Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.89 KB, 17 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giầy cẩm bình
Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình - Hải Dương từ 30/9/2000 trở về trước là
doanh nghiệp nhà nước được thành lập rất muộn( ngày 01/5/1988) so với
daonh nghiệp khác trong tỉnh, tiền than nó có tên gọi: “XÍ NGHIỆP DỆT
XUẤT KHẨU HẢI HƯNG” được tiếp quản trên nền tảng của trường đảng
tỉnh trước đây với diện tích 2.5 ha.
• Quá trình phát triển đi lên của công ty được chia làm 4 giai
đoạn.
Giai đoạn I( năm 1988 -1990).
Vào thời kỳ này sản phẩm của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh hàng
dệt may khăn mặt, khăn tắm xuất khẩu sang các nước Đông Âu với qui mô
nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu(với 200 máy dệt đã qua sử dụng từ những
năm 1960 của nhà máy dệt 8/3 được cải tiến để dệt khăn mặt, khăm tắm).
Cung với một số máy chuẩn bị là máy thủ công, máy bán cơ khí. Cán bộ
công nhân kĩ thuật rất hạn chế, tổng số lao động có 255 người, sản xuất kinh
doanh kém hiệu quả, trong khi đó vốn lưu động chỉ có 177.000.000đ, vốn cố
định chỉ có :831.000.000đ.
Giai đoạn II :(1991 -5/1995).
Sau khi các nước Đông Âu tan rã, một mặt để phù hợp với cơ chế mới
(kinh tế nước ta lúc bấy giờ chuyển từ tập chung bao cấp sang thời kỳ mới).
Từ năm 1991- 5/1995 công ty lại chuyển đổi từ sản xuất khăn mặt, khăn tắm
sang sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc quần áo xuất khẩu lúc đó doanh
nghiệp đổi tên thành: “CÔNG TY DỆT MAY CẨM BÌNH”. Song sản xuất
và chiến lược vẫn trong vòng luẩn quẩn không thoát ra khỏi nhưng khó khăn
của ngành may mặc nói chung vào thời điểm này, nhất là doanh nghiệp lần
đầu tiên bước vào ngành sản xuất may mặc.
Giai đoạn III:( 5/1995- 30/9/2000).
Xuất phát từ đặc diểm khó khăn trên, cộng với ngành sản xuất giầy lúc này
đang có xu hướng phát triển trong cả nước. nắm bắt thời cơ kịp thời, từ tháng
5/1995 công ty lại một lần nữa mạnh dạn thay dổi phương án sản xuất,


phương án sản phẩm: Từ sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc quần áo
sang sản xuất kinh doanh giầy thể thao, giầy vải, dép, đế giầy cao su xuất
khẩu các loại từ nhỏ đến lớn. Nhìn chung giai đoạn này là giai đoạn khó
khăn, với sự giúp đỡ của tỉnh nhất là ngành chủ quản là SỞ CÔNG NGHIỆP
cùng với sự giúp đỡ của các ngành hữu quan trong và ngoài tỉnh cộng với sự
lỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty đã đưa công ty phát triển
và tăng trưởng ngày càng lớn mạnh.
Giai đoạn IV:( 30/9/2000 đến nay).
thực hiện chủ trương đường lối của đảng , nhà nước về việc cổ phần hoá
các doanh nghiệp, đồng thời được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh. đến
ngày 30/9/2000, công ty lại một lần nữa mạnh dạn thực hiện cổ phần hoá
doang nghiệp( theo quyết định số: 2940/QĐ-UB ngày 25/9/2000 của UBND
tỉnh) vào thời kỳ này công ty lại đổi tên thành: "CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY
CẨM BÌNH” từ đó dến nay công ty liên tục đầu tư qui mô sản xuất, nhập
thêm nhiều máy móc hiện đại tiên tiến từng bước khép kín công nghệ, mở
rộng mặt bằng sản xuất, diện tich công ty từ 2.5 ha lên tới 5 ha. Từ chỗ chỉ
có 1.323 lao động vào năm 2000 lên tới 1830 lao động vào năm 2004, và
1748 lao động vào năm 2005 đã giải quyết tích cực việc làm cho lao động
trong tỉnh nói chung và 2 huyện nói riêng( Cẩm Giàng và Bình Giang) nói
riêng điều này đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà,
và của địa bàn mà còn tích cực góp phầm hạn chế các tệ nạ xã hội.
Nhìn chung cán bộ vônng nhân viên trong công ty luôn có việc làm ổn định,
đời sống người lao động luôn được đảm bảo cả về vạt chất lẫn tinh thần, thu
nhập bình quân đầu người của lao động hàng năm đạt 600.000đ/người/tháng,
đó là mức thu nhập khá trong khu vực. thêm vào đó là trong mấy năm cổ
phần hoá thì lợi tức được chia điều cho các cổ đông là 15% mỗi năm, ngoài
ra còn có tích luỹ để đầu tư mới từ 1.323 triệu đồng năm 2000 lên tới 9.300
triệu đồng năm 2003, từ chỗ nhà xưởng lúc đầu chỉ có :6800m
2
đến nay là

21.340m
2
.tiếp tục tăng cường mở rộng thị trường( cả trong nước và nước
ngoài). Do đó cán bộ công nhân viên ngày càng thêm yin tưởng vào sự lãnh
đạo của đảng uỷ- HĐQT- BGĐ công ty.
Tên doangh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH
Tên viết tắt: Công ty cổ phần giầy cảm bình.
Tên giao dịch: Cam Binh Shoes Company
Địa chỉ: Thị trấn lai cách - Cẩm Giàng - Hải Dương.
Điện thoại: 0320786414- 0320785716.
Fax: 0320786104
Email: CamBinhshoes co.2001hm2@.VNN.VN
Công ty cổ phần giầy cẩm bình chính thức đi vao hoạt động từ ngày
06/10/200.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Với số công nhân là 1748 người,trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là
1432 người. Công ty tổ chức chia thành 4 phân xưởng chính bao gồm: xưởng
chặt, xưởng may, xưởng sản xuất đế, xưởng gò ráp. Do đặc điểm của quy trình
sản xuất giầy thể thao khá phức tạp, chế biến liên tục, việc sản xuất giầy trải qua
nhiều công đoạn. Chính vì vậy công ty rất chu trọng tới việc tổ chức sản xuất
sao cho hợp lý nhất.
Ngoài ra công ty còn có các bộ phận gián tiếp phục vụ cho sản xuất như bộ
phận cơ điện, nước …
Do có sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển
theo xu thế chung, qua nhiều năm hoạt động công ty đã có bộ máy quản lý gọn
nhẹ và hiệu quả đã góp phần to lớn vào việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy
sản xuất. Hiện tại trong điều kiện công ty vừa chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà
nước sang công ty cổ phần, thì ban lãnh đạo công ty đã hết sức cố gắng và từng
bước chấn chỉnh, với mục đích hoàn thiện bộ máy quản lý mới.

Bộ máy của công ty được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Trong bộ máy quản
lý của công tu cơ quan cao nhất là hội đồng quản trị bao gồm 5 người: 1 chủ
tịch, 1 phó chủ tịch, 3 uỷ viên. Bộ phận trực tiếp quản lý doanh nghiệp là ban
giám đốc bao gồm: 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc. Một điều kiện thuận lợi của
công ty là các thành viên trong hội đồng quản trị cũng chính là người của công
ty,chính điều này đã giúp cho việc ra quyết định quản lý một cách nhanh chóng,
kịp thời và đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tế của công ty.Dưới ban gián
đốc có 9 phòng ban với các chức năng, nhiện vụ khác nhau.


Sơ đồ quản lý của công ty.
PGĐ TÀI CHÍNH
PGĐ SX KD
HĐQT
GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng tổ chức
Phòng vật tư
Phòng kĩ thuật
Phòng KCS
Phòng cơ điện
Phòng bảo vệ

Các phân xưởng


+ Chức năng các bộ phận trong công ty:
- Hội đông quản trị: Là bộ phận lãnh đạo cao nhất trong công ty, mọi sự quyết
định mang tính quan trọng quyết định đến sự phát triển của công ty. Quyết định

phải được sự chấp thuận của đa số ý kiến trong hội đồng quản trị. Các thành
viên trong hội đồng quản trị trong công ty chủ yếu là nguời của công ty do đó
việc ra quyết và điều hành công ty có phần thuận tiện hơn vì phù hợp với điều
kiện thực tế của công ty.
- Ban giám đốc: Là bộ phận thừa hành và thực thi các quyết định của hội đồng
quản trị, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Giám đốc vừa là người đại
diện cho công ty, vừa đại diện cho các công nhân viên chức trong công ty.
Các phó giám đốc: là những người tham mưu cho giám đốc về những vấn đề
như kỹ thuật, kinh doanh. Đồng thời các pho giám đốc cũng là người thay mặt
giám đốc trực tiếp phịu trách điều hành sản xuất các phân xưởng trong công ty
và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
- Phòng kế toán: Phòng kế toán của công ty được đặt dưới sự lãnh đạo của giám
đốc công ty, trong đó đướng đầu là kế toán trưởng, các kế toán viên được đặt
dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ
sau:
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản
phẩm, ngoài ra còn có nhiệm vụ lên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty vào cuối mỗi
tháng, quí, năm, đồng thời theo dõi về tài sản cố định trong công ty.
Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Kế
toán vật tư cung cấp kịp thời cho kế toán tính giá thành.
Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm theo dõi thanh toán tiền lương và các
khoản phụ cấp cho công nhân viên trong công ty.

×