NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP
LONG ĐẠI
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG NHỮNG NĂM TỚI
4.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng
Bình đến năm 2010
Phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, đưa tỉnh Quảng
Bình ra khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt
trình độ phát triển ngang mức trung bình của cả nước [34]. Tạo chuyển biến
mạnh mẽ trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất tăng hàng năm 4 - 4,5%; năm 2010 sản
lượng lương thực đạt 25,5 - 26 vạn tấn; huy động các nguồn lực đẩy nhanh
việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xem đây là khâu đột phá để phát triển trong
giai đoạn 2006 - 2010 và chuẩn bị cho bước tiếp theo; tăng cường công tác
quản lý tài nguyên - môi trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào
tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực...
Mục tiêu phát triển chủ yếu kinh tế - xã hội tỉnh trong giai đoạn 2006-
2010 đó là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 10 -11%/năm.
Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20 - 21%/ năm.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông, lâm, ngư nghiệp đạt 20%; Công nghiệp
- xây dựng đạt 40%; Dịch vụ đạt 40%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 14 - 15%/năm.
11
- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt: 700 - 800 USD. Giải
quyết việc làm hàng năm 2,4 - 2,5 vạn lao động/năm.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 65% [34].
4.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty
Trên cơ sở các thông tin về thị trường khu vực và trên thế giới, để thực
hiện thành công định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
đồng thời, để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, Công ty Lâm Công
nghiệp Long Đại căn cứ vào khả năng nội tại đã đề ra định hướng chiến lược
với những mục tiêu cơ bản sau đây [3]:
- Tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Công ty nhằm tạo lợi thế trong công
tác mở rộng thị trường nội địa; tích cực tìm kiếm và khai thác thị trường nước
ngoài; coi trọng đầu tư cho hoạt động chế biến hàng xuất khẩu. Sắp xếp, đổi
mới, phát triển các Lâm trường theo Nghị quyết 28NQ/TW của Bộ Chính trị
và Nghị định 200 NĐ/CP của Chính phủ; mở rộng hoạt động liên doanh liên
kết; đầu tư thêm công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh; đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm dầu thông,
colophan, sản phẩm từ gỗ, thu hồi công nợ; tập trung triển khai công tác cổ
phần hoá doanh nghiệp theo quyết định của tỉnh.
- Phấn đấu đến năm 2010: tăng trưởng kinh tế đạt 10 đến 11%/năm;
doanh thu đạt từ 45 đến 50 tỷ đồng/năm; lợi nhuận đạt từ 2 đến 2,5 tỷ
đồng/năm; độ che phủ của rừng do Công ty quản lý đạt 79% đến 80%; kim
ngạch xuất khẩu đạt trên 1.000.000 USD/năm.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỦA CÔNG TY
4.2.1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn
22
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải phù hợp với quy hoạch
phát triển của Nhà nước, của ngành và của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên sự phân tích
đầy đủ về các tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên tiềm năng thế
mạnh thực tế của Công ty nhằm đạt tính khả thi cao.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải đảm bảo cho Công ty
phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện và tình hình
mới của cơ chế thị trường , xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
4.2.2. Những giải pháp cụ thể
4.2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua phân tích và khảo sát thực tế tại công ty cho thấy, hiệu quả sử dụng
vốn lưu động còn thấp, Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
4.2.2.1.1 Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm
Công ty phải xây dựng kế hoạch tiêu thụ trên cơ sở nghiên cứu rõ thị
trường, quy mô và cầu thị trường, nhu cầu của từng đối tác khách hàng,
dự đoán xu hướng biến đổi của thị trường để có phương án sản xuất
đúng đắn, có hiệu quả. Trong thời gian tới việc nghiên cứu thị trường trở
nên hết sức cần thiết đối với Công ty. Để thực hiện tốt công việc này, đòi
hỏi phải có bộ phận nghiên cứu thị trường. Bộ phận này chia làm 2
nhóm:
Nhóm 1: ở trong nước;
Nhóm 2: ở nước ngoài;
Mỗi nhóm gồm từ 2-3 người trong đó có sự phân công phụ trách về
nghiên cứu thị trường từng loại sản phẩm chủ yếu như: colophan, dầu thông,
hàng song mây, ván opcan, hàng mộc dân dụng, hàng vật liệu xây dựng.
33
Mỗi nhóm có nhiệm vụ nghiên cứu về sản phẩm của Công ty. Cách
phân chia này sẽ tránh tình trạng công việc chồng chéo, phân bổ trách nhiệm
từng người và bao quát được ở mọi thị trường.
Công ty có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện trường. Đối với
những sản phẩm có số lượng khách hàng ít nhưng doanh thu lớn, Công ty có
thể tiến hành trao đổi trực tiếp với từng khách hàng về sản phẩm của mình
qua giao tiếp đàm phán để ký kết hợp đồng. Thông qua đàm phán này, có thể
giảm chi phí nghiên cứu thị trường nhưng vẫn đảm bảo có được thông tin tin
cậy. Ngoài ra, hàng năm Công ty có thể tổ chức Hội nghị khách hàng một lần,
tham gia các Hội chợ trên địa bàn để giới thiệu và quảng bá sản phẩm, xâm
nhập thị trường mới, mở rộng thị trường.
Sau khi đã có những thông tin cần thiết, Công ty cần so sánh, phân loại
thị trường từ đó xác định những thị trường có triển vọng nhất. Để làm việc
này, Công ty nên sử dụng phương pháp so sánh và đánh giá triển vọng thị
trường (mẫu 4.1) theo 4 loại sau:
- Thị trường lớn (quan trọng về khối lượng) và có điều kiện thuận lợi.
- Thị trường lớn nhưng điều kiện kém thuận lợi.
- Thị trường nhỏ (khối lượng giảm) nhưng có điều kiện thuận lợi.
- Thị trường nhỏ và điều kiện không thuận lợi.
Trong đó:
1- Điều kiện không thuận lợi;
2- Điều kiện trung bình;
3- Điều kiện thuận lợi;
4- Điều kiện rất thuận lợi.
Trong biểu so sánh, Công ty đánh giá tiêu chuẩn vào các điểm tương
ứng, cộng tổng điểm và so sánh các thị trường với nhau theo số điểm.
44
ng thi vi vic nghiờn cu th trng, cn tng cng hot ng
qung cỏo gii thiu sn phm v gi vng th trng hin cú, phỏt trin th
trng mi nht l th trng xut khu. Cụng ty nờn cú mt chớnh sỏch
qung cỏo c th trớch t l % theo tng doanh thu. Phng phỏp ny cú mt
s u im nht nh; trc ht l tớnh kinh phớ bng t l % doanh s bỏn cú
ngha l tng kinh phớ cho cụng tỏc kớch thớch tiờu th chc chn s thay i
tu theo mc bỏn nhiu hay ớt v trong phm vi cho phộp. Ngoi ra, cỏch
tớnh ny núi lờn Cụng ty ó chỳ ý ti mi quan h qua li gia chi phớ qung
cỏo v giỏ bỏn vi tng li nhun trờn mt n v hng hoỏ. Nh vy trong
thi gian ti Cụng ty nờn cú chớnh sỏch trớch t l % doanh s bỏn ra v nờn
cú chớnh sỏch ói ng, trớch thng nu nhõn viờn khai khỏc c nhiu hp
ng tiờu th.
Mộu bng 4.1. Biểu so sánh và đánh giá triển vọng thị trờng
55
Triển vọng của thị trường.
Các tiêu chuẩn đánh giá.
Thị trường
A B C
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
Vị trí của thị trường
+ Nhu cầu theo giá trị
+ Nhu cầu theo khối lượng
+ Triển vọng tăng trưởng
- Tình hình cạnh tranh
- Sự vận động của thị trường
- Phản ứng của người tiêu
dùng
- Đặc điểm nhu cầu cần thoả
mãn
- Điều kiện buôn bán và tiêu
thụ
- Tình hình kinh tế xã hội nói
chung
+ Dân số
+ Thu nhập bình quân
+ Cơ cấu chi tiêu
+ Thuế
+ Chi phí đầu tư và hiệu quả
Đánh giá chung
Đối với hàng hoá thành phẩm tồn kho, thời gian tới, Công ty sử dụng
các biện pháp khuyến mại, chiết khấu lớn để tiêu thụ nhanh những lô hàng tồn
kho như hàng mộc dân dụng, hàng song mây, hàng vật liệu xây dựng nhằm
thu hồi nhanh vốn kinh doanh. Việc này, Công ty có thể giao cho Bộ phận
nghiên cứu thị trường phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán đưa ra kế
hoạch cụ thể, đề xuất tỷ lệ chiết khấu, khuyến mại, cần thiết có thể bán hoà
vốn. Công ty cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ mới trên thị trường miền nam;
thông qua việc liên doanh, liên kết với các đơn vị và các đối tác khác để thâm
nhập thị trường quốc tế, qua đó để học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiêu thụ
của các doanh nghiệp nước ngoài.
4.2.2.1.2. Tăng cường công tác thu đòi các khoản phải thu
66
Các khoản phải thu của Công ty rất lớn (năm 2006 đã giảm nhiều nhưng
vẫn chiếm 35,61% so với TSLĐ), làm ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của Công ty. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác thu đòi công nợ để tránh thất
thoát vốn, hạn chế rủi ro, nhanh chóng thu hồi theo một số hướng sau:
* Công ty giao cho phòng Tài chính - Kế toán xây dựng chính sách tín dụng
cụ thể trình Giám đốc quyết định theo từng thời điểm. Chính sách này phải xác
định rõ các điều kiện về vốn, về tình trạng kinh doanh, tình trạng lợi nhuận và
trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Mục tiêu của việc xây dựng các tiêu chuẩn
tín dụng là nhằm giảm khối lượng các khoản thu, rút ngắn kỳ thu tiền. Tuy
nhiên phải xây dựng cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Xây dựng
chính sách tín dụng là việc phân loại các khách hàng của Công ty về quy mô,
về ngành nghề để vừa quản lý có hiệu quả các khoản phải thu vừa không ảnh
hưởng đến tổng doanh thu. Chính sách tín dụng phải đảm bảo mềm mỏng, linh
hoạt, vì nếu không sẽ vô tình loại bỏ đi một số khách hàng tiềm năng.
* Công ty cần đa dạng hoá các chính sách chiết khấu, nhằm khuyến khích
khách hàng thanh toán đúng hạn; có thể nâng cao tỉ lệ chiết khấu, áp dụng
hình thức có thưởng nếu thanh toán đúng hạn hoặc trước thời hạn; ngoài ra,
Công ty cần có chế độ khen thưởng kịp thời cho đội ngũ cán bộ nhân viên thu
đòi công nợ, mức thưởng tính trên số tiền thu đòi được.
* Cần có ràng buộc cụ thể, chặt chẽ khi ký hợp đồng tiêu thụ. Hiện nay,
thị trường của Công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống, khách hàng quen
thuộc nên việc ký kết hợp đồng chưa được chặt chẽ nếu không nói là lỏng lẻo.
Điều này sẽ rất nguy hiểm và có thể gây ra rủi ro lớn khi đối tác khách hàng
có ý chủ quan trì trệ việc thanh toán hoặc thực hiện kinh doanh không đảm
bảo. Do vậy, Công ty phải quy định và làm tốt khâu giao kết hợp đồng; phải
gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp
đồng, các điều khoản về giao nhận, thời gian, điều kiện thanh toán và thời hạn
thanh toán. Đặc biệt, trong thời gian tới, Công ty có chiều hướng đẩy mạnh
77
xuất khẩu hàng hoá như: colophan, dầu thông, hàng mộc dân dụng thì việc
đảm bảo tính chất pháp lý và chặt chẽ trong hợp đồng phải được coi trọng.
* Công ty cần xây dựng các chính sách thanh toán hợp lý trên cơ sở đó
tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Chính sách này căn cứ vào số lượng
và giá trị từng đơn hàng, từng đối tượng khách cụ thể.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý Phòng Tài chính - Kế toán phải đối chiếu,
tổng hợp, phân tích tình hình công nợ đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, quá
hạn. Các bản đối chiếu phải có chữ ký xác nhận tình trạng công nợ, đối với các
khoản nợ khó đòi, không thể thu hồi phải xác định rõ nguyên nhân và biện
pháp xử lý kịp thời để tránh tình trạng này xảy ra với đối tác khách hàng khác.
4.2.2.1.3. Tăng cường công tác quản lí dự trữ tồn kho
Hàng hoá tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu
động (năm 2006 chiếm đến 42,7%), điều này thể hiện vốn lưu động bị ứ đọng
ở khâu dự trữ, làm tăng chi phí kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng. Vì vậy,
thời gian tới Công ty cần phải thực hiện:
* Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng quý, năm để xác định mức tồn kho
tối ưu từng thời kỳ. Điều này sẽ làm giảm thiểu khối lượng hàng tồn kho,
nhưng vẫn đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra
bình thường; theo đó, tính toán xác định chính xác nhu cần vốn tối thiểu cần
thiết cho từng khâu dự trữ. Việc xác định khối lượng hàng tồn kho tối ưu có
thể sử dụng mô hình đặt hàng hiệu quả.
Công ty nên sử dụng mô hình sản lượng đơn đặt hàng kinh tế cơ bản
(EOQ) để xác định mô hình đặt hàng tối ưu.
Công thức xác định:
H
DS
Q
**2
*
=
Trong đó: S là chi phí đặt hàng;
D là nhu cầu hàng năm của hàng tồn kho;
88
H là chi phí tồn trữ cho 1 đơn vị tồn kho mỗi năm;
Q * là sản lượng hàng tối ưu cho một đơn hàng.
* Xây dụng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phù hợp, tối ưu trên cơ
sở đánh giá nhu cầu thị trường, các đơn hàng, tình trạng máy móc thiết bị và
kế hoạch sản xuất của bộ phận, từng phân xưởng cũng như toàn Công ty. Hiện
nay, do công tác đánh giá nhu cầu và cân đối sản xuất còn hạn chế nên việc
dự trữ nguyên vật liệu chưa hiệu quả; nguyên liệu lâm sản chủ yếu được khai
thác, thu mua từ nhiều nguồn, giá trị lớn nếu để dự trữ lâu ngày chưa sử dụng
sẽ phát sinh nhiều chi phí như bảo quản, lưu kho,... dẫn đến vốn tồn đọng lớn,
vòng quay vốn lưu động chậm. Cần phải giao cụ thể cho một cán bộ chuyên
trách theo dõi việc xuất nhập vật tư và báo cáo thường xuyên về tình trạng vật
tư, nguyên vật liệu của Công ty để có biện pháp xử lí kịp thời. Cụ thể, cần xác
lập cho mỗi loại vật tư, nguyên vật liệu một tiêu chuẩn về lượng tồn kho.
Chẳng hạn như loại vật tư nào thường dùng để sản xuất sản phẩm truyền
thống có thể dự trữ một lượng tương đối bằng lượng sử dụng hai tháng như
nguyên liệu gỗ sản xuất hàng mộc dân dụng, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây
dựng; loại vật tư ít dùng thì chỉ nên dự trữ một lượng rất nhỏ tránh để tình
trạng tồn kho lớn trong một khoảng thời gian dài.
Bên cạnh đó, Công ty cần thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các
nhà cung cấp, tạo ra sự chủ động về nguồn cung cấp nguyên vật liệu; xây
dựng các quy định ràng buộc ngoài việc nhằm tạo ra mối quan hệ thân thiết
còn tránh được trường hợp nhà cung ứng độc quyền về nguyên vật liệu; cần
phải có các nguồn thay thế dự phòng và đề phòng trường hợp xấu, tiêu cực
xảy ra xuất phát từ phía nhà cung ứng đã giao kết.
* Tăng cường công tác quản lí về chất lượng, quản lý về mặt hiện vật
đối với hàng hoá và nguyên vật liệu. Muốn vậy Công ty phải xây dựng quy
định trách nhiệm vật chất đối với công nhân và các thủ kho; thực hiện tốt các
99
điều kiện về nhà kho, các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, tác động
thời tiết, lụt lội...
1010
4.2.2.2. Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn
- Để đáp ứng nhu cầu vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần
phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
- Trong thời gian qua, ngoài số vốn ngân sách Nhà nước cấp cho công ty và
nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận giữ lại rất hạn chế, công ty đã tích cực sử dụng các
phương thức huy động vốn khác để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình. Các hình huy
động vốn bên ngoài mà công ty đã sử dụng là: sử dụng nguồn vốn tín dụng thương
mại, vay vốn ngân hàng, huy động góp vốn liên doanh. Tuy nhiên, các hình thức huy
động vốn của công ty chưa được đa dạng hoá và khai thác chưa có hiệu quả.
Trong thời gian tới công ty cần thực hiện những nội dung sau:
- Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn truyền thống của
công ty
Thời gian qua công ty chủ yếu vay vốn từ ngân hàng, vốn vay ngân
hàng đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, trong đó chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, vì vậy công ty
phải chịu áp lực thanh toán nợ vay lớn, chịu rủi ro cao, chưa đảm bảo sự ổn
định và an toàn về tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại trong thời gian qua của công ty
cũng bị hạn chế, nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải
trả của công ty. Vì thế trong thời gian tới công ty cần:
1111
* Khai thác tốt nguồn vốn tín dụng thương mại nhằm giảm bớt vốn vay
ngắn hạn ngân hàng. Để khai thác tốt nguồn vốn này công ty cần phải giữ uy
tín trong kinh doanh, chấp hành tốt kỷ luật thanh toán, xây dựng mối quan hệ
hợp tác làm ăn lâu dài với các nhà cung cấp và khách hàng của công ty. Tuy
nhiên, mức độ sử dụng tín dụng thương mại của công ty cần căn cứ vào chi
phí của khoản tín dụng đó, có nhiều trường hợp công ty không phải chịu chi
phí, nhưng có những trường hợp chi phí sử dụng khá cao. Chi phí của tín
dụng thương mại là chi phí mà khi người mua không thanh toán được tiền
trong thời hạn được hưởng chiết khấu.
* Đối với vay vốn ngân hàng, công ty cần tăng cường vốn vay dài hạn
nhằm tăng vốn lưu động thường xuyên, đảm bảo an toàn tài chính và tạo điều
kiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, vay
ngắn hạn ngân hàng của công ty thời gian qua chủ yếu là vay theo hạn mức
tín dụng. Hình thức vay này có ưu điểm là chi phí vay thấp, không phải thế
chấp, công ty có thể sử dụng vốn bất kỳ khi nào có nhu cầu. Song có hạn chế
là khi nhu cầu vốn tạm thời của công ty lớn hơn hạn mức tín dụng mà ngân
hàng đặt ra, công ty sẽ gặp khó khăn về vốn. Vì vậy công ty phải kết hợp sử
dụng với các hình thức vay khác như vay ngắn hạn bằng cách thế chấp các
khoản phải thu, hoặc thế chấp hàng tồn kho của công ty để đáp ứng nhu cầu
vốn lưu động gia tăng tạm thời.
- Sử dụng các hình thức huy động vốn mới
Nhu cầu đầu tư của công ty trong thời gian tới là rất lớn. Mặt khác công
ty cũng sẽ tiến hành cổ phần hoá chuyển sang hoạt động theo hình thức công
ty cổ phần, đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty sử dụng các hình thức
huy động vốn mới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng
được nhu cầu vốn đầu tư. Do đó, trong thời gian tới công ty cần sử dụng một
số hình thức huy động vốn mới như sau:
* Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu
1212
Trong thời gian tới công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá và chuyển sang
hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Khi trở thành công ty cổ phần,
công ty có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Công
ty có quyền lựa chọn hình thức phát hành cổ phiếu mới như:
+ Phát hành cổ phiếu mới với việc giành quyền ưu tiên đặt mua cho các
cổ đông nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông hiện tại và tránh phải chia sẽ
quyền kiểm soát công ty cho người khác.
+ Phát hành cổ phiếu mới cho người thứ ba, là người có quan hệ mật
thiết với công ty như người lao động, các đối tác kinh doanh,... Hình thức
phát hành cổ phiếu này sẽ giúp công ty vừa tăng được vốn kinh doanh, vừa
tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa công ty với những người có quan hệ
thường xuyên với công ty.
+ Phát hành cổ phiếu mới ra công chúng, tức là công ty chào bán cổ
phiếu công khai trên thị trường
Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn thường rất
tốn kém. Chi phí phát hành cổ phiếu phổ thông thường dao động trong
khoảng 5% cho tới 10% tổng số vốn huy động. Vì thế công ty nên sử dụng
hình thức phát hành cổ phiếu khi muốn huy động vốn chủ sở hữu với số lượng
lớn. Mặt khác, để phát hành cổ phiếu ra công chúng thành công công ty phải
tạo dựng được danh tiếng và uy tín trên thị trường được công chúng đầu tư
biết đến, thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty tốt được quốc tế thừa nhận
thể hiện qua mẫu điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết và có các dự án
đầu tư hứa hẹn mang lại tỷ suất sinh lời cao. Đây sẽ là mục tiêu phấn đấu lâu
dài của công ty. Bởi vì chỉ có những công ty được quản trị tốt, hoạt động có
hiệu quả, có uy tín, danh tiếng trên thị trường mới dễ dàng trong việc huy
động vốn qua thị trường chứng khoán.
* Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu
1313
Công ty cần có sự điều chỉnh trong việc huy động vốn, từ chỗ lệ thuộc
chủ yếu vào vốn vay ngân hàng công ty có thể kết hợp cả hai phương thức
vừa vay vốn từ ngân hàng vừa huy động vốn trực tiếp qua thị trường vốn. Để
huy động vốn vay dài hạn, trong thời gian tới công ty có thể sử dụng hình
thức phát hành trái phiếu ra thị trường. Trước khi phát hành, công ty cần lựa
chọn loại trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu phát hành cho phù hợp với dự kiến
về tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Các loại trái phiếu mà
công ty có thể lựa chọn phát hành như: trái phiếu có lãi suất cố định, đây là
loại trái phiếu các công ty thường hay phát hành nhất trong các loại trái phiếu
công ty; hoặc trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có thể thu hồi sớm,...
Công ty có thể phát hành trái phiếu riêng rẽ hoặc phát hành ra công chúng. Để
phát hành trái phiếu riêng rẽ, công ty phải thoả mãn các điều kiện qui định tại
Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng rẽ. Các điều kiện này
phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam và công ty có
thể đáp ứng được. Phát hành trái phiếu riêng rẽ là hình thức có tính khả thi đối
với công ty, vì thế trong tương lai gần công ty nên sử dụng hình thức này để
tạo thêm một kênh huy động vốn mới, đa dạng hoá nguồn vốn cho công ty.
Việc phát hành trái phiếu riêng rẽ sẽ tạo tiền đề tốt cho công ty tiến tới phát
hành trái phiếu ra công chúng sau này. Vì phát hành trái phiếu ra công chúng,
doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục phức tạp hơn, phải thoả mãn các điều
kiện qui định khắt khe hơn, cao hơn theo pháp luật về chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
* Thuê dài hạn tài sản
1414
Đây cũng là một phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn, tuy
nhiên nó có những ưu thế hơn so với vay vốn tín dụng ngân hàng. Trong thời
gian tới công ty cần đầu tư mua sắm, đổi mới một số máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải nhằm mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
của công ty. Trong điều kiện vay vốn dài hạn từ ngân hàng khó khăn, do dư
nợ vay tín dụng ngân hàng của công ty lớn, nguồn vốn chủ sở hữu bị hạn chế,
Công ty nên sử dụng hình thức thuê dài hạn tài sản. Việc sử dụng phương
thức này sẽ giúp công ty có được thiết bị, công nghệ hiện đại phù hợp với yêu
cầu sản xuất kinh doanh của công ty mà không nhất thiết phải đầu tư một lần
với số lượng vốn lớn. Với hình thức này, Công ty có thể được tài trợ 100%
nhu cầu vốn mà không bị đòi hỏi về thế chấp, bảo lãnh cũng như không bị hạn
chế bởi hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, trước khi quyết định thuê dài hạn tài sản
công ty cần lập và đánh giá phương án thuê tài sản có hiệu quả kinh tế không,
để thực hiện. Mặt khác, công ty phải tìm kiếm được đơn vị cho thuê tài chính
đáp ứng được nhu cầu của mình. Hiện nay, thị trường cho thuê tài chính ở
nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhiều công ty cho thuê tài chính ra
đời và ngày càng lớn mạnh về khả năng tìm kiếm nguồn cung ứng máy móc
thiết bị, về đội ngũ chuyên gia giỏi am hiểu và nắm vững khoa học công nghệ
mới tiên tiến... Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ta
nói chung và công ty nói riêng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận dịch vụ cho
thuê tài chính.
Để khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn truyền thống và sử
dụng các hình thức huy động vốn mới công ty cần phải thực hiện một số yêu
cầu sau:
- Phải trên cơ sở kế hoạch nhu cầu vốn cần huy động của công ty để lựa
chọn, xác định các hình thức huy động vốn hợp lý;
- Thực hiện các hình thức huy động vốn phải lưu ý đảm bảo một cơ cấu
tài chính của công ty hợp lý để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cao nhất;
1515
- Quá trình huy động tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh phải tính toán, sử dụng kết hợp các hình thức huy động vốn khác nhau
nhằm hạ thấp chi phí vốn;
- Việc sử dụng các hình thức huy động vốn, đặc biệt là những hình thức
huy động vốn mới đòi hỏi công ty phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy
định của Nhà nước và pháp luật về nội dung liên quan;
Giải pháp được thực hiện tốt sẽ mang lại những tác dụng sau:
- Khai thác có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty;
- Đây cũng là cơ sở để công ty được tài trợ máy móc, thiết bị, công nghệ hiện
đại nhất là trong khi điều kiện tài chính công ty còn khó khăn không cho phép;
- Tạo điều kiện để hạ thấp chi phí vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tăng lợi nhuận, an ninh tài chính công ty được tăng cường.
4.2.2.3. Tăng cường công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động hàng năm
cho nhà máy Chế biến nhựa thông, vốn kinh doanh của Công ty
Qua khảo sát tại nhà máy chế biến Nhựa thông và Công ty nói chung, tác
giả xin đưa ra giải pháp này dựa trên hai căn cứ quan trọng sau đây:
- Về mặt khoa học: Muốn sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định
cần phải có một lượng vốn lưu động tương ứng để dự trữ những TSLĐ cần
thiết cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Nếu lượng vốn lưu động quá ít
thì dự trữ vật tư ở mức thấp không đủ cho sản xuất dẫn đến tình trạng ngừng
sản xuất, ngược lại sẽ dư thừa vật tư, ứ động và lãng phí vốn [37]. Từ đó, cần
dự tính số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu nhằm đầu tư đáp ứng hoạt động
bình thường tránh tình trạng thiếu, hoặc thừa.
- Về mặt thực tế tại Công ty: Từ khi bước vào hoạt động từ đầu năm
2001 đến nay, nhà máy chế biến Nhựa thông chưa thực hiện đầy đủ công tác
lập kế hoạch vốn lưu động, chủ yếu sản xuất theo số lượng kế hoạch của
Công ty yêu cầu. Hơn nữa, vốn lưu động của nhà máy chiếm tỷ trọng lớn,
1616
nguyên liệu được mua về nhập kho, phục vụ cho quá trình chế biến. Xuất phát
từ tình hình dự trữ và sử dụng vốn lưu động thiếu cơ sở tính toán một cách
khoa học, dẫn đến có lúc lượng vốn lưu động dự trữ quá lớn so với mức cần
thiết, có lúc lại thiếu hụt làm cho quá trình sản xuất gặp phải khó khăn.
Quá trình sản xuất của Nhà máy trải qua 07 công đoạn tương ứng với công
việc của 3 phân xưởng chính: phân xưởng Hoá lỏng; phân xưởng Rửa, lọc,
chưng cất; phân xưởng Đóng gói. Quy trình sản xuất nhựa thông tại Nhà máy cụ
thể như sau [3]:
Sơ đồ 4.1: Quy trình sản xuất sản phẩm của nhà máy chế biến Nhựa thông
Nội dung của giải pháp đưa ra là xác định nhu cầu vốn lưu động cho nhà
máy bằng phương pháp trực tiếp. Theo đó, việc xác định nhu cầu vốn này là xác
định vốn lưu động qua 3 khâu sau đây:
* Xác định nhu cầu VLĐ khâu dự trữ sản xuất: bao gồm xác định nhu cầu
vốn nguyên vật liệu chính; nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, vật liệu phụ và phụ
tùng khác.
- Xác định nhu cầu đối với nhựa thông (nguyên vật liệu chính) theo công
thức xác định như sau:
V
NP
= F
n
x N
NP
Trong đó: V
NP
là nhu cầu về nhựa thông; F
n
là phí tổn tiêu hao bình quân
mỗi ngày; N
NP
là số ngày định mức dự trữ đối với nhựa thông.
Tổng phí tổn tiêu hao về nhựa thông trong năm SX
F
N
=
Số ngày trong năm SX (360 ngày)
Số ngày định mức dự trữ nhựa thông (N
NP
) là số ngày kể từ lúc Nhà máy bỏ
tiền ra mua nhựa thông cho đến lúc đưa nó vào sử dụng, bao gồm năm loại ngày
17
Nhập
kho
Bao
gói
Chưng
cất
Lắng lọcRửa
DD
Lọc
nhựa
Hoá
lỏng
17
sau: số ngày hàng đi trên đường; số ngày kiểm nhận; số ngày cung cấp cách
nhau; số ngày chuẩn bị xuất dùng; số ngày bảo hiểm.
- Xác định nhu cầu vốn vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, bao bì
vật đóng gói thực hiện theo định mức đã quy định.
* Xác định nhu cầu VLĐ khâu sản xuất:
Xác định nhu cầu vốn sản phẩm colophan và dầu thông đang chế biến: đó
là số vốn cần thiết chiếm dụng trong khâu sản xuất, kể từ khi đưa nhựa thông
vào chế biến cho đến khi có được sản phẩm colophan và dầu thông. Vốn được
xác định theo công thức sau đây:
V
NĐC
= P
n
x C
K
x H
S
Trong đó: V
NĐC
là nhu cầu vốn về colophan và dầu thông đang chế biến; P
n
là phí tổn sản xuất bình quân mỗi ngày;
C
K
là chu kỳ sản xuất của colophan và dầu thông; H
S
là hệ số sản phẩm
đang chế tạo.
Tổng sản lượng
trong năm SX
*
Giá thành đơn
vị mỗi loại SP
P
n
=
Số ngày SX trong năm (360 ngày)
Chu kỳ sản xuất của colophan và dầu thông là 0,5 ngày.
Hệ số sản phẩm đang chế biến đối với colophan và dầu thông có quy trình
rất phức tạp, bởi vì phải qua 7 khâu. Do đó sử dụng công thức sau đây để xác
định:
ZC
CZH
H
K
i
KiiSi
S
×
××
=
∑
=
7
1
với i là công đoạn thứ i
H
Si
là hệ số sản phẩm đang chế biến của công đoạn thứ i.
Z
i
là giá thành sản xuất ở công đoạn thứ i.
C
Ki
là chu kỳ sản xuất sản phẩm ở công đoạn thứ i.
* Xác định nhu cầu vốn colophan và dầu thông thành phẩm (V
NTP
): là số
vốn colophan và dầu thông cần thiết chiếm dụng kể từ khi sản phẩm được chế
1818
biến xong nhập kho cho đến lúc xuất cho đơn vị mua hàng và thu được tiền bán
hàng. Nhu cầu vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào hai nhân tố:
Một là, giá thành sản xuất sản phẩm bình quân mỗi ngày, ký hiệu Z
N
.
Hai là, số ngày luân chuyển thành phẩm, kí hiệu N
TP
.
Công thức xác định:
V
NTP
= Z
N
x N
TP
Để xác định Z
n
phải sử dụng công thức sau đây:
Số lượng sản phẩm SX
*
Giá thành đơn vị mỗi loại SP
Z
n
=
Số ngày SX trong năm (360 ngày)
Sau khi xác định được vốn lưu động ở ba khâu trên, tổng hợp lại, sẽ được
nhu cầu vốn lưu động cho Nhà máy trong năm kế hoạch…
Giải pháp này thực hiện dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong
năm; sản lượng chế biến và số lượng tiêu thụ; danh mục mặt hàng; dự toán chi
phí sản xuất; kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật; biện pháp tổ chức kỹ thuật sản
xuất; độ dài chu kỳ sản xuất chế biến...
Trong quá trình xác định nhu cầu vốn lưu động cần phải phân tích tình
hình thực tế về cung cấp, phân phối và tiêu thụ (chủ yếu là xuất khẩu), phát
hiện những vấn đề tồn tại để xử lý kịp thời các khoản dự trữ vật liệu, kết hợp
với các biện pháp cải tiến quản lý nhằm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn,
củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác để trực tiếp xuất khẩu rút ngắn thời gian
cung cấp, rút ngắn thời gian kiểm nhận và vận chuyển vật liệu để nâng hiệu
quả sử dụng đồng vốn.
Khi xác định nhu cầu vốn lưu động cho Nhà máy cần phải có sự tham
gia của phân xưởng, Phòng chức năng nhằm thu thập ý kiến đóng góp của các
bộ phận này, nếu không, nhu cầu vốn lưu động được xác định sẽ thiếu cơ sở
thực tế và kém chính xác.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm cho Nhà máy chế biến
nhựa thông được thực hiện, sẽ có ba tác dụng lớn:
1919
Thứ nhất, đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra thường xuyên,
liên tục đồng thời tránh được ứ đọng và lãng phí vốn.
Thứ hai, là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng
kịp thời nhu cầu vốn lưu động cho Nhà máy.
Thứ ba, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả vốn lưu động, đồng thời
còn là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn trong nội bộ Công ty.
Như vậy, việc tăng cường công tác lập kế hoạch vốn lưu động tại Nhà
máy chế biến nhựa thông là một biện pháp hữu hiệu để một mặt nâng cao
năng lực sản xuất, chủ động được nguồn vốn, đảm bảo tiến độ sản xuất kinh
doanh, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất một cách hợp lý. Trên cơ sở đó
sẽ hạ được giá thành sản phẩm, tạo thêm được lợi thế trong cạnh tranh, nâng
cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy nói riêng và
của Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại.
* Xác định nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty đến năm 2010 bằng
phương pháp dự báo:
Để xác định nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty đến năm 2010, chúng
ta có thể sử dụng số liệu thống kê về Doanh thu, Lợi nhuận trong 5 năm (2002
- 2006) và một số phương pháp dự báo thực hiện như sau:
- Dự báo mức doanh thu, lợi nhuận và vốn chủ sở hữu đến năm 2010
bằng phương trình đường thẳng thống kê:
batY
t
+=
Kết quả tính toán được cho dự báo doanh thu:
a = 10.537
b = 64.542
t
Y
= 64.542 + 10.537 * t
Do đó: Doanh thu năm 2010 là 127.764 triệu đồng
Kết quả tính toán được cho dự báo lợi nhuận:
2020
a = 347
b = 901
t
Y
= 347 * t + 901
Do đó: Lợi nhuận năm 2010 là 2.986 triệu đồng
Kết quả tính toán được cho vốn chủ sở hữu:
a = 1.398
b = 27.600
t
Y
= 1.398 * t + 27.600
Do đó: Vốn chủ sở hữu năm 2010 là 35.986 triệu đồng
- Dự báo nhu cầu vốn kinh doanh năm 2010 bằng phương pháp đường
hồi quy tương quan tuyến tính: Y
t
= aX + b.
Kết quả tính toán được cho nhu cầu vốn kinh doanh:
a = 1,454066245
b = -19.456,60803
Y
t
= 1,454066245 * X - 19.456,60803
Do đó: Tổng vốn kinh doanh năm 2010 là 101.247 triệu đồng
Năm 2010, để đạt được mức doanh thu theo dự báo ở trên (127.763
triệu đồng) thì lượng vốn kinh doanh cần thiết là 101.247 triệu đồng; với mức
vốn chủ sở hữu theo dự báo trên thì kết cấu nguồn vốn lúc này là: vốn chủ sở
hữu chiếm 36%; nguồn vốn khác chiếm 64%.
- Xác định vốn kinh doanh của Công ty đến năm 2010 theo mức lợi
nhuận đã dự báo ở trên (2.986 triệu đồng): Y
t
= a X + b
a = 0,043918022
b = -1.635,847517
Y
t
= 0,043918022 * X - 1.635,847517
Y
t
= 105.238 triệu đồng
4.2.2.4. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty
2121
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một nội dung trong phân tích tài
chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp cho các nhà quản trị doanh
nghiệp nắm rõ tình hình tài chính, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, biết được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó từ đó
đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời về sản xuất kinh doanh và tài chính.
Qua xem xét thực trạng sử dụng vốn tại công ty Lâm Công nghiệp
Long Đại cho thấy công tác phân tích tài chính ở đây chưa được chú trọng
thực hiện, chưa có bộ phận chuyên đảm trách công tác này. Phân tích tài chính
công ty chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị. Vì vậy, trong thời gian tới công
ty cần hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty theo hướng sau:
- Về mặt tổ chức: Cần có một bộ phận chuyên đảm trách công tác phân
tích tài chính công ty. Với quy mô Công ty, bộ phận này cần bố trí một người
nằm trong Phòng Tài chính - Kế toán. Cán bộ phân tích tài chính cần có trình
độ chuyên môn về phương pháp phân tích, am hiểu kế toán, tài chính, tình hình
đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, các điều kiện kinh tế vĩ mô...
- Về nội dung phân tích:
Hiện tại, phân tích tài chính công ty mới dừng lại ở việc tính toán một
số chỉ tiêu cơ bản đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD theo yêu cầu
của việc lập báo cáo tài chính do Nhà nước quy định như: các chỉ tiêu về khả
năng thanh toán ( khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh);
chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn; các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời ( tỷ suất sinh
lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu). Vì vậy, cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu phân tích tài chính khác
nhằm xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích đầy đủ, toàn diện. Đó là:
+ Chỉ tiêu về khả năng thanh toán lãi vay. Việc tính chỉ tiêu này cho
phép Công ty biết được mức độ lợi nhuận thu được đảm bảo khả năng trả lãi
hàng năm như thế nào.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
2222
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động như: vòng quay vốn lưu động,
vòng quay dự trữ, kỳ thu tiền bình quân, sức sản xuất của vốn cố định, số
vòng quay tổng vốn kinh doanh.
+ Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn.
Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn là một công cụ hữu hiệu để các nhà
quản trị có thể hoạch định và kiểm tra tình hình tài chính công ty, xác định rõ
các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Phân tích nguồn
vốn và sử dụng vốn được thực hiện thông qua việc lập Bảng tài trợ. Để lập
bảng, cần phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
cuối kỳ so với đầu kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột:
- Cột "sử dụng vốn":
Phản ảnh các khoản mục bên Tài sản cuối kỳ tăng hơn so với đầu kỳ
hoặc các khoản mục bên Nguồn vốn cuối kỳ giảm xuống so với đầu kỳ.
- Cột "nguồn vốn":
Phản ảnh các khoản mục bên Tài sản cuối kỳ giảm so với đầu kỳ hoặc
các khoản mục bên nguồn vốn cuối kỳ tăng hơn so với đầu kỳ.
Ví dụ lập Bảng tài trợ cho công ty năm 2006 như sau: (Bảng 4.1)
Bảng 4.1: Bảng tài trợ
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 31/12/2005 31/12/2006 Sử dụng vốn Nguồn vốn
Tài sản
Tiền
3.612 5.483 1.871
Các khoản phải thu
20.286 11.799 8.487
Hàng tồn kho
11.329 14.148 2.819
Tài sản lưu động khác
4.202 1.702 2.500
Tài sản cố định
23.362 32.064 8.702
Nguồn vốn
Các khoản phải trả,
phải nộp
7.559 9.311 1.752
2323
Vay ngắn hạn
32.919 34.483 1.564
Vay dài hạn
374 477 103
Vốn Nhà nước cấp
19.920 19.920
Lợi nhuận giữ lại
2.019 1.005 1014
Tổng cộng
14.406 14.406
2424
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2005, 2006)
Qua Bảng tài trợ của công ty năm 2006 cho thấy:
Nguồn vốn của công ty trong năm 2006 được khai thác một phần từ
nguồn vay và giảm TSLĐ khác, phần chủ yếu còn lại là từ các khoản phải thu.
Với tổng nguồn vốn 14.406 triệu đồng, công ty đã sử dụng để mua nguyên liệu
dự trữ cho sản xuất, chế biến và chủ yếu là tăng trưởng TSCĐ (chiếm 60,4%
tổng nguồn vốn huy động được), phần còn lại để gia tăng tiền mặt.
- Về phương pháp phân tích: Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp so
sánh theo thời gian để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Muốn đánh giá đúng
thực trạng tài chính, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty cần phải sử dụng
các phương pháp phân tích tài chính khác, cụ thể:
- Sử dụng phương pháp so sánh theo không gian, là so sánh với các
doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Cách so sánh này sẽ cho thấy
được vị thế của Công ty trên thị trường, sức mạnh tài chính so với đối thủ
cạnh tranh và giải thích được sự thành công hay thất bại của Công ty. Tuy
nhiên, do kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nên việc sử dụng phương pháp
này chỉ cho kết luận đúng khi tiến hành so sánh từng lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của công ty với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực tương
ứng hay với chỉ số trung bình của ngành tương ứng. Để làm được điều này
đòi hỏi số liệu thống kê theo từng ngành cũng như hệ thống thông tin kế toán
của Công ty phải phản ảnh và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, chi tiết.
- Sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont (hay còn gọi là
phương pháp phân tích Dupont các tỷ số tài chính).
2525