Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.31 KB, 34 trang )

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHÍNH
SÁCH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI
2.1.
KHÁIQUÁTCHUNGVỀHOẠTĐỘNGKINHDOANHTẠIKHÁCHSẠ
N THẮNG LỢI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Khách sạn Thắng Lợi được xây dựng trên khuôn viên rất rộng, với diện
tích tổng thể gần 50000m
2
. Gồm một quần thể kiến trúc xây dựng nổi bên bờ Hồ
Tây, nằm gay cạnh đường Yên Phụ, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là một
quận rất đẹp của thủđô Hà Nội, yên tĩnh, thoáng mát, cách trung tâm
thủđôkhoảng 5km về phía Tây Bắc xung quanh có nhiều làng nghề truyền thống
và các di tích lịch sử rất thuận tiện cho du khách.
Khách sạn Thắng Lợi là món quà của đảng và nhân dân CuBa tặng nhân
dân Việt Nam, được khởi công xây dựng vào cuối năm 1973 và sau 18 tháng
xây dựng, khách sạn được khánh thành vào ngày 26/7/1975 nhân dịp kỷ niệm
chiến thắng Moncada của nhân dân CuBa. Khách sạn Thắng Lợi được thiết kế
xây dựng với mục đích ban đầu là một khu nhà nghỉ cao cấp với tổng số phòng
lúc đầu là 156 phòng, bao gồm khu nhà A, khu nhà B, khu nhà C (khu C gồm có
dịch vụăn uống, dịch vụ bổ sung, một số phòng ban quản lý khách sạn). Kiến
trúc xây dựng của khách sạn mang dáng dấp mô phỏng theo hình máy bay B52.
Khi đi vào hoạt động, khách chủ yếu của khách sạn là các đoàn khách của
chính phủ và Nhà nước do các nghịđịnh thư, được ký kết giữa các nước
XHCN. Cùng với sự tăng lên về nhu cầu lưu trú của khách du lịch vào những
năm 1986, khách sạn đã xây dựng thêm các khu biệt thự bên Hồ, đó là khu
Salê với 15 phòng vàđến năm 1989 xây dựng thêm 4 nhà luồng (Bungalow)
theo kiểu dân tộc nâng tổng số phòng trong khách sạn lên tới 175 phòng.
Cùng với việc cải tạo và xây dựng mới phòng ngủ khách sạn đã tập trung
cải tạo khu nhà C, hoàn thành hệ thống dịch vụ bổ sung cả về số lượng cũng


như chất lượng.
Đầu năm 1997, để chuẩn bịđón khách của hội nghị của các nước nói tiếng
Pháp. Khách sạn Thắng Lợi đã cải tạo nâng cấp khu nhà C, khu vực nhà buồng
B, phòng marketing, xây dựng khu Beauty Salon, sảnh, khu nhà buồng Sale,
nâng số phòng khu nhà buồng Salê từ 15 lên 18 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao. Đến
tháng 11/1997 nâng tổng số phòng trong khách sạn lên tới 178 phòng.
Thời gian gần đây khách sạn nâng cấp và sửa chữa vàđưa vào hoạt động
thêm một số dịch vụ bổ sung như sauna-massage trong đó có 12 phòng
massage, 2 phòng sauna, và các phòng karaoke, dancing làm phong phú hơn
các dịch vụ bổ sung cho khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong
phú vàđa dạng của khách.
Đến đầu năm 2003 để chuẩn bị cho việc phục vụ Seagame 22, Asean
paragames 2 và chuẩn bị khách sạn nâng tiêu chuẩn lên 4 sao. Khách sạn đã cải
tạo và nâng cấp khu nhà buồng A từ 72 phòng lên 73 phòng và cơ sơ vật chất
khu nhà này theo đánh giá chủ quan của khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao. Do đó,
đến tháng 10/2003 tổng số phòng của khách sạn là 179 phòng.
Từ khi đi vào hoạt động kinh doanh cho đến nay khách sạn đã trải qua 3
thời kỳ kinh doanh chính sau:
- Thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp (Từ 1975 đến 1988). Tuy nhiên
trong thời kỳ này vẫn có kỳđộc lập (Từ 1975 đến 1977), trong thời kỳ này khách
sạn chịu sự quản lý của Bộ nội thương sau đó chuyển sang Bộ Công an. Từ năm
1977 đến 1988 khách sạn vẫn chịu sự quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao
cấp, nên khách sạn thường xuyên bịđộng trong công việc nhưđiều phối lại hoạt
động kinh doanh, vốn, vật tư hàng hoá…Tất cảđều do Công ty du lịch Hà Nội
điều động. Trong giai đoạn này nguồn khách chủ yếu làđi theo các hiệp định,
nghịđịnh thư ký kết của Tổng cục du lịch với các nước XHCN, cuối năm 1986
do công cuộc đổi mới của đất nước đã bắt đầu thấy xuất hiện khách thương
nhân
và Việt kiều.
- Thời kỳ hạch toán độc lập không đầy đủ (từ tháng 10/1988 đến tháng

10/1995), đây là thời kỳ khách sạn Thắng Lợi bước vào hoạt động kinh doanh
theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên vẫn là kế hoạch hoá không đầy đủ.
- Ngày 21/10/1995 theo quyết định 304 QĐ của Tổng cục du lịch khách
sạn Thắng Lợi đã tách ra khỏi Công ty du lịch Hà Nội, thành lập Công ty Du
lịch và Khách sạn Thắng Lợi trở thành đơn vị hạch toán độc lập không đầy đủ.
2.1.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Thắng Lợi
a) Sơđồ bộ máy tổ chức.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn
ban giám đốc đã tổ chức bộ máy của khách sạn như sau.
Sơđồ 03: Sơđồ bộ máy tổ chức tại khách sạn Thắng Lợi
Để cóđược mô hình tổ chức như trên, ban lãnh đạo khách sạn đã nắm bắt rất
nhiều mô hình tổ chức thích hợp nhất cho khách sạn của mình. Bởi vì nhân tố
con người có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh nói
chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Kinh doanh trong khách sạn chủ yếu
là các sản phẩm mang tính dịch vụđòi hỏi tính đồng bộ, tổng hợp cao, vì vậy
cần phải có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ, chất
lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Do đó, người
quản lý trong khách sạn phải biết cách tổ chức và quản lý nguồn nhân lực một
cách hợp lý, có hiệu quả, phải biết khuyến khích, động viên nguồn nhân lực,
động viên sự nỗ lực của mỗi nhân viên. Với đặc thù của kinh doanh khách sạn
mang tính dịch vụ, mang nặng tính lễ nghi diễn ra dưới sự tương tác trực tiếp
giữa người phục vụ và người được phục vụ. Điều này gây ra sự mâu thuẫn giữa
tổ chức công việc và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên. Do vậy phải lựa chọn
Giám đốc khách sạn Tổ hành chính bảo vệ
và sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý, vì vậy ban lãnh đạo khách sạn
Thắng Lợi đã lựa chọn mô hình quản lý như trên.
Mô hình bộ máy tổ chức của khách sạn là mô hình trực tuyến chức năng,
ban giám đốc là người đứng đầu. Mọi hoạt động của khách sạn đều được trao
đổi trực tiếp giữa giám đốc và các bộ phận. Mỗi bộ phận đều được phân chia
công việc một cách rõ ràng và phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.

b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Ban giám đốc: Ban giám đốc khách sạn gồm 2 người:
Giám đốc khách sạn: Giữa vai trò chủđạo quyết định sự thành công hay
thất bại của cả khách sạn, chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Giám đốc khách sạn trực tiếp quản lý
các bộ phận như: Hành chính bảo vệ, tổ marketing, tổ lễ tân, tổ bàn- bar, tổ kế
toán, tổ bếp, tổ bảo dưỡng.
Phó giám đốc: Là người do giám đốc khách sạn uỷ quyền phụ trách các
bộ phận: Khối lưu trú, tổ cây cảnh tạp vụ, tổ dịch vụ văn hoá thể thao.
- Khối lưu trú: Đây là khối dịch vụ chính trong hoạt động kinh doanh
của
khách sạn, khối lưu trú chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về nhiệm vụđáp
ứng nhu cầu phòng ngủ cho khách, liên quan đến vệ sinh, phục vụ buồng, trật
tự an toàn trong khu vực buồng. Có nhiệm vụ làm vệ sinh sạch sẽ khu buồng
phòng, tổ chức đón khách và hướng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị
trong phòng, kết hợp với tổ bàn-bar và tổ lễ tân thanh toán các dịch vụ phát
sinh khi khách làm thủ tục trả phòng.
- Tổ cây cảnh tạp vụ: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về vấn đề cây
cảnh quan môi trường trong khách sạn. Có nhiệm vụ tổ chức tạp vụ, vệ sinh cây
cảnh đảm bảo sạch sẽ toàn bộ cây xanh và khuôn viên xanh đẹp của khách sạn,
chăm sóc vàđổi mới các loại cây, vệ sinh trong khách sạn, phối hợp với các tổ
thường xuyên đổi mới các cây đểđảm bảo tươi tốt và luôn đẹp mắt.
Phó giám đốc khách
sạn
Tổ bảo dưỡng
Tổ bếp
Tổ bàn-bar
Tổ lễ tân
Tổ Marketing
Tổ kế toán

Tổ
cây
cảnh
tạp
vụ
Khối
lưu
trú
Tổ
dịch
vụ
văn
hoá
thể
- Tổ dịch vụ văn hoá thể thao: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về
kinh doanh các dịch vụ văn hoá thể thao như: bán hàng lưu niệm, cắt tóc, kinh
doanh bể bơi, vũ trường, karaoke, sauna- massage, tennis…có nhiệm vụ tổ chức
kinh doanh các dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn lành mạnh theo đúng quy định
của nhà nước, hướng dẫn tỉ mỉ cho khách sử dụng các dịch vụ trong tổ quản lý.
Phối kết hợp với tổ marketing, tổ lễ tân, tổ buồng để tuyên truyền quảng cáo thu
hút khách.
- Tổ hành chính bảo vệ: Đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự trong khách sạn
và tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, quản lý lao
động, chếđộ tiền lương, tiền thưởng. Tổ bảo vệ chịu trách nhiệm trước giám đốc
về công tác bảo vệ, bảo vệ nội bộ trong khách sạn. Tổ chức đóng, mở của xe,
vận chuyển hành lý và dịch vụ nhận gửi hành lý cho khách.
- Tổ kế toán: Tổ kế toán trong khách sạn cũng giống như các tổ kế toán
trong các lĩnh vực kinh doanh khác, tính toán sổ sách giấy tờ liên quan đến hoạt
động kinh doanh. Những khoản thu chi, hạch toán hoạt động kinh doanh.
- Tổ markeing: Có nhiệm vụ tìm hiểu thiết kế, tìm hiểu các lĩnh vực kinh

doanh, thiết các sản phẩm mới phù hợp với khách sạn. Trách nhiệm cùng với
các tổ khác trong khách sạn đáp ứng được nhu cầu của khách. Có trách nhiệm
tuyên
truyền, quảng bá sản phẩm của khách sạn đến với người tiêu dùng. Tìm hiểu và
nghiên cứu thị trường, đưa ra các ý kiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh, mở
rộng thị phần hay chuyển hướng kinh doanh của khách sạn.
- Tổ lễ tân: Có nhiệm vụđón tiếp khách, nhận các yêu cầu khi khách làm
thủ tục đến khách sạn hay rời khỏi khách sạn. Cùng với các tổ bàn-bar, khối lưu
trú thanh toán các công nợ phát sinh trong thời gian khách lưu trú, giúp khách
hàng trong việc đổi tiền, gọi xe…
- Tổ bàn-bar: Có nhiệm vụđáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng trong
khách sạn và khách vãng lai. Phục vụ nhu cầu ăn uống của khách lưu trú trong
khách sạn và nhu cầu của khách ngoài khách sạn. Và kinh doanh phục vụăn
uống cho các hội nghị, hội thảo, cưới, hỏi, sinh nhật…tại khách sạn. Phối hợp
với các tổ khác, phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách hàng khi khách đến tiêu
dùng các dịch vụ tại khách sạn.
- Tổ bếp: Tổ bếp trong khách sạn có nhiệm vụ chế biến các món ăn đáp
ứng nhu cầu ăn uống của khách trong và ngoài khách sạn. Có nhiệm vụ thiết kế
ra các món ăn nhằm thu hút khách đến khách sạn.
- Tổ bảo dưỡng: Có nhiệm vụ phụ trách thiết bị vềđiện nước, quản lý kỹ thuật
vận hành, tu dưỡng sửa chữa trang thiết bị trong các bộ phận của khách sạn.
2.1.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn Thắng Lợi
Trong quá trình kinh doanh của khách sạn luôn đề ra các phương hướng và
các lĩnh vực kinh doanh, đưa ra quyết định lĩnh vực kinh doanh nào là chính,
chủđạo và lĩnh vực kinh doanh nào là dịch vụ bổ sung. Cụ thể, tại khách sạn
Thắng Lợi bao gồm các lĩnh vực kinh doanh sau đây.
- Dịch vụ lưu trú: Đây là dịch vụ kinh doanh chính, phục vụ nhu cầu nghỉ
ngơi của khách đến khách sạn. Khách sạn Thắng Lợi có 179 phòng, được chia
làm 6 loại phòng, phòng đặc biệt 1, phòng đặc biệt 2, phòng Lakeview, phòng
Gardenview, phòng standar, phòng Bungalow, phục vụ khách lưu trú qua đêm.

Trong mỗi phòng của khu nhàđược lắp đặt đầy đủ các trang thiết bịđồ dùng theo
tiêu chuẩn 3. Các phòng này được bố tríở các khu nhà buồng A, khu nhà buồng
B, khu nhà luồng, khu nhà sale.
- Dịch vụăn uống: Đây là dịch vụ bổ trợ cho dịch vụ lưu trú, hàng năm
dịch vụ này mang lại phần tỷ trọng doanh thu tương đối lớn cho khách sạn sau
dịch vụ lưu trú. Khách sạn Thắng Lợi phục vụăn uống cho khách lưu trú tại
khách sạn và những khách vãng lai có nhu cầu về món ăn, đồ uống. Ngoài ra
khách sạn phục vụ các tiệc với quy mô khác nhau, hội nghị, hội thảo, tiêc cưới,
hỏi, sinh nhật…Với các món ăn Âu, ăn Á… Khách sạn có 6 phòng ăn đa năng
lớn gồm: Thắng Lợi 1, Thắng Lợi 2, Thắng Lợi 3, Suối Trúc, Tây Hồ 1, Tây Hồ
2 với diện tích 700 m
2
, có thể tổ chức tiệc ngồi phục vụ cho khoảng từ 700-800
khách và tổ chức tiệc đứng cho khoảng 1000-1200 khách. Nhà hàng của khách
sạn được đặt ở vị trí kháđẹp, khi dùng bữa tại nhà hàng khách có thể vừa thưởng
thức hương vị tuyệt vời của những món ăn, vừa thích thú ngắm cảnh Hồ Tây.
- Các dịch vụ bổ sung: Các dịch vụ bổ sung trong khách sạn cũng góp phần
quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú tại
khách sạn. Mặt khác dịch vụ này còn làm tăng khả năng hấp dẫn khách, kéo dài
thời gian lưu trú của khách, mà còn góp phần làm tăng doanh thu của khách sạn.
Các dịch vụ bổ sung của khách sạn Thắng Lợi bao gồm: dịch vụ dancing,
karaoke, dịch vụ sauna-massage, dịch vụ thể thao, bơi, tennis, dịch vụđiện thoại,
đổi tiền…
2.1.1.4 Môi trường kinh doanh của khách sạn.
a) Môi trường kinh doanh bên ngoài.
Môi trường kinh doanh bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô
các yếu tố này ảnh hưởnggián tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách sạn
Thắng Lợi. Trong những năm đầu của thế kỷ 21 tình hình kinh tế- xã hội trên
thế giới vàở Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc. Sau vụ khủng bố tại Mỹđã tác
động vàảnh hưởng đến tình hình kinh tế chính trịở các nước trên thế giới.

Nhưng gần đây các cuộc tấn công tại Djerba, Bali, Mobassa nhằm vào khách du
lịch, cuộc
chiến tranh giữa Mỹ vàIrăc, sự xuất hiện của dịch bệnh Sars đãảnh hưởng đến
du lịch Việt Nam nó chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.
Sự phát triển của khoa học công nghệ và mức độáp dụng của nó càng
nhiều trong kinh doanh khách sạn đã giúp cho hoạt động kinh doanh khách sạn
hiệu quả hơn. Đặc biệt sự bùng nổ công nghệ thông tin tạo điều kiện trong việc
quảng bá, cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch.
Kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh hấp dẫn đẹm lại lợi nhuận
cao do đó thu hút được nhiều đối tượng tham gia thị trường gây lên sự cạnh
tranh găy gắt. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có nhiều loại hình kinh doanh
khách sạn, khách sạn quốc doanh, khách sạn liên doanh, khách sạn cổ phần…
được xếp hạng theo tiêu chuẩn từ 1-5 sao. Đặc biệt với sự bùng nổ của các
khách sạn tư nhân làm cho môi trường kinh doanh khách sạn càng trở lên gay
gắt. Khách sạn Thắng Lợi là một khách sạn nhà nước trong quá trình hoạt động
kinh doanh không thể tách ra khỏi môi trường kinh doanh chung của ngành
được. Để kinh doanh có hiệu quả thì nhà quản trị phải nắm bắt được tình hình
biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài để có những chiến lược kinh
doanh phù hợp.
b) Môi trường kinh doanh bên trong của khách sạn Thắng Lợi
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài các yếu tố thuộc môi trường
kinh doanh bên ngoài tác động đến doanh nghiệp. Thì môi trường kinh doanh
bên trong thể hiện rõ hơn bộ mặt kinh doanh, nếu như môi trường kinh doanh
này thuận lợi nó giúp cho khách sạn thành công và tạo dựng được uy tín của
khách sạn trên thị trường. Ngược lại, nó cũng cản trở, kìm hãm sự phát triển của
khách sạn.
*Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Thắng Lợi.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp khách sạn là toàn bộ những
điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật của doanh nghiệp để sản xuất-lưu
thông- tổ chức tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống,

lưu trú và các nhu cầu khác của khách hàng. Do đặc điểm riêng của từng khách
sạn mà cơ sở vật chất của mỗi khách sạn cũng khác nhau.
Từ khi chuyển sang chếđộ hoạch toán kinh doanh, khách sạn Thắng Lợi
đã phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt của cơ chế thị
trường, cùng với đó lượng khách đến khách sạn có nhiều biến động. Do vậy, để
tiếp tục kinh doanh vàđứng vững trên thị trường thì khách sạn đã không ngừng
cải tạo, hoàn thiện, xây mới các khu nhà cũng như các trang thiết bị. Cho đến
nay cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đã cơ bản ổn định với:
- Khu nhà A: Đây là khu nhà nghỉ mới được cải tạo gần đây nhất bao gồm
73 phòng với 4 phòng đặc biệt và còn lại là các phòng quay vào vườn và các
phòng quay ra hồ. Trang thiết bị tiện nghi trong phòng kháđầy đủ, mỗi phòng có 2
giường đơn hoặc một giường đôi, tủđựng quần áo, một kết an toàn, bàn ghế, ga gối
luôn sạch sẽ, mini-bar, tivi… Tất cả các trang thiết bịđều đạt khách sạn 3 sao.
- Khu B: Đây là khu nghỉ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách khi ngơi
nghỉ tại khách sạn. Khu này có 84 phòng trong đó có: 4 phòng đặc biệt, các
phòng quay vào vườn, các phòng quay ra Hồ Tây và khu nhà luồng gồm 4 nhà
luồng với kiến trúc lạ, hấp dẫn gây cảm giác lại thu hút được nhiều khách.
- Khu C: Đây là khu tổng hợp bao gồm các phòng, tổ như tổ hành chính,
tổ marketing, các dịch vụ giải trí, và phục vụ nhu cầu ăn uống của khách với các
nhà hàng với 6 phòng đa chức năng:
+ Phòng Thắng Lợi 1: Sức chứa khoảng 200-250 chỗ ngồi, với hệ thống
âm thanh, bàn ghếđồng bộ, máy điều hoà, luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu đặt
tiệc, nhu cầu hội thảo hội nghi của khách hàng.
+ Phòng Thắng Lợi 2: Có sức chứa khoảng từ 150-200 khách với hệ
thống trang thiết bị khá hoàn hảo luôn sẵn sàng phục vụ các nhu cầu về tiệc, liên
hoan, hội nghị…
+ Phòng Thắng Lợi 3: Được cải tạo từ quầy bar, nằm đối diện với phòng
Thắng Lợi 2 với sức chứa khoảng 150-200 khách đã làm tăng lên khả năng phục
vụ các dịch vụăn uống của khách tại khách sạn.
+ Phòng Suối Trúc: Quay ra dòng suối nhân tạo trong khách sạn, có sức

chứa khoảng 100 khách với hệ thống ánh sáng, trang thiết bị tiện nghi…tương
đối đầy đủ và hiện đại, phù hợp cho các lớp học tập huấn, thuyết trình…
+ Phòng Tây Hồ 1 và Tây Hồ 2: Đây là 2 phòng phía trong cùng của
khách sạn mỗi phòng có sức chứa khoảng 30 chỗ, cùng với hệ thống trang thiết
bịánh sáng, bàn ghếđầy đủ và hiện đại.
Ngoài 3 khu chính trên khách sạn còn có khu Sale với 18 phòng được bố
trí xây dựng bên tay phải từ cổng đi vào. Đây là khu được thiết kế nằm xa khu
trung tâm nhằm thoả mãn nhu cầu yên tĩnh của khách. Cùng với nó là những
kiểu kiến trúc kháđộc đáo tạo sự khác lạ mới mẻ cho khách.
* Tình hình vốn kinh doanh.
Khách sạn Thắng Lợi là doanh nghiệp nhà nước. Vốn kinh doanh của
khách sạn chủ yếu huy động từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp. Khách sạn
luôn có xu hướng tăng đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình, hiệu quả sử
dụng vốn kéo dài theo lợi nhuận so với năm trước. Cụ thể năm 2003 tổng số
vốn của khách sạn là 23.174,8 triệu đồng trong đó chủ yếu là vốn cốđịnh chiếm
20.393,8 triệu đồng, còn lại vốn lưu động chiếm ít hơn 2.781 triệu đồng. Tổng
số vốn hàng năm của khách sạn có xu hướng tăng lên vìđể thoả mãn nhu cầu
kinh doanh của mình và thoả mãn một cách cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Nên hàng năm một phần vốn luôn đưa vào được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp cơ
sở vật chất cho khách sạn.
* Tình hình nhân lực.
Tổng số nhân lực của khách sạn trong 3 năm gần đây không có sự thay
đổi về quân số với tổng số là 218 lao động. Nhưng cơ cấu lao động lại có sự
thay đổi được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 01: Cơ cấu nhân lực tại khách sạn Thắng Lợi
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
- Tổng số lao động 218 218 218
+ Người lao động Việt Nam 218 218 218
+ Người lao động nước ngoàI 0 0 0

- Lao động dài hạn 199 199 198
- Lao động ngắn hạn 19 19 20
- Lao động trực tiếp 175 178 180
- Lao động gián tiếp 43 40 38
- Trình độđại học và trên đại học
về kinh doanh khách sạn du lịch
8 8 10
- Trình độđại học và trên đại học
về chuyên ngành khác
20 18 15
- Trình độ cao đẳng và trung cấp
về kinh doanh khách sạn du lịch
177 179 181
- Trình độ công nhân kỹ thuật 13 13 12
- Độ tuổi:
18-30
31-44
45-60
30
132
56
37
131
50
46
130
42
Nguồn: Khách sạn Thắng Lợi
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn nhân lực thấy được khách sạn Thắng Lợi
100% là lao động Việt Nam, độ tuổi trung bình lao động cao, tổng số lao động

dài hạn chiếm đa số và họđược đào tạo từ cơ chế cũ. Mặt khác lao động khách
sạn bao gồm đầy đủ trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp nghiệp
vụ du lịch và công nhân kỹ thuật.
Như vậy với một sốđiểm mạnh, điểm yếu vềđội ngũ nhân lực trong khách
sạn, thì ban giám đốc khách sạn phải nghiên cứu để làm sao phát huy được điểm
mạnh của lao động, để từđó nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn mình với
khách sạn khác.
* Đặc điểm nguồn khách.
Trong thời kỳđầu hoạt động nguồn khách của khách sạn Thắng Lợi chủ
yếu của từ các nước phương tây, khách Nhật…Nhưng trong thời gian gần đây
khi các khách sạn Daowoo, Nikko, Melia, làng văn hoá Việt Nhật …đãđẩy
khách sạn vào tình thế hết sức khó khăn. Lượng khách đến khách sạn hiện nay
vẫn là nguồn khách truyền thống trước đây, ngoài ra khách sạn đi sâu khai thác
thị trường khách Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ, Bắc Mỹ…và thị
trường khách rộng lớn là khách Trung Quốc và khách nội địa.
2.1.2 Kết quả kinh doanh của khách sạn Thắng Lợi trong 2 năm 2002-2003
Trong những năm gần đây khách sạn Thắng Lợi đã có nhiều thay đổi
trong cung cách quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cấp và sửa chữa khách
sạn đểđáp ứng với nhu cầu ngày càng phong phú vàđa dạng của khách. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng khách quan trận khủng bố ngày 11/9/2001, dịch bệnh Sars
vừa
qua…Trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bên cạnh những kết quảđãđạt
được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém trong các dịch vụ kinh doanh.
Nóđược thể hiện qua bảng doanh thu theo từng dịch vụ kinh doanh.
Bảng 02: Tình hình doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh tại khách sạn
Thắng Lợi trong 2 năm 2002-2003
ĐVT: Trđ
Các chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003
So sánh năm

2003/2002
ST TT% ST TT% ST TL% TT%
1.Doanh thu dịch vụ lưu
trú
9.001 52,67 8.712 49,69 -289 -3,21 -2,89
2.Doanh thu dịch vụăn
uống
6.407 37,49 7.086,6 40,42 679,6 10,61 2,93
3.Doanh thu dịchvụ bổ
sung
1.681 9,84 1.734,3 9,89 53,3 3,17 0,05
Tổng doanh thu 17.089 100 17.532,9 100 443,9 2,59 0
Nguồn: khách sạn Thắng Lợi
Nhận xét: Qua bảng tình hình doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh tại
khách sạn Thắng Lợi ở trên ta thấy.
Tổng doanh thu của khách sạn năm 2003 so với năm 2002 tăng với tỷ lệ
tăng là 2,59%, ứng với số tiền tăng là 443,9 triệu đồng. Năm 2003 tuy tình hình
kinh tế, chính trị có nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh du lịch
nói chung và kinh doanh tại khách sạn Thắng Lợi nói riêng. Nhưng tổng doanh
thu của khách sạn năm 2003 so với năm 2002 vẫn tăng, điều đó chứng tỏ sự nỗ
lực cố gắng của tập thể ban giám đốc và cán bộ nhân viên tại khách sạn.
Cụ thể là trong 3 lĩnh vực kinh doanh, thì doanh thu dịch vụăn uống năm
2003 so với năm 2002 tăng với tỷ lệ tăng là 10,61%, ứng với số tiền tăng là
679,6 triệu đồng. Doanh thu các dịch vụ bổ sung tăng với tỷ lệ tăng là 3,17%
ứng với số tiền tăng là 53,3 triệu đồng. Nhưng trong doanh thu dịch vụ lưu trú
năm 2003 so với năm 2002 lại giảm với tỷ lệ giảm là 3,21% ứng với số tiền
giảm
là 289 triệu đồng.
Trong lĩnh vực kinh doanh trên thì cả 2 năm doanh thu các dịch vụ bổ
sung chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các lĩnh vực kinh doanh, so năm 2003 với

năm 2002 dịch vụ bổ sung lại tăng với tỷ trọng tăng 0,05%. Điều đó chứng tỏ
rằng việc phát triển các dịch vụ bổ sung tại khách sạn đã có những tín hiệu đáng
mừng, đây cũng làđiều cần thiết vì trong kinh doanh dịch vụ thì khi dịch vụ bổ
sung phát triển, nó có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách. Trong những năm
tới khách sạn cần chúý khai thác dịch vụ này tốt hơn. Cùng với sự tăng lên về tỷ
trọng của dịch vụ bổ sung, thì tỷ trọng dịch vụăn uống cũng tăng với tỷ trọng
tăng 2.93%. Trong khi đó cả 2 năm thì tỷ trọng về doanh thu lưu trú chiếm tỷ
trọng cao nhất trong các lĩnh vực kinh doanh nhưng so năm 2003 với năm 2002
thì lại giảm. Vì vậy mặc dù tỷ trọng doanh thu của 2 dịch vụăn uống và dịch vụ
bổ sung tăng nhưng các dịch vụ này chiểm tỷ trọng nhỏ hơn dịch vụ lưu trú nên
làm tổng doanh thu của khách sạn tăng với tỷ lệ tăng không cao 2,59%. Trong
thời gian tới khách sạn cần có những biện pháp tăng doanh thu dịch vụ lưu trú
lên, để làm tăng tổng doanh thu của khách sạn
Doanh thu của khách sạn được trình bầy ở trên, nhưng muốn biết được khách
sạn kinh doanh như thế nào thì phải xem kết quả kinh doanh của khách sạn.
Bảng 03: Kết quả kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2002-2003
Các chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2002 Năm 2003
So sánh năm
2003/2002
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
1.Tổng doanh thu Trđ 17.089 17.532,9 443.9 2,59
2.Tổng số lượt khách Lượt
khách
56.083 54.366 -1.717 -3,06

3.Tổng số ngày khách Ngày
khách
74.302 68.526 -5.776 -7,77
4.Thời gian lưu trú
bình quân
Ngày 1,325 1,308 -0,017 -1,28
5.Tổng chi phí Trđ 12651,4 13005,9 354,5 2,80

×