Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI e LEARNING môn học NHÀ nước và PHÁP LUẬT tại TRƯỜNG đại học y hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.14 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI E-LEARNING
MÔN HỌC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 - 2017

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI E-LEARNING
MÔN HỌC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA


KHÓA 2013 - 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS.Phạm Tường Vân

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Đại học trường Đại học Y Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại
học Y Hà Nội, các thầy cô Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng,
các thầy cô của Bộ môn Y đức – Tâm lý học đã giảng dạy những bài học quý
giá, tạo điều kiện giúp đỡ và nhiệt tình đóng góp giúp tôi hoàn thiện khóa luận
tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Tường Vân, là người
thầy đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và chỉ dạy cặn kẽ cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới người thân, gia đình và bạn
bè đã luôn là chỗ dựa vững chắc, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thiện khóa luận này.
Sinh viên

Lê Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
- Bộ môn Y đức –Tâm lý học

- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Tường Vân.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên
Lê Thu Hiền

năm 2017


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASTD
CNTT
ĐHQG TP. HCM
ĐHQGHN
ĐHYHN
IDC
KTX
LCMS
LMS
NN&PL
QLĐTĐH
TBC
YHDP

YTCC
TTB

American Society for Training and Development
Công nghệ thông tin
Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Y Hà Nội
International Data Corporation
Kí túc xá
Learning Content Management System
Learning Management System
Nhà nước và Pháp luật
Quản lý đào tạo đại học
Trung bình chung
Y học dự phòng
Y tế công cộng
Trang thiết bị


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Giới thiệu về e-Learning.........................................................................3
1.1.1. Khái niệm về e-Learning.....................................................................3
1.1.2. Thành phần và cấu trúc hệ thống e – Learning.....................................4
1.1.3. Hình thức học tập với e-Learning........................................................5
1.1.4. Đặc điểm của e-Learning.....................................................................6
1.2. Thực trạng triển khai e-Learning............................................................7
1.2.1. Thực trạng sử dụng e-Learning............................................................7

1.2.2. Một số nghiên cứu về hiệu quả của e-Learning....................................9
1.3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện e-Learning..................................11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............17
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................17
2.1.1. Địa điểm...........................................................................................17
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................17
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................17
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu....................................................................17
2.5. Khung lý thuyết nghiên cứu..................................................................18
2.6. Biến số chỉ số........................................................................................19
2.7. Kỹ thuật và công cụ...............................................................................24
2.7.1. Kỹ thuật............................................................................................24
2.7.2. Công cụ............................................................................................24
2.8. Quản lý và phân tích số liệu..................................................................24
2.9. Sai số và cách khắc phục.......................................................................24


2.9.1. Sai số................................................................................................24
2.9.2. Cách khắc phục.................................................................................25
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu.................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................26
3.1. Thông tin và điều kiện học tập của đối tượng.......................................26
3.2. Quá trình thực hiện khóa học E-Learning theo quan điểm sinh viên....30
3.2.1. Thực trạng triển khai khóa học E-Learning theo quan điểm sinh viên. 30
3.2.3. Kết quả đầu ra sau khóa học theo quan điểm sinh viên.......................32
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình học e-Learning môn Nhà nước
và Pháp luật theo quan điểm sinh viên....................................................35
3.3.1. Thuận lợi trong quá trình học e-Learning theo quan điểm sinh viên....35
3.3.2. Khó khăn trong quá trình học e-Learning theo quan điểm sinh viên....36

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................44
4.1. Quá trình thực hiện e-Learning môn học Nhà nước và Pháp luật ở sinh
viên..........................................................................................................44
4.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện e-Learning môn học Nhà nước và
Pháp luật ở sinh viên...............................................................................47
4.4.1. Thuận lợi khi thực hiện e-Learning môn học Nhà nước và Pháp luật. .47
4.4.2. Khó khăn khi thực hiện e-Learning môn học Nhà nước và Pháp luật. .48
KẾT LUẬN....................................................................................................52
KIẾN NGHỊ....................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thuận lợi và khó khăn khi chuyển đổi các khóa học truyền thống
sang khóa học e-Learning.............................................................13
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh viên........................................................................26
Bảng 3.2. Khả năng tin học và tự giác học tập của sinh viên........................27
Bảng 3.3. Điều kiện học tập của sinh viên tham gia khóa học......................28
Bảng 3.4. Tình trạng thực hiện khóa học ở sinh viên....................................30
Bảng 3.5. Kỹ năng, kiến thức, thái độ của sinh viên về môn NN&PL trước
và sau khóa học.............................................................................32
Bảng 3.6. Sự hài lòng với khóa học NN&PL và sự phù hợp của phương pháp
E-Learning với môn học...............................................................33


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện e-Learning.......15
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu đánh giá quá trình triển khai thực hiện eLearning........................................................................................18



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng nhu cầu nâng
cao nguồn nhân lực y tế, phương thức dạy học dựa trên công nghệ truyền
thông và thông tin (e-Learning) ngày càng phổ biến và tỏ rõ tầm quan trọng
của nó [1].
Phương thức giảng dạy truyền thống với việc lấy người dạy làm trung
tâm, tiếp nhận kiến thức thụ động từ phía sinh viên đang dần được thay thế
bởi phương pháp e-Learning, khi người học cũng như người dạy không còn bị
giới hạn bởi không gian thời gian, có thể chủ động học tập, thảo luận vào bất
cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Không những thế, với cách thiết kế bài giảng
tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh đã làm tăng thêm tính hấp dẫn
sinh động của bài học, thu hút sinh viên trong việc tiếp nhận kiến thức, đồng
thời cũng linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian, cách học và cập nhật liên tục
về nội dung [1].
Hệ thống y tế và sức khỏe của Việt Nam hiện nay đòi hỏi một sự tăng
cường về chất lượng nguồn lực y tế, trong tình hình đó, thông tin và công
nghệ truyền thông có thể và có lẽ nên đóng một vai trò ảnh hưởng quan trọng
trong y học và chăm sóc sức khỏe bao gồm cả công nghệ y tế, chia sẻ thông
tin, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu [2]. Trong các trường đại học đào
tạo y khoa, các phương pháp dạy học truyền thống vẫn còn hữu ích, thế
nhưng phương pháp này khó đưa ra được thông tin hữu hiệu nhất cho sinh
viên. Đối với giáo dục y tế, khoa học và công nghệ thông tin tạo ra những cơ
hội mới sáng tạo cho sinh viên, đồng thời cũng là những thách thức đối với
giảng viên và các trường đại học [2]. E – Learning rõ ràng là một phương tiện
hữu ích trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy y khoa, đổi mới trong
truyền đạt kiến thức, đẩy mạnh tính chủ động của sinh viên, từ đó nhằm phát

triển và đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực y tế, e-Learning không chỉ
đáp ứng nhu cầu cho các trường đại học thành thị, mà còn là nhu cầu cho các
chương trình đào tạo cán bộ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.


2

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, phương pháp e-Learning vẫn còn
tồn tại một số khuyết điểm như việc thiếu hụt sự giao tiếp cần thiết giữa người
dạy và người học, chi phí cao, gói thiết kế kém, công nghệ không đầy đủ,
thiếu kỹ năng [3] khó khăn trong việc giảng dạy những môn thực nghiệm [4],
tương tác xã hội kém, thiếu động lực học ở sinh viên [5]. Và vì nhiều lý do
khác nhau, e-Learning cho đến nay vẫn chưa được khai thác một các triệt để,
chưa được áp dụng như một công cụ dạy và học năng động, hiệu quả để mang
lại lợi ích mới [1].
Nằm trong dự án “Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế”, hệ
thống đào tạo e-Learning tại Trường đại học y Hà Nội đã được xây dựng và
đang trong quá trình triển khai thực hiện. Thời gian tới, bộ môn Y đức thuộc
Viện đào tạo YHDP & YTCC của Trường sắp sửa áp dụng giảng dạy môn học
“Nhà nước và pháp luật” bằng phương pháp e-Learning. Trong bối cảnh đó,
việc đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của việc triển khai e-Learning, đặc biệt
là từ quan điểm của sinh viên, những đối tượng trực tiếp tham gia và thu nhận
kết quả từ e-Learning, là hết sức cần thiết nhằm hiểu rõ quá trình thực hiện eLearning từ phía sinh viên, đồng thời tìm hiểu những thuận lợi khó khăn mà
sinh viên gặp phải, để có thể đưa ra những khuyến nghị cần thiết góp phần cải
thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy, phát triển nguồn nhân lực y tế. Do đó
chúng tôi quyết định tiến hành tại Trường Đại Học Y Hà Nội đề tài nghiên
cứu: “Đánh giá triển khai E-Learning môn học Nhà nước và Pháp luật tại
Trường Đại học Y Hà Nội năm 2017” với hai mục tiêu:
1.


Mô tả quá trình triển khai e-Learning môn học Nhà nước và
Pháp luật theo quan điểm của sinh viên tại Trường đại học Y Hà Nội
năm 2017.


3

2.

Mô tả thuận lợi và khó khăn khi học e-Learning môn học Nhà
nước và Pháp luật của sinh viên tại Trường đại học Y Hà Nội năm
2017.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về e-Learning
1.1.1. Khái niệm về e-Learning
Giáo dục điện tử (e-Learning) từ lâu đã là một khái niệm phổ biến trên
thế giới. E-Learning là viết tắt của từ Electronic Learning. Hiện nay không có
định nghĩa nào hoàn hảo về e-Learning. Từ những năm 2000, công nghệ
Internet đã thâm nhập sâu vào cuộc sống con người. Ta có thể liệt kê ra một
số giải thích như sau:
- E-Learning là sử dụng các công nghệ web và Internet trong học tập
(William Horton).
- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
- E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải
hoặc quản lý sử dụng qua nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông
khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).
- Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc

truyền tải qua nhiều kỹ thuật khác nhau như: Internet, TV, video tape, các hệ
thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun
Microsystems, Inc).


4

- Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập
thông qua các phương tiện điện tử như: Internet, Intranet, Extranet, CD-ROM,
video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân... (e-Learning site).
- “Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin,
học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát
triển khả năng cá nhân.” (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-Learning
trong doanh nghiệp).
Tuy là những định nghĩa khác nhau, nhưng các định nghĩa e-Learning có
một số điểm chung sau:
- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ
mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
- E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do nó có
tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi
thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả
năng và sở thích của từng người.
- E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện
nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế
giới với rất nhiều trường đại học, tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực eLearning ra đời.
1.1.2. Thành phần và cấu trúc hệ thống e – Learning
1.1.2.1. Mô hình chức năng [1][6]
Trung tâm của hệ thống e-Learning là hệ thống quản lý học tập (LMS –
Learning Managerment System): LMS như là một hệ thống dịch vụ hỗ trợ và
quản lý quá trình học tập của học viên. Các dịch vụ như đăng ký, giúp đỡ,

kiểm tra,…được tích hợp vào LMS.
Để tạo và quản lý một khóa học, ngoài hệ thống quản lý học tập, người
dạy còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội dung học tập (Authoring


5

Tools) để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học và được đóng gói theo chuẩn
(thường là chuẩn SCORM) gửi tới hệ thống quản lý học tập. Trong một số
trường hợp, nội dung khóa học có thể được thiết kế và xây dựng trực tiếp
không cần các công cụ Authoring tools. Những hệ thống làm được việc đó có
tên là hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (Learning Content
Management System): LCMS tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung,
là môi trường đa người dùng cho phép giảng viên và cơ sở đào tạo kết hợp để
tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung bài giảng điện tử từ
một kho dữ liệu trung tâm. Để cung cấp khả năng tương thích giữa các hệ
thống, LCMS được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội
dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội dung.
LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng
nhập của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khóa học từ LCMS
và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS.
1.1.2.2. Mô hình hệ thống
Một hệ thống e-Learning bao gồm 3 phần chính [1]:
- Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối (người
dùng), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,…
- Hạ tầng phần mềm: các phần mềm LMS, LCMS.
- Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của e-Learning
là nội dung các khóa học, các chương trình đào tạo và các phần mềm dạy học.
1.1.3. Hình thức học tập với e-Learning
1.1.3.1. Học tập trực tuyến (Online learning)

Là hình thức, việc hoàn thành khóa học được thực hiện toàn bộ trên môi
trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập. Theo cách này, e-Learning
chỉ khai thác được những lợi thế của e-Learning chứ chưa quan tâm tới thế
mạnh của dạy học trực tiếp. Thuộc về hình thức này, có hai cách thể hiện là dạy


6

học đồng bộ (Synchronous Learning) khi người dạy và người học cùng tham
gia vào hệ thống quản lý học tập và dạy học không đồng bộ (Asynchronous
Learning), khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý học tập
ở những thời điểm khác nhau [6].
1.1.3.2. Học tập hỗn hợp (blended learning)
Đây là hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai
hình thức học tập trực tuyến và dạy học trực tiếp. Theo cách này, e-Learning
được thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những
nội dung, chủ điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, với
những nội dung khác vẫn được thực hiện thông qua hình thức dạy học trực
tiếp với việc khai thác tối đa ưu điểm của nó. Hai hình thức này cần được
thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau hướng tới mục
tiêu nâng cao chất lượng cho khóa học [6].
1.1.4. Đặc điểm của e-Learning
Những đặc điểm nổi bật của e-Learning so với đào tạo truyền thống là [1]:
- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: Một khóa học eLearning được chuyển tải qua mạng tới máy tính người học, điều này cho
phép học viên học vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.
- Tính linh hoạt: Một khóa học e-Learning được phục vụ theo nhu cầu
người học, chứ không nhất thiết phải theo một thời khóa biểu cố định. Người
học có thể tự điều chỉnh quá trình học, chọn lựa cách học phù hợp nhất với
hoàn cảnh của mình.
- Dễ tiếp cận và truy cập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng trên trang

web cho phép học viên chọn lựa bài giảng, tài liệu một cách tùy ý theo trình
độ kiến thức và điều kiện truy cập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kỹ
năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của tài liệu trực tuyến.
- Tính cập nhật: Nội dung khóa học thường xuyên được cập nhật và đổi
mới nhằm đáp ứng tốt nhất kiến thức cho học viên.


7

- Hợp tác, phối hợp trong học tập: Các học viên có thể dễ dàng trao đổi với
nhau cũng như với giáo viên qua email, chatting, diễn đàn,… trong quá trình học tập.
- Tính chủ động của học viên: Môi trường e-Learning đặt học viên làm
trung tâm, vì vậy đề cao ý thức tự giác học tập của người học.
1.2. Thực trạng triển khai e-Learning
1.2.1. Thực trạng sử dụng e-Learning
1.2.1.1. Trên thế giới
E-Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. ELearning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu e-Learning
cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công
nghệ này ít hơn [7].
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ
giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của
Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and
Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao
đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000
khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc
tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các
trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình e-Learning, số người tham gia
học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. E-Learning
không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc
xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực

hiện việc triển khai E-Learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và
đã mang lại hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với
việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Công ty IDC


8

ước đoán rằng thị trường e-Learning của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong
năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai eLearning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc
gia trong lĩnh vực e-Learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu
Âu EuroPACE. Đây là mạng e-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu
Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác
với công ty e-Learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các
lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của
các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu [7].
Tại châu Á, e-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có
nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan
liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ
không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số
quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào
tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi
các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải
thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà e-Learning mang lại. Một số quốc
gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có
những nỗ lực phát triển e-Learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,... [7].
Nhật Bản là nước có ứng dụng e-Learning nhiều nhất so với các nước
khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng e-Learning chủ yếu là trong các

công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân
viên [7].
1.2.1.2. Tại Việt Nam
Từ năm 2003 đến nay, việc nghiên cứu e-Learning ở Viêt Nam đang ngày
càng được quan tâm. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ


9

trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN,
Viện CNTT – ĐHQGHN, Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học
viện Bưu chính Viễn thông,…
Trong bối cảnh đó, e-Learning cũng đã được sử dụng một cách tích cực
như là một phương thức mới để phát triển đào tạo nhân lực y tế tại các trường
đại học y khoa, nơi có nhiều chương trình đào tạo đa dạng. Hơn nữa, cán bộ y
tế đặc biệt là cán bộ vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và
dân tộc thiểu số phải thường xuyên cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng y
khoa thì e-Learning càng có vai trò quan trọng. Do đó đào tạo bằng phương
pháp e-Learning là đang một trong những hoạt động quan trọng được hỗ trợ
bởi Dự án “Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế” thuộc Bộ Y Tế hiện
đang được triển khai trên các trường y khoa trên khắp cả nước [1].
1.2.2. Một số nghiên cứu về hiệu quả của e-Learning
1.2.2.1. Trên thế giới
Một số nghiên cứu tại nước Anh đã chứng minh hiệu quả và tính linh
hoạt của e-Learning trong giảng dạy, đặc biệt là đối với sinh viên y. Kết quả
của một nghiên cứu tổng quan hệ thống do đại học Northumbria, miền bắc
nước Anh tiến hành năm 2005 cho biết cả hai nhà cung cấp giáo dục (quản lý
và giảng viên) và sinh viên cảm thấy rằng e-Learning là một phương pháp
hiệu quả trong việc cải thiện giáo dục và đào tạo, lợi ích chính của e-Learning
là sự linh hoạt nó cung cấp [3]. Theo một nghiên cứu trường hợp tại 3 trường

đại học Y năm 2016, hầu hết (67-85%) sinh viên đủ điều kiện truy cập tài liệu
trực tuyến, và giúp họ thuận lợi hơn so với các bài giảng trực tiếp [8]. Các
sinh viên có cơ hội để sử dụng e-Learning linh hoạt về thời gian và địa điểm.
Công nghệ trực tuyến đã cung cấp những cách thức mới để củng cố việc học
những chủ đề quan trọng của Y tế Công Cộng. Mặc dù sinh viên cảm thấy khó
khăn trong việc tham gia các cuộc thảo luận trực tuyến, nhưng nó cũng tạo cơ
hội cho sinh viên tìm hiểu bài học một cách sâu sắc hơn và thúc đẩy những


10

sinh viên cảm thấy không thoải mái trong các buổi thảo luận trực tiếp [8].
Như vậy có thể thấy, bằng nhiều cách khác nhau, e-Learning có thể được áp
dụng để làm tăng sự tham gia của sinh viên y khoa với giảng dạy Y tế Công
Cộng.
Không chỉ trong lĩnh vực Y tế Công Cộng, mà ngay cả với các lĩnh vực
lâm sàng, nơi đòi hỏi kỹ thuật và thực nghiệm cao, phương pháp e-Learning
cũng mang lại những kết quả tích cực. Sandip P.Tarpada và cộng sự đã tiến
hành một nghiên cứu tổng quan hệ thống, cho thấy e-Learning chứng tỏ là
một thay thế mạnh mẽ cho các kỹ thuật giảng dạy tiêu chuẩn trong giảng dạy
tai mũi họng cho cả đối tượng sinh viên và bác sĩ nội trú [9]. Gần như tất cả
kết quả nghiên cứu đều tăng đáng kể về kiến thức và sự hài lòng khi sử dụng
e-Learning so với kỹ thuật truyền thống. Một nghiên cứu khác của Tarpada
năm 2016 trong đào tạo phẫu thuật chỉnh hình cũng đã chứng minh được
những giá trị tích cực của e-Learning cho việc tăng cường học tập, cải thiện
kỹ năng lâm sàng và nâng cao sự hài lòng của người học [10]. Việc triển khai
loại hình học tập hỗn hợp (blended learning) của e-Learning làm nổi bật tính
linh hoạt và khả năng của nó trong việc đóng góp cho tương lai của ngành đào
tạo phẫu thuật chỉnh hình [10].
Bên cạnh đó, cũng có một số kết quả khác biệt. Theo nghiên cứu của Van

Lancker và cộng sự năm 2016, về hiệu quả của khóa học e-Learning đối với
kỹ năng tính toán thuốc trên sinh viên điều dưỡng, kỹ năng tính toán thuốc ở
nhóm sử dụng bài giảng trực tiếp được cải thiện đáng kể hơn so với nhóm học
e-Learning [11]. Các nghiên cứu sâu hơn có thể tập trung vào việc cải thiện
các chương trình e-Learning bằng cách bao gồm các chiến lược như sự ôn tập,
các bài tập thực hành, cung cấp thông tin phản hồi và tương tác.


11

1.2.2.2. Tại Việt Nam
Một nghiên cứu năm 2014 về kết quả đầu ra của một khóa e-Learning
trên đối tượng cử nhân Y tế Công Cộng tại Hà Nội và New York cho thấy,
khóa học e-Learning trong Y tế Công Cộng không chỉ cung cấp kiến thức
quan trọng đối với các sinh viên tham gia, mà còn cải thiện các kỹ năng
chuyên môn, vận dụng trí óc và truyền cảm hứng cho việc học tập [4]. Các
sinh viên tham gia khóa học cũng bày tỏ sự hài lòng ở mức độ cao, tất cả sinh
viên đều có mong muốn tham gia một khóa học tương tự trong tương lai. Ngoài
ra 15 trong số 36 sinh viên tham gia sẵn sàng trả tiền cho một khóa học như thế,
con số đó tăng lên đến 26 sinh viên nếu họ được cung cấp chứng chỉ sau khóa
học. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, nói chung, các sinh viên đã có một trải nghiệm
tích cực với khóa học, 86% sinh viên hoàn thành khóa học và trình độ của sinh
viên trong việc tiếp nhận kiến thức cũng được biểu hiện bởi thành công của họ
trong khóa học, khi tất cả đều qua môn và hơn một phần ba số sinh viên được
điểm A. Chúng ta cũng thấy một sự tăng lớn trong khả năng vận dụng trí óc,
chẳng hạn như các kỹ năng làm việc đọc lập, ghi nhớ, quản lý thời gian, và các
kỹ năng học tập như: phân tích, trình bày, và tìm kiếm thông tin.
1.3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện e-Learning
Khi chuyển đổi từ các khóa học truyền thống sang khóa học e-Learning,
bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn là điều không thể tránh khỏi, những

yếu tố này có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình
thực hiện, hiệu quả của khóa học e-Learning.
Một nghiên cứu tại Anh của Sue Childs và cộng sự cho biết, những rào
cản chính đối với việc áp dụng và phát triển các chương trình e-Learning đó
là: yêu cầu về sự thay đổi, chi phí, gói thiết kế kém, công nghệ không đầy đủ,
thiếu kỹ năng, cần giảng dạy trực tiếp, thời gian, sự lo ngại về máy tính [3].
Theo các nhà quản lý, đảm nhận e-Learning đòi hỏi phải thay đổi và quản lý


12

sự thay đổi này còn yếu kém, với tổ chức trì trệ và sự kháng cự của nhân viên.
Rào cản này xảy ra với sự phát triển và thực hiện chương trình. Bên cạnh đó,
thiếu thời gian cũng là mối lo ngại lớn. Thời gian là cần thiết để phát triển các
chương trình e-Learning và để đánh giá tài liệu, nhưng không có thời gian sẵn
có dành riêng cho mục đích này. Người học cũng có lo ngại về thời gian, làm
thế nào để quản lý thời gian của họ dành cho e-Learning một cách thích hợp.
Một rào cản đáng kể khác đó là vấn đề về chi phí. E-Learning có một loạt chi
phí liên quan như chi phí cho phần cứng (cung cấp, duy trì, phát triển trang
thiết bị) phần mềm, đào tạo giảng viên…Giảng viên lo ngại rằng chi phí có
thể làm tăng quy mô lớp học, sự tham gia của họ có thể dẫn đến hạn chế vì
thiếu tài liệu và phí tổn. Người học lo ngại về chi phí cho khóa học và những
yêu cầu liên quan như máy tính, truy cập internet, in ấn. Điều này có thể gây
ra những truy cập không công bằng cho những người không đủ chi phí. Một
mối bận tâm lớn đối với người học là thiếu hoặc không đầy đủ công nghệ cả ở
nhà và nơi học tập, ví dụ: máy tính, máy in, các ứng dụng, truy cập internet,
tốc độ truy cập. Công nghệ có thể bị thiết kế kém với các vấn đề về khả năng
vận chuyển và khả năng tương thích. Kỹ năng cũng là một rào cản cả với
người dạy và người học. Giảng viên thiếu kỹ năng thích hợp và cần được đào
tạo, ví dụ như kỹ năng thiết kế khóa học, phát triển và phân phối e-Learning,

công nghệ thông tin, quản lý thông tin. Người học cũng có thể thiếu các kỹ
năng cho e-Learning ví dụ: kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng tổ chức và
học tập, phương pháp học e-Learning, đánh giá phản biện, tìm kiếm internet.
Họ thiếu đào tạo và thời gian để đào tạo mặc dù một số người học có thể tránh
việc đào tạo họ cần.
Một nghiên cứu khác tại Mỹ cũng về các rào cản đối với e-Learning, 8
yếu tố rào cản được tìm thấy là: các vấn đề về quản trị, tương tác xã hội, các


13

kỹ năng học tập, kỹ năng công nghệ, động lực học, thời gian và sự hỗ trợ, chi
phí và khả năng truy cập internet và các vấn đề kỹ thuật [5].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Xuân Bách năm 2014 chỉ ra những
yếu tố liên quan đến việc cải thiện kết quả sau khóa học [4]. Trình độ tiếng
Anh ảnh hưởng đến trách nhiệm học tập trong suốt quá trình học, khả năng
truy cập dễ dàng liên quan đáng kể với những thay đổi tích cực trong kĩ năng
học thuật và cam kết giáo dục. Tương tự như vậy, tần số sử dụng máy tính ảnh
hưởng đến thay đổi tích cực về trách nhiệm, và thời gian sử dụng máy tính
dành cho việc học liên quan đến cải thiện lớn trong trách nhiệm và tương tác.
Ngược lại việc sử dụng internet thường xuyên hơn gắn liền với sự tụt giảm về
kỹ năng học thuật, khả năng trí óc và trách nhiệm.
Theo tác giả Trần Quốc Kham, Huỳnh Đình Chiến, những thuận lợi và
khó khăn khi chuyển đổi các khóa học truyền thống sang khóa học e-Learning
đối với cơ sở đào tạo được phân tích theo các khía cạnh về chi phí, thời gian
đào tạo, hiệu quả, phương tiện học tập, kỹ năng, thiết kế chương trình, tính
thuận tiện [1]. Khi xét theo quan điểm của người học cũng bao gồm một số
nội dung tương tự như: chi phí, kỹ năng, tính thuận tiện, thời gian, và bổ sung
thêm một số yếu tố về tương tác, khả năng truy cập, ý thức cá nhân.
Bảng 1.1. Thuận lợi và khó khăn khi chuyển đổi các khóa học truyền thống

sang khóa học e-Learning
Thuận lợi
Quan điểm của cơ sở đào tạo
Giảm chi phí đào tạo: Sau khi đã

Khó khăn
Chi phí phát triển một khóa học:

phát triển xong, một khóa học e- Việc học qua mạng còn mới mẻ và cần
Learning có thể dạy cho hàng ngàn có các chuyên viên kỹ thuật để thiết kế
học viên với chi phí chỉ cao hơn một khóa học.
chút so với tổ chức đào tạo cho 20
học viên.


14

Rút ngắn thời gian đào tạo: Việc

Lợi ích của việc học trên mạng

học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc vẫn chưa được khẳng định: Cơ sở
cho một lượng lớn học viên mà không đào tạo phải chứng tỏ cho học viên thấy
bị giới hạn bởi số lượng giảng viên với học phí tương đương nhưng ehướng dẫn hoặc lớp học.

Learning mang lại hiệu quả cao hơn so

với học truyền thống trên lớp.
Cần ít phương tiện hơn: Các
Yêu cầu kỹ năng mới: Cơ sở đào

máy chủ và phần mềm cần thiết cho tạo phải đào tạo cho giảng viên những
việc học trên mạng có chi phí rẻ hơn kỹ năng mới để thiết kế chương trình
rất nhiều so với trang bị các phòng dạy, soạn giáo án, quản lý lớp học được
học, bảng, bàn ghế, và các cơ sở vật tốt nhất
chất khác.
Rút ngắn được khoảng cách địa

Đòi hỏi phải thiết kế lại chương

lý: Giảng viên và học viên không trình đào tạo: Cơ sở đào tạo phải xây
phải tập trung gặp nhau trên lớp.

dựng các khóa học sao cho khắc phục
được hạn chế trong trường hợp học viên
không có kết nối mạng với tốc độ cao,
đảm bảo tiến độ và chất lượng bài giảng.

Tổng hợp được kiến thức: Việc
học trên mạng có thể giúp học viên
nắm bắt được nhiều kiến thức hơn, có
cái nhìn tổng quan, dễ dàng sàng lọc,
và tái sử dụng chúng.
Quan điểm của người học
Có thể học vào bất cứ lúc nào, tại
bất kỳ nơi đâu.

Kỹ thuật phức tạp: Trước khi bắt
đầu khóa học, học viên phải thông thạo
các kỹ năng mới như các kỹ năng về
ngôn ngữ, đánh máy và sử dụng máy

tính, …


15

Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Chi phí kỹ thuật cao: Học viên
phải trang bị máy tính kết nối mạng và
có kiến thức sử dụng máy tính thông

thạo.
Có thể tự quyết định việc học của
Không tiếp xúc trực tiếp với bạn
mình. Học viên chỉ học những gì mà học và giảng viên trong lớp mà chỉ trao
họ cần.
đổi, thảo luận trên mạng.
Khả năng truy cập cao: Việc tiếp
Yêu cầu ý thức cá nhân cao: Việc
cận những khóa học trên mạng được học qua mạng yêu cầu bản thân học
thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với viên phải có trách nhiệm hơn đối với
những người không có khả năng việc học của chính họ.
nghe, nhìn; những người học ngoại
ngữ hai; và những người bị mắc
chứng khó đọc.
Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện, phát triển và
hiệu quả của e-Learning như yêu cầu thay đổi, thiết kế, kỹ năng, chi phí, thời
gian, hạ tầng công nghệ thông tin, tình trạng sử dụng máy tính và internet,
động lực học tập, tương tác xã hội, hỗ trợ được thể hiện dưới sơ đồ sau:


Chi phí

Thời gian

Công nghệ

Động lực

Tương tác

Kỹ năng
Thiết kế
Yêu cầu thay
đổi

Thực hiện e-Learning

Hỗ trợ
Tình trạng sử
dụng công
nghệ

Sơ đồ 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện e-Learning


16

Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã cho thấy tính
hiệu quả và những ưu điểm của phương pháp e-Learning so với cách thức đào
tạo truyền thống, tuy vẫn còn có kết quả chỉ ra rằng không có sự khác biệt

giữa hai cách thức đào tạo trong việc cải thiện tình trạng học tập của sinh viên
y. Trong khi đã có khá nhiều nghiên cứu về e-Learning tại các nước Âu Mĩ,
thì ở Việt Nam, các nghiên cứu về e-Learning trên sinh viên y khoa vẫn còn
rất ít, đặc biệt là về đánh giá quá trình triển khai theo quan điểm của sinh viên
cũng như là những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi thực hiện phương
pháp này.


×