Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tiểu luận cao học, XU LY TINH HUONG CT , nguyên nhân và các giải pháp chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.4 KB, 49 trang )

Mục lục
NGUYÊN NHÂN THAM NHŨNG VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ..................3
I. KHÁI NIỆM VỀ THAM NHŨNG.................................................3

1


LỜI MỞ ĐẦU
Tham nhũng là một căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vào
những năm 50 cảnh sát Cam-pu-chia đã nói không úp mở rằng: làm ruộng ăn
lúa, làm làng ăn hối lộ. Mới đây chủ tịch Đảng cầm quyền Um nô, Thủ tướng
Malaixia – Mahathir Mohamad đã khóc trước đại hội đảng về nạn tham nhũng.
Còn ở Việt Nam từ thời Hồng Đức và Gia Long đã có các bộ luật để chống tham
nhũng. Thời Minh Mạng có” phép làm liêm”, thời Tự Đức có ” chính sách báo
liêm” của Nguyễn Trường Tộ. Ngày nay tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là 1
trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Có thể nói tham nhũng là căn
bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi Nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn Nhà nước thì
còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền
lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ
máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục bền bỉ và kiên định của
mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không có con
đường nào khác.
Ở nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN là con đường hoàn toàn mới
mẻ. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên hệ
thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, một số văn bản pháp quy vừa mới ban hành
đã sớm lạc hậu với thực tiễn, tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng. Mặt khác, bước
vào cơ chế mới, tâm lý nôn nóng làm giàu có mặt tích cực là động lực thúc đẩy
xã hội phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm cho một số người bị tha
hoá, đánh mất chính mình trong chủ nghĩa vị kỷ, hưởng lạc, trong khát vọng làm


giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý. Bộ máy Nhà nước của chúng ta
trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau chưa đủ thời gian và kinh nghiệm để cải
cách kịp thời, do đó khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên
một số mặt đã bộc lộ không ít khuyết điểm, tình hình đó cùng với hệ thống thủ

2


tục hành chính rườm rà, bộ máy cồng kềnh, tạo môi trường dung dưỡng cho tệ
quan liêu tham nhũng. Hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp, thanh tra, kiểm tra
chất lượng và hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tích
cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả. Chính vì vậy em đã chọn đề tài:
Nguyên nhân và các giải pháp chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG I

NGUYÊN NHÂN THAM NHŨNG VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ
I. KHÁI NIỆM VỀ THAM NHŨNG
1. Quan niệm về tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới
+ Nước Đức: Tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót,
thường xảy ra đối với công chức có quyền hành (Từ điển bách khoa của Đức).
+ Nước áo: Tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột.
+ Thụy Sỹ: Tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của
tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước. Đó là hành vi phạm pháp để
phục vụ lợi ích cá nhân (Từ điển Bách Khoa của Thụy Sỹ).
+ Nước Pháp: Tham nhũng bao gồm những hành vi lạm dụng quyền hạn
để thu vén lợi ích vật chất.
2. Khái niệm về tham nhũng của Việt Nam
Theo Từ điển Tiếng Việt thì: Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để
nhũng nhiễu dân và lấy của.
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị thế xã hội để làm

trái pháp luật hoặc lợi dụng các sơ hở của pháp luật kiếm lợi cho bản thân, gây
hại cho xã hội, cho công dân. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998
cũng ghi rõ trong điều 1: Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm
trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và
cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng

3


là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên
quan đến sự sống còn của các Nhà nước.
Mặc dù được thể hiện theo những cách khác nhau song tham nhũng được
hiểu khá thống nhất trong văn hoá pháp lý ở các nước trên thế giới, đó là việc lợi
dụng vị trí, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi cá nhân hay
nói một cách khác tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp
công quyền hay nguồn lực tập thể.
II. HÀNH VI VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN HÀNH VI THAM
NHŨNG
1. Khái niệm về hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng là hành vi thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của
một cấu thành tội tham nhũng đã được pháp luật qui định, đó là các hành vi có ý
thức, có chủ định.
2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng là hành vi của một cá nhân hoặc một nhóm người
trong đó có kẻ cầm đầu, nó thường tạo thành từ các nhóm người có quan hệ thân
quen, họ hàng và gần đây trên thế giới lại hình thành các hành vi tham nhũng có
tính tổ chức của nhiều người dựa trên lợi ích ích kỷ của họ. Loại hành vi này
đang có xu hướng tăng lên rất mạnh mang lại hậu quả rất nghiêm trọng và có hai
đặc trưng nổi bật: một là xuất hiện dưới phương thức tổ chức có đặc trưng khác

với hoạt động cá nhân, loại này được gọi là tham nhũng siêu ngạch với những
hình thức chủ yếu như biển lậu thuế có tổ chức, buôn lậu có tổ chức, làm giả có
tổ chức, vơ vét tổ chức, xâm chiếm có tổ chức biểu hiện chủ yếu là xâm chiếm
vốn của Nhà nước, hai là được sự hoàn thiện với sự tham gia của quyền lực của
một tổ chức nhất định để đạt được mục đích thu được lợi ích hoặc lợi nhuận siêu
ngạch .

4


Về hình thức tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối
lộ, lộng quyền, sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu tư lợi, dùng tiền tài làm càn
vi phạm pháp luật, dùng tiền tài thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực.
Về thủ đoạn, các hành vi tham nhũng được hình thành bằng nhiều cách:
kết cấu bên trong, móc ngoặc ngoài nước cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện
kỹ thuật phức tạp đã làm cho hoạt động tham nhũng ngày một trở nên khó bị
phát hiện .
Về lĩnh vực: Đối tượng mà các hoạt động tham nhũng săn đuổi nói chung
tập trung vào nơi có tiền bạc, nguồn lực, quyền hạn, hợp đồng, tài chính, chức
vụ, cơ hội, cho nên các lĩnh vực có tỷ lệ thành án cao trên thế giới ngày nay vẫn
là các ngành ngân hàng, tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia,
giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, các đề án nước ngoài, các nơi cấp phép
hoạt động hoặc thông qua thủ tục hành chính, các cửa khẩu.
3. Động cơ tham nhũng
Động cơ tham nhũng được hình thành từ các yếu tố cơ bản như lòng tham,
ham muốn vật chất, lòng ham địa vị và quyền lực cao, muốn làm giàu một cách
nhanh chóng, muốn có cuộc sống và lối sống hơn người về lợi ích hoặc còn do
nhiều yếu tố như thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí, dễ sa ngã dẫn đến sự không chấp
nhận sự mất cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng thu nhập và địa vị
công việc của mình.

4. Mục đích tham nhũng
Mục đích của hành vi tham nhũng là cái đích mà người phạm tội đặt ra
trong óc mình và mong muốn đạt đến bằng hành vi phạm tội và khi có điều kiện
khách quan cho phép thực hiện thì nó dễ trở thành hiện thực.
5. Một số phương thức thực hiện hành vi tham nhũng ở Việt Nam
Các hình thức cơ bản của tham nhũng ở nước ta hiện nay vẫn là tham ô,
hối lộ, dựa vào quyền lực để sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu lợi riêng, dùng
tiền để làm chuyện phi pháp và các thủ đoạn mà kẻ phạm tội triệt để lợi dụng là
những sơ hở của pháp luật, chính sách, trong các biện pháp tổ chức, quản lý và

5


điều hành. Thủ đoạn phạm tội rất đa dạng và phức tạp nhưng thường tập trung ở
các dạng sau :
- Có địa phương, đơn vị ra những chỉ thị, nghị quyết không đúng với
chính sách, luật pháp của Nhà nước để thu lợi bất chính, phổ biến là lấy đất công
để chia nhau, lấy đất của nông dân để bóc lột nông dân như một kiểu phát canh
thu tô.
- Đề ra hàng loạt các khoản bắt nông dân đóng góp, bưng bít thông tin,
thiếu công khai minh bạch để xà xẻo, tư túi.
- Gây khó khăn, sách nhiễu để đòi hối lộ dưới nhiều hình thức kể cả mua
bằng, bán điểm.
- Vừa là bên A, vừa có quyền chỉ định bên B để hưởng hoa hồng, tham
nhũng lớn trong các chương trình, dự án kể cả các chương trình, dự án nghiên
cứu khoa học.
- Khi xây dựng thì định mức kinh tế - kĩ thuật nâng cao lên, khi thực hiện
thì lắt léo để giảm xuống, có lúc có công trình còn trên dưới 50% lấy chênh lệch,
chia chác làm cho hàng loạt công trình mặc dù được hội đồng nghiệm thu đánh
giá tốt nhưng mới sử dụng đã hư hỏng.

- Lợi dụng buôn bán vận chuyển, đi nước ngoài câu kết với bọn “buôn lậu
thế kỷ”, có tính quốc tế (nhập tàu, xe cũ, máy móc lạc hậu…) bất chấp hậu quả
cho dân và nền kinh tế miễn là có chênh lệch, có hoa hồng.
- Thông đồng với nhau để vay tiền ngân hàng, tiền nước ngoài (như ODA)
đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mà không tính đến hiệu quả sử dụng.
- Sử dụng tiền quỹ công, tiền tín dụng ưu đãi người nghèo, gia đình chính
sách để cho vay lấy lãi, buôn bán lập quỹ đen, mua tặng phẩm có giá trị lớn tặng
nhau.
- Tạo thành tích giả để tham ô dưới hình thức tiền thưởng, quà cáp, biếu
xén nhau ngày lễ, ngày tết, việc hiếu hỷ đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng.
- Tranh mua hàng xuất khẩu chạy chọt quota để lấy ngoại tệ mua hàng
tiêu dùng xa xỉ về bán lãi chia nhau gây lãng phí và rối loạn thị trường.

6


- Lập những “dự án lừa” trồng rừng trên giấy, thành lập các “công ty ma”
để hoàn thuế giá trị gia tăng để lấy tiền Nhà nước.
- Thậm chí còn có tình trạng ăn cả tiền cứu trợ người đói nghèo, xã khó
khăn, ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt.
Ngoài các thủ đoạn trên, kẻ phạm tội tham nhũng còn lợi dụng triệt để sự
buông lỏng về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để phạm các tội tham ô, hối lộ, sử
dụng vốn vào hoạt động không đúng mục đích.
III. TÁC HẠI CỦA THAM NHŨNG.
1. Tham nhũng là kẻ thù của nhân dân.
Hồ Chủ Tịch đã từng nhận định: Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của
nhân dân, của bộ đội và của chính phủ vì nó không mang gươm mang súng mà
nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta. Nó làm hỏng tinh thần trong
sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng ta là
cần- kiệm - liêm - chính.

Tham nhũng còn gây ra tác hại làm giảm sút lòng tin của công dân đối với
bộ máy và công chức, viên chức Nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của
sự phát triển. Điều này đã được V.I. Lênin khuyến cáo: Nếu có cái gì đó có thể
triệt tiêu được chủ nghĩa xã hội thì đó chính là tham nhũng, quan liêu. Đây cũng
là bài học hàng đầu mà Đảng ta rút ra tại đại hội lần thứ 6. Đó là bài học lấy dân
làm gốc, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đây cũng là bài học mà ông
cha ta đã truyền lại cho con cháu. Trần Quốc Tuấn đã từng nói: Người dân vốn
không hài lòng, sợ ta thì khinh địch, sợ địch thì khinh ta, để dân khinh là mất
nước.
2. Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội
Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội kéo
lùi sự phát triển tuỳ theo quy mô và mức độ gây hại của nó. Tham nhũng đã gây
thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu đô la của Nhà nước. Chi

7


phí kinh tế của tham nhũng là rất khó xác định nhưng một số công trình nghiên
cứu đã đưa ra đó là:
+ Tăng từ 3-10% cho giá của một giao dịch để đẩy nhanh giao dịch.
+Một mức tổn thất tới 50% nguồn thu từ thuế của chính phủ do hối lộ và
tham nhũng.
Một số minh chứng điển hình về tác hại của tham nhũng đối với nền kinh
tế: chỉ riêng tổng thống của nước Công gô (Zaire cũ) với số tiền tham nhũng
trong các năm cầm quyền lên tới 9-10 tỷ USD, bằng 70% số nợ nước ngoài của
nước này.Tại Việt Nam với mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 400
USD/năm nhưng những vụ tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế
vẫn diễn ra hàng năm điểm hình như vụ án Minh Phụng - EPCO đã chiếm đoạt
hơn 3.547 tỷ đồng và 25,4 triệu USD của Nhà nước. Ngoài ra tính đến khi vụ án
bị khởi tố ngân sách Nhà nước còn bị thiệt hại 115 tỷ đồng và 596.303 USD là

phí bảo lãnh và lãi phát sinh của các khoản thiệt hại nói trên. Bên cạnh đó còn là
những vụ gây thiệt hại nhiều đến tiền của Nhà nước và nhân dân như vụ
Tamexco đã thiệt hại 500 tỷ đồng, dệt Nam Định khoảng 900 tỷ đồng. Đặc biệt
hiện nay tình trạng tham nhũng ở Việt Nam gây thiệt hại về kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ trong đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thuế giá trị gia tăng,lạm dụng
quyền lực để bản thân và gia đình tham nhũng.
3. Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp
luật, là nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước
Tác hại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện thiệt hại vật
chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽ
làm tầm thường hoá hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không
thể giữ vững, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước
trước nhân dân và là cơ hội để cho kẻ thù pháp hoại, xâm lược. Nếu các nhà
hành pháp mà tự mình phá hoại luật pháp thì làm sao có thể duy trì được phép
nước. Những kẻ tham nhũng chính là những tên đầu trò trong việc làm tê liệt hệ
thống hành pháp là cho Nhà nước trở thành đối lập và gánh nặng cho công dân.

8


Tham nhũng tất yếu dẫn đến phá hoại đội ngũ cán bộ Nhà nước bởi vì
những kẻ tham nhũng sẽ lừa dối và hư hoá cấp trên làm cho bộ máy trở thành
quan liêu, chúng sẽ tăng cường đưa thêm kẻ xấu vào guồng máy và triệt hại đội
ngũ viên chưa tốt. Những kẻ tham nhũng chính là những tên phá hoại từ bên
trong của hệ thống hành pháp quốc gia.Tham nhũng sẽ làm cho quần chúng mất
đi sự tin tuởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và đây cũng là
nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước.
Chính với những tác hại to lớn kể trên cũng như nhiều tác hại do bệnh
tham nhũng tạo ra, nhiều nước đã coi tham nhũng là quốc nạn của đất nước, là
giặc nội xâm nguy hiểm.Trong các văn kiện đại hội VIII, IX Đảng ta khẳng

định: Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn
của hệ thống chính trị. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều biện pháp
khắc phục, song hiệu quả còn thấp. Phải tiến hành đấu tranh kiên quyết, thường
xuyên và có hiệu quả chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, trong tất cả
các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Kết hợp những biện pháp cấp bách
với những giải pháp có tầm chiến lược nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện
toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý, khắc phục sơ hở, vừa xử lý nghiêm
kịp thời mọi vi phạm, tội phạm, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng
đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ tham nhũng. Thủ trưởng cơ quan
đơn vị, cán bộ chủ chốt các cấp phải gương mẫu đi đầu trong đấu tranh chống
tham nhũng, trước hết là đối với bản thân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn
liền với đấu tranh chống buôn lậu, lãng phí, quan liêu, tập trung vào các hành vi
tham ô, chiếm đoạt làm thất thoát tài sản Nhà nước, đòi hối lộ, đưa và nhận hối
lộ.
Tham nhũng đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người, có thể từ thời kỳ
xuất hiện những hình thức ban đầu của Nhà nước. Do tác hại của tham nhũng là
vô cùng lớn nên việc phòng chống tham nhũng luôn được coi là nhiệm vụ bức
xúc hàng đầu của các quốc gia. Tuy nhiên gần đây một quan điểm trái ngược đã
xuất hiện cho rằng tham nhũng không thể không nhất quán với phát triển, và đôi

9


khi nó thậm trí còn thúc đẩy phát triển. Những người nêu ra quan điểm hiện đại
này đã phủ một đám mây mơ hồ lên vấn đề tham nhũng. Chẳng hạn họ cho rằng
định nghĩa về tham nhũng rất khác nhau giữa các nền văn hoá, hàm ý rằng
những gì bị coi là tham nhũng ở phương Tây sẽ được lý giải một cách khác
trong khuôn khổ những tập quán của các nền kinh tế mới nổi. Những người theo
chủ nghĩa xét lại cũng nều đặc trưng về những hiệu ứng của tham nhũng đối với
tăng trưởng kinh tế, đây là những lý luận mơ hồ. Dựa trên thực tế là, cho đến

gần đây một số “con hổ” châu Á vẫn trải qua tăng trưởng kinh tế phi thường lẫn
tham nhũng ở mức độ cao. Cuối cùng người ta cho rằng hiệu ứng của những cải
cách thị trường đến tình trạng tham nhũng là không rõ ràng.
Chủ đề trọng tâm của luận điểm “dầu bôi trơn bánh xe” là hối lộ có thể là
một cách làm có hiệu quả để vượt qua những qui định phiền hà và những hệ
thống pháp luật vô tích sự. Cách lập luận này không thể khởi nguồn cho những
mô hình mang tính học thuật phức tạp, mà còn hợp pháp hoá cách ứng xử của
các công ty tư nhân sẵn sàng hối lộ cho được việc. Khi xem xét sâu hơn lập luận
này có rất nhiều lỗ hổng. Nó lờ đi quyền tự do làm theo ý mình vốn rất lớn mà
nhiều chính trị gia và quan chức, nhất là ở các xã hội tham nhũng, có được trong
việc tạo dựng, gia tăng và giải thích các quy định phản tác dụng. Do đó thay vì
bôi trơn những bánh xe kêu cót két của một nền hành chính vững chắc, tham
nhũng lại trở thành thứ tiếp sức cho những quy định quá đáng và tuỳ tiện. Đây là
một cơ chế mà nhờ đó tham nhũng tự nuôi sống chính bản thân nó.
Một biến thái kinh tế phức tạp của lập luận “dầu bôi trơn là tích cực” là
quan điểm cho rằng hối lộ cho phép cung cầu hoạt động. Quan điểm này kiên
định rằng trong cuộc đặt giá cạnh tranh để có được một hợp đồng mua hàng cuả
chính phủ, người hối lộ nhiều nhất sẽ giành phần thắng và công ty có chi phí
thấp nhất sẽ có khả năng chịu đựng số tiền hối lộ lớn nhất. Điều đó chỉ hay về lý
thuyết nhưng lại không đúng.
Thứ nhất, bằng cách chỉ tập trung vào tệ hối lộ lập luận này không tính
đến tham nhũng là ăn cắp các nguồn lực công cộng, làm suy yếu tính ổn định

10


kinh tế vĩ mô. Không những thế những người nhận hối lộ có xu thế chuyển
những đồng tiền tham nhũng được vào các tài khoản ở nước ngoài. Ví dụ theo
cách này Nigiênia đã tổn thất hàng tỷ tiền ngân sách trong những thập kỷ vừa
qua.

Thứ hai, việc giả định năng lực đấu thầu cao nhất bắt nguồn từ khía cạnh
hiệu quả - chi phí là không đúng, thay vào đó nó thường gắn với chất lượng dưới
mức tiêu chuẩn.
Thứ ba, các chính trị gia hiếm khi chịu làm đối tượng của một khoản chi
trả bất hợp pháp trong cuộc đấu thầu cạnh tranh, trái lại họ đòi tiền hối lộ một
cách kín đáo từ những đối tượng mà họ tin là sẽ được giữ bí mật.
Thứ tư, việc nhìn nhận hối lộ như một cơ chế làm cân bằng cung cầu
không tính đến thực tế là nhiều hàng hoá công cộng không nên được phân phối
cho những người đặt giá cao nhất,thay vào đó mục tiêu của các chương trình xoá
đói giảm nghèo là phân bổ cac nguồn lực theo sự cần thiết của những người
nhận.
Cuối cùng quan điểm cung và cầu về tham nhũng cho rằng những kẻ hối
lộ nhận được những hàng hoá mà họ đã phải trả tiền cho chúng, điều này không
phải lúc nào cũng đúng vì không thể cưỡng chế thi hành các giao dịch tham
nhũng bằng luật pháp. Một trường phái “ biện hộ cho tham nhũng” lý luận rằng
hối lộ có thể làm tăng hiệu quả bằng cách giảm đáng kể thời gian cần thiết cho
các thủ tục xin phép và công việc giấy tờ. Vấn đề đối với lý lẽ “đồng tiền đi
trước” này nằm ở giả định rằng cả hai phía đều thực sự tham gia vào vụ việc và
không đòi hỏi thêm tiền hối lộ. Ở Ấn Độ một công chức cấp cao được hối lộ
không thể giải quyết các thủ tục xin phép nhanh hơn được một chút nào vì có
nhiều người trong giới quan liêu cùng tham gia vào quá trình đó, nhưng ông ta
sẵn sàng đưa ra giải pháp làm chậm trễ quá trình cấp giấy phép đối với các công
ty đối thủ. Ngay cả trong những xã hội mà vô vàn các qui định phản tác dụng đã
được tạo ra nhằm moi của hối lộ vẫn phải có một hạt nhân của các luật lệ và các
qui định phục vụ những mục tiêu xã hội hữu ích. Những bộ luật đơn giản và

11


minh bạch về xây dựng, những qui định hợp lý về môi trường, những qui định rõ

ràng nhằm đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng và những qui định
nghiêm ngặt về mua bán hạt nhân, ma tuý.là cần thiết trong bất cứ một xã hội
nào. Trong bối cảnh này lý lẽ tham nhũng như chất dầu bôi trơn là đặc biệt nguy
hiểm vì tiền hối lộ sẽ phục vụ cho việc giày xéo lên những qui định như vậy và
làm tổn hại các mục tiêu xã hội .
Một yếu tố khác góp phần vào nạn hối lộ là quyền tự do định đoạt của các
chính trị gia trong việc hạn chế sự tiếp cận các đối thủ cạnh tranh tiềm năng vào
thị trường dành cho những kẻ hối lộ. Khối lượng “ dầu bôi trơn” đã gia cố
những cấu trúc độc quyền khổng lồ. Thông lệ tham nhũng cố hữu của những hệ
thống tài chính được giám sát một cách yếu kém và việc có tay trong đã góp
phần những cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô ở Anbani, Bungari và mới đây là ở
các nước Đông Á.
Hối lộ, tìm kiếm tiền tô cũng đòi hỏi một chi phí kinh tế lớn. Tài năng
được sử dụng không đúng chỗ vì những việc làm có tiềm năng thu được những
khoản đút lót sinh lợi thu hút những người mà lẽ ra đã chấp nhận những phần
thưởng tài chính khiêm tốn hơn do những nghề nghiệp thực sự có ích mang lại.
Các quan chức tham nhũng đưa ra những quyết định tồi tệ về mặt công nghệ,
việc ủng hộ những dự án không đạt tiêu chuẩn, phức tạp, đòi hỏi vốn lớn song
dễ hớt được những món tiền lớn hơn. Do đó một hợp đồng lớn về quốc phòng
hay cơ sở hạ tầng có thể được ủng hộ hơn việc xây dựng hàng trăm trường tiểu
học và trạm y tế. Tai hại hơn các quan chức cho phát triển nhiều dự án “voi
trắng” (cồng kềnh, chi phí cao) không có ích gì mà chỉ làm giầu cho một số quan
chức và một số nhà cung cấp. Tình trạng không hoạt động của bốn nhà đối tác
mới đây ở Lagos, Nigieria là một ví dụ. Không những thế các nhà thầu và các
quan chức dính líu vào các hoạt động tham nhũng gây ra những chi phí khổng lồ
về thời gian và năng suất bỏ ra. Việc thương lượng những vụ làm ăn và những
khoản thanh toán bất hợp pháp, đảm bảo bí mật của chúng và đề phòng những
rủi ro luôn hiện hữu là sẽ không nhận được những chữ ký và giấy phép đã được

12



hứa hẹn đều là những công việc mất thời gian, cả sự cần thiết phải đàm phán lại
hay hối lộ thêm cho một quan chức khác nữa như vẫn từng xảy ra, cũng tốn thời
gian không kém. Trên thực tế bằng chứng từ nhiều quốc gia cho thấy mối quan
hệ cùng chiều giữa mức độ hối lộ và lượng thời gian mà một doanh nghiệp phải
dành cho các quan chức Nhà nước. Một cuộc điều tra năm 1993 đối với hơn
1.500 doanh nghiệp ở 49 quốc gia cho thấy: chẳng hạn như ở Ucraina các ông
chủ công ty mất nhiều tiền hối lộ phải dành thời gian cho các quan chức và
chính trị gia nhiều hơn gần một phần ba so với những người hối lộ ít. Những
công ty hối lộ nhiều cũng phải mất 75 tuần công lao động mỗi năm trong thời
gian quản lý cho việc thương lượng với các quan chức so với con số trung bình
hàng năm là 22 tuần công lao động của các doanh nghiệp hối lộ ít. Thêm vào đó
các số liệu thu được từ hơn 3.600 doanh nghiệp ở 69 nước chứng tỏ rằng ở
những nước có tình trạng tham nhũng cao hơn các doanh nghiệp thường dành
một phần lớn hơn trong thời gian quản lý cho các quan chức. Ngoài ra cuộc điều
tra cũng cung cấp bằng chứng cho thấy ở những nơi mà tệ hối lộ phổ biến hơn
thì chi phí vốn và chi phí đầu tư của các doanh nghiệp có xu hướng cao hơn.
Như vậy tác hại của tham nhũng là vô cùng lớn và đặc biệt nguy hiểm đối
với tất cả các quốc gia. Tham nhũng đã trở thành “quốc tế nạn” là một trong
những vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm cùng tham gia
giải quyết .
IV. NGUYÊN NHÂN CỦA TỆ THAM NHŨNG.
Những năm qua cuộc đấu tranh tham nhũng của Đảng và Nhân dân ta
diễn ra rất quyết liệt và đã thu được kết quả bước đầu song đến nay có thể nói
nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi một cách cơ bản. Tình hình vẫn diễn ra
phức tạp, có nơi có chiều hướng gia tăng với những thủ đoạn hết sức tinh vi, có
trường hợp câu kết, móc nối ngang dọc giữa các phần tử thoái hoá biến chất
trong các cơ quan Nhà nước và ngoài xã hội, rất khó phát hiện làm cho cuộc đấu


13


tranh chống tham nhũng hết sức khó khăn. Vậy do những nguyên nhân chủ yếu
nào ?
1. Nguyên nhân gây ra tham nhũng có nhiều, nhưng nguyên nhân đầu tiên
có tính chất sâu xa, bản chất là do chế độ người bóc lột người sinh ra.
Hồ Chủ Tịch đã nói: Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã
hội cũ. Nó do lòng tư lợi ích kỷ, hại nhân dân mà ra, nó do chế độ người bóc lột
người mà ra.
Một đặc điểm nổi bật của sự vận động xã hội, khác với mọi sự vận động
vật chất khác trong tự nhiên ở chỗ con người hành động đều tính đến lợi ích
hoặc mục đích tư lợi ích kỷ nào đó. Bởi vậy chế độ tư hữu chính là cơ sở tư
tưởng của các hành vi tham nhũng, không có tư tưởng tư lợi ích kỷ sẽ không có
hành vi tham nhũng thiệt người lợi mình.
2. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ở nước ta còn nhiều kẽ hở
2.1. Hệ thống pháp luật
2.1.1. Trên phương diện xây dựng pháp luật
Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, pháp luật được coi là phương
tiện cứng rắn nhất và không thể thiếu được. Lịch sử đấu tranh chống tham nhũng
trên phạm vi toàn thế giới cho thấy, nếu thiếu phương tiện pháp luật thì cuộc đấu
tranh này chỉ là cuộc chiến nửa vời dọa tham nhũng chứ không diệt được tham
nhũng. Vai trò của pháp luật trong đấu tranh chống tham nhũng được thể hiện ở
nhiều nội dung khác nhau, từ việc xác định thế nào là tham nhũng, các loại hành
vi tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa, các loại chế tài cho tới hình thức và
biện pháp xử lý tham nhũng. Ở một cách phân chia tương đối, pháp luật liên
quan đến tham nhũng được sử dụng trên hai phương diện: Phòng ngừa tham
nhũng và xử lý tham nhũng.
2.1.1.1. Pháp luật về phòng ngừa tham nhũng được thể hiện ở rất nhiều
ngành luật, nhiều văn bản khác nhau: từ các văn bản về tổ chức bộ máy Nhà

nước, văn bản về các lĩnh vực kinh tế xã hội đến pháp luật đấu tranh trực diện
với tham nhũng. Nó có thể là ngành luật hiến pháp, luật đất đai, luật tài chính -

14


ngân hàng, luật hành chính, luật dân sự, luật kinh tế. Một đòi hỏi đối với các văn
bản pháp luật này là phải đồng bộ, thống nhất, phải tạo được khuân mẫu pháp lý
có khả năng loại trừ sự nảy sinh của các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên đánh
giá một cách toàn diện hệ thống pháp luật này, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự
bất cập và còn nhiều kẽ hở, là mảnh đất sinh sôi, phát triển của tham nhũng, đặc
biệt là các quy định trong lĩnh vực quản lý tài chính, xét duyệt các dự án đầu tư,
đấu thầu, duyệt chi, cấp phát ngân sách, cho vay, pháp luật về xây dựng cơ bản
và quản lý tài chính trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, quản lý đất
đai, giải phóng mặt bằng. Những biểu hiện cụ thể của sự bất cập đó là sự thiếu
thống nhất, thiếu đồng bộ, còn nhiều kẽ hở, chưa thực sự phục vụ nhân dân,
thiếu văn bản hướng dẫn kịp thời dẫn đến cách hiểu và giải thích khác nhau.
Những văn bản quy định về các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp dễ dẫn
đến tình trạng quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân để tham nhũng.
2.1.1.2. Pháp luật về xử lý tham nhũng cũng còn những bất cập trước tình
hình tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp hiện nay. Bộ luật hình sự năm
1999 quy định 7 tội danh tham nhũng song sau gần 3 năm thi hành, cho đến nay
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể những quy định này. Theo Pháp lệnh chống
tham nhũng và tinh thần của Bộ luật hình sự năm 1999 thì hành vi tham nhũng
có thể bị xử lý về hình sự hoặc hành chính, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm. Song
trên thực tế chúng ta chưa ban hành được một Nghị định về xử lý hành chính đối
với các hành vi tham nhũng ( khi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình
sự ), do vậy trên thực tế đối với các hành vi vi phạm ở mức độ này đã có tình
trạng xử lý tuỳ tiện, nhiều nơi không xử lý. Các chế tài đối với người có hành vi
tham nhũng được quy định trong luật là rất cần thiết song chế tài áp dụng đối với

người có trách nhiệm, nghĩa vụ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng ( nếu
không thực hiện đầy đủ, đúng đắn trách nhiệm, nghĩa vụ luật định ) thì lại chưa
được đề cập ( trừ những người có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp ) nên
chưa có sự phối hợp đồng bộ trên thực tế.

15


2.1.1.3. Trong việc xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến phòng
chống tham nhũng, Nhà nước ta mới chỉ chú trọng đến pháp luật về xử lý tham
nhũng, chưa chú ý đúng mức đến pháp luật về phòng ngừa tham nhũng. Sắp tới
chúng ta phải tập trung sức hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng ngừa tham
nhũng, làm cho cơ hội phát sinh tham nhũng bị hạn chế đi dẫn đến bị loại trừ,
làm cho tham nhũng giảm thiểu trong cuộc sống. Pháp lệnh chống tham nhũng
ban hành năm 1998 mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhưng đến nay đã tỏ ra lạc hậu,
nhiều quy định không thực hiện được trên thực tế, cần nâng cấp văn bản này
thành Luật chống tham nhũng với những quy định cứng rắn và cụ thể hơn, phù
hợp với yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong tình hình mới.
2.1.2. Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động tuyên truyền, giáo dục
pháp luật đặc biệt là pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng chưa
đươc các cơ quan, các cấp, các ngành chú ý đúng mức.
Nhiều cán bộ, công chức không nắm được những quy định cơ bản trong
pháp Lệnh chống tham nhũng và những quy định của Bộ luật hình sự về tội
tham nhũng. Ở nhiều cơ quan, lãnh đạo không muốn tổ chức triển khai thực hiện
pháp luật về chống tham nhũng trong đơn vị mình bởi vì nó động chạm đến
chính bản thân người lãnh đạo đó. Từ thực trạng đó mà trên thực tế nhiều người
có hành vi tham nhũng song không ý thức được đầy đủ hành vi của mình. Một
số người khác cũng do không hiểu biết pháp luật mà chưa thấy được trách nhiệm
của mình trong việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.
2.1.3. Trong hoạt động áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhiều

vấn đề bức xúc đã nảy sinh trong lĩnh vực này và đây là một trong những
nguyên nhân của tình trạng tham nhũng ngày càng phức tạp. Tình trạng bao che
xử lý nội bộ còn phổ biến. Không ít vụ án tham nhũng đang bị điều tra bỗng
nhiên bị đình chỉ. Nhiều vụ án đưa ra xét xử song hình phạt còn nhẹ, chưa đủ
tính răn đe, phòng ngừa. Đặc biệt trong thời gian qua đã xuất hiện không ít
trường hợp chính những cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh xử lý tội
phạm có hành vi tham nhũng lại là người có hành vi tham nhũng. Ở một số địa

16


phương đã nảy sinh tình trạng một số người có chức vụ, quyền hạn can thiệp vào
hoạt động đấu tranh chống tham nhũng của cơ quan bảo vệ pháp luật. Rõ ràng,
sự thiếu nghiêm minh công bằng trong việc xử lý người có hành vi tham nhũng
đã trở thành một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng tham nhũng chưa
có chiều hướng thuyên giảm
2.2. Cơ chế chính sách
Nhiều chế độ chính sách còn mang tính ban phát, nên chưa loại trừ được
cơ chế xin-cho, tạo ra một tầng lớp độc quyền, đặc lợi và những tiêu cực khó
kiểm soát. Một chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức còn mang tính bao cấp như đất
đai, nhà ở, phương tiện…dẫn tới việc vận dụng tuỳ tiện. Tiền lương chưa đảm
bảo cuộc sống nên việc tìm thêm nguồn thu nhập khác trở thành phổ biến. Chính
hệ thống pháp luật không chuẩn xác, do xử phạt tội tham nhũng quá nhẹ
Công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả chưa cao. Nạn sách nhiễu tham
nhũng đang tạo nên rào cản trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
3. Do những sai lầm khuyết điểm trong hoạt động của một số cơ quan Đảng
và Nhà nước.
Tệ tham nhũng nói chung và các tội phạm có tính chất tham nhũng phát
triển phổ biến và gây hậu quả hết sức nghiêm trọng như hiện nay chủ yếu và
trước hết do những sai lầm, khuyết điểm trong hoạt động của nhiều cơ quan

Đảng và Nhà nước và do sự thoái hoá biến chất của một bộ phận cán bộ, Đảng
viên.
Ý thức tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên còn yếu. Biểu hiện
cụ thể là chưa có cán bộ, đảng viên nào phạm pháp hoặc có hành vi tham nhũng,
tiêu cực, lãng phí được phát hiện do kết quả của phê bình và tự phê bình trong
nội bộ. Một số vụ việc có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, lãng phí bị quần
chúng, công luận phát hiện, tố giác, song các tổ chức đảng liên quan, tổ chức
đảng cấp trên, các cơ quan thanh tra, kiểm tra hoặc không biết hoặc biết nhưng

17


không tích cực ngăn chặn để những hành vi đó phát triển thành những vụ án
nghiêm trọng.
Các ý kiến đồng tình với việc xác định những nguyên nhân dẫn đến việc
“chưa tạo ra được những chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đảng
cũng như trong việc nâng cao chất lượng của các tổ chức đảng và của đội ngũ
cán bộ, đảng viên, nhất là chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tệ tham nhũng, lãng
phí” mà hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã chỉ ra. Cụ
thể là, ở không ít nơi, sự chỉ đạo của các cấp uỷ chưa kiên quyết, chưa tập trung
đúng mức, một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa tự giác phê bình và tự
phê bình, chưa làm gương cho cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, việc xử lý một số vụ việc nổi cộm chưa nghiêm, vẫn còn có
biểu hiện” trên nhẹ, dưới nặng “, nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa thực sự dựa
vào dân, chưa coi trọng tiếp thu ý kiến phê bình của dân để xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, một số chủ trương, biện pháp, quy chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, đấu
tranh chống tệ tham nhũng, lãng phí quy định chưa hợp lý, chặt chẽ, có tính khả
thi chưa cao, còn ít hiệu quả, thiếu sự phân công phối hợp chỉ đạo việc chống
tham nhũng một cách có hiệu lực, hiệu quả.
Công tác kiểm tra Đảng, thanh tra, kiểm sát của các cơ quan chức năng

của Nhà nước chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, còn nhiều yếu kém.
Ở nhiều nơi, công tác kiểm tra của Đảng chưa chú ý kiểm tra, khắc phục tệ quan
liêu.
4. Những yếu kém trong công tác tổ chức cán bộ do sự buông lỏng, yếu kém
trong quản lý Nhà nước.
Đây là nguyên nhân quan trọng làm phát sinh các tội có tính chất tham
nhũng. Đảng ta chỉ rõ: công tác cán bộ vừa bảo thủ, vừa trì trệ về nhiều mặt, vi
phạm các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt cán bộ. Việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ kinh tế từ trước đến nay chưa được coi trọng
đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển kinh tế thị trường. Việc bố
trí cán bộ ở nhiều cấp, nhiều ngành vẫn còn tư tưởng bè cánh, phe phái. Công

18


tác đề bạt cán bộ còn bị chi phối bởi cách nhìn chủ quan, phiến diện, chưa chính
xác trong phương pháp đánh giá, lựa chọn cán bộ. Công tác xử lý cán bộ thường
có khuynh hướng hữu khuynh. Tình trạng tuỳ tiện, muốn xử lý nội bộ, xử lý nhẹ
còn khá phổ biến. Đặc biệt Đảng ta khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu
nhưng chính mục tiêu này bị buông lỏng. Tham nhũng một phần được mang
theo vào nhà trường, được “rèn” ngay khi thi tuyển vào và “luyện” trong quá
trình ở nhà trường, những nơi có môi trường giáo dục thấp kém, những cán bộ
đã lọt qua môi trường đào tạo như thế không thể là những hạt giống tốt, càng
không thể là hạt nhân chống tham nhũng. Sự sai lầm trong bố trí, sử dụng cán bộ
và buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, đánh giá cán bộ, thiếu kiểm soát cho nên
trước sự cám dỗ của những lợi ích vật chất một bộ phận cán bộ, Đảng viên đã bị
tha hoá.
5. Do bản chất của nền kinh tế thị trường
Ngày nay sự phát triển của kinh tế thị trường là không thể phủ nhận được,
tuy nhiên do bản chất của nền kinh tế thị trường, của việc tự do hoá cạnh tranh

cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tệ tham nhũng. Trong nền kinh tế
thị trường vai trò của đồng tiền được đặt lên rất cao. Có không ít tổ chức, cá
nhân vì những mục tiêu riêng để tồn tại trong sự canh tranh khốc liệt đã dùng
mọi thủ đoạn trong đó thủ đoạn hối lộ được sử dụng rất phổ biến.
6. Trình độ dân trí
Nhìn chung trình độ dân trí còn thấp nên nhân dân chưa có nhiều khả
năng tham gia quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan
Nhà nước và của cán bộ, công chức. Mặc dù gần đây đã có quy chế dân chủ,
song nhìn chung việc thực hiện còn nhiều hạn chế
7. Cuộc đấu tranh chống tệ tham nhũng động chạm đến những cán bộ có
chức có quyền, có khi động chạm đến cả một tập thể ngành, cơ quan đơn vị,
động chạm đến lợi ích thiết thực, đến thể diện, uy tín của cán bộ. Hơn nữa, tệ
tham nhũng vẫn còn cơ sở kinh tế, xã hội để tồn tại. Vì thế cuộc đấu tranh chống
tệ tham nhũng là một quá trình lâu dài, rất khó khăn phức tạp.

19


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. SƠ LƯỢC VỀ THỰC TRẠNG THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI HIỆN
NAY
Tham nhũng hiện nay đã trở thành một “quốc tế nạn”. Chính vì vậy mà
trong thời điểm cả thế giới đang dồn sự quan tâm đặc biệt tới sự kiện nước Mỹ
bị tấn công ngày 11 - 9 và hành động quân sự của Mỹ tại Apganixtan thì hội
nghị quốc tế chống tham nhũng lần thứ 10 vẫn được tổ chức tại Praha Cộng hoà
Séc từ ngày 7 đến ngày 11/10/2001 với hơn 1.200 đại biểu đến từ hơn 130 nước
và các tổ chức quốc tế tham dự. Hội nghị cho thấy toàn thế giới đều nhận thức
được tác hại to lớn của tham nhũng gây ra và các quốc gia đã có tiếng nói chung,

hành động chung trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng trên qui mô toàn cầu.
Xu hướng tham nhũng hiện nay trên thế giới đó là từ tham nhũng có số
lượng thấp đến tham nhũng có số lượng cao, mấy năm gần đây hoạt động tham
nhũng với số lượng tiền cực lớn có xu hướng tăng lên. Từ tham nhũng ở cấp
thấp lên tham nhũng ở cấp cao, từ tham nhũng có tính chất thấp đến tham nhũng
có tính chất cao, hoạt động tham nhũng đã đi sâu vào lĩnh vực chính trị dựa trực
tiếp vào quyền lực chính trị hoặc lấy quyền lực chính trị làm mục tiêu nó không
còn đơn thuần là kinh tế nói chung. Từ tham nhũng đơn thuần đến tham nhũng
đa dạng như nhân viên ngân hàng lợi dụng chức vụ, dùng tiền giả đổi lấy tiền
thật trong kho bạc, ăn đút lót, viên chức cao cấp bán bí mật Nhà nước làm giầu
ích kỷ, tham nhũng trong lĩnh vực chứng khoán, xây dựng, giáo dục, trong các
doanh nghiệp Nhà nước, trong các chương trình cho vay và nhận viện trợ, tham
nhũng trong chấp pháp hành chính, tham nhũng trong việc nhận người ...
Ở Nga cuối năm 1998, một số quan chức Nga đã chuyển khoản tiền tham
nhũng trên 10 tỷ USD sang các ngân hàng lớn của Mỹ.

20


Ở Trung Quốc: Thời gian qua báo chí Trung Quốc cho công bố nhiều vụ
án tham nhũng dính líu tới cán bộ lãnh đạo cấp cao, trong đó không ít người bị
trừng trị nghiêm khắc. Để làm trong sạch đội ngũ của Đảng, Hội nghị toàn thể
Trung ương 4 (khóa XVI) Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCS) sắp triệu tập ở
Bắc Kinh vào mùa thu này sẽ nhấn mạnh ''hai điều cấp bách” (liêm khiết và gian
khổ phấn đấu). Đây chẳng những là đường lối tư tưởng phải quán triệt trước sau
như một của Đảng mà còn trở thành khâu then chốt gắn liền giữa lý luận và thực
tiễn để làm trong sạch đội ngũ của Đảng, kiên quyết thanh trừ khỏi Đảng những
phần tử thoái hóa, từ đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Đảng.
Trong năm 2014 và đầu năm 2015, hàng loạt cán bộ cấp cao của Trung
Quốc đã bị đưa ra xét xử về tội tham nhũng . Vụ mới đây nhất là ông Mă Phát

Tường, Phó đô đốc, Phó Chính ủy Hải quân Trung Quốc tự sát sau khi nhảy từ
tầng 13 của tŨA NHà 15 TẦNG Là TRỤ SỞ HẢI QUÕN CỦA QUÕN GIẢI
PHÚNG NHÕN DÕN TRUNG QUỐC (PLA) TẠI THỦ đô Bắc Kinh. Tờ THE
WASHINGTON TIMES (MỸ) THỠ CHO RẰNG ỤNG MÓ NHẢY TỪ CỬA SỔ

TẦNG 15 VàO NGàY 13.11. Ban đầu vụ tự sát CỦA ỤNG MÓ được giữ bí mật,
nhưng tin đồn về vụ việc đÓ được lan truyền trên các trang mạng ở Trung
Quốc. Thông tin đồn đoán từ các mạng xÓ HỘI TRUNG QUỐC CHO RẰNG
QUÕN ỦY TRUNG ương Trung Quốc đÓ TRIỆU TẬP ỤNG MÓ để tiến hành
điều tra tham nhũng, khiến ông trầm cảm, dẫn đến tự sát. ỄNG MÓ LẦN CUỐI
CỰNG được nhỠN THẤY TẠI THàNH PHỐ CẢNG CHU SAN (TRUNG
QUỐC) VàO NGàY 22.10, SAU KHI ỤNG HOàN TẤT SỨ MẠNG PHỐI HỢP
TỠM KIẾM MỎY BAY MẤT TỚCH (CHUYẾN BAY MH370) CỦA HÓNG
HàNG KHỤNG MALAYSIA AIRLINES (MẤT TỚCH TỪ NGàY 8.3). Tuy
nhiên, chính quyền Trung Quốc và truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn chưa
chính thức xác nhận ông MÓ đÓ TỰ SỎT. NHưng tờ SOUTH CHINA MORNING
POST (HỒNG KỤNG) HỤM 16.11 XỎC NHẬN ỤNG MÓ NHẢY LẦU TỰ

VẪN THỤNG QUA CUỘC PHỎNG VẤN VỚI MỘT CỰU QUAN CHỨC
HẢI QUÕN PLA. Nhà quan sát chính trị Tang Jingyuan ở Trung Quốc nhận

21


định việc ông MÓ TỰ TỬ KHỤNG được chính quyền Trung Quốc công bố
thông tin chính thức là nhằm che đậy những vụ tham nhũng của các quan chức
cấp cao hơn ông MÓ TRONG QUÕN đội, theo trang tin chuyên về Trung Quốc
CHINA TOPIX CỦA MỸ NGàY 22.11. Vài ngày trước đó, thiếu tướng Song

Yuwen, Phó chính ủy Quân khu Cát Lâm (Trung Quốc), được cho đÓ TREO CỔ

TỰ SỎT, THEO TỜ THE WASHINGTON POST (Mỹ). Ông Song là một trong số 8
quan chức Trung Quốc bị bắt gần đây với cáo buộc tham nhũng. Vào ngày 2.9,
thiếu tướng Hải quân Jiang Zhonghua cũng nhảy lầu tự sát từ một tŨA NHà
CAO TẦNG THUỘC Căn cứ hải quân ở tỉnh Chiết Giang. Đến nay, trên 200
quan chức cấp cao PLA bị điều tra với cáo buộc tham nhũng, theo CHINA
TOPIX, nổi cộm nhất là tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Trung
ương Trung Quốc. Các điều tra viên chống THAM NHŨNG của Trung Quốc
mới đây đÓ TỠM THẤY KHOẢNG 1 TẤN TIỀN MẶT (BAO GỒM USD,
EURO, NHÕN DÕN TỆ) CỰNG NHIỀU TàI SẢN QUÝ GIỎ KHỎC TRONG
TẦNG HẦM NGỤI NHà XA XỈ CỦA ỤNG Ở Bắc Kinh, và phải điều động hơn
10 xe tải mới chở hết số tài sản này, Reuters dẫn thông tin của tạp chí PHOENIX
WEEKLY (HỒNG KỤNG) NGàY 20.11 CHO BIẾT. THEO TẠP CHỚ THE
DIPLOMAT (trụ sở ở Nhật Bản), chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đến
nay đÓ KHIẾN cho 56 quan chức cấp cao rớt chức, nhưng trong số này chỉ có 3
quan chức của PLA, bao gồm ông Từ. CHINA TOPIX cho rằng chiến dịch chống
tham nhũng của ông Tập có thể sẽ khiến cho thêm nhiều vị tướng, quan chức
cấp cao Trung Quốc phải tự sát.
Mới đây công tố viên thành phố MiLan đã đề nghị mức án 13 năm tù với
ông Cesare Previti nguyên cố vấn luật và trợ lý thủ tướng Italia Berlusconi vì tội
tham nhũng, thủ tướng Đức ông Gerhard Schroede đã quyết định xa thải bộ
trưởng quốc phòng ông Scharping vì tội nhận hối lộ của khu vực tư nhân, giám
đốc ngân hàng trung ương Pháp Jean Claude cũng phải ra hầu toà vì tham
nhũng. Washington xem xét khả năng bắt giữ quốc tế đối với tổng thống Ukraina

22


ông Kuchma với lời buộc tội nhận hối lộ từ thời ông còn làm thủ tướng năm
1993 theo điều 11 bộ luật hình sự Ukraina .
Ở Nigenia tệ tham nhũng cũng rất nghiêm trọng, có công ty dùng cả trăm

triệu USD để chi phí giao dịch và mua chuộc quan chức. Tham nhũng còn nảy
sinh cả ở các tổ chức ít có quan hệ đến kinh doanh như uỷ ban Ôlimpic quốc tế.
II. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là rất nghiêm trọng, hiện
tượng tham nhũng không những đặc biệt lan tràn trong số các quan chức làm
việc tại các cơ quan chuyên trách về kinh tế đối nội và đối ngoại mà nó xảy ra
phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực như luật pháp, văn hoá, giáo dục, ... Tham nhũng
đã và đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân, của xã hội vào Đảng và Nhà
nước. Sự tha hoá của một số cán bộ Đảng viên cộng thêm thế lực thù địch lợi
dụng diễn biến phức tạp cuả tình hình thế giới và trong nước ra sức tuyên
truyền, kích động, thực hiện diễn biến hoà bình đang trở thành một nguy cơ to
lớn uy hiếp đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Theo báo cáo của chính phủ tại kỳ họp thứ 10 khoá IX đã phát hiện và xử
lý trên 500 vụ tham nhũng với tổng thiệt hại tài sản trên 1,2 tỷ đồng và trên 34
triệu USD. Năm 1996 đã phát hiện 10 vụ tham nhũng lớn trên 100 tỷ đồng/vụ.
Theo báo cáo của chánh án toà án nhân dân tối cao trước quốc hội từ năm 1992
đến năm 1997 toà đã xét sử 3.021 vụ tham nhũng với 6.315 bị cáo, trong đó có
64,5% số bị cáo bị tù, 10 tên đã bị tuyên phạt án tử hình. Cho đến nay đã liên
tiếp xẩy ra một số vụ án lớn nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tiền của, của
Nhà nước và nhân dân, gây mất ổn định kinh tế xã hội.
1- Vẫn còn nhiều uẩn khúc trong vụ tham nhũng tại Petro Việt Nam1
Đến thời điểm này có thể kết luận được đường dây tham nhũng lớn nhất
tại Petro Việt Nam được tổ chức trên một chiếc kiềng ba chân tương đối vững
chắc gồm ba nhân vật Nguyễn Quang Thường, Dương Quốc Hà và Trần Ngọc

1

23



Giao. Các đại gia này mượn danh nghĩa rót tiền vào các hợp đồng dự án để rửa
tiền một cách hợp pháp.
Sau khi phát hiện hành vi tham nhũng của ông Nguyễn Quang Thường và
Dương Quốc Hà tại công trình sửa bể chứa nước phục vụ khai thác trên tàu Đại
Hùng, mới đây dư luận không khỏi thắc mắc về việc Vietsovpetro mua 80 tấn
hoá chất chống cháy trong hợp đồng 93/94 VSP1 ký ngày 6/6/1994 với giá trị
hợp đồng là 2,429 tỷ đồng và yêu cầu số hoá chất này phải là hàng của Pháp.
Nhưng điều nghịch lý là khi nhận hàng Vietsovpetro biết chắc chắn bên cung
cấp đã thay bằng 80 tấn hoá chất sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh có chất
lượng thấp hơn nhiều mà vẫn vui vẻ chấp thuận và không hề thay đổi giá trị hợp
đồng.
Hiện cơ quan điều tra mới chỉ phát hiện ra một vài thủ đoạn móc tiền của
Nhà nước mà tổng số tiền đã lên đến hàng triệu USD, vậy hàng năm
Vietsovpetro ký không biết bao nhiêu hợp đồng thương mại và mua sắm trang
thiết bị, vật tư với tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu USD thì không biết số tiền
thất thoát sẽ là bao nhiêu. Hầu hết các quan chức như Dương Quốc Hà, Nguyễn
Quang Thường đều có thâm niên công tác lâu năm trong ngành dầu khí như vậy,
có biết bao nhiêu hợp đồng đã qua tay ký duyệt thì tổng số tiền thất thoát sẽ lớn
đến mức nào. Còn nữa một công ty trách nhiệm hữu hạn tư cách pháp nhân rất
mờ mịt vậy mà lại trúng thầu hầu hết các hợp đồng quan trọng của Vietsovpetro
mà lại không phải là một công ty khác
- Gây thiệt hại vẫn được thăng chức
Bên cạnh vụ việc có liên quan đến Dương Quốc Hà và Nguyễn Quang
Thường, dư luận trong ngành dầu khí còn đang băn khoăn về một vụ án xảy ra
năm 1992 liên quan trực tiếp đến Vietsovpetro mà hình như bị các chức trách cố
tình lãng quên. Được biết năm 1992 cơ quan An ninh điều tra và Công an tỉnh
Bà Rịa- Vũng Tàu phát hiện một số sai phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện
hợp đồng mua xích neo tàu Chi Lăng tại Vietsovpetro và khởi tố bắt giam đối

24



với ông Đặng Hữu Quý, nguyên là quyền tránh kỹ sư Viện nghiên cứu Khoa học
– Thiết kế thuộc Vietsovpetro về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng “. Nội dung vụ án như sau: Vietsovpetro đơn phương ký hợp đồng HĐ 1008 thử tải neo xích tàu Chi Lăng với một hãng của Singapore dẫn đến việc
phải trả hai lần tiền cho hai hãng nước ngoài gây thiệt hại 330.000 USD. Đối với
hợp đồng 1-029/ PSA – SSE/31-92 mua xích neo Mỏ Rồng một số nhân viên
của Vietsovpetro định làm giả hợp đồng mua về loại xích neo cũ của nước ngoài
mang về nước tính theo giá. Hợp đồng mờ ám này bị huỷ nhưng gây thiệt hại
298.453 USD. Trách nhiệm chính của vụ việc thuộc về ông Đặng Hữu Quý.
Điều đáng nói là ông Quý không hề bị hưởng một hình phạt nào mà còn được đề
bạt làm Giám đốc Công ty Tư vấn dầu khí và tham gia vào các lĩnh vực tư vấn
thiết kế, thương thảo hợp đồng của Vietsovpetro
- Triệu tập các nguyên Tổng Giám đốc Petro Việt Nam và Vietsovpetro
Ngày 15 và 16/6 Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an có giấy triệu tập
một số cán bộ nguyên là Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và
nguyên Tổng Giám đốc Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro cùng một
số cán bộ đương chức tới cơ quan An ninh điều tra làm rõ sự liên quan của họ
đối với các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong ngành dầu khí. Được biết một số
quan chức trước khi bị bắt là bị can trong vụ án này đã tự nguyên nộp cho cơ
quan điều tra 450.000 USD.
2- Vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn
Đây là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra đã
khởi tố 156 bị can với 24 tội danh. Xét xử sơ thẩm, toà tuyên án: tử hình 6 bị
cáo, chung thân 5 bị cáo, phạt tù có thời hạn 123 bị cáo, án treo 21 bị cáo.
Liên quan đến vụ này, đã xử lý kỷ luật 86 cán bộ( Công an: 65;kiểm sát:
15; quân đội: 4; báo chí: 2 ). Khai trừ khỏi Đảng: 42, cảnh cáo khiển trách 6 tập
thể, giải tán 2 chi uỷ, đặc biệt có 4 cán bộ cao cấp trong đó có 2 uỷ viên Ban
chấp hành Trung ương Đảng.


25


×