuộc của công ty Gang Thép Thái
Nguyên trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam, được hình thành và đi vào
hoạt động ngày 29/11/1963. Hoạt động của nhà máy là khâu đầu trong dây
truyền sản xuất luyện kim của công ty Gang Thép Thái Nguyên. Nhà máy
thực hiện nhiêm vụ sản xuất lao động chính là sản xuất gang thỏi và gang
lỏng bằng công nghệ lò cao. Sản phẩm của nhà máy một phần nhỏ cung cấp
cho thị trường phần còn lại cung cấp cho các đơn vị nhà máy trong công ty
(phục vụ cho quá trình luyện thép).
Nhà máy có quy mô: Tổng số lao động của nhà máy tính đến năm 2008
là 750 lao động. Với vốn kinh doanh là 139.252.763.997 (đồng).
Bảng 1: Cơ cấu vốn
(Số
liệu: Phòng tổ chức hành chính)
Bảng 2: Cơ cấu lao động
STT Đơn vị Người Tỷ lệ %
 2 
SV: Trần Thị Thảo Lớp: K2-QTDNCN
Chỉ tiêu Giá trị (đ) Tỷ lệ (%)
Vốn kinh doanh 139.252.763.997 100
Vốn cố định 44.929.338.042 32,26

Vốn lưu động 94.323.425.955 67,74
2
Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp
Tổng số lao động 750 100
1 Khối cơ quan 60 8
2 Khối phân xưởng 610 81,33
3 Khối phục vụ 80 10,67
(Số liệu: Phòng tổ chức hành chính)
Nhà máy Luyện Gang có 3 lò sản xuất, nguồn nguyên liệu chính là
quặng sắt khai thác ở mỏ trại cau, nguồn nguyên liệu than cốc một phần lấy ở
nhà máy Cốc Hoá và một phần mua từ Trung Quốc.
Hệ thống sản xuất của nhà máy gồm có:
- Lò cao số 2 và số 3 dung tích hữu ích mỗi lò là 120m
3
- Một khu thiêu kết
- Một hệ thống tập kết và trung hoà nguyên liệu
- Một trạm gia công cơ khí
- Một trạm hoá nghiệm
- Một hệ thống đúc liên tục, một hệ thống băng tải, boong ke chứa
nguyên liệu.
- Một văn phòng nhà máy.
Mặt bằng nhà máy được bố trí trong tổng thể chung của một khu công
nghiệp luyện kim đen, đã được tiêu chuẩn hoá theo nguyên tắc thẳng dòng và
hành trình ngắn nhất, đản bảo khả năng mở rộng, đảm bảo an toàn lao động
và tránh ô nhiễm môi trường, sử dụng hợp lý đất đai trong xây dựng và sản
xuất.
Cuối năm 2001 tiến hành thực hiện 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Nâng cấp lò cao số 2 và số 3 từ 100m
3
lên 120m

3
và nâng
cấp khu sản xuất thiêu kết và một khu đúc liên tục
Giai đoạn 2: Nhà máy chuẩn bị đầu tư cho 1 công nghệ phun than để
giảm bớt lượng than cốc cho vào lò. Công nghệ vê viên.
1.2 Những đặc điểm của nhà máy trong quá trình sản xuất kinh doanh
1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm
 3 
SV: Trần Thị Thảo Lớp: K2-QTDNCN
3
Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp
1.2.1.1 Các loại sản phẩm chủ yếu của nhà máy
Sản phẩm của nhà máy gồm có gang lỏng và gang thỏi
Gang lỏng gồm có: + Gang lỏng GĐ
+ Gang lỏng GM
Gang thỏi gồm có: + Gang thỏi GĐ
+ Gang thỏi GM
1.2.1.2 Tính năng, công dụng của sản phẩm
Gang là hợp kim giữa sắt và cacbon cơ bản giống nhan về cấu tạo, khác
nhau về tỷ lệ thành phần cacbon có trong chúng.
Gang theo định nghĩa là hợp kim Fe-C với hàm lượng cacbon lớn hơn
2,14%. Thực tế trong gang luôn có các nguyên tố khác như: Si, Mn, P và S.
Gang thông dụng thường chứa: 2,0÷4,0% Cacbon; 0,2÷1,5% Mn;
0,04÷0,65% P; 0,02÷0,05% S.
Thành phần hoá học của gang bao gồm chủ yếu là sắt (hơn 95% theo
trọng lượng) và các nguyên tố hợp kim chính là cacbon và silic. Hàm lượng
của cacbon trong gang nằm trong miền từ 2,1% đến 4,3% trọng lượng, với
miền có hàm lượng cacbon thấp hơn 2,1% của họ hợp kim sắt sẽ là thép
cacbon. Một phần đáng kể silic (1-3%) trong gang tạo thành tổ hợp kim
Fe-C-Si.

Tuy nhiên, gang được xem tương tự như hợp kim chứa hai nguyên tố là
sắt và cacbon ở trạng thái đông đặc, trên biểu đồ trạng thái sắt – cacbon tại
điểm austectic (1154°C và 4,3%C). Gang với thành phần hoá học gần điểm
austectic có nhiệt độ nóng chảy trong khoảng từ 1150 đến 1200°C, thấp hơn
3000°C so với sắt nguyên chất.
Nhìn chung người ta xem gang như là một loại hợp kim có tính dòn.
Màu xám ở mặt gãy thường là đặc điểm nhận dạng của gang: Chính là sự
phân bổ ở dạng tự do của khối cacbon với hình thù dạng tấm khi hợp kim
đông đặc.
 4 
SV: Trần Thị Thảo Lớp: K2-QTDNCN
4
Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp
Với đặc tính điểm nóng chảy thấp, độ chảy loãng tốt, tính đúc tốt, dễ
gia công, có khả năng chịu mài mòn nên giá thành gia công rất thấp, do đó
gang được sử dụng trong rất nhiều chi tiết, lĩnh vực khác nhau.
1.2.1.3 Yêu cầu về chất lượng của sản phẩm
Bảng 3: Yêu cầu về chất lượng sản phẩm
Sản phẩm gang đúc theo TCVN 2361_ 78

hiệu
Thành phần hoá học gang đúc (%)
G Si Mn P S
GD0 3.5 ÷ 4.4 3.46 ÷ 3.75 ≤1 ≤0.2 ≤0.4
GD1 3.6 ÷ 4.1 2.76 ÷ 3.25 ≤1 ≤0.2 ≤0.4
GD2 3.7 ÷ 4.2 2.26 ÷ 2.75 ≤1 ≤0.2 ≤0.05
GD3 3.8 ÷ 4.3 1.76 ÷ 2.25 ≤1 ≤0.2 ≤0.05
GD4 3.9 ÷ 4.4 1.26 ÷ 1.75 ≤1 ≤0.2 ≤0.05
GM1 4.6 ≤ 0.9 >1.5 ≤0.2 ≤0.07
GM2 4.6 0.91 ÷ 1.25 >1.5 ≤0.2 ≤0.07

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
1.3 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và khách hàng của nhà máy
Nhà máy Luyện Gang là đơn vị trực thuộc của tổng công ty Gang Thép
nên sản phẩm của nhà máy chủ yếu là gang lỏng cung cấp cho nhà máy luyện
thép. Phần ít còn lại được chuyển thành gang đúc và được bán cho các doanh
nghiệp ngoài.
Danh sách khách hàng gồm có trong công ty và ngoài công ty.
Bảng 4: Danh sách khách hàng trong công ty năm 2008
STT ĐƠN VỊ MUA HÀNG ĐVT Số lượng Doanh thu(đ) Tỷ lệ%
 5 
SV: Trần Thị Thảo Lớp: K2-QTDNCN
5

×