Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ke hoach phong chong Bao luc hoc duong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.78 KB, 2 trang )

PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NAM NINH Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
LỚP 9A2 NĂM HỌC 2010 - 2011
___________
I. Mục đích yêu cầu, đặc điểm của lớp 9A2:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, cán sự lớp và đối với
học sinh của lớp 9A2, từ đó có sự thay đổi về hành vi, nếp sống phù hợp để hạn chế những
biểu hiện đánh nhau, xích mích trong học sinh, nhằm giảm tối đa tỷ lệ bạo lực trong lớp,
trường học và ngoài trường học.
Là một lớp có số học sinh yếu, kém cao nhất trường. Có nhiều em thuộc hoàn cảnh
gia đình khó khăn về kinh tế và đời sống tinh thần (cha mẹ bỏ nhau không quan tâm tới
việc học hành của con).
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
Có ý thức về giữ gìn nề nếp của lớp; biết vâng lời thầy cô giáo; có ý thức vươn lên
trong học tập; lớp đoàn kết.
2. Khó khăn:
Số lượng học sinh yếu, kém nhiều. Một số em còn dựa dẫm vào sự thông cảm của
giáo viên nên còn lười học.
III. Biện pháp:
1. Tăng cường công tác quản lí, giáo dục đạo đức cho học sinh, ở trong và ngoài
nhà trường:
- Phát hiện và giải quyết kịp thời những hiện tượng, mâu thuẫn manh nha trong học
sinh để tránh mọi hiện tượng về tệ nạn xã hội; bạo lực đối với học sinh có thể xảy ra.
- Phát động phong trào nói lời hay làm việc tốt, xây dựng môi trường sư phạm trong
sáng, lành mạnh, văn minh; thực hiện tốt cuộc vận động thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
- Phối hợp với gia đình học sinh ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng vi
phạm về các tệ nạn xã hội và những trường hợp học sinh đánh nhau, mang hung khí đến
trường để giáo dục, răn đe học sinh.


- Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây mất
đoàn kết. Khuyến khích học sinh tố cáo, phát giác những hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội,
những tiêu cực trong học sinh để kịp thời xử lý, giải quyết.
2. Chủ động phối hợp với công an, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa
phương để huy động sức mạnh của toàn xã hội. Chú trọng việc xây dựng mô hình liên kết
giữa nhà trường với cơ quan công an và các ban, ngành đoàn thể địa phương cùng các tổ
chức hữu quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã
hội. Chủ động kiến nghị với chính quyền địa phương có biện pháp phát hiện, ngăn chặn
tình trạng bạo lực học đường, những tệ nạn xã hội và những hoạt động vi phạm pháp luật
của học sinh, …
3. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thông qua các môn học trong
nhà trường; tổ chức sinh hoạt ngoại khoá, các cuộc thi, thảo luận về đề tài “Nói không với
hành vi bạo lực học đường”, “Nói không với các tệ nạn xã hội”… nhằm nâng cao nhận
thức cho học sinh, về việc kiên quyết phê phán, bài trừ tình trạng bạo lực học đường, tệ
nạn xã hội. Không ngừng tuyên truyền vận động học sinh hăng say trong học tập, lao động,
thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh nhằm đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Xây dựng tập thể
nhà trường đoàn kết, mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng về tri thức, đạo đức và tiên
phong trong các hoạt động ngăn chặn, bài trừ: bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.
Trên đây là những nội dung thực hiện kế hoạch phòng chống bạo lực học đường
của lớp 9A2.
Nam Ninh, ngày 21 tháng 10 năm 2010
GVCN LỚP 9A2
Trần Thị Tình

×