MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH TRUNG QUỐC KHI TẬP CẬN BÌNH
LÊN NẮM QUYỀN.........................................................................................1
CHƯƠNG 2. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN QUYỀN LỰC..................................4
2.1. Gia đình, quê hương...................................................................................4
2.2.thời học sinh, sinh viên................................................................................5
2.3. Sự nghiệp chính trịS...................................................................................7
CHƯƠNG 3. THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ..............................18
3.1.Chống tham nhũng trong nước..................................................................18
3.2.Cứng rắn trên trường quốc tế....................................................................21
3.3.Thúc đẩy cải cách kinh tế..........................................................................24
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH TRUNG QUỐC KHI TẬP CẬN BÌNH
LÊN NẮM QUYỀN
Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo tối cao thuộc thế hệ
lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc
sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Chủ tịch Tập Cận
Bình, đã vượt lên nổi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn
Thanh, sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm
đóng của Nhật Bản, sự xáo động dữ dội của thời kỳ “đại loạn” đại
cách mạng văn hóa, sự hiểm họa cực kỳ do tham nhũng, tranh chấp
quyền lực, lũng đoạn kinh tế, suy thoái môi trường , phân hóa giàu
nghèo và phát triển nóng.
Có thể nói, thuận lợi của Tập Cận Bình khi lên nắm quyền là
sau 34 năm tiến hành cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã giành
được những thành tựu hết sức rực rỡ, khiến cả thế giới phải ngưỡng
mộ. Từ một nền kinh tế ít được thế giới quan tâm, vào năm 2012,
Trung Quốc đã có tổng lượng GDP đứng thứ 2 trên thế giới (sau
Mỹ). Có thể nói rằng, trong lịch sử 5.000 năm phát triển nền văn
minh nhân loại, chưa có một quốc gia nào có sự phát triển thần kỳ
như Trung Quốc về lĩnh vực kinh tế; về quân sự: Trung Quốc hiện
nay là 1 trong 3 cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới (sau Mỹ
và Nga); về khoa học - công nghệ: hiện Trung Quốc là 1 trong 3
quốc gia đưa người lên vũ trụ (cùng với Mỹ và Nga). Chính vì
những thành tựu đó, Trung Quốc được cả thế giới vị nể.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là “mặt phải của tấm huy chương”, bởi
những thách thức trong nước là không hề nhỏ. Như chúng ta đã biết,
sau 34 năm, với phương châm “đuổi kịp Pháp vượt Pháp, đuổi kịp
Anh vượt Anh, đuổi kịp Đức vượt Đức… Tất cả đều phát triển theo
1
số lượng, thế nên nền kinh tế Trung Quốc đã tích tụ những vấn đề
“bệnh tật” không thể tránh khỏi. Còn nhớ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo
từng phát biểu ngay trước thềm Đại hội XVIII Đảng Cộng sản
Trung Quốc vào đầu năm 2012 rằng: “Nền kinh tế Trung Quốc hiện
đang mất cân bằng, không hợp lý và không bền vững…”. Điều ông
Ôn Gia Bảo nói cho đến nay vẫn hoàn toàn đúng, một nền kinh tế
phát triển theo chiều rộng, quảng canh, chạy theo số lượng nhưng
chất lượng rất thấp. Đơn cử, để sản xuất ra 1 USD hàng hóa, dịch
vụ, Trung Quốc tiêu tốn hơn Nhật Bản 3 lần năng lượng, hơn Đức
2,8 lần và hơn Mỹ 3 lần. Điều này chứng tỏ nền kinh tế này hiệu
quả rất thấp, lãng phí tài nguyên và đây chính là “cục u nhọt” lớn
nhất của nền kinh tế Trung Quốc sau 34 năm cải cách. Một điều
đáng nói nữa là nợ công và bong bóng bất động sản, nợ công của
Trung Quốc hiện đã vượt qua 100% GDP.
Về xã hội, theo các con số thống kê, sự phân hóa giàu nghèo ở
Trung Quốc hiện nay rất lớn và là một trong những quốc gia phân
hóa giàu nghèo nhất thế giới. Đơn cử, chỉ 0,4% dân số thuộc nhóm
triệu phú (khoảng dưới 500.000 người) nắm giữ tới 70% tài sản của
toàn Trung Quốc. Sự phân hóa giàu nghèo lớn ấy đã tích tụ nhiềau
vấn đề xã hội, thêm vào đó là tầng lớp quan chức tha hóa, quan liêu,
tham nhũng làm cho người dân bất bình. Mỗi năm ở Trung Quốc
diễn ra hàng trăm cuộc biểu tình với quy mô trên 100 người trở lên.
Về vấn đề môi trường, mặc dù là một trong những nước đang
phát triển, bình quân đầu người chỉ mới khoảng 5 - 6 ngàn USD,
nhưng Trung Quốc lại là một trong những quốc gia ô nhiễm môi
trường nhất thế giới. Cụ thể, trong 20 thành phố có mức độ ô nhiêm
2
môi trường lớn thì riêng Trung Quốc đã có tới 15 thành phố nằm
trong danh sách này. Như vậy, bối cảnh trong nước cả về kinh tế,
chính trị, xã hội và môi trường khi ông Tập lên nắm quyền là hết
sức khó khăn.
Còn về bối cảnh quốc tế, ông Tập Cận Bình lên nắm quyền
trong điều kiện Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á –
Thái Bình Dương, đấy là bước chuyển chiến lược cực kỳ quan trọng
tác động trực tiếp đến Trung Quốc. Vì vậy, muốn hay không muốn
Trung Quốc vẫn phải đối phó. Vấn đề thứ 2 mà ông Tập gặp phải là
chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa ấy đã lan đến Trung Quốc, thậm
chí còn diễn ra ngay ở Thiên An Môn chứ không chỉ là vùng Tây
Tạng, Tân Cương...
Như vậy có thể nhận định, ông Tập lên nắm quyền trong bối
cảnh xã hội Trung Quốc và thế giới đặt trên vai ông rất nhiều vấn đề
trọng đại mà những người tiền nhiệm chưa từng phải chịu đựng.
3
CHƯƠNG 2. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN QUYỀN LỰC
2.1. Gia đình, quê hương
Ông Tập Cận Bình là con trai trong gia đình có 5 anh chị em của nguyên
Phó thủ tướng Tập Trọng Huân, người từng bị bức hại trong thời kỳ Đại cách
mạng văn hóa. Tên gọi khi mới sinh của ông Tập Trọng Huân là Tập Trung
Huân, tự Tương Cận.
Ông Tập Trọng Huân (15-10-1913 – 24-5-2002) sinh ra trong một trang
trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây. Nhưng tổ phụ của ông Tập Trọng
Huân lại ở hai nơi, một là thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, hai là thành
phố Cát An, tỉnh Giang Tây.
Cuối đời nhà Thanh, chiến tranh li tán, gia đình họ Tập phải chuyển tới
huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây. Trong thời kỳ đó, ông Tập Trọng Huân là
một trong những nhà lãnh đạo của khu Thiểm Bắc, là người sáng lập chính
căn cứ địa cách mạng khu vực Thiểm Cam.
Trước khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1928), ông Tập Trọng
Huân gia nhập Liên đoàn Thanh niên Cộng sản (tháng 5-1926).
Trong thập niên 30 của thế kỷ trước, ông Tập Trọng Huân hoạt động tích
cực tại khu vực Tây Bắc, Thiểm Bắc, Thiểm Cam và được cử giữ nhiều chức
vụ quan trọng. Tới tháng 10-1935, ông Tập Trọng Huân hội quân với Chủ tịch
Mao Trạch Đông.
Ngày 28-4-1944, ông Tập Trọng Huân kết hôn với bà Tề Tâm và sinh
được 5 người con, trong đó có Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình (15-6-1953).
Tháng 6-1945, ông Tập Trọng Huân được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung
ương (bổ sung). Chỉ 2 tháng sau (tháng 8-1945), ông Tập Trọng Huân được
cử làm Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Ông Tập được coi là một trong những người thuộc thế hệ lãnh đạo đầu
tiên của Trung Quốc nên sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được
thành lập (1-10-1949), được cử làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương (tháng
9-1952), Phó chủ tịch Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Trung ương. Vì được đánh
4
giá là người có khả năng nên tháng 4-1959, ông Tập được cử làm Phó thủ
tướng, phụ trách công tác hàng ngày của chính phủ kiêm Tổng thư ký Quốc
vụ viện.
2.2.thời học sinh, sinh viên
Khi ông Tập Cận Bình lên 10, cuộc Cách mạng văn hóa nổ ra ở Trung
Quốc, giông tố nổi lên trong gia đình họ Tập. Ông Tập Trọng Huân không chỉ
bị bãi miễn các chức vụ mà còn phải làm công nhân tại một xí nghiệp ở
Luoyang. Bão tố càng dữ dội hơn khi cuộc Cách mạng văn hóa đến giai đoạn
đỉnh điểm vào các năm 1967 - 1968: ông Tập Trọng Huân bị bắt giam. Không
còn sự che chở của bố, mới 13 tuổi, Tập Cận Bình được đưa đi lao động tại
một vùng nông thôn thuộc làng Lương Gia Hà, tỉnh Thiểm Tây, theo chủ
trương của Chủ tịch Mao Trạch Đông là đưa thanh niên vùng thành thị về lao
động ở những vùng quê xa xôi, nghèo khó để rèn luyện bản thân.
Cậu thiếu niên Tập Cận Bình đã có những kinh nghiệm quý báu trong
những tháng ngày không thể nào quên ở Lương Gia Hà, một miền quê hẻo
lánh với những gia đình sống túm tụm trong những cái hang đào thẳng vào
các quả đồi khô cằn, những bức tường “nhà” chỉ là bùn khô.
Ông Tập Cận Bình ở Lương Gia Hà đến tận năm 1975, khi ông 22 tuổi
mới trở lại Bắc Kinh, nhờ ông Tập Trọng Huân được phục hồi vị trí trong
Đảng và chính quyền. Sau này, được hỏi về thuở thiếu thời gian nan ấy, ông
Tập Cận Bình nói: “Trong tôi là những cảm xúc lẫn lộn. Những lý tưởng của
cuộc Cách mạng văn hóa đã được chứng minh chỉ là ảo ảnh. Nhưng, nhờ cuộc
sống đầy khó khăn ở đó mà tôi trưởng thành”.
Trong thời gian “lao động” ở Thiểm Tây, ông Tập Cận Bình luôn nung
nấu lý tưởng trở thành người cộng sản. Ông đã chín lần nộp đơn vào Đảng
nhưng lần nào cũng bị bác. Không phải mọi người không thấy được sự phấn
đấu của ông, nhưng những “sự cố” trong sự nghiệp chính trị của người cha đã
ảnh hưởng đến việc ông có thể bước vào hàng ngũ của Đảng sớm hơn. Mãi
đến năm 1974, khi những ảnh hưởng sót lại của cuộc Cách mạng văn hóa
5
được xóa hoàn toàn, các vị “nguyên lão đại thần” được phục hồi về mặt chính
trị, đơn xin vào Đảng của ông Tập Cận Bình mới được chấp thuận. Ông trở
thành bí thư chi bộ của một phân xưởng sản xuất đặt tại làng Lương Gia Hà.
Đó chính là chức vụ đầu tiên trong Đảng của ông. Vài tháng sau, ông trở về
Bắc Kinh, tương lai rộng mở trước mắt.
Thời gian ông Tập Cận Bình sống ở thôn Lương Gia Hà là những thông
tin ít ỏi người ta biết về thời niên thiếu của ông. Ở tuổi 13, chắc chắn ông khó
có thể tự nguyện đến Thiểm Tây để “tự rèn luyện bản thân”. Nhưng, nghịch
cảnh đã dạy ông biết học cách chịu đựng trong lúc chờ cơ hội vươn lên. Trong
một lần hiếm hoi đề cập đến thời gian sống ở Lương Gia Hà, ông Tập Cận
Bình nói với một tạp chí Trung Quốc vào năm 2001: “Dao bén là nhờ đá mài.
Con người trở nên tốt hơn là nhờ gian khổ. Mỗi khi phải đối mặt với khó
khăn, tôi lại nghĩ đến những vất vả mình từng trải qua thời gian đó và mọi
việc trở nên dễ dàng với tôi ngay lập tức”.
Quyết định bất ngờ
Sau khi trở về Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình theo học ngành công nghiệp
hóa chất ở trường đại học danh tiếng Thanh Hoa. Tốt nghiệp, ông có cơ hội
tiếp cận với công việc của một nhà lãnh đạo khi trở thành thư ký của Bộ
trưởng Quốc phòng Geng Bao, một đồng chí thời Vạn lý trường chinh của bố
ông. Lúc đó, ông Geng Bao còn là Phó Thủ tướng và Tổng thư ký Ủy ban
Quân ủy Trung ương nên ông Tập Cận Bình đã được làm quen với những
phần việc của Đảng cũng như những vấn đề trong lĩnh vực quân sự. Đó là
những trải nghiệm vô cùng quý giá cho giai đoạn chấp chính sau này của ông.
Trong khi dư luận cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ từng bước thăng tiến
trên đường công danh ngay tại Bắc Kinh thì ông lại có một quyết định khiến
nhiều người bất ngờ: nhận một chức vụ không lớn lắm ở tỉnh Hà Bắc - Phó Bí
thư huyện Chính Định, nơi cuộc sống của người dân vẫn còn rất khó khăn,
thiếu thốn. Ông nói với một người bạn: “Tôi muốn làm được điều gì đó đáng
nhớ cho nơi này”. Và, ông đã làm được điều đó, được người dân ở đây đánh
giá là: “Ông ấy có tầm nhìn xa hơn hẳn mọi người”.
6
Việc trở về công tác ở vùng quê cũng thể hiện tầm nhìn đi trước thời đại
của ông Tập Cận Bình. Làm như vậy, ông sẽ tránh được dư luận là thăng tiến
nhờ ảnh hưởng của bố ông và mang lại cho ông danh tiếng một “công bộc”
thấu hiểu được sự thống khổ của người dân nông thôn cũng như của những
người muốn làm giàu một cách chân chính.
Người dân ở huyện Chính Định vẫn còn nhớ hình ảnh ông Tập Cận Bình
ngày ấy. Ông thường đạp xe quanh thị trấn, ăn vận như một người bình thường.
“Ông nói chuyện, thăm hỏi những người ông tình cờ gặp mặt, không bao giờ tiết
lộ “thân phận”, truyền thống gia đình. Khi mua thức ăn, ông trả tiền một cách
sòng phẳng và không chấp nhận người ta đối xử đặc biệt với mình chỉ vì ông
có… chức vụ”, Wang Youhui, một đồng sự của ông lúc đó kể.
Thời gian công tác ở nông thôn của ông Tập Cận Bình kéo dài 17 năm, ông
đã có mặt ở nhiều tỉnh, giữ nhiều cương vị khác nhau. Với bất kỳ nhiệm vụ nào,
mọi dự án phát triển kinh tế địa phương của ông đều được chính quyền trung
ương hết lòng hỗ trợ. Có thể vì mọi dự án của ông đều đúng đắn, cũng có thể vì
ảnh hưởng của ông Tập Trọng Huân vẫn còn quá lớn. Trong 17 năm đó, ông đã
xây dựng được cho mình hình ảnh của một người lãnh đạo có khả năng thu hút
đầu tư về cho địa phương. Thành công đáng kể nhất của ông trong thời gian này
là khi ông giữ chức vụ Phó Thị trưởng thành phố Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến),
nơi đang là lá cờ đầu trong việc cải cách kinh tế ở Trung Quốc
con đường quan lộ của đương kim Chủ tịch vốn thăng tiến tuần
tự từ thấp lên cao. Ông Tập Cận Bình từng làm bí thư chi bộ, bí thư
đảng bộ cơ sở, bí thư tập đoàn, bí thư tỉnh ủy… và lên đến chức vụ
như hiện nay
2.3. Sự nghiệp chính trị
Mặc dù không công khai nhưng trong vòng hơn 30 năm trở lại
đây, trên chính trường Trung Quốc luôn tồn tại 3 phái chính trị
chính như sau: Phái “thái tử” – nghĩa là con của những vị khai quốc
7
công thần; phái Thượng Hải do ông Giang Trạch Dân làm chủ và phái
Đoàn Thanh niên, gồm những người xuất thân từ cán bộ Đoàn. Trong
3 phái thì ông Tập Cận Bình thuộc phái “thái tử”, bởi Tập Cận Bình là
con của Tập Trọng Huân – là một trong những vị khai quốc công thần
lập nên nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là bạn chiến đấu với
Mao Trạch Đông từ thời xây dựng Đảng cho tới thời kỳ xây dựng đất
nước. Trong khi đó, ông Giang Trạch Dân – thuộc phái Thượng Hải
và ông Hồ Cẩm Đào thuộc phái Đoàn Thanh niên.
sau hơn 20 năm lăn lộn ở nông thôn và địa phương, Tập Cận
Bình – được bầu làm Tổng bí thư thay Hồ Cẩm Đào. Từ khi lên nắm
quyền, Tập Cận Bình đã tiến hành điều chỉnh lại hầu như toàn bộ
đường lối thời Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, tạo nên dấu ấn
“Thời đại Tập Cận Bình”.
– Một là, tình trạng tham nhũng nghiêm trọng tràn lan đưa lại
các nguy cơ. Ngày 1/7/2011, nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập
ĐCS Trung Quốc (1/7/1921 -1/7/2011), Tổng bí thư Đảng khi đó là
Hồ Cẩm Đào phải thừa nhận hiện nay trong Đảng tồn tại “4 nguy cơ
lớn” có thể làm mất Đảng, mất nước là:
Tinh thần rệu rã.
Năng lực không đủ.
Thoát ly quần chúng.
Tiêu cực tham nhũng.
Ngày 20/2/2014, phát biểu trong Hội nghị nội bộ cán bộ cấp
cao, Tập Cận Bình nói: “Không giấu giếm gì mọi người, chúng ta
tiến hành cải cách mở cửa hơn 30 năm, kinh tế tuy phát triển, nhưng
8
chúng ta phải trả một giá quá đắt. Chưa nói gì tới việc chúng ta phải
hy sinh môi trường sinh thái, mà chỉ nói riêng về đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chúng ta thì hầu như toàn bộ đều bị sa ngã.” Tập Cận Bình
than vãn: “Có thể nói rằng hiện nay chúng ta đang phải dựa vào một
đội ngũ đông đảo quan chức tham nhũng để quản lý đất nước”.
– Hai là, hình thành các phe nhóm lợi ích như “Bang nhóm
Chính pháp”, “Bang nhóm dầu lửa”, “Bang nhóm Tứ Xuyên”,
“Bang nhóm Bí thư”, “Bang nhóm quân đội”.
– Ba là, mâu thuẫn xã hội nổi lên, các cuộc tấn công khủng bố
ngày càng tăng lên, hố ngăn cách chênh lệch giàu – nghèo nghiêm
trọng hiện đứng đầu thế giới. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã triệt
tiêu những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế.
- Bốn là, tuy tiềm lực kinh tế lên cao, nhưng hình tượng quốc
tế của Trung Quốc sa sút. Ngày 20/2/2014, phát biểu trong Hội nghị
nội bộ cán bộ cấp cao, Tập Cận Bình nói: “Hơn 10 năm qua, chúng
ta tiêu tốn rất nhiều tiền cho tuyên truyền đối ngoại, nhưng kết quả
không mấy khả quan, dư luận các nước thờ ơ và chỉ trích ngày càng
nhiều hơn.”
kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập đã trở thành
một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong lịch sử Trung
Quốc. Với sự tập trung quyền lực cao độ, ông Tập giờ đây nắm giữ
10 vị trí lãnh đạo có thể giúp ông kiểm soát Đảng Cộng sản và quân
đội Trung Quốc.
Nắm giữ quân đội
Theo Alice Lyman Miller, chuyên gia nghiên cứu tại Viện
Hoover, giảng viên khoa Đông Á tại Đại học Stanford, Quân đội
9
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là một bộ phận quan trọng
trong nền chính trị đất nước, và mối quan hệ với PLA là một yếu tố
trọng yếu đối với quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao.
Việc ông Tập đảm nhiệm vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch Quân
ủy Trung ương ngay sau khi tiếp quản quyền lực từ tay người tiền
nhiệm Hồ Cẩm Đào là một lợi thế rất lớn. Ông Hồ Cẩm Đào chỉ
được bàn giao vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương – chiếc ghế nắm
giữ quyền lực đối với quân đội – ba năm sau khi nhậm chức.
Người tiền nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào là Giang Trạch Dân
cũng mất 5 tháng mới tiếp quản được vị trí này từ tay Đặng Tiểu
Bình vào năm 1989. Miller cho rằng ông Tập đã trải qua quá trình
tiếp quản quyền lực thuận lợi hơn rất nhiều so với những người tiền
nhiệm.
Ảnh hưởng của ông đối với PLA còn thể hiện qua các chuyến
thăm tới các đơn vị quân đội. Trong khi Hồ Cẩm Đào chỉ thỉnh
thoảng tới thăm các đơn vị lực lượng vũ trang và gặp gỡ tướng lĩnh
quân đội, ông Tập Cận Bình lại thường xuyên có những hoạt động
như vậy và được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Chỉ trong năm đầu tiên sau khi nắm quyền, ông Tập đã tới
thăm 6 trên 7 quân khu cùng các căn cứ hải quân lớn ở Đại Liên và
Tam Á và bộ chỉ huy Quân đoàn pháo binh số 2. Trong khi đó, ông
Hồ Cẩm Đào chỉ tới thăm hai quân khu trong năm đầu tiên giữ chức
Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Theo giới phân tích, các chuyến thăm này thể hiện sự thoải mái của ông
trong việc tiếp xúc với các chỉ huy cấp cao của PLA, cũng như sự chấp nhận
của họ đối với quyền lực và vị thế lãnh đạo của ông.
10
Ông Tập (thứ 4 từ trái sang) mặc trang phục rằn ri gặp
gỡ các tướng lĩnh quân đội. Ảnh: 81.cn
Quyền lực lớn với quân đội là tiền đề để ông Tập thực hiện kế
hoạch đầy tham vọng nhằm thực hiện cuộc cải tổ lớn nhất trong lịch
sử nhiều thập niên của PLA, với một loạt những xáo trộn lớn, trong
đó có động thái cắt giảm tới 300.000 quân nhân. Các tướng lĩnh cấp
cao và cơ quan ngôn luận của PLA đều kêu gọi các sĩ quan, binh sĩ
ủng hộ kế hoạch này của ông Tập và thể hiện sự trung thành đối với
ông.
Chế độ lãnh đạo tập thể
Báo chí Trung Quốc trước đây đều đề cập tới hoạt động của
Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 14 và 15 là "lãnh
đạo tập thể với đồng chí Giang Trạch Dân làm hạt nhân", thể hiện
quyền lực cao nhất của Tổng bí thư trong chế độ lãnh đạo tập thể
của Bộ Chính trị.
11
Tuy nhiên, Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 16
và 17 lại được báo chí nước này mô tả là hoạt động theo chế độ
"lãnh đạo tập thể với đồng chí Hồ Cẩm Đào là Tổng bí thư", ám chỉ
ông Hồ Cẩm Đào chỉ là người đứng đầu trong những người tương
đồng thuộc Bộ Chính trị. Cách mô tả này đối với Ban thường vụ
khóa 18 dưới thời ông Tập Cận Bình không hề thay đổi trong những
năm đầu tiên.
Willy Lam, giáo sư chính trị tại Đại học Trung Quốc, Hong
Kong cho rằng việc People's Tribune công bố khảo sát gọi ông Tập
là "lãnh đạo hạt nhân" là một dấu hiệu cho thấy ông đang củng cố
quyền lực để lấy lại vị thế như nguyên chủ tịch Giang Trạch Dân.
Theo bình luận viên Matt Wordsworth của ABC, từ năm ngoái,
các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu gọi ông Tập
là "Lãnh đạo Hạt nhân", thể hiện vị thế và quyền lực ngày càng lớn
mà ông Tập đang nắm giữ trong tay.
Trong kỳ họp thứ ba Quốc hội Trung Quốc khóa 12 diễn ra vào
tháng 3/2015, một đại biểu tỉnh Hắc Long Giang tuyên bố ông Tập
là "hạt nhân của hạt nhân", khẳng định "Toàn thể mọi người đều ủng
hộ ông ấy. Ai cũng có lợi, ai cũng vui mừng".
"Tập Cận Bình không chỉ là lãnh đạo Trung Quốc, ông còn là
lãnh đạo của thế giới. Ông đưa ra những quyết định còn quan trọng
hơn Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình", Lý Vương, đại biểu
Thượng Hải, khẳng định.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng trong thời gian tới, ông
Tập sẽ phải nỗ lực rất nhiều để củng cố quyền lực của mình nhằm đạt được
thành tựu lớn giống như những người tiền nhiệm.
12
Từ trái qua phải: Ông Tập Cận Bình, ông Hồ Cẩm Đào,
ông Giang Trạch Dân. Ảnh:SCMP
Trong khi ông Giang Trạch Dân ghi dấu ấn với việc đưa Trung
Quốc gia nhập WTO, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, đề ra
chính sách với đảo Đài Loan…, ông Hồ Cẩm Đào thành công với
việc tăng GDP Trung Quốc lên gấp 4 lần giai đoạn 2002-2012 và tổ
chức thành công Olympic 2008, ông Tập đến nay chưa tạo được
thành tựu nào đáng kể ngoại trừ kỳ vọng về những điều lớn lao
trong khái niệm "Giấc mơ Trung Hoa" do ông khởi xướng, theo
bình luận viên Kerry Brown của Diplomat.
Brown cho rằng quyền lực lớn của ông Tập được xây dựng dựa
trên những cam kết về tăng trưởng kinh tế, sự phát triển xanh và bền
vững, cũng như lòng tự tôn và địa vị dân tộc của Trung Quốc. Tuy
nhiên, những cam kết về "Giấc mơ Trung Hoa" đó đến nay chưa thu
được những sự thừa nhận rõ ràng.
"Tất cả những lời kêu gọi củng cố quyền lực cho ông Tập đều
đang tạo ra kỳ vọng lớn về một thành tựu quan trọng mà ông có thể
13
đạt được, có tầm vóc tương đương như việc gia nhập WTO hay tiếp
quản Hong Kong. Đây sẽ là thách thức lớn mà ông Tập sẽ phải đối
mặt trong thời gian tiếp theo", Brown nhấn mạnh
Những thay đổi chiến lược của Tập Cận Bình
– Một là, chấn chỉnh, tổ chức lại tổ chức Đảng và Nhà nước
bằng chiến dịch chống tham nhũng với phương châm “đánh hổ lớn,
đập ruồi nhặng”.
– Ba là, thâu tóm quyền lực trong tay chuyển từ “lãnh đạo tập
thể” sang “tập quyền”.
– Bốn là, thành lập các cơ quan mới
Tới nay, Tập Cận Bình đã tiến hành điều chỉnh lại và cho thành
lập nhiều cơ quan mới trong Đảng và Nhà nước, kể cả trong quân
đội và công an.
– Năm về đối ngoại, thay đổi chính sách đối với Mỹ, Nhật,
Nga, tăng cường thăm các nước đẻ cải tạo hình tượng quốc tế.
“Bốn toàn diện” – màu sắc chính trị Tập Cận Bình
1- Bối cảnh ra đời
Tờ “Nhân dân nhật báo” ngày 26/2/2015 đã đăng toàn văn về
“Bốn toàn diện” của Tập Cận Bình. Bài báo khoảng hơn 2.000 chữ
Trung Quốc và được Đài truyền hình trung ương đưa lên tin quan
trọng hàng đầu trong Chương trình thời sự với hơn 700 chữ. Bình
luận về “Bốn toàn diện”, tờ Nhân dân nhật báo và Tân Hoa Xã ngày
26/2/2015 viết: “ Đây là Bố cục chiến lược và là Cương lĩnh chính
trị chỉ đạo cho xây dựng và phát triển đất nước thời gian tới.” Dư
luận các nước cho rằng “Bốn toàn diện” cho thấy màu sắc chính trị
14
của Trung Quốc đã thay đổi, hiện đã chính thức chuyển sang “Thời
đại Tập Cận Bình”.
Báo chí Trung Quốc cho biết tháng 12/2014 khi tiến hành kiểm
tra công tác ở tỉnh Giang Tô, Tập Cận Bình lần đầu tiên đã nhắc tới
cụm từ “Bốn toàn diện”. Tiếp đó,trong lớp học tập tập thể của Bộ
chính trị, Tập Cận Bình cũng nhắc tới “Bốn toàn diện”, trong chiêu
đãi mừng Năm mới Tập Cận Bình cũng nhắc tới cụm từ này. Tiếp
đó, ngày 2/2/2015, phát biểu trong Lễ khai mạc lớp học tập chuyên
đề quán triệt tinh thần Hội nghị TW 4 Khóa 18 về trị nước theo
pháp luật cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh thành, lần đầu tiên Tập Cận
Bình trình bày tương đối toàn diện về “Mối quan hệ logic của Bố
cục chiến lược bốn toàn diện”. Ngày 26/2/2015, tờ Tờ “Nhân dân
nhật báo” đăng toàn văn về “Bốn toàn diện” và chính thức trở thành
“Đường lối Tập Cận Bình”.
2- Nội dung của “Bốn toàn diện”
Bốn toàn diện bao gồm những nộ dung sau: 1-Toàn diện xây
dựng thành xã hội khá giả. 2-Toàn diện đi sâu cải cách. 3- Toàn diện
dựa vào pháp trị trị nước. 4- Toàn diện trị Đảng nghiêm minh.
– Trước tiên, nội dung thứ nhất “Toàn diện xây dựng thành xã
hội khá giả”. Trên thực tế cụm từ này được Đặng Tiểu Bình đưa ra
năm 1979 khi tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ohira sang thăm. Tiếp đó,
các kỳ Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, kể cả Đại hội 18 đều
nhắc lại cụm từ “Xây dựng cuộc sống khá giả”, Giang Trạch Dân,
Hồ Cẩm Đào cũng nhắc tới cụm từ này. Nay Tập Cận Bình thêm
vào hai chữ “Toàn diện” là “Toàn diện xây dựng thành xã hội khá
giả”.
15
– Hai là, cụm từ “Toàn diện đi sâu cải cách”, cụm từ này đã
được Hội nghị toàn thể TW- 3 Khóa 18 họp từ 9/11 -12/11/2013 tại
Bắc Kinh để thông qua “”Phương án cải cách toàn diện”. Nay Tập
Cận Bình nhắc lại.
– Ba là, cụm từ “Toàn diện dựa vào pháp trị nước” được Hội
nghị toàn thể TW 4 khóa 18 ĐCS Trung Quốc họp ở Bắc Kinh từ
20/10 tới 23/10/2014 thông qua “Quyết định một số vấn đề trọng
đại về đẩy mạnh toàn diện pháp trị trị nước”.
– Bốn là, cụm từ “Toàn diện trị Đảng nghiêm minh”. Cụm từ
này được Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra ngày 18/6/2013 khi
tham dự và phát biểu tại “Hội nghị giáo dục đường lối quần chúng”
ở Bắc Kinh.
Như vậy, “Bốn toàn diện” được ông Tập Cận Bình tập hợp lại
để nâng lên thành “Cương lĩnh”, “Đường lối chung” cho phát triển
của Trung Quốc thời gian tới.
3-Đánh giá của dư luận
Sau khi thuyết “Bốn toàn diện” của Tập Cận Bình được ra, báo
chí các nước Phương Tây đều đưa ra bình luận cho rằng nhìn chung
phản ứng của dư luận trong nước là thuận, không phản đối như
trước đây. Hãng AP của Mỹ ngày 27/2/2015 cho rằng ông Tập Cận
Bình đã tạo ra hình tượng của mình trước công chúng để duy trì sự
kiểm soát toàn diện của mình, từ đó tăng thêm quyền phát ngôn
chính trị, tập trung sự chú ý của dân chúng vào những điểm chủ yếu
và phương hướng chính sách. Đồng thời, ông cũng tuyên bố với dư
luận thế giới rằng Trung Quốc hiện nay là Thời đại Tập Cận Bình”.
16
Tờ “Thời báo New York” ngày 27/2/2015 viết: “Thuyết Bốn
toàn diện của ông hiện nay nhằm cụ thể hóa, lý luận hóa nhằm xếp
ngang hàng với Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu
BÌnh.”
Mạng tin “Tiếng nói nước Đức” ngày 27/2/2015 viết: “Dân
Trung Quốc đón nhận thuyết Bốn toàn diện trong thời điểm Kỳ họp
quốc hội và Hội nghị chính trị hiệp thương sắp khai mạc đầu tháng
3 năm nay nhằm tăng thêm quyền phát ngôn của Tập Cận Bình”.
Triển vọng
Báo chí Trung Quốc cho biết “Lý luận Bốn toàn diện” của Tập
Cận Bình sẽ được đưa vào Điều lệ Đảng trong Đại hội 19 sắp tới.
Như vậy, năm Thế hệ lãnh đạo lãnh đạo Trung Quốc từ Mao Trạch
Đông tới Tập Cận Bình đều có màu sắc chính trị riêng của mình. Lý
luận “Bốn toàn diện” của Tập Cận Bình sẽ trở thành Cương lĩnh chỉ
đạo chung cho sự phát triển của Trung Quốc thời gian tới.
“Bốn toàn diện” cũng là cái mốc đánh dấu màu sắc chính trị
mới của Trung Quốc, là cái mốc đánh dấu Trung Quốc chính thức
chuyển sang “Thời đại Tập Cận Bình”. /.
Tháng 11/2012, tại Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc,
ông Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư của chính đảng lớn nhất thế
giới. Bốn tháng sau, ông được bầu làm chủ tịch nước, chính thức
hoàn thành quá trình chuyển giao quyền lực 10 năm một lần tại
Trung Quốc.
17
CHƯƠNG 3. THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
3.1.Chống tham nhũng trong nước
Trong vấn đề đối nội, chống tham nhũng được cho là thành tích
chính trị đáng chú ý nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình. Những người
tiền nhiệm của ông Tập đều phát động chiến dịch chống tham nhũng
trong những ngày đầu cầm quyền, nhằm củng cố chặt chẽ vị thế
lãnh đạo. Nhưng, chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" lần này được tiến
hành toàn diện, tại tất cả các lĩnh vực và cấp bậc quan chức. Trung
bình mỗi tháng có tới 10.000 cán bộ bị điều tra, theo Xinhua.
"Tập Cận Bình rất bất mãn với những cán bộ tham nhũng, coi
đó là ký sinh trùng của hệ thống chính trị", Giáo sư Bùi Mẫn Hân
thuộc Học viện Claremont McKenna bình luận. "Ấn tượng xấu của
quần chúng về tình trạng tham nhũng đang làm xói mòn tính chính
danh của đảng cầm quyền".
Kết quả ấn tượng nhất của chiến dịch lần này là việc ông Tập
hạ quyết tâm điều tra Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường trực Bộ
Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương. Chu là quan chức
cấp cao nhất của Trung Quốc trong lịch sử có thể phải đối diện với
tố tụng hình sự vì tình nghi tham nhũng.
Mục tiêu lớn nhất của chiến dịch tính đến thời điểm này là Chu
Vĩnh Khang, người mà chỉ vài năm trước vẫn được coi là một trong
số những quan chức quyền lực và đáng sợ nhất Trung Quốc. Với tư
cách giám đốc cơ quan an ninh nội bộ Trung Quốc, ủy viên thường
trực Bộ Chính trị, Chu có khả năng thao túng một nguồn tiền còn
lớn hơn cả ngân sách dành cho quân đội.
18
Chu bị bắt giữ để điều tra với các cáo buộc "tiết lộ bí mật quốc
gia; lợi dụng quyền lực để giúp người thân, tình nhân và bạn bè thu
những khoản lợi lớn từ hoạt động kinh doanh, gây tổn thất nặng nề
đối với các tài sản của nhà nước; có quan hệ tình cảm với nhiều phụ
nữ, trao đổi quyền lực lấy tình dục và tiền".
Chính quyền Bắc Kinh cũng đang nhắm tới một "con hổ lớn"
khác. Ngay trước lễ Giáng sinh, cơ quan chống tham nhũng thông
báo ông Lệnh Kế Hoạch, cựu cố vấn thân cận của ông Hồ Cẩm Đào,
chủ tịch Trung Quốc tiền nhiệm, cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ
"vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Đây là cách nói phổ biến nhằm ám
chỉ hành vi tham nhũng.
Trước chiến dịch của ông Tập, những quan chức cấp cao này
thường được xem như "bất khả xâm phạm", miễn nhiễm trước pháp
luật, theo NBC News.
Chiến dịch chống tham nhũng đi kèm với hàng loạt động thái
chi tiêu thắt lưng buộc bụng đã gây ra nhiều tác động gián tiếp tới
đời sống xã hội cũng như nền kinh tế Trung Quốc.
Doanh thu của các mặt hàng xa xỉ như vi cá mập hay rượu quý,
vốn được giới quan chức ưa thích, đã giảm đáng kể. Theo cuộc khảo
sát của Caixin, tạp chí về kinh doanh, có trụ sở tại Bắc Kinh, hai
phần ba số cán bộ được hỏi cho biết họ hiện không muốn đưa ra bất
kỳ quyết định nào vì "sợ làm sai gì đó". Điều này cho thấy, giới
quan chức rõ ràng đã nâng cao cảnh giác hơn.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan giám sát chống
tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, mới mở hẳn một kênh
19
đặc biệt trên trang chủ để đăng tải những thông tin liên quan đến
những quan chức trốn chạy ra nước ngoài hoặc đang che giấu tài
sản. Tháng 12 năm ngoái, họ còn phát sóng một chương trình định
kỳ gồm bốn phần, phơi bày cuộc sống xa hoa của các quan chức
tham nhũng.
Các nhà phân tích cho rằng sự kiện Chu Vĩnh Khang cho thấy
mức độ tập trung quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong kết
cấu quyền lực của giới tinh hoa chính trị Trung Quốc hiện nay. Ông
Tập được cho là đang thay đổi luật chơi trong giới chính trị thượng
tầng của quốc gia này.
Dù vậy, không ít học giả và người dân hoài nghi về khả năng
xóa bỏ hoàn toàn hành vi tham nhũng của các quan chức, vấn nạn
đã ăn sâu vào hệ thống quan liêu Trung Quốc trong nhiều năm.
"Trong hai năm qua, chiến dịch chống tham nhũng đã hạ gục
hàng trăm ngàn tham quan, nâng cao uy tín trong nước của ông Tập
Cận Bình. Nhưng, chiến dịch này dường như mang tính lựa chọn",
nhà bình luận xã hội Mộ Dung Tuyết Thôn cho biết. "Ngoại trừ Bạc
Hy Lai ra, con cháu thế hệ lãnh đạo đầu tiên hầu như không có ai bị
điều tra cả".
Nhà kinh tế Mao Vu Thức, người cổ súy cho quan điểm tự do
hóa thị trường, cho rằng "nếu không có những cải cách mang tính hệ
thống, thì các vụ tham nhũng sẽ không ngừng xuất hiện khi vụ án cũ
được giải quyết". "Giải pháp căn bản là tận diệt mảnh đất mà tham
nhũng nảy nở", học giả này nói.
20
3.2.Cứng rắn trên trường quốc tế
Có 3 đặc trưng về chính sách đối ngoại của Trung Quốc không
chỉ có ông Tập Cận Bình mà từ thời của ông Mao Trạch Đông đến
ông Hồ Cẩm Đào đều thực thi, đó là: “viễn giao cận công”. Tức là
giao hảo với các nước ở xa nhưng o ép, bức bách, xâm lấn các nước
láng giềng gần. Chỉ có điều, ông Tập Cận Bình khác với những
người tiền nhiệm là luôn theo đuổi vấn đề đến cùng. Ví dụ, Trung
Quốc hiện nay đã thiết lập quan hệ về chính trị và kinh tế rất chặt
chẽ với châu Phi và Mỹ Latin, các nước Nam Á, Trung Á… Trong
khi đó, các nước láng giềng như Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam… thì
luôn gây sự. Cái mới của ông Tập tức là ông ta đưa ra một quan
điểm tổ chức mở rộng một mạng lưới đối tác rộng khắp trên toàn
cầu;
Đặc trưng thứ 2 đó là “mềm nắn, rắn buông”. Điển hình năm
2013, ông Tập cho triển khai vùng nhận dạng phòng không ôm trọn
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây là một việc làm hết sức phi lý và bất chấp những lời cảnh
báo từ phía Nhật Bản. Tuy nhiên, khi Tổng thống Mỹ Barack
Obama sang thăm Nhật Bản và tuyên bố một cách công khai rằng,
chiếu theo Điều 51 của Hiệp định an ninh song phương, Hòa Kỳ có
trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đồng minh Nhật Bản, kể cả
Senkaku. Khi Mỹ lên tiếng cứng rắn như vậy, Trung Quốc đã “lui”
ngay. Đây cũng là bài học lớn cho Việt Nam, bởi trong hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta (từ thời Thục An Dương
Vương), khi nào ta yếu thế thì Trung Quốc lại vào xâm lăng.
21
Và đặc điểm cuối cùng trong chính sách ngoại giao, đó là
sự thực dụng. Trung Quốc hiện nay dư khoảng 4 nghìn tỷ USD
trong ngân khố. Họ dùng tiền để đầu tư tràn lan và “mua”, lôi
kéo cả châu Phi, các nước Nam, Trung Á…
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) cho rằng thời đại
Washington nắm giữ vị trí siêu cường duy nhất thế giới
sắp kết thúc. Ảnh: Reuters
Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc
tiến hành hai động thái cho thấy đường lối đối ngoại cứng rắn của
lãnh đạo này. Cuối năm 2013, Bắc Kinh đơn phương thiết lập Vùng
nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Hoa Đông, bao trùm quần đảo
Senkaku/ Điếu Ngư có tranh chấp với Nhật Bản. Tháng 5/2014,
nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
"Ông Tập cứng rắn hơn nhiều so với người tiền nhiệm trên lĩnh
vực ngoại giao. Ví dụ như ông ấy trực tiếp phụ trách các vấn đề liên
22
quan đến tranh chấp chủ quyền Senkaku/ Điếu Ngư với Nhật Bản",
ông David Pilling cho biết.
Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là rất quyết tâm về vị thế
không ngừng được nâng cao của Trung Quốc trên trường quốc tế,
đặc biệt là trong tương quan quan hệ với Mỹ. Phát biểu tại một hội
nghị hồi tháng 11/2014, ông Tập tuyên bố thời đại Washington nắm
giữ vị trí siêu cường duy nhất thế giới sắp kết thúc, dù không điểm
mặt chỉ tên nước nào sẽ lên thay thế.
Song song với chính sách cứng rắn trên vấn đề chủ quyền lãnh
thổ, Trung Quốc cũng tiến hành dồn dập các đợt tấn công quyến rũ,
nhằm ràng buộc lợi ích và lôi kéo các nước ra khỏi quỹ đạo ảnh
hưởng của Mỹ.
Chủ tịch Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường liên tục có các
chuyến công du đến châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, với các
gói viện trợ, đầu tư và kế hoạch hợp tác khổng lồ. Trung Quốc cùng
bốn nước khác trong nhóm các nước mới nổi BRICS thành lập ngân
hàng phát triển nhằm đối trọng với Ngân hàng Thế giới do Mỹ chủ
đạo.
Tại châu Á, Trung Quốc bỏ hơn nửa số vốn để thành lập Ngân
hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng (AIIB). Đây là bước đi chiến lược của
Bắc Kinh nhằm thách thức địa vị của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), do Nhật Bản đứng đầu, từ đó cạnh tranh sức ảnh hưởng với
Mỹ và đồng minh.
23
Tuy nhiên, đây được cho chỉ là những sách lược mang tính
chiến thuật trước mắt, về dài hạn, Chủ tịch Tập đã từ bỏ đường lối
đối ngoại "ẩn mình chờ thời" của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
"Ông ấy cho rằng Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn
quan trọng trong quá trình phục hưng quốc gia, cần một chính sách
ngoại giao mang phong cách riêng", Giáo sư Trần Định Định thuộc
Đại học Hành chính công Macau bình luận. "Điều này đồng nghĩa
với việc Mỹ và đồng minh trong khu vực châu Á sẽ phải đối phó với
một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, tham vọng hơn và tự tin hơn".
3.3.Thúc đẩy cải cách kinh tế
Tại Hội nghị Trung ương ba hồi tháng 11/2013, Chủ tịch Tập
Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ tiến hành một loạt biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của khối kinh tế nhà nước, tăng cường phát
huy tác dụng của thị trường, từ đó thúc đẩy cải cách kinh tế vượt
qua bẫy thu nhập trung bình.
Đây được cho là các biện pháp dài hạn nhằm khắc phục những
hạn chế của nền kinh tế thứ hai thế giới sau 35 năm tăng trưởng liên
tục với tốc độ chóng mặt. Nhân tố tác động bên ngoài khiến mô
hình phát triển kinh tế dựa vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu khó
lòng duy trì lâu. Phân phối thu nhập không bình đẳng khiến mâu
thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Đồng nhân dân tệ tăng giá, giá trị
tài sản và bất động sản bị thổi phồng khiến ngành công nghiệp chế
tạo mất đi ưu thế cạnh tranh. Không gian phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngày càng bị thu hẹp. Nguy cơ ô nhiễm môi
trường cao.
24