Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.85 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY NHỰA CAO
CẤP HÀNG KHÔNG
* Các căn cứ pháp lý thực hiện tiến trình CPH
- Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ
về việc chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần;
- Căn cứ Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công
ty Cổ phần;
- Căn cứ Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm mô hình tổ chức Công ty Mẹ
- con tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam;
- Căn cứ Quyết định số 2481/QĐ-BGTVT ngày 18/7/2005 của Bộ Giao
Thông Vận Tải về giá trị doanh nghiệp CPH của Công ty Nhựa cao cấp
Hàng không;
- Căn cứ Quyết định số 2069/QĐ-BGTVT ngày 22/6/2005 của Bộ trưởng
Bộ GTVT về việc thành lập Ban chỉ đạo CPH Công ty Nhựa cao cấp
Hàng không.
*Trình tự thực hiện CPH
Tiến trình CPH ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không về cơ bản phải trải
qua 4 bước theo quy định chung tại Công văn số 3395/VPCP – ĐMDN
Bước 1: Chuẩn bị CPH
Bước 2: Xây dựng phương án CPH
Bước 3: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án CPH
Bước 4: Ra mắt Công ty Cổ phần và đăng ký kinh doanh
Song đến nay (03/2006), sau hơn 1 năm tiến hành thực hiện các bước của
tiến trình CPH khối lượng công việc thực tế mà Công ty Nhựa cao cấp Hàng
không làm được mới chỉ đạt 60%so với yêu cầu đặt ra. Các công việc đã hoàn
thành là: chuẩn bị xong các điều kiện cho việc CPH, xây dựng được phương án
CPH và phương án bố trí sắp xếp lai lao động, cơ bản hoàn tất quá trình đánh
giá giá trị Doanh nghiệp và từng bước triển khai việc bán Cổ phần của Công ty


với chi phí cho các hoạt động trên là 400.000.000đ. Do mất nhiều thời gian chờ
quyết định phê duyệt phương án của Tổng Công ty Hàng không VN và gặp
nhiều khó khăn trong việc thực hiện nên Công ty vẫn chưa thể tiến hành Đại hội
cổ đông để bầu ra bộ máy tổ chức mới đồng thời chính thức chuyển sang loại
hình Công ty Cổ phần. Còn có rất nhiều ý kiến xung quanh việc xác định cơ cấu
vốn điều lệ cũng như thực tế việc bán cổ phần ra ngoài Công ty. Những vấn đề
này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình CPH hiện nay ở Công ty.
2.1. Quá trình chuẩn bị cho hoạt động CPH
* Học tập chính sách về CPH trong toàn Công ty
CPH doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn và đúng đắn của
Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trên cả nước đã có tổng số 200
doanh nghiệp nhà nước hoàn thành công tác CPH và hầu hết các doanh nghiệp
này đều nhanh chóng phát huy được hiệu qủa hoạt động, thu hút thêm vốn mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Có được những thành tích đó phải
nói tới vai trò của công tác tuyên truyền, tập huấn cho người lao động thấy được
hiệu quả của công tác CPH doanh nghiệp, thấy được quyền lợi và nghĩa vụ cũng
như quyền làm chủ thực sự của người lao động đối với Công ty sau khi CPH.
Năm 2004 vừa qua, Công ty nhựa cao cấp Hàng không bắt đầu chuẩn bị
những điều kiện đầu tiên và lên phương án để tiến hành chuyển đổi hình thức
hoạt động sang loại hình Công ty cổ phần theo chủ trương của Đảng và Nhà
nước. Ban lãnh đạo Công ty do nhận thức được vấn đề trên nên đã rất quan tâm
đến hoạt động tuyên truyền phổ biến các chính sách cũng như quyền lợi từ CPH
cho toàn thể CBCNV trong toàn Công ty. Công ty đã đầu tư nhiều thời gian,
kinh phí đưa cán bộ lãnh đạo đi tham quan học tập kinh nghiệm, kiến thức,
tham gia vào các buổi tập huấn về CPH do Tổng công ty hàng không cũng như
Bộ thương mại tổ chức. Đối với công nhân viên các phòng ban, các phân xưởng
sản xuất Công ty tổ chức mời các chuyên gia kinh tế đến giảng dạy, giải đáp các
thắc mắc liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ sau khi CPH. CBCNV
trong toàn Công ty nhìn chung đã rất ủng hộ và quyết tâm cao để thực hiện tốt
tiến trình CPH Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Tuy nhiên cũng giống như ở

nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, vẫn còn một bộ phận không nhỏ đội ngũ
lãnh đạo và người lao động vì quyền lợi, lợi ích riêng của bản thân hay quen với
việc bao cấp của Nhà nước cho nên vẫn muốn duy trì hoạt động của Công ty
theo hình thức cũ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình CPH ở Công ty nhựa
cao cấp Hàng không.
* Lập phương án CPH và thực hiện phương án được duyệt
Sau gần một năm chuẩn bị các điều kiện cần thiết đến tháng 7/2005 Công
ty nhựa cao cấp Hàng không đã phối hợp với Công ty Cổ phần chứng khoán Sài
Gòn – SSI xây dựng nên phương án CPH và trình lên Tổng công ty Hàng không
Việt Nam xem xét phê duyệt. Trong phương án đã hoàn thành mọi vấn đề liên
quan đến thực trạng tiến trình CPH cũng như cơ cấu hoạt động của Công ty sau
CPH đã được ban đổi mới doanh nghiệp và ban lãnh đạo Công ty đề cập, xây
dựng một cách chi tiết cụ thể.
Vấn đề sắp xếp bố trí lại lao động và đánh giá giá trị Công ty là hai yếu tố
quan trọng, được các cơ quan chức năng có thẩm quyền hết sức chú trọng trong
quá trình phê duyệt đề án CPH, nó ảnh hưởng lớn đền thời gian và hiệu quả của
tiến trình CPH. Do đó Công ty Nhựa cao cấp Hàng không tiến hành rà soát lại
toàn bộ lực lượng lao động hiện có, trên cơ sở đó lựa chọn những người có năng
lực trình độ để tiếp tục đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và chuyển sang
làm việc tại Công ty sau CPH, đối với những lao động dôi dư ban lãnh đạo
Công ty chủ trương động viên khuyến khích người lao động nghỉ và hưởng các
chế độ chính sách của Nhà nước (người lao động trong Công ty nghỉ việc được
giải quyết theo chế độ của Nghị định 41/CP), bên cạnh đó Công ty cũng tạo mọi
điều kiện để họ có thể tìm được công việc mới, ổn định cuộc sống. Riêng đối
với việc xác định giá trị, Công ty Nhụa cao cấp Hàng không cùng với Tổng
Công ty Hàng không Việt Nam và Công ty tài chính trung gian (Công ty cổ
phần chứng khoán sài gòn - SSI) thành lập ra hội đồng thẩm định giá, trên cơ sở
đó sẽ xác định số cổ phần, giá trị mỗi cổ phần và cơ cấu vốn điều lệ sau CPH
của Công ty.
Cũng trong phương án CPH này, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra các đề

xuất cho kế hoạch đầu tư, kế hoạch SX – KD giai đoạn sau CPH, vạch ra những
hướng phát triển cụ thể cho Công ty trong tương lai. Tuy vậy khó khăn lớn nhất
hiện nay lại là quá trình tổ chức thực hiện các bước trong phương án CPH đang
diễn ra rất chậm, trực tiếp gây ra sự chậm trong việc thực hiện tiến trình CPH ở
Công ty nhựa cao cấp Hàng không hiện nay.
2.2.Thực trạng tiến trình thực hiện CPH Công ty nhựa cao cấp Hàng
không
2.2.1. Lựa chọn hình thức CPH
Theo nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc
chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty Cổ phần và thông tư số
126/2004/TT-BTC đã quy định bốn hình thức CPH như sau:
Thứ nhất: Giữ nguyên giá trị phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp.
Thứ hai: Bán một phần giá trị phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanh
nghiệp, theo hình thức này thì Nhà nước sử dụng một phần giá trị thực tế nguồn
vốn của mình để bán cho các cổ đông.
Thứ ba: Tách một bộ phận của Doanh nghiệp để CPH. Đây là hình thức
mà một phần của Doanh nghiệp tách ra độc lập để tiến hành CPH, phần còn lại
vẫn giữ nguyên hình thức hoạt động cũ.
Thứ tư: Bán toàn bộ giá trị phần vốn nhà nước hịên có tại Doanh nghiệp
để chuyển thành Công ty Cổ phần, như vậy theo hình thức này Nhà nước không
còn là một cổ đông của Công ty.
Đối với Công ty nhựa cao cấp Hàng không, do đăc điểm, tình hình thực tế
hiện nay và theo quy định tại khoản 2,3 Nghị định 187 đã lựa chọn và tiến hành
quá trình CPH theo hình thức hai, tức là “bán một phần giá trị nguồn vốn nhà
nước hiện có của Công ty” cho các cổ đông. Như vậy Nhà nước (Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam) vẫn tham gia chi phối hoạt động SXKD của Công ty với
tư cách là một cổ đông lớn, nắm giữ 37,25% vốn điều lệ. Có thể nói đây là hình
thức phù hợp nhất với Công ty trong giai đoạn hiện nay bởi lẽ thị trường tiêu
thụ sản phẩm lớn nhất của Công ty hiện nay là trong ngành Hàng không (chiếm

tới hơn 40%) do đó việc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là một trong các
cổ đông lớn của Công ty sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp tục phát
triển và mở rộng thị trường ngành Hàng không hiện có, đồng thời khi bán một
phần vốn Nhà nước (cho người lao động trong Công ty và các cổ đông bên
ngoài) trước hết sẽ nâng cao tinh thần làm chủ của người lao động, huy động
được nguồn vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mắy móc thiết bị hiện đại góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
2.2.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động sau CPH
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Nhựa cao cấp Hàng không
Tên giao dich quốc tế: AVIATION HIGH – GRADE PLASTIC JOINT-
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: APLACO
2.2.2.1.Thực trạng quá trình bố trí sắp xếp lại lao động
Phương án bố trí sắp xếp lại lao động được Công ty xây dựng và thực
hiện theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 04 năm 2002 đã được
sửa đổi bổ xung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 08 năm 2004
của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại Doanh
nghiệp nhà nước và Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện một số điều
của Nghị định trên. Tính đến tháng 4/2006 việc tổ chức thực hiện phương án
trên tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không tuy đã được ban lãnh đạo chú trọng,
tập trung nhiều thời gian và nguồn lực để giải quyết chế độ cho người lao động
song kết quả mang lại chưa cao (chỉ đạt 40% so với tiến độ công việc thực tế
phải hoàn thành). Công ty mới chỉ hoàn thành việc rà soát lại toàn bộ số lao
động hiện có, trên cơ sở đó giữ lại những lao động phù hợp để chuyển sang làm
việc tại Công ty cổ phần. Số lao động dôi dư sẽ giải quyết theo chế độ quy định
tại Nghị định 41/CP. Đối với những lao động thuộc diện đào tạo lại để chuyển
sang Công ty cổ phần (91 người) Công ty cũng đã trích kinh phí để đào tạo lại
nghiệp vụ tay nghề, có thể đảm đương được công việc mới. Dự kiến đến hết
tháng 6/2006 sẽ kết thúc quá trình đào tạo với kinh phí như sau:

350.000đ/người/tháng x 6 tháng x 91 người = 191.100.000đ
Việc chậm trễ của hoạt động sắp xếp lại lao động nằm ở khâu giải quyết
chế độ đối với lực lượng lao động dôi dư sau khi CPH. Theo số liệu trong
phương án đưa ra Công ty nhựa cao cấp Hàng không sẽ có 16 lao động thuộc
diện sắp xếp theo nghị định 41/CP với kinh phí là 411.881.330đ. Đến nay toàn
bộ số lao động này vẫn chưa được giải quyết theo chế độ, chưa nhận được các
khoản kinh phí theo quy định. Sự chậm trễ này đã ảnh hưởng lớn đến tinh thần
của người lao động, làm nảy sinh tâm lý không muốn nghỉ hưu sớm, cố bám trụ
với Công ty vì chưa nhận thấy được quyền lợi của bản thân.
Phương án lao động cụ thể của Công ty như sau:
Tổng số lao động (LĐ) có tên trong Công ty đến thời điểm chuyển đổi là:
242 người trong đó nữ 125 người
- Phận loại LĐ tại thời điểm sắp xếp lại:
+ Số LĐ cần sử dụng theo yêu cầu SXKD: 226 người, trong đó nữ 113
ngừơi
+ Số LĐ nghỉ hưu theo quy định của bộ luật LĐ: 0 ngừoi
+ Số LĐ hết thời hạn ký HĐLĐ: 0 người
+ Số LĐ dôi dư: 16 người
Chia ra:
+ Số LĐ thực hiện theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP: 16 người
+ Số LĐ thựchiện theo bộ luật LĐ: 0 người
* Kinh phí để giải quyết chế độ cho số LĐ dôi dư sau khi sắp xếp.
Tổng dự toán kinh phí cấp từ Quỹ hỗ trợ LĐ dôi dư do sắp xếp lại DNNN
cho Công ty: 411.881.330đ
- Đối tượng LĐ thực hiện ký hợp đồng LĐ:
+ Dự toán kinh phí chi trả cho người LĐ nghỉ hưu trước tuổi:
110.140.550đ
+ Dự toán kinh phí chi trả cho người LĐ theo hợp đồng LĐ không xác
định thời hạn: 181.479.300đ
+ Dự toán kinh phí chi trả cho người LĐ theo hợp đồng có thời hạn từ đủ

12 tháng đến 36 tháng: 6.102.180đ
+ Dự toán kinh phí hỗ trợ từ Quỹ cho phần còn thiếu: 114.159.300đ
2.2.2.2. Thực trạng việc tổ chức bộ máy điều hành mới của APLACO sau CPH
Bộ máy tổ chức và điều hành mới của Công ty (sau CPH) chỉ được thành lập
và đi vào hoạt động sau khi đại hội cổ đông sáng lập diễn ra, các cổ đông sẽ bầu
ra người đại diện cho mình để quản lý mọi hoạt động của Công ty. Tuy vậy
ngay từ khi bắt đầu lập phương án CPH (01/2005) ban lãnh đạo công ty và ban
đổi mới doanh nghiệp rất quan tâm và đã xúc tiến việc giới thiệu, tuyển dụng và
bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, trình độ để trở thành đội ngũ kế cận nắm
giữ các vị trí quan trọng trong Công ty sau CPH.
Do vậy, bộ máy quản lý mới sẽ có những thay đổi đáng kể so với trước đây.
Theo mô hình mới này, Hội đồng quản trị (HĐQT) là bộ phận có thẩm quyền
cao nhất, quyết đinh mọi vấn đề liên quan tới hoạt động của Công ty. HĐQT sẽ
lập ra một ban Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt mình quản lý và điều hành hoạt
động SXKD của Công ty và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước HĐQT. Bên cạnh
đó trong cơ cấu của các phòng ban cũng có sự thay đổi đó là Văn phòng đại
diện của Công ty tại AUSTRALIA được bố trí lại như một bộ phận trực thuộc
Công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc và HĐQT thay vì hoạt
động độc lập và chịu sự quản lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam như
trước đây. Sự thay đổi đó sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý được tập trung, mở
rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng như góp phần nâng cao hiệu quả SXKD
cho Công ty.
 Quy định về HĐQT của Công ty
* Cơ cấu HĐQT:
HĐQT công ty nhựa cao cấp Hàng khôngGồm 11 thành viên, do đại hội
đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên của HĐQT được trúng cử với
đa số phiếu bầu tính theo số cổ phần bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín
Trong đó:
- Một thành viên là chủ tịch HĐQT
- Hai thành viên là phó chủ tịch HĐQT

* Nhiệm kỳ của HĐQT:
- Nhiệm kỳ của mỗi thành viên trong HĐQT được bầu trong đại hội thành lập là
ba năm, từ nhiệm lỳ tiếp theo đại hội cổ đông quyết định. Khi hết nhiệm kỳ các
thành viên HĐQT được bầu lại theo nguyên tắc đã được quy định tại bản điều lệ
mà Đại hội cổ đông đã thông qua.
- Việc thay thế thành viên HĐQT theo nguyên tắc kế thừa, đảm bảo trong
HĐQT có ít nhất 1/3 số thành viên cũ
- Trong nhiệm kỳ, Đại hội cổ đông thường niên và đại hội cổ đông bất thường
có thể bãi miễn, bầu bổ xung thành viên HĐQT để đảm bảo cho hết nhiệm kỳ
2.2.3. Cơ cấu vốn điều lệ Công ty trong giai đoạn CPH
 Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ: 14.400.000.000 đồng
Tổng số Cổ phần: 1.440.000 cổ phần
Mệnh giá một cổ phần: 10.000 đồng
Với phương án CPH mà ban đổi mới đã xây dựng và chuẩn bị thực hiện
thì Tổng Công ty Hàng không Việt nam nắm giữ 36,5% vốn điều lệ (tương
đương với 525.400 cổ phần), số còn lại được bán ưu đãi cho CBCNV trong
Công ty căn cứ vào năm công tác của mỗi người. Theo quy định mỗi CBCNV
sẽ được mua 100 cổ phần tương ứng với 01 năm công tác tại Công ty, do đó
tổng số cổ phần dành cho CBCNV là 180.200 cổ phần. Số cổ phần còn lại được
bán bán đấu giá công khai thông qua tổ chức tài chính trung gian là Công ty Cổ
phần chứng khoán Sài Gòn – SSI: 743.400 cổ phần. Cơ cấu nguồn vốn cụ thể
như sau:
 Cơ cấu vốn điều lệ
Bảng 5: Bảng dự kiến cơ cấu vốn điều lệ sau CPH
Chỉ tiêu
Số Cổ phần
(Cổ phần)
Giá trị
(Đồng)

Tỷ lệ %/Vốn điều
lệ
Cổ phần nhà nước (VNA) 525.400 5.254.000.000 36.5%
Cổ phần ưu đãi cho người lao động
trong Công ty
180.200 1.802.000.000 12.5%
Cổ phần bán ra bên ngoài Công ty 734.400 7.344.000.000 51%
Tổng cộng 1.440.000 14.400.000.000 100%
Nguồn: Phương án CPH Công ty
Nhìn vào bảng trên cho thấy lượng cổ phần được bán ra cho các cổ đông
bên ngoài Công ty chiếm tỷ lệ cao nhất (51%) và cao hơn cả tổng số cổ phần do
Nhà nước nắm giữ cộng với cổ phần ưu đãi cho người LĐ (49%). Là một Công
ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, không
nằm trong các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội. Thêm vào đó nguồn vốn
điều lệ cũng không lớn (14.400.000.000đ) cho nên việc nhà nước chỉ nắm giữ
36.5% cổ phần là hợp lý. Nhà nước lúc này chỉ đóng vai trò như một cổ đông
bình thường, cùng với các thành viên khác của HĐQT Công ty đề ra những định
hướng chiến lược, phương án SXKD hiệu quả cho Công ty. Như vậy vừa giảm
được gánh nặng cho Nhà nước, giúp Nhà nước tập trung nguồn lực vào việc
quản lý các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đồng
thời vẫn kiểm soát được tình hình hoạt động của mọi loại hình Công ty sau CPH
như đối với Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra
hiện nay và cũng đang là một nguyên nhân dẫn đến việc chậm thực hiện tiến
trình CPH đó là sự quá chênh lệch giữa tỷ trọng cổ phần bán cho CBCNV
(12.5%) với số cổ phần bán ra bên ngoài (51%). Với số cổ phần đó người LĐ
trong Công ty sẽ khó phát huy được vai trò làm chủ thực sự của mình như mục
đích của CPH mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra.
2.2.3.1. Kết quả hoạt động thẩm định và phê duyệt giá trị tài sản Công ty
Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – SSI là đơn vị trực tiếp tiến hành
công việc thẩm định và đánh giá giá trị Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. SSI

×