Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU LPG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.22 KB, 14 trang )

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU LPG TRÊN THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM
2.1. Quá trình xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
2.1.1 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu
Theo số liệu thống kê từ Báo Sài Gòn tiếp thò 11/2003, trong tổng số
90.000 thương hiệu hàng hoá đã đăng ký bảo hộ trong nước chỉ có 15% là của các
doanh nghiệp Việt Nam. Theo khảo sát tại 500 doanh nghiệp, có đến 80% số
doanh nghiệp đầu tư dưới 5% chi phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Năm 2002, 10 thương hiệu quảng bá nhiều nhất ở Việt Nam đều là thương hiệu
của doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế cho thấy còn rất nhiều doanh nghiệp chưa
có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển hình ảnh
thương hiệu sản phẩm của mình.
Bảng 2.1 : Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu
Mức độ nhận thức Tỷ lệ % DN
1. Uy tín doanh nghiệp 33.3
2. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp 30,1
3. Đặc trưng của hàng hoá doanh nghiệp 15,9
4. Tên sản phẩm 13,9
5. Tên doanh nghiệp 11,2
6. Biểu tượng và hình ảnh doanh nghiệp 11
7. Tài sản doanh nghiệp 5,4
8. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 4,2
9. Dấu hiệu nhận biết sản phẩm 4
(Nguồn: Báo Sài gòn tiếp thò 11/2003 – mẫu điều tra 500 DNVN tại TP.HCM)
Nhìn chung, công tác xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay vẫn chưa được sự quan tâm đầu tư tương xứng với tiềm lực của Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu vai trò, ý nghóa của thương hiệu đối với giá trò
sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
2.1.2 Khó khăn trong xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong lónh vực
kinh doanh LPG nói riêng đều gặp nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc khi xây


dựng và phát triển thương hiệu như sau:
Bảng 2.2: Khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu
Vấn đề khó khăn Tỷ lệ %
1. Vốn/tài chính 23,1
2. Hàng nhái, hàng giả/vi phạm bản quyền 19
3. Cơ chế chính sách, quy đònh thủ tục, đặc biệt là quy đònh về
giới hạn chi phí
18,5
4. Nguồn nhân lực 11,8
5. Xây dựng chiến lược và cách thực hiện 8,5
6. Giá cả dòch vụ 6,3
7. Thiếu thông tin 4,5
8. Chất lượng dòch vụ 2,8
(Nguồn : Báo Sài Gòn Tiếp thò 11/2003 – mẫu 500 DNVN tại TP.HCM)
Các văn bản pháp chế và luật quy đònh về vấn đề bảo hộ thương hiệu vẫn còn
nhiều bất cập chưa thực sự là một công cụ hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Thực tế cho thấy, thủ tục đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm vẫn còn phức tạp, bàn giấy và mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, các doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu tốt thường phải đối
mặt với hàng nhái, hàng giả tràn ngập trên thò trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến bản thân doanh nghiệp và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
2.2 Tổng quan về sản xuất, tiêu dùng LPG trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.1. Sản xuất và tiêu dùng LPG ở các nước khu vực và thế giới
LPG trên thế giới được sử dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực, từ công
nghiệp đóng tàu, luyện đúc, cán kéo kim loại, công nghiệp gốm sứ, chế biến nông
ngư sản, giao thông vận tải đến việc đun nấu, sưởi trong lãnh vực dân dụng với nhu
cầu ngày càng tăng phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống con người.
LPG có nguồn gốc từ các mỏ khí tự nhiên, từ nguồn khí đồng hành trong quá
trình khai thác dầu mỏ, từ khâu trích ly phân đoạn trong những khí hóa lỏng và
được lưu thông phân phối ra thò trường cho các hộ tiêu dùng đáp ứng nhu cầu LPG

trong mọi lónh vực, tùy theo mục đích sử dụng và sự đa dạng của nhu cầu, LPG
được những nhà kinh doanh phân phối dưới nhiều hình thức như: LPG rời cho các
ngành công nghiệp thường được cung ứng bằng ô-tô-téc hoặc đóng nạp vào các
loại bình chứa LPG với các kích cỡ đa dạng khác nhau để cung ứng cho các hộ tiêu
dùng vừa và nhỏ thuộc lónh vực thương mại và dân dụng.
Bảng 2.3 : Năng lực sản xuất, tiêu dùng LPG của một số nước trên thế giới
Đơn vò tính: triệu tấn
Năm Nhu cầu tiêu thụ LPG Năng lực sản xuất LPG
Nước 2000 2003 2005 2010 2000 2003 2005 2010
Thái Lan
n Độ
Trung Đông
Ả Rập Saudi
Mỹ
2,06
5,90
4,00
40,00
2,50
9,00
5,50
41,00
3,50
12,00
6,00
42,00
4,50
14,50
6,50
42,00

2,10
4,50
24,00
16,00
40,00
3,00
7,00
25,00
17,00
40,00
3,60
8,80
26,00
17,00
41,00
3,70
10,00
30,00
19,00
42,00
(Nguồn: Số liệu thống kê của Shinpetrol 6/2004)
Qua xem xét số liệu trên, chúng ta thấy lượng LPG phần lớn được tiêu thụ ở
các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và một số nước
có nhà máy chế biến dầu mỏ.
Ở châu Á, LPG được tiêu thụ nhiều nhất ở thò trường Nhật Bản và Hàn Quốc,
trung bình từ 100 – 150 kg/người năm; Trung Quốc tiêu thụ khoảng 14 triệu tấn
LPG hàng năm …
Tóm lại, tại Châu Á hiện nay lượng tiêu thụ LPG hàng năm vào khoảng 45
triệu tấn và mức tăng trưởng bình quân khoảng 4% năm. Trong tổng nhu cầu tiêu
dùng trên thì hết 45% được sử dụng trong dân dụng, 25% được dùng cho công

nghiệp sản xuất chế biến và giao thông vận tải, phần còn lạo 30% được sử dụng
trong lónh vực hóa dầu.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu dùng LPG tại thò trường Việt Nam
2.2.2.1. Tiêu dùng LPG tại Việt Nam
Tuy sản phẩm LPG mới được đưa vào Việt Nam từ năm 1993 nhưng đã được
đa số người dân nhanh chóng đón nhận do những ưu điểm về kinh tế và khả năng
ứng dụng rộng rãi của nó. Giai đoạn đầu từ 1993 đến 2000 mức tăng trưởng đạt rất
cao trên 40%, giai đoạn từ 2000 đến 2003 mức tăng trưởng bình quân đạt 20% và
từ nay đến 2005 vẫn dự báo ở mức từ 17% - 20% và ổn đònh ở mức 15% vào
khoảng những năm 2010.
Bảng 2.4: Nhu cầu LPG của Việt Nam qua các năm
Đơn vò tính : tấn
Năm Sản lượng tiêu thụ (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%)
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
400
5.000

16.500
49.500
91.000
120.000
170.000
195.000
249.000
320.000
420.000
530.000
650.000
767.000
889.000
1150
230
200
84
32
42
12
22
20
31
26
23
18
16
(Nguồn: Tài liệu của chuyên gia Công ty Gas Petrolimex Sài Gòn)
Do mới phát triển nên nhu cầu sử dụng LPG không đồng đều giữa các
vùng, miền: giai đoạn đầu miền nam nhu cầu tiêu thụ LPG vào khoảng 70%, miền

bắc vào khoảng 20% và khu vực miền trung vào khoảng 8 - 10%. Nhưng đến nay
năm 2004 nhu cầu miền bắc và miền trung bắt đầu tăng trưởng với tốc độ cao hơn:
miền bắc 30%, miền trung 20%, miền nam chỉ còn mức tăng trưởng vào khoảng 10
– 12 % năm.
Các lãnh vực sử dụng LPG hiện nay tại Việt Nam chủ yếu vẫn là dân dụng
chiếm khoảng 65% tổng nhu cầu với sản lượng khoảng 450.000 tấn năm, lượng gas
này được phân phối đến người tiêu dùng qua mạng lưới đại lý với các loại bình
phổ biến như loại 48kg, loại 15kg, loại 13kg, loại 12kg và loại 9kg. Tiếp đến trong
lãnh vực công nghiệp chiếm vào khoảng 30% và được cung ứng đến hộ tiêu dùng
công nghiệp dưới dạng LPG rời bằng ô-tô-téc; một phần nhỏ còn lại là cho các
ngành khác trong đó có lãnh vực giao thông vận tải cũng đã bắt đầu sử dụng.
2.2.2.2. Khả năng sản xuất LPG của Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về dầu khí. Hiện nay công tác thăm
dò, khảo sát đánh giá còn tiếp tục để xác đònh trữ lượng và kế hoạch khai thác.
Cho đến nay khu mỏ Bạch Hổ vẫn là khu vực có trữ lượng khai thác lớn nhất Việt
Nam chiếm trên 95% tổng sản lượng khai thác của ngành dầu khí và cũng từ các
mỏ này thì khả năng thu hồi khí đồng hành trong quá trình khai thác để chế biến
khí hoá lỏng là rất lớn để đáp ứng được phần lớn nhu cầu LPG trong những năm
qua. Hiện nay 2004 do nhu cầu tăng nên nhà máy này chỉ đáp ứng được vào
khoảng 40% thò trường của Việt Nam.
Cùng với sự gia tăng với sản lượng dầu khai thác, một khối lượng khí đồng
hành cũng tăng đáng kể. Năm 1990 lượng khí đồng hành là 500 triệu m
3
, năm 1994
lên đến 1200 triệu m
3
, tuy nhiên lượng khí trên bò đốt bỏ do lượng khí này chưa có
nhà máy chế biến LPG, chỉ tới tháng 5/1995 lượng khí đồng hành trên đã được dẫn
vào bờ với khối lượng ước tính khoảng 200 triệu m
3

để tiêu thụ tại nhà máy điện
Phú Mỹ. Đến ngày 11 tháng 07 năm 1999 nhà máy xử lý khí Dinh Cố đã bắt đầu
hoạt động và cung ứng sản phẩm LPG được sản xuất trong nước ra thò trường. Theo
công suất thiết kế mỗi năm nhà máy sản xuất được khoảng 350.000 tấn LPG để
cung ứng cho thò trường nội đòa và 150.000 tấn condensate trong thời gian đến các
nhà máy lọc dầu sẽ ra đời thì cũng góp phần tạo nguồn LPG cho tiêu dùng khoảng
200.000 tấn / năm/ nhà máy.
2.2.2.3. Các công ty kinh doanh LPG tham gia vào thò trường Việt Nam
Đầu những năm 90 một số công ty kinh doanh khí đốt hóa lỏng (LPG) đã
chính thức lần lượt hình thành:
Năm 1992 công ty Sài Gòn Petro, Petrolimex Gas của Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam bắt đầu hoạt động kinh doanh khí đốt hóa lỏng tại TP Hồ Chí Minh.
Đến năm 1993 Công ty liên doanh ELF Gas hình thành.
Tính đến nay theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư đã có trên 30 Công ty
kinh doanh gas tham gia thò trường, trong số đó chỉ có một số Công ty lớn là có hệ
thống kho cảng và nhà máy chiết nạp. Trong số này cần nói đến là hệ thống kho
cảng tại Thò Vại của Công ty khí thuộc Petro Việt Nam với công suất kho khoảng
8.000 tấn sau đó là Petrolimex với tổng công suất kho phân bố trên toàn quốc

×