Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

THỰC TRẠNG TRẦM cảm ở PHỤ nữ TRUNG NIÊN và một số yếu tố LIÊN QUAN tại THÀNH PHỐ HƯNG yên năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.09 KB, 80 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRUNG HIU

THựC TRạNG TRầM CảM ở PHụ Nữ TRUNG
NIÊN
Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
TạI THàNH PHố HƯNG YÊN NĂM 2019

LUN VN THC S

H NI 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRUNG HIU

THựC TRạNG TRầM CảM ở PHụ Nữ TRUNG
NIÊN
Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
TạI THàNH PHố HƯNG YÊN NĂM 2019
CHUYấN NGNH: IU DNG


M S: 60720501

LUN VN THC S IU DNG
NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. Trn Xuõn Bỏch


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường
Đại học Y Hà Nội, lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,
phòng Đào tạo sau đại học cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình, tận tâm giảng
dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn thạc sỹ Điều dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Xuân Bách đã
luôn tận tâm truyền đạt và hỗ trợ cần thiết những kiến thức hữu ích về chuyên
ngành Điều dưỡng.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia
đình, bạn bè thân thiết đã chia sẻ và động viên tôi trong quá trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những
hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2019
Học viên

Đỗ Trung Hiếu



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Trung Hiếu, học viên lớp Cao hoc khóa 27 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Điều dưỡng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn thạc sỹ do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Trần Xuân Bách.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2019
Học viên

Đỗ Trung Hiếu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BN
CKKN
CTC
DSM-IV
MSPSS
HPQ-9
HĐTD
ICD-10
KT
MK
PNTN

RL
RLCX
RLTC
SDTN
TC
TKTV
WHO

:
:
:
:

Bệnh nhân.
Chu kỳ kinh nguyệt.
Chống trầm cảm.
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 4th

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:

edition
Multidimensional Scale of Perceived Social Support
The Patient Health Questionnaire
Hoạt động tình dục.
Phân loại quốc tế về bệnh duyệt lại lần thứ 10 (1992)
Kinh tế.
Mãn kinh
Phụ nữ trung niên
Rối loạn.
Rối loạn cảm xúc.
Rối loạn trầm cảm.
Snh dục tiết niệu.
Trầm cảm.
Thần kinh thực vật.
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................
Chương 1 3
TỔNG QUAN..................................................................................................
1.1. Khái niệm và thuật ngữ.......................................................................
1.1.1. Khái niệm trầm cảm......................................................................
1.1.2. Khái niệm về mãn kinh.................................................................
1.2. Bệnh sinh trầm cảm ở phụ nữ trung niên..........................................

1.2.1. Giả thuyết về rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh....................
1.2.2. Giả thuyết về yếu tố sinh hóa thần kinh tuổi già...........................
1.2.3. Giả thuyết về rối loạn nội tiết........................................................
1.2.4. Giả thuyết tâm lý...........................................................................
1.3. Các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm:...............................................
1.4. Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ trung niên trên thế giới và ở
Việt Nam.................................................................................................
1.4.1. Trên thế giới..................................................................................
1.4.2. Ở Việt Nam....................................................................................
1.5. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ trung niên............
1.5.1. Yếu tố cá nhân...............................................................................
1.5.2. Yếu tố gia đình..............................................................................
1.5.3. Yếu tố cộng đồng........................................................................10
1.5.4. Hỗ trợ xã hội và chăm sóc y tế....................................................10
1.6. Khung lý thuyết..................................................................................
1.7. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu..........................................................
Chương 2 14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................


2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................14
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.....................................................................
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...............................................14
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.............................................15
2.2.4. Biến số/chỉ số nghiên cứu...........................................................16
2.2.5. Công cụ, phương pháp thu thập số liệu.......................................17
2.2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu.............................................................18
2.3. Xử lý số liệu.........................................................................................

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.....................................................
2.5. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số......
Chương 3 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................
3.1. Thực trạng trầm cảm của phụ nữ trung niên tại thành phố
Hưng Yên năm 2019............................................................................
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................
3.1.2. Tình trạng mắc bệnh trầm cảm theo thang PHQ9.......................
Số người trả lời rằng học cảm thấy mệt mỏi chiếm tỷ lệ lớn nhất
(66,3%). Theo sau là thất khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều (65,8%)
và Ăn không ngon miệng hoặc ăn quá nhiều (46,5%). Điểm
chấm theo thang trầm cảm PHQ9 là 2,8 ± 2,2............................27
Có 92,3% đối tượng nghiên cứu được chấm điểm chỉ ở mức tối thiểu
hoặc không trầm cảm, bao gồm 369 người. Mức nhẹ chiếm
4,8% và vừa phải chiếm 2,8%.....................................................28
3.2. Một số yếu tố liên quan với tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ trung niên
tại Thành phố Hưng Yên....................................................................


Những người độc thân/ly dị/ly thân hoặc góa có xu hướng mắc trầm
cảm cao hơn gấp 4,53 (95% CI = 1,75 - 10,99). Khác biệt có ý
nghĩa thống kê.............................................................................29
Những người có điều kiện kinh tế nghèo hoặc cận nghèo có xu
hướng mắc trầm cảm cao hơn 2,44 lần (95% CI = 1,07 – 5,48).
Khác biệt là có ý nghĩa thống kê.................................................29
Chương 4....................................................................................................
BÀN LUẬN................................................................................................
4.1. Thực trạng mắc trầm cảm của phụ nữ trung niên tại thành phố
Hưng Yên năm 2019............................................................................
Nghiên cứu được tiến hành trên cỡ mẫu 400 có tỷ lệ 100% là nữ

giới độ tuổi trung niên (tuổi từ 40 đến 59), mẫu được chọn ngẫu
nhiên từ 2 xã và 2 phường trên địa bàn thành phố Hưng yên. Tỷ
lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ trung niên tại Thành phố Hưng Yên
là 7,9% (31/400), có 369/400 người được chấm điểm không trầm
cảm chiếm 92,3%.................................................................................
Độ tuổi trung niên (40 – 59) là dấu mốc quan trọng trong sức khỏe
của phụ nữ. Ở giai đoạn này, phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn
kinh và mãn kinh, phụ nữ giai đoạn này có nhiều thay đổi về
thể chất cũng như tâm sinh lý dẫn tới một số vấn đề về sức
khỏe. Một trong những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ tuổi trung
niên phải đối mặt đó là nguy cơ trầm cảm cao.................................
4.1.1. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo trình độ văn hóa:..................................
4.1.2. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tình trạng hôn nhân:............................
4.1.4. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo thu nhập gia đình.................................
4.1.5. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo nhóm tuổi..............................................
4.1.6. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo hành vi sử dụng rượu..........................


Theo kết quả bảng 3.3 đa số đối tượng nghiên cứu cho biết họ
không sử dụng rượu chiếm 88,5%. Vẫn có đến hơn 10% phụ nữ
sử dụng rượu, giữa nhóm trầm cảm và không trầm cảm có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sử dụng rượu. Từ đó, gợi
ý cho những nghiên cứu về hành vi sử dụng rượu và những tác
động đến sức khỏe chuyên sâu trên riêng đối tượng phụ nữ...........
4.1.7. Tỷ lệ mắc trầm cảm với nhóm đối tượng có bệnh mạn tính........
4.1.8. Triệu chứng phổ biến và tỷ lệ mắc trầm cảm theo thang điểm
PHQ9:...................................................................................................
Theo kết quả từ bảng 3.5 số người cảm thấy mệt mỏi trong tổng số
phụ nữ được phỏng vấn là 265/400 chiếm 66,3%, kế tiếp là mất
ngủ hoặc ngủ quá nhiều 263/400 (65,8%), ăn không ngon miệng

hoặc ăn nhiều 186/400 (46,5%). Như vậy những phụ nữ độ tuổi
trung niên được phỏng vấn xuất hiện 3 triệu chứng trên vượt
trội hơn hẳn các triệu chứng khác.....................................................
Theo kết quả biểu đồ 3.2 thì có 369/400 phụ nữ được phỏng vấn
không mắc trầm cảm, 31/400 phụ nữ mắc trầm cảm chiếm tỷ lệ
7,9%, trong đó tỷ lệ mắc trầm cảm nhẹ là 19/31 (61,3%), trầm
cảm vừa 11/31 (35,5%) và trầm cảm trung bình nặng 1/3(3,2%),
kết quả này không có sự khác biệt quá nhiều với kết quả của
các tác giả khác, theo tác giả Nguyễn Thanh Cao (2012) trầm
cảm nhẹ chiếm 72,5%, 21,8% trầm cảm vừa và có 5,7% trầm
cảm nặng. Theo Phạm Văn Quý (2008) gặp số người trầm cảm
nhẹ chiếm tỷ lệ là 65,2%, số người trầm cảm vừa là 34%, chỉ có
1 người bị trầm cảm nặng, không có trầm cảm có loạn thần
[13]........................................................................................................


4.1.9. Triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên mắc trầm
cảm:......................................................................................................
4.1.10. Hỗ trợ từ gia đình, người thân và xã hội với phụ nữ trung
niên mắc trầm cảm:.............................................................................
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ trung
niên tại T.p Hưng Yên.........................................................................
4.2.1. Yếu tố điều kiện kinh tế với mắc trầm cảm:.................................
4.2.2. Yếu tố hoàn cảnh gia đình với mắc trầm cảm:.................................
Trong nghiên cứu của chúng tôi những người có hoàn cảnh độc thân,
ly dị, ly thân hoặc góa có xu hướng mắc tràm cảm cao hơn
gấp 4,53 lần, như vậy hoàn cảnh gia đình sống độc thân, ly
dị, ly thân, góa là yếu tố thuận lợi mắc trầm cảm, kết quả
này của chúng tôi tương tự các nghiên cứu của nhiều tác
giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam.....................................

4.2.3. Yếu tố khó khăn vượt quá sức chịu đựng với mắc trầm cảm:........
Bảng 3.9 cho thấy các yếu tố khó khăn vượt quá sức chịu đựng có
mối liên quan nhiều đến thực trạng mắc trầm cảm ở phụ
nữ trung niên. Các yếu tố vượt quá sức chịu đựng có vấn
đề ly dị hoặc ly thân khiến khả năng mắc trầm cảm tăng
lên 6,09 lần. Con cái hư hỏng chiếm 12/31 (38,7%) thường
là con nghiện hút, cờ bạc, hỗn láo, bất hiếu, con dâu cãi bố
mẹ chồng, các con đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng bố
mẹ, con cái bất đồng quan điểm mất đoàn kết những điều
này làm bà mẹ phải suy nghĩ từ đó dẫn tới trầm cảm. Một
câu hỏi được đặt ra là vì sao con cái hư hỏng lại là yếu tố
thuận lợi dẫn tới trầm cảm của các bà mẹ tuổi trung niên.
Người Việt Nam có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” vì vậy ở
độ tuổi xế chiều những bà mẹ phải chứng kiến cảnh con


cái hư hỏng, bất hiếu thì hiển nhiên sẽ làm cha mẹ nói
chung và các bà mẹ nói riêng chắc chắn sẽ đau lòng..............
Kế tiếp là mất mát người thân 12/31 phụ nữ trầm cảm có yếu tố mất
mát người thân trước đó chiếm tỷ lệ 38,7%. Phụ nữ trung
niên tuổi 40 – 59 phải chứng kiến người thân mất như
chồng, con.. sẽ là một yếu tố thuận lợi gây trầm cảm. Tình
trạng li dị, ly thân chồng cũng là yếu tố thuận lợi gây trầm
cảm 6/31 (19,4%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với các
tác giả [1], [8], [12], [64].............................................................
4.2.4. Yếu tố tiền sử gia đình có người mắc trầm cảm với mắc trầm
cảm:.............................................................................................
4.2.5. Yếu tố hỗ trợ với mắc trầm cảm........................................................
Kết quả tại bảng 3.11 cho thấy việc nhận được sự hỗ trợ đây đủ có
mối tương quan tỷ lệ nghịch đối với xu hướng mắc bệnh

trầm cảm. Các đội tượng nghiên cứu của chúng tôi có biểu
hiện trầm cảm thì nhận được sự hộ trợ từ gia đình, bạn
bè, xã hội, cộng đồng thấp hơn nhóm không bị trầm cảm.
......................................................................................................
4.2.6. Yếu tố tiền sử bệnh mạn tính với mắc trầm cảm:............................
Theo kết quả tại bảng 3.12 chúng ta thấy bệnh mạn tính có liên quan
chặt chẽ đến trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu. Tình trạng
đau nửa đầu có mối tương quan có ý nghĩa thống kê đối
với tình trạng trầm cảm trên đối tượng nghiên cứu, theo
bảng số liệu số người có trầm cảm họ có có biểu hiện đau
nửa đầu là 9/31 (23,7%).............................................................
Bất cứ bệnh mãn tính hoặc bệnh nặng nào đều có thể dẫn đến trầm
cảm [63]. Nhiều loại thuốc dùng cho các bệnh mãn tính có
thể gây ra trầm cảm. Trong số đó có thuốc giảm đau trong
bệnh viêm khớp, thuốc hạ cholesterol, thuốc điều trị cao


huyết áp và bệnh tim, thuốc giãn phế quản được sử dụng
cho bệnh hen suyễn và các bệnh phổi khác. Các nghiên
cứu đã báo cáo có sự liên kết mạnh mẽ giữa trầm cảm và
đau đầu, bao gồm đau đầu mãn tính và đau nửa đầu. Một
vài nghiên cứu chỉ ra rằng một hội chứng đau nửa đầu, lo
lắng, và trầm cảm là do các yếu tố phổ biến, chẳng hạn
như bất thường trong các chất hoá học, đặc biệt là
dopamine hay serotonin. Ngoài ra, bệnh nhân Parkinson,
chấn thương cột sống, và các vấn đề tương tự khác mà làm
giảm khả năng vận động hay suy nghĩ thường gây ra trầm
cảm. Bệnh nhân bị suy tim hoặc bệnh nhân đã bị một cơn
đau tim cũng có thể có nguy cơ bị trầm cảm. Một số
nghiên cứu gần đây cho thấy trầm cảm có thể làm tăng

nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đường có thể
làm tăng nguy cơ trầm cảm [64], [65]. Theo tác giả Egede
(2010) (Diabetes and depression: Global perspectives), đái
tháo đường và trầm cảm là 2 bệnh liên quan chặt chẽ với
gánh nặng bệnh tật, tử vong và chi phí chăm sóc sức khỏe.
Sự song hành của trầm cảm và đái tháo đường có liên
quan đến giảm khả năng điều trị, giảm chuyển hóa, tăng
biến chứng, giảm chất lượng cuộc sống, tăng chi phí điều
trị, tăng mức độ tàn tật và giảm khả năng lao động và tất
yếu gia tăng nguy cơ tử vong [66].............................................
4.2.7. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ với mức độ trầm
cảm:.............................................................................................
KẾT LUẬN....................................................................................................
Từ kết quả nghiên cứu, một số yếu tố liên quan đến trầm cảm phụ nữ
được chỉ ra là:.............................................................................


Điều kiện kinh tế khi người có khó khăn về kinh tế có xu hướng mắc
trầm cảm cao hơn.......................................................................
Đối tượng có tuổi càng cao càng có nguy cơ bị trầm cảm hơn..................
Những triệu chứng tiền mãn kinh, đặc biệt là triệu chứng về hoạt
động tình dục có xu hướng thúc đẩy nguy cơ trầm cảm........
Sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, người thân đóng vai trò quan trọng
trong dự phòng trầm cảm..........................................................
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................
PHỤ LỤC 1....................................................................................................
PHỤ LỤC 2....................................................................................................
Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu...........................................................



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp trong cộng đồng và
đang có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của xã hội. Theo Tổ chức Y
tế Thế giới, hàng năm có khoảng 5% dân số thế giới có biểu hiện bệnh lý trầm
cảm [1],[2]. Dự báo đến năm 2020, trầm cảm sẽ đứng hàng thứ hai trong
những nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu [3].
Độ tuổi trung niên (40-59) là thời điểm người phụ nữ trải qua quá
trình mãn kinh. Hiện nay trên cả nước, ước tính có khoảng 16% phụ nữ
đang ở trong độ tuổi này (tương đương khoảng 15 triệu phụ nữ). Đây là
giai đoạn trong cơ thể phụ nữ có những thay đổi về nội tiết tố một cách
đáng kể. Mãn kinh gây ra các triệu chứng có thể làm suy giảm nghiêm
trọng sức khoẻ thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Thiếu hụt estrogen
kéo dài suốt quãng đời còn lại làm suy giảm quá trình chuyển hoá và tăng
nguy cơ gây viêm nhiễm, từ đó góp phần vào sự phát triển của các bệnh
không lây nhiễm - nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong gánh nặng bệnh
tật ở Việt Nam, tăng nguy cơ tử vong sớm và tăng số năm sống trong tàn tật
[4]. Ngoài các vấn đề về thể chất do sự thay đổi về sức khỏe trong giai đoạn
mãn kinh, phụ nữ trong độ tuổi này còn đối mặt với nguy cơ cao khởi phát
trầm cảm mới hoặc tái diễn trầm cảm. Nghiên cứu của Timur và cộng sự tại
Ấn Độ cho thấy tỷ lệ triệu chứng trầm cảm ở 685 phụ nữ tiền mãn kinh và
mãn kinh là 41,8% [5]. Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Li Y và cộng sự cho

thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở những phụ nữ này là
23,9% [6].
Ở Việt Nam, đã có một số báo cáo về tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mãn
kinh. Đinh Thị Hoan (2001) tỷ lệ trầm cảm phụ nữ mãn kinh trong nghiên
cứu tại Hà Nội là 5,6%, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008) và cộng sự nghiên


2

cứu trên phụ nữ quanh thời kỳ mãn kinh đến khám tại phòng khám phụ
khoa Bệnh viện Từ Dũ cho kết quả tỷ lệ trầm cảm là 37,9%. Tuy nhiên,
bằng chứng cho vấn đề này ở Việt nam vẫn còn rất hạn chế. Việc nhận thức
các biểu hiện của trầm cảm, đặc biệt là ở phụ nữ độ tuổi trung niên thời kỳ
mãn kinh là rất cần thiết, để từ đó có những tư vấn điều trị sớm sẽ giúp ích
cho hiệu quả điều trị. Ngoài ra, việc tìm hiểu các yếu tố liên quan dẫn tới
trầm cảm ở phụ nữ trung niên là rất quan trọng từ đó sẽ có những giải pháp
nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm phụ nữ này. Do đó, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ trung niên và một số
yếu tố liên quan tại thành phố Hưng Yên năm 2019” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng trầm cảm ở phụ nữ trung niên tại thành phố Hưng
Yên năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của phụ nữ
trung niên tại thành phố Hưng Yên năm 2019.


3

Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. Khái niệm và thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm trầm cảm
Theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10), giai đoạn trầm cảm
được đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm mất quan tâm thích thú, giảm năng
lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động. Ngoài các triệu chứng đặc
trưng, còn có các triệu chứng phổ biến, rối loạn hành vi, nhận thức, các
triệu chứng cơ thể..., các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 2 tuần. Tùy
theo mức độ trầm cảm mà công việc gia đình, nghề nghiệp, xã hội bị ảnh
hưởng ít hay nhiều.
Trầm cảm ở phụ nữ độ tuổi 40-59 biểu hiện triệu chứng thường không
điển hình, nhiều trường hợp các triệu chứng cơ thể nổi bật, che lấp các triệu
chứng cảm xúc. Thường gặp là các phàn nàn về sự mệt mỏi kéo dài, biểu hiện
tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu sinh dục, và các triệu chứng đau. Trầm
cảm ở phụ nữ tác động rõ rệt đến cuộc sống gia đình, xã hội [3].
1.1.2. Khái niệm về mãn kinh
* Tiền mãn kinh: là thuật ngữ được sử dụng ở các phụ nữ tuổi khoảng
gần cuối những năm 40 tới xung quanh tuổi 50 mà chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu
có thay đổi thất thường hoặc có biểu hiện của vô kinh từ 3-11 tháng. Trong
khoảng thời gian này bắt đầu xuất hiện sự dao động thất thường của các
hormone sinh sản, có các biểu hiện sinh lý của mãn kinh (giảm ham muốn
tình dục, khô âm đạo, bốc hỏa…). Thời gian trung bình của giai đoạn này là
3,8 năm [6].


4

* Mãn kinh: được định nghĩa là sự dừng vĩnh viễn của chu kỳ kinh
nguyệt, là kết quả sự mất chức năng hoàng thể buồng trứng. Hiện tượng mãn
kinh là tình trạng vô kinh ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng.
* Tuổi mãn kinh: Tuổi đời sinh sản của người phụ nữ nói chung được

tính từ khi có kỳ kinh đầu tiên ở lứa tuổi dậy thì đến kỳ kinh nguyệt cuối
cùng. Mãn kinh tự nhiên điển hình (nhưng không phải là tất cả) thường xảy ra
ở phụ nữ trung tuổi, ở cuối những năm 40 tuổi và đầu những năm 50 tuổi và
là dấu hiệu của sự kết thúc thời kỳ sinh sản trong cuộc đời người phụ nữ.
Theo WHO tuổi mãn kinh trung bình ở phụ nữ dao động ở tuổi 51. Tuổi trung
bình mãn kinh tự nhiên ở Australia là 51,7 tuổi [7]. Ở các nước phát triển, tuổi
mãn kinh trung bình là 51-52. Phạm Minh Đức và cộng sự (2004), nghiên cứu
mãn kinh bảy vùng sinh thái đại diện cho Việt Nam, tuổi mãn kinh trung bình
phụ nữ Việt Nam là 46-52 [5].
1.2. Bệnh sinh trầm cảm ở phụ nữ trung niên
Cho tới hiện nay có nhiều giả thuyết riêng giải thích về bệnh sinh của
trầm cảm phụ nữ trung niên độ tuổi 40-59, nhưng chưa giả thuyết nào mà
riêng nó có thể giải thích đầy đủ và loại trừ được các giả thuyết khác.
1.2.1. Giả thuyết về rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh
Ở phụ nữ trung niên thời kỳ mãn kinh, giả thuyết này đề cập tới vai trò
của sự suy giảm của estrogene. Tác dụng sinh lý bình thường của estrogene
với các chất dẫn truyền thần kinh [8],[9]:
1.2.2. Giả thuyết về yếu tố sinh hóa thần kinh tuổi già
Ở tuổi già có sự giảm trọng lượng của não và tăng thể tích nước, một
phần do tế bào thần kinh ở vỏ não giảm đi rõ rệt khi tuổi cao. Đồng thời người
ta nhận thấy hiện tượng thoái triển các khớp thần kinh, các nhánh tận và đuôi


5

gai cũng thường xảy ra vào tuổi già. Đó là một giả thuyết về bệnh sinh của
trầm cảm ở người cao tuổi nói chung
1.2.3. Giả thuyết về rối loạn nội tiết
Vai trò của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận trong bệnh
sinh trầm cảm được nhiều nhà khoa học thừa nhận. Trong RLTC sự thay đổi

nội tiết do rối loạn trục dưới đồi - tuyến yên -tuyến thượng thận, dẫn đến làm
thay đổi nồng độ cortisone trong máu, não. Vai trò của nội tiết tố giáp trạng
TSH, TRH, T3, T4 cũng được một số tác giả nêu lên, đồng thời thấy giảm
nồng độ TSH, thay đổi nồng độ TSH trong ngày, tăng nồng độ T3, T4 ở bệnh
nhân trầm cảm đơn cực [2].
1.2.4. Giả thuyết tâm lý
Lý thuyết tâm lý tập trung vào các yếu tố ngoài thay đổi sinh học. Các
sang chấn tâm lý có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc là yếu tố thuận lợi cho
sự khởi phát và tái diễn trầm cảm. Các triệu chứng cảm xúc được xem như
đáp ứng với vai trò và chức năng của phụ nữ đã được thay đổi có liên quan tới
tuổi như vấn đề về sức khỏe bản thân, sự quan tâm đến tuổi già, bệnh tật của
cha mẹ, bản thân trở thành mẹ vợ hay mẹ chồng... Các yếu tố tâm lý như gánh
nặng chăm sóc cha mẹ già yếu, cảm giác cô đơn khi các con trưởng thành rời
gia đình sống riêng, hôn nhân không hạnh phúc của các con, mất người thân,
khó khăn về kinh tế, nghỉ hưu, quá lo lắng về triệu chứng mãn kinh, thay đổi
vai trò và chức năng của bản thân trong gia đình (trở thành mẹ vợ hoặc mẹ
chồng, có thêm con dâu, con rể)…là các sang chấn tâm lý gây ra các triệu
chứng buồn chán và các triệu chứng khác [10], [11].
1.3. Các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm:
* Ba triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
+ Giảm khí sắc.


6

+ Mất mọi quan tâm và thích thú.
+ Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.
* Bảy triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm
+ Giảm sút sự tập trung và chú ý.
+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.

+ Những ý tưởng bị tội, không xứng đáng.
+ Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan.
+ Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.
+ Rối loạn giấc ngủ: ngủ nhiều hoặc ngủ ít, thức giấc lúc nửa đêm hoặc
dậy sớm.
+ Ăn ít ngon miệng.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn TC theo ICD 10
(1) Trầm cảm nhẹ, phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của TC và phải có
ít nhất 2/7 triệu chứng phổ biến khác của TC.
(2) Trầm cảm vừa, phải có ít nhất 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm
cảm và phải có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm.
(3) Trầm cảm nặng, phải có 3/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và
phải có ít nhất 4/7 triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm.
1.4. Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ trung niên trên thế giới và ở Việt
Nam
1.4.1. Trên thế giới
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý có tỷ lệ gặp cao ở các nước trên thế
giới đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm


7

xác định bệnh lý này. Tại Ấn Độ, Priya Bansal, Anurag Chaudhary và cộng sự
(2015) tiến hành nghiên cứu thực trạng trầm cảm và lo âu ở phụ nữ trung niên
tuổi 40-60 tại vùng Punjab, kết quả tỷ lệ trầm cảm vừa phải (49,5%), trầm
cảm nhẹ (29,4%) và trầm cảm nặng (7,8%).
Tại Thổ Nhĩ Kỳ theo nghiên cứu của Taşhan và Sahin (2010) nghiên
cứu trên 685 phụ nữ từ 45 đến 59 sống ở Malatya cho kết quả tỷ lệ mắc các
triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh là 41,8%. Tại
Trung Quốc Li Y và cộng sự (2008) tiến hành nghiên cứu trên 1280 phụ nữ

trong độ tuổi 45-59 ở thành phố Bắc Kinh. Tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm
cảm và lo âu ở những phụ nữ này lần lượt là 306 (23,9%) và 131 (10,2%).
Chedraui (2006) nghiên cứu trên các phụ nữ đã mãn kinh tại Equador
thấy một tỷ lệ rất cao (67,4%) phụ nữ cảm nhận mình bị trầm cảm. Yahya
(2002) thực hiện nghiên cứu cắt ngang 1337 phụ nữ mãn kinh tự nhiên ở
Lahore (Pakistan) thấy các rối loạn thời kỳ này bao gồm: khó ngủ (65.4%);
hay quên (57.7%); triệu chứng tiết niệu (56.2%), lo âu (50.8%) và trầm cảm
(38,5%).
1.4.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học trầm cảm
cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng khoảng từ 3 đến 8%.
Đối với các nghiên cứu ở đối tượng đặc biệt như người cao tuổi và phụ nữ
trung niên thời kỳ mãn kinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nhiều.
Theo Nguyễn Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động, Thường
Tín Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35% dân số ≥ 15 tuổi.
Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 5/1. Tỷ lệ mắc ở độ tuổi 30-59 là 58,21%, từ 60
tuổi trở lên là 36,9%. Tỷ lệ mới mắc là 0,48%. Đại đa số bệnh nhân (94,24%)
mắc bệnh trên 1 năm. Số mắc bệnh trên 4 năm có tỷ lệ 70,3%. Tính chất tiến


8

triển mạn tính rất rõ rệt (93,6% là trầm cảm tái diễn). Các giai đoạn trầm cảm
đơn độc chiếm 6,3% số ca. Trầm cảm tái diễn có loạn thần tỷ lệ 2,3% và rối
loạn cảm xúc lưỡng cực 3,46%. Các yếu tố tâm lý - xã hội theo thứ tự tăng
dần: sống độc thân, ly thân, góa bụa, stress cường độ mạnh, đông con, stress
trung bình, bệnh cơ thể [12].
1.5. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ trung niên
1.5.1. Yếu tố cá nhân
- Trình độ học vấn: Tỷ lệ mắc TC ở nhóm THPT và nhóm chuyên nghiệp

cao hơn các nhóm, nhóm mù chữ, như vậy trình độ học vấn tăng thì tỷ lệ trầm
cảm tăng [13]
- Bị áp lực, quá tải trong công việc: công việc căng thẳng, như làm
công tác nghiên cứu khoa học, quản lý, làm việc quá sức, quá thời gian,
kéo dài ... thường là nguyên nhân của stress, tái diễn nhiều lần dẫn đến
trầm cảm [14]
- Hưu trí hay nghỉ mất sức lao động: hưu trí, mất sức là yếu tố nguy cơ
làm gia tăng mắc trầm cảm [15].
- Mắc bệnh mãn tính: Theo Robert G. Robinson (2002) tỷ lệ mắc trầm
cảm ở những người khỏe mạnh thấp hơn rất nhiều so với những người đang
mắc bệnh. Tỷ lệ mắc trầm cảm trong nhóm bệnh nhân rất cao, từ 20 đến 40%.
Trầm cảm đơn thuần hoặc kết hợp với các bệnh lý khác đều gây những tổn hại
nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần [16], [17]
- Sống cô đơn kéo dài: phụ nữ sống độc thân hoặc không có con nguy
cơ trầm cảm cao gấp gần 2,75 lần bình thường [18].
- Tiền mãn kinh: Biến động nội tiết có thể gây ra trầm cảm khi phụ nữ
được chuyển sang thời kỳ mãn kinh. Giấc ngủ bị gián đoạn cũng rất phổ biến


9

trong thời tiền mãn kinh và có thể đóng góp vào trầm cảm. Khi phụ nữ đi vào
thời kỳ mãn kinh, triệu chứng trầm cảm thường có xu hướng suy yếu dần
[19], [20].
- Tiền sử trầm cảm: đã từng phải đi thăm khám về tâm sinh lý, tiền căn
đã được chẩn đoán trầm cảm và sử dụng những thuốc chống suy nhược cơ thể
thì tỷ lệ trầm cảm ở thời kỳ mãn kinh là 39,1% [21].
- Thua lỗ trong kinh doanh, mất việc: thua lỗ trong kinh doanh, mất việc
làm, bị luân chuyển công tác sang vị trí thấp hơn đều ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc
trầm cảm [20].

1.5.2. Yếu tố gia đình
- Tình trạng kinh tế nghèo: Theo Laura A. Pratt and Debra J. Brody
(2014), trầm cảm là phổ biến hơn ở phụ nữ và những người trong độ tuổi 4059. Những người sống dưới mức nghèo khó có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
cao gấp gần 2 lần so với những người trên mức nghèo [22].
- Người thân chết: chồng, con cháu, anh em chết đột ngột, gây nhiều
thương đau cũng là yếu tố thúc đẩy trầm cảm ở phụ trung niên [1].
- Ly hôn, ly thân: tan vỡ gia đình ly hôn, ly thân là nguy cơ làm gia tăng
mắc trầm cảm ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh nói riêng và phụ nữ trưởng thành
nói chung [10], [23].
- Xung đột gia đình: xung đột gia đình như cãi nhau với chồng, bất
hòa con cháu.
- Con cái hư hỏng: là một trong các yếu tố thúc đẩy stress dẫn tới trầm
cảm thường là con nghiện hút, cờ bạc, hỗn láo, bất hiếu, con dâu cãi trả mẹ
chồng, con cái không ai nhận nuôi dưỡng mẹ, con cái bất đồng quan điểm [1].


×