1
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty cổ phần thép Việt – Ý
1. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015.
Với phương châm: Uy tín số 1, chất lượng hàng đầu, mục tiêu phát triển
của công ty cổ phần thép Việt - Ý là:
- Tiếp tục phát huy công nghệ.
- Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
- Chủ động trong nguồn nguyên liệu từ đó tiến tới mở rộng thị trường
tiêu thụ trên toàn quốc.
2. Một số dự báo về thị trường thép trong thời gian tới.
2.1. Thị trường Thế Giới.
Hãng tin ST – Peter Burge cho hay: Viện Gang Thép Quốc tế (IISI) dự
báo năm 2008 sẽ tiếp tục là 1 năm tăng trưởng vững mạnh đối với ngành thép.
Sản lượng tiêu thụ thép thực tế tăng 6,7% từ mức 1.202 triệu mét tấn trong
năm 2007 lên mức 1.282 triệu mét tấn trong năm 2008. Một dự án nghiên cứu
mới về năm 2009 cũng dự báo sản lượng tiêu thụ thép sẽ đạt mức tăng trưởng
6,3%/ năm.
Tại cuộc họp được tổ chức ở ST- Petersburg, Uỷ ban quản lý (IISI) đã
đánh giá lại bản dự báo trên. Bình luận về vấn đề này, Ông Ku-Taek Lee, chủ
tịch IISI nói: “những giả định đằng sau dự báo này chính là, mặc dù, các
chuyên gia đã đề cập đến 1 vài yếu kém của nền kinh tế Mỹ và EU nhưng nhu
cầu về thép vẫn cao, mà phần lớn là nhờ các thị trưởng mới nổi. Những thị
trường này cũng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng và sự năng động vốn có
của nó”.
Những quốc gia mới nổi như ( Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) vẫn sẽ
tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với mức độ tăng dự tính là 11,1% năm
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
1
2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
2008 và 10,3% năm 2009. Tuy nhiên, do nhu cầu thép tại các nền kinh tế mới
nổi khác cũng tăng nên khoảng cách về tăng trưởng, (điều mà chúng ta bàn
luận trong các lần nói đến ở trên), giữa các nước (Brazil, Russia, India and
China) và các nước còn lại trên thế giới sẽ được thu hẹp lại.
Lượng thép tiêu thụ của Trung Quốc dự báo sẽ tăng 11,5% năm 2008 và
10% năm 2009. Năm 2008, sản lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc chiếm tới
35% tổng lượng tiêu thụ của toàn thế giới và năm 2009 co số này tăng lên tới
36,7%. Đối với Ấn Độ, sản lượng tiêu thụ thực tế cũng sẽ tăng từ 8,9% năm
2008 lên 12,1% vào năm 2009.
Tại thị trưởng Nga, tốc độ tăng cũng sẽ duy trì ở mức cao với con số
10,2% năm 2008; 11,2% năm 2009 mà nhu cầu chủ yếu là từ lĩnh vực xây
dựng và năng lượng. Sản lượng tiêu dùng thép thực tế tại Brazil dự báo cũng
sẽ tăng 10,3% năm 2008 và 8,9% năm 2009 mà nhu cầu chủ yếu là từ lĩnh
vực ô tô, xây dựng và kiến trúc.
Tại các nước trong liên minh EU, nhu cầu về thép tiếp tục tăng nhưng ở
mức khiêm tốn hơn (1,6% năm 2008 và 2,3% năm 2009) do có sự điều chỉnh
về mức độ hàng tồn kho.
Năm 2007, lượng tiêu thụ thép thực tế tại các quốc gia trong khu vực
NAFTA là âm -9,1%. Nguyên nhân là do nền kinh tế tăng trưởng chậm, tính
thanh khoản của hàng tồn kho thấp và nhập khẩu giảm. Năm 2008, mặc dù
nền kinh tế các nước này vẫn còn yếu kém chưa ổn định nhưng sản lượng tiêu
thụ thép sẽ tăng và ổn định hơn. Tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ đạt con số
dương với mức 1,9% năm 2008 và 1% năm 2009.
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
2
3
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ thép trong giai đoạn (2007-2009).
Khu vực 2007 2008 2009 % 06/07 % 07/08
%
08/09
EU (27) 192.2 195.3 199.8 3.4 1.6 2.3
Các quốc gia Châu Âu khác 31.2 33.1 35.3 9.4 6.0 6.7
CIS 55.5 60.5 66.3 13.7 8.9 9.6
NAFTA 141.5 144.2 145.6 -9.1 1.9 1.0
Trung và Nam Mỹ 41.0 44.6 47.7 13.7 8.9 7.0
Nam Phi 25.3 26.8 28.4 8.5 5.9 5.9
Trung Đông 44.3 49.2 53.6 12.7 11.1 9.0
Asia 670.6 728.3 786.5 10.0 8.6 8.0
Thế giới 1201.6 1282.1 1363.3 6.6 6.7 6.3
BRIC (Brazil, Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ)
520.9 578.5 637.8 13.1 11.1 10.3
Thế giới (khô bao gồm.
NAFTA)
1060.1 1137.9 1217.7 9.1 7.3 7.0
Thế giới (Không bao gồm
China)
793.3 827.0 862.7 3.6 4.3 4.3
Thế giới (Không bao gồm
BRIC)
680.7 703.5 725.4 2.2 3.4 3.1
Theo: Worldstell.
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
3
4
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
2.2. Thị trường trong nước.
Chưa bao giờ thị trường thép xây dựng lại nóng bỏng như một năm trở
lại đây, giá thép xây dựng liên tục tăng mạnh từ mức 9 triệu đồng/tấn (giữa
năm 2007) lên đến 15 triệu đồng/tấn, thậm chí 17 triệu đồng/tấn. Các nỗ lực
và biện pháp giảm nhiệt giá thép của các cơ quan quản lý gần như không có
tác động đáng kể đến thị trường. Giá thép vẫn tăng tự do, đẩy giá thành xây
dựng công trình lên cao kỷ lục, gây khó khăn cho các chủ đầu tư và người xây
dựng, gián tiếp thổi thêm vào cơn sốt giá bất động sản và lạm phát cao.
Nhiều nguyên nhân được đưa ra lý giải cho giá thép tăng quá nhanh như
nhu cầu xây dựng tăng nhanh, giá phôi thép nhập thế giới tăng, cùng với việc
Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu thép thành phẩm và phôi thép. Mặc dù vậy,
nguyên nhân cơ bản vẫn là vấn đề ngành thép Việt Nam quá phụ thuộc vào thị
trường bên ngoài, trong khi không có một chính sách dự trữ hàng hiệu quả để
bình ổn giá.
Nhìn nhận lại ngành sản xuất thép ở Việt Nam hiện nay có thể thấy sự
mất cân đối nghiêm trọng trong quá trình sản xuất thép. Trong khi công suất
cán nóng dư thừa 30-40% thì công suất luyện chỉ đạt 40% nhu cầu. Cộng với
việc Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, chủ
yếu từ Trung Quốc, hệ quả tất yếu là một động thái hoặc thay đổi trong thị
trường Trung Quốc sẽ ngay lập tức tác động đến giá thép của Việt Nam. Điều
đáng lo ngại là khi giá nhập khẩu tăng thì giá trong nước có xu hướng tăng
cao hơn do chúng ta không có lượng thép dự trữ, trong khi tính đầu cơ vẫn
còn quá mạnh và ngành sản xuất thép vẫn nặng kiểu “ăn xổi ở thì” mà thiếu
những chiến lược phát triển dài hạn.
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
4
5
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Việc thiếu hụt công suất luyện đã được báo động từ nhiều năm trước, tuy
nhiên việc đầu tư mở rộng diễn ra rất chậm. Gần đây, nhiều dự án nhà máy
luyện với vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đồng USD được công bố nhưng tất cả
mới chỉ là trên giấy, trong khi tình hình phát triển ngành xây dựng cần cấp
thiết những nhà máy sản xuất phôi thép cung cấp cho thị trường. Cơ hội thị
trường hiện nay thuộc về nhà máy sản xuất phôi thép của tư nhân vừa đưa vào
hoạt động. Tuy nhiên, ngoài Công ty Thép Việt thực hiện đầu tư vào dây
chuyền quy mô lớn với công nghệ hiện đại thì các dự án sản xuất phôi của các
công ty tư nhân còn lại chỉ dừng ở quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu,
tiêu hao nhiều năng lượng. Trước mắt, các dự án kiểu này có thể sẽ đáp ứng
nhu cầu thị trường, nhưng về trung hạn thì khó có khả năng cạnh tranh về giá
thành, ngoài ra còn gây ra những vấn đề môi trường tại địa phương.
Hình thức đầu tư nước ngoài cũng đã được nhà nước khuyến khích. Tuy
nhiên, các liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại
Việt Nam chỉ tham gia vào công đoạn cán chứ không đầu tư thêm vào công
đoạn luyện, mặc dù nhu cầu thép của thị trường Việt Nam đang tăng cao.
Điều này cho thấy, thị trường thép Việt Nam tuy phát triển nhanh, nhưng xét
trên phương diện thị trường thép toàn cầu và lợi thế cạnh tranh so sánh quốc
gia thì Việt Nam chưa đủ lớn và hấp dẫn với các tập đoàn thép lớn của thế
giới.
Mặc dù nhu cầu thị trường thép đang rất nóng bỏng, các công ty sản xuất
thép hiện nay có nhiều thuận lợi, nhưng trong vài năm tới, ngành thép Việt
Nam sẽ đối mặt với những vấn đề khó khăn mà nếu không có sự suy tính và
đầu tư chiến lược thì sẽ rất khó để cạnh tranh, tồn tại.
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
5
6
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Kinh tế thế giới tăng chậm lại và công suất sản xuất thép dư thừa khi
nhiều dự án sản xuất với quy mô lớn tại Trung Quốc và Ấn Độ được hoàn
thành và đi vào hoạt động. Nếu thiếu quy hoạch và kiểm soát đầu tư thì nhiều
dự án luyện có quy mô vừa và nhỏ sử dụng công nghệ hao tốn nguyên liệu sẽ
ra đời ồ ạt. Điều này không những gây ra vấn đề về môi trường và thiếu hụt
năng lượng, mà còn dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn phế liệu và các công ty
phải cạnh tranh gay gắt với nhau để mua nguồn nguyên liệu. Kết quả là giá
nguyên liệu tăng nhanh sẽ làm giảm lợi nhuận.
Một nguy cơ nữa là việc dư thừa công suất luyện thép Trung Quốc. Theo
dự báo, sau 2 –3 năm, khi Trung Quốc hoàn thành các công trình xây dựng
cho Thế vận hội 2008 và tốc độ xây dựng của quốc gia này chậm lại và Trung
Quốc giảm thuế xuất khẩu để kích thích xuất khẩu, tận dụng công suất dư
thừa thì sẽ xảy ra làn sóng thép tràn vào Việt Nam. Chưa nói đến vấn đề chất
lượng, việc thị trường tràn ngập thép sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh
nghiệp thép, đặc biệt là các công ty có năng lực và thương hiệu yếu kém.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần
thép Việt - Ý.
3.1. Ma trận SWOT.
Cùng với những điểm mạnh yếu, những cơ hội thách thức đã được phân
tích trong bảng phân tích SWOT của công ty và những phân tích về thị trường
trong cũng như ngời nước trong thời gian sắp tới em đã xây dựng một ma trận
SWOT của công ty và cũng từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty.
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
6
7
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Bảng 8: Ma trận SWOT của công ty cổ phần thép Việt - Ý.
Nhân tố bên trong
Nhân tố bên ngoài
Thế mạnh:
- Sản phẩm: Đa dạng, chất lượng cao
- Nhân lực: Chuyên môn, kinh nghiệm
- Công nghệ: Hiện đại, đồng bộ
- Mạng lưới phân phối hiệu quả
- Chiến lược Marketing hiệu quả
- Sự hỗ trợ của TCT.
- Nguồn lực tài chính ổn định
Điểm yếu:
- Bị ảnh hưởng khi giá phôi thép biến động.
- Hoạt động chưa kiện toàn và ổn định.
- Giá bán cao
Cơ hội:
- Nhu cầu thép tăng cao.
- Nhiều dự án đầu tư được triển khai.
Giải pháp:
Củng cố chiến lược marketing
Giải Pháp:
Giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán và tăng lợi
nhuận.
Thách thức:
- Cạnh tranh trong nước ngày càng khốc liệt.
- Cạnh tranh với thép TQ giá rẻ.
Giải pháp:
Tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn.
Giải pháp:
Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp
SV: Vò Thuý Quúnh Líp:
KÕ ho¹ch 46A
7
8
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
3.2. Các giải pháp.
3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu
đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là một
quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn kết các vấn đề lại với nhau trong tổ
chức và thúc đẩy các vấn đề cùng chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra
giá trị thặng dư, tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc
nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất.
Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh
doanh phải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kì sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các
yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình
hoạt động
Khi con người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc,
người ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của
mỗi người. Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có
thể không đem lại kết quả. Nhưng nếu người ta biết tổ chức hoạt động và
những việc quản trị khác thì triển vọng đạt được kết quả sẽ chắc chắn hơn,
đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian,
tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác.
Như chương I đã trình bày, hiệu quả là sự so sánh tương đối giữa kết quả
đạt được và chi phí. Và hiệu quả sẽ tăng trong hai trường hợp:
- Tăng kết quả với chi phí không đổi.
- Giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên kết quả.
Muốn đạt được hai đều đó đòi hỏi phải biết cách quản trị, không biết
cách quản trị cũng đạt được kết quả nhưng hiệu quả sẽ thấp. Một sự quản trị
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
8
9
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
giỏi không những mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mà có ý nghĩa
quan trọng góp phần đẩy nền kinh tế đất nước nhanh chóng phát triển.
Trong hoạt động kinh doanh, người nào luôn tìm cách giảm chi phí và
tăng kết quả tức là luôn tìm cách tăng hiệu quả. Có thể nói rằng, lý do cần
thiết của hoạt động quản trị chính là muốn có hiệu quả và khi nào người ta
quan tâm tới hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị.
Mục tiêu của hoạt động quản trị là nhằm giúp chúng ta có những kiến
thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì
mục tiêu lợi nhuận cũng như mục tiêu phục vụ không lợi nhuận.
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn
lực, biện pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là chức năng đầu
tiên của quản trị doanh nghiệp.
Tổ chức doanh nghiệp là quá trình gắn kết, phân công và phối hợp các
thành viên vào cùng làm việc, nhằm thực hiện mục tiêu chung; trong đó bao
gồm tổ chức con người, tổ chức công việc, phân bố các nguồn lực...Chính nhờ
chức năng này mà nhà quản trị quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải
hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm
thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu
trúc của tổ chức.
Lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là thu hút, lôi cuốn,
động viên, thuyết phục, hướng dẫn, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm
việc đáp ứng theo yêu cầu công việc.
Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kinh doanh là việc theo dõi hoạt động
của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu
chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý, điều chỉnh các
hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của
doanh nghiệp. Để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết, các nhà quản trị
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
9
10
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
cần theo dõi các hoạt động đang diễn ra, so sánh kết quả với tiêu chuẩn. Các
biện pháp nâng cao năng lực quản trị trong công ty cổ phần thép Việt – Ý bao
gồm:
Nâng cao năng lực quản trị nhân sự trong công ty.
Trong tương lai, công ty cần tiếp tục kiện toàn bộ máy chuyên môn,
nghiệp vụ các phòng ban Công ty theo đúng chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Phân công nhiệm vụ cụ thể trong ban giám đốc và các phòng ban chức năng
để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lao động của từng bộ phận và từng
cá nhân. Thực hiện bàn giao giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều
hành.
Là một công ty sản xuất cho nên vấn đề công nghệ, kỹ thuật là một trong
những yếu tố dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với công
nghệ không chỉ có chuyển giao và vận hành mà còn cần phải nghiên cứu công
nghệ và phát triển chúng. Do đó, công ty cổ phần thép Việt – Ý nên bổ sung
thêm chức năng nghiên cứu và phát triển cho phòng Thiết bị - Công nghệ.
Một số cán bộ trong công ty còn yếu về năng lực điều hành và tổ chức sản
xuất kinh doanh dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao.Vì thế cần phải có những
chính sách đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, trình độ quản lý cho CBCNV: đối với những cán bộ chủ chốt như Phó
TGĐ hay Trưởng phòng thì cần phải được học các lớp nâng cao về quản lý
doanh nghiệp, lý luận chính trị... Để bồi dưỡng tay nghề cho công nhân các
ngành điện, hàn, đúc, cơ khí... cần phải thường xuyên kiểm tra và bổ sung
kiến thức, mở lớp hàn và cắt, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Hiện nay, nguồn nhân lực của công ty còn mỏng, đặc biệt ở hai chi nhánh và
công ty TNHH một thành viên luyện thép Hải Phòng. Bên cạnh đó, thị trường
lao động đang có sự cạnh tranh rất lớn, các đối thủ luôn có chính sách thu hút,
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
10
11
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
giữ người lao động có năng lực về làm việc. Cho nên, cần phải hoàn thiện
chính sách tuyển dụng của công ty. Có chính sách thu hút những người tài, có
trình độ và tay nghề cao về làm việc nhằm bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu.
Thường xuyên sắp xếp lại lao động trong dây chuyền sản xuất, tiến hành phân
loại cán bộ công nhân viên định kỳ. Qua đó xem xét, ra quyết định tiếp tục ký
hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với những người chưa đạt tiêu chuẩn, đồng
thời bố trí công việc thích hợp với năng lực, chuyên môn cho những cán bộ
công nhân viên đủ tiêu chuẩn.
Xây dựng môi trường làm việc với tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp,
văn minh lịch sự.
Quản trị tiền lương trong công ty cổ phần thép Việt – Ý.
Tiền lương là một trong những lợi ích kích thích vật chất đối với người
lao động. Vì vậy, sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát
triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức
kỷ luật vững, đòi hỏi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc
biệt coi trọng.
Công ty cổ phần thép Việt - Ý hiện nay đang thiếu những cán bộ có năng
lực, hơn nữa do địa điểm của công ty cũng không được thuận lợi cho lắm. Vì
thế, muốn sử dụng chính sách tiền lương để đạt được những mục đích như
trên thì cần phải thực hiện những giải pháp sau:
Cán bộ quản trị trong công ty cần phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền
lương hoặc tiền thưởng cho người lao động, qua đó có sự điều chỉnh hợp lý
nhằm nâng cao tính công bằng trong công tác tiền lương. Có thể áp dụng hình
thức khoán lương cho cán đơn vị sản xuất như Xưởng cán, xưởng cơ điện...
Bởi vì trong một doanh nghiệp, việc tổ chức tiền lương mà công bằng và hợp
lý sẽ tạo ra không khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối
đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự phát triển của doanh
SV: Vò Thuý Quúnh
Líp: KÕ ho¹ch 46A
11