Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Bài học thành ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.2 KB, 160 trang )

Tôi xin bắt đầu với thành ngữ thứ nhất. Đó là “A slap on the wrist”. Hồi gần đây, nhật báo Wall Street
Journal loan tin rằng mặc dầu Trung Quốc đã không cải thiện được tình trạng nhân quyền tại nước họ,
song Tổng thống Clinton vẫn triển hạn các ưu đãi mậu dịch cho Trung Quốc và chỉ trừng phạt nhẹ
nhàng. Tờ báo đã dùng thành ngữ A slap on the wrist để chỉ sự trừng phạt nhẹ nhàng này. Chữ Wrist,
đánh vần là W-R-I-S-T, có nghĩa là cổ tay, và A Slap on the Wrist có nghĩa là đập nhẹ vào cổ tay, tức là
không đau đớn gì. Chúng ta hãy nghe một thí dụ khác cũng có dùng thành ngữ này. Đây là câu chuyện
một người nói về 4 sinh viên bị phạt vì nghịch ngợm, trong đó có 3 người bị phạt nặng và1 người bị phạt
nhẹ:
AMERICAN VOICE: These four students got caught sneaking a cow into the dean's office. Three got
expelled but the fourth only got a slap on the wrist, a week's suspension. People say his dad is a wealthy
man who has given the school the money to build a new gymnasium.
TEXT: (TRANG): Đoạn tiếng Anh mà quý vị vừa nghe có nghĩa như sau: 4 sinh viên này bị bắt gặp
mang một con bò vào văn phòng ông viện trưởng. 3 cậu bị đuổi khỏi trường, còn cậu thứ tư chỉ bị phạt
nhẹ là cấm đi học trong một tuần. Có người nói rằng cha cậu là người giàu có đã cho trường một số tiền
để xây sân tập thể thao.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai là Eat crow. Chữ Crow đánh vần là C-R-O-W. Tờ báo New York
Times viết rằng khi Tổng thống Clinton phải chọn giữa việc ngưng buôn bán với Trung Quốc hay rút lại
lời tuyên bố của ông về nhân quyền, ông Clinton đã chọn rút lại lời tuyên bố về nhân quyền.
Tờ báo dùng chữ Eat Crow để tả việc ông Clinton phải rút lại lời tuyên bố của ông. Nhưng tại sao tờ báo
lại dùng thành ngữ Eat Crow, mà nghĩa đen là ăn thịt con quạ? Sự tích về Eat Crow như sau: Ngày xưa
có người than phiền với một ông chủ quán là thức ăn trong quán ông ta dở quá. Ông ta bèn trả lời rằng tại
khách hàng khó tính chứ chính ông ta ăn cái gì cũng thấy ngon cả. Bạn bè ông ta bèn quay một con quạ
đen và đưa cho ông ta ăn.
Thịt quạ rất dai và dở nhưng ông ta vẫn phải ăn vì sợ mất mặt. Từ đó có thành ngữ Eat Crow tức là phải
rút lại những gì mình đã nói. Sau đây là một thí dụ khác trong đó có thành ngữ Eat Crow. Một ông chồng
kể cho bà vợ nghe về những gì đã xãy ra cho ông bạn tên Larry trên sân quần vợt như sau:
AMERICAN VOICE: Honey, you know how Larry always brags about what a great player he is and how
he can beat anybody around. Well, today I beat him 3 straight sets and really made him eat crow.
TEXT: (TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Em ơi, em biết là anh chàng Larry lúc nào cũng khoe
khoang rằng anh ta là một cây vợt đại tài và có thể đánh bại được mọi người. Hôm nay, anh đã thắng
được anh ta 3 ván liền và làm cho anh ta phải xấu hổ mà rút lại lời nói khoe khoang của mình.


TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là To short circuit. Tờ báo Washington Post viết rằng dân chúng tại
Trung Quốc muốn có tự do kinh tế và dân chủ đa nguyên, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc thì nhất
quyết ngăn chặn mối hy vọng này. Tờ báo đã dùng thành ngữ To Short Circuit để chỉ hành động ngăn
chặn của giới lãnh đạo Trung Quốc. Chữ Circuit đánh vần là C-I-R-C-U-I-T, có nghĩa là một mạch điện.
To Short Circuit là cắt đứt một mạch điện, và nghĩa bóng là phá hỏng một điều gì. Mời quý vị nghe một
thí dụ khác trong đó có một buổi ăn ngoài trời của một gia đình phải bị hủy bỏ vì trời mưa như sau:
AMERICAN VOICE: My mother stayed up all night cooking for all our relatives and friends. But when
the day came, a terrible thunderstorm short cicuited all our plans and we had to eat inside the house.
TEXT:(TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Mẹ tôi đã thức suốt đêm để nấu nướng cho tất cả bà con và
bè bạn trong dịp lễ. Nhưng tới ngày lễ, một trận mưa giông đã phá hỏng dự định của gia đình tôi, và
chúng tôi phải ăn uống trong nhà.
Thành ngữ thứ nhất là To Pull Strings. Chữ String có một nghĩa đơn giản là sợi dây. Thành ngữ To Pull
String có nghĩa là giật dây hay là dùng ảnh hưởng hay quyền uy của mình, thường là một cách bí mật để
mang lại kết quả mà mình mong muốn. Thành ngữ To Pull Strings bắt nguồn từ chỗ những nghệ sĩ đứng
đằng sau hậu trường dùng dây để điều khiển các con múa rối của họ. Mời quý vị nghe một thí dụ sau đây
về trường hợp một người xin được việc làm nhờ vào thế lực của ông chú giàu có.
AMERICAN VOICE: At first, they said that I wasn't qualified enough to get the job. However, after my
rich uncle who owns stocks in the company called there and pulled strings, I was hired right away.
TEXT: (TRANG): Đoạn văn này có nghĩa như sau: Thoạt đầu họ nói rằng tôi không có đủ khả năng để
được nhận vào công việc mà tôi đang xin. Tuy nhiên, sau khi ông chú giàu có của tôi là người có rất
nhiều cổ phần trong công ty, gọi điện thoại cho họ và giật dây một vài nơi, tôi đã được họ mướn ngay tức
khắc.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai là To String Someone Along. Câu này có lẽ bắt nguồn từ đời sống
tại nông trại nơi mà trâu bò đôi khi được buộc với nhau bằng dây thành một hàng để di chuyển từ chỗ
này sang chỗ khác một cách dễ dàng. Thành ngữ này có 2 nghĩa. Một là đồng ý và làm theo một người
nào. Và hai là lừa dối một người để họ làm theo ý mình muốn.
Mời quý vị nghe thí dụ sau đây theo nghĩa thứ 2, trong đó một người mua một chiếc xe cũ vì bị đánh lừa:
AMERICAN VOICE: The salesman assured me that the used car I was buying was in perfect condition.
But on the way home, the car broke down. That guy was stringing me all along the whole time.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh chàng bán xe đã bảo đảm với tôi rằng chiếc

xe cũ mà tôi định mua là một chiếc xe toàn hảo. Vậy mà trên đường lái về nhà chiếc xe đã bị hỏng không
chạy được nữa. Anh ta đã đánh lừa tôi từ đầu tới cuối.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là To Hold the Purse Strings, nghĩa là nắm sợi dây giữ hầu bao, tức
là nắm quyền sử dụng tiền bạc. Người ta cho rằng thành ngữ này phát xuất từ thời thế kỷ thứ 15 bên Âu
châu, khi dân chúng giữ tiền trong các túi vải có dây buộc. Ngày nay người ta không dùng túi vải như
vậy mà dùng ví xách tay, nhưng thành ngữ này vẫn không thay đổi. Mời quý vị nghe câu chuyện về một
cậu thanh niên than phiền là cha cậu quá chặt chẽ với túi tiền: AMERICAN VOICE: I can't buy anything
without my father's approval. He is the one who holds the purse strings in the family and he is very stingy
with his money. I think it's time for me to get a job.
TEXT:(TRANG): Đoạn văn tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi không thể mua một món gì mà không
được cha tôi đồng ý. Cha tôi là người nắm hầu bao trong nhà và ông rất hà tiện về vấn đề tiền nong. Chắc
đã đến lúc tôi phải đi kiếm việc làm.
TEXT:(TRANG): Thành ngữ cuối cùng trong bài hôm nay là Second String, có nghĩa là kém cỏi, dở, hay
không thuộc vào hạng tốt nhất. Tại Mỹ, thành ngữ Second String được dùng nhiều nhất trong lãnh vực
thể thao. Khi nói đến second string player là người ta nói đến đấu thủ tồi so với đấu thủ hạng nhất. Chẳng
hạn như trong thí dụ sau đây, một khách mộ điệu than phiền về tài nghệ kém cỏi của đội bóng rổ ưa thích
của anh ta là đội Los Angeles Lakers ở bang California:
AMERICAN VOICE: The Lakers have been forced to use second string players ever since their stars
were hurt early in the season. The team has hardly won a game since. They are really lousy.
TEXT: (TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Đội Lakers đã bị buộc phải dùng các đấu thủ hạng nhì kể
từ khi các danh thủ thượng thặng của họ bị thương ngay vào lúc khởi sự mùa đấu. Đội này từ đó tới giờ
vẫn chưa thắng trận nào cả. Họ chơi hết sức dở.
Sau đây là 4 thành ngữ mới: một là Eyes Bigger Than Your Stomach, hai là Butterflies in Your Stomach,
ba là Bellyach, và bốn là Belly Up.
Thành ngữ thứ nhất là Eyes Bigger Than Your Stomach có một thành ngữ tương đương trong tiếng Việt,
đó là con mắt to hơn cái bụng. Câu này dùng để tả trường hợp một người trông thấy thức ăn ngon nên lấy
quá nhiều, không thể ăn hết được. Sau đây là một thí dụ nói về một người vì tham lam lấy quá nhiều món
bánh pizza không thể ăn hết được nên phãi nôn ra. Anh ta đã dùng thành ngữ Eyes Bigger Than Your
Stomach. AMERICAN VOICE: Every time we have pizza I take way too much. Last time I couldn’t
finish it, but I still ate so much I had to throw up. I guess you could say my eyes are bigger than my

stomach.
TEXT: (TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Mỗi lần chúng tôi ăn món bánh pizza là tôi lấy quá nhiều.
Lần vừa rồi, tôi đã không thể ăn hết miếng bánh được, nhưng tôi cũng ăn nhiều đến độ tôi phải nôn ra.
Tôi nghĩ bạn có thể nói là con mắt tôi to hơn cái bụng .
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai là Butterflies in Your Stomach. Chữ Butterfly, đánh vần là B-U-T-
T-E-R-F-L-Y, có nghĩa là con bướm. Thành ngữ Butterflies in Your Stomach có nghĩa là một cảm tưởng
hồi hộp, lo âu, hay nôn nóng, giống như có một con bướm bay chập chờn trong bụng của quý vị vậy. Đó
là cái cảm tưởng mà nhiều người cảm thấy khi họ sắp dự một kỳ thi. Chúng ta hãy nghe thí dụ sau đây,
dùng thành ngữ Butterflies in Your Stomach, nói về cảm tưởng lo lắng của cô Jennifer khi cô đi xin việc
làm tại một văn phòng luật .
AMERICAN VOICE: When Jennifer went in for the job interview at the law firm she had plenty of
butterflies in her stomach. Luckily, the interview went well and she got the job.
TEXT: (TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Khi cô Jennifer đến văn phòng luật để được hỏi về vụ cô
xin việc làm, trong lòng cô hết sức hồi hộp. May mắn thay, cô trả lời trôi chảy và được nhận vào làm.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là Bellyache, có nghĩa đen là đau bụng. Khi ta đau bụng, ta thường
rên rỉ hay than vãn. Vì thế thành ngữ Bellyache còn có nghĩa là than phiền về tất cả mọi chuyện. Sau đây
là một thí dụ về anh chàng tên Joe luôn luôn than vãn về bất cứ những gì mà người khác nhờ anh ta làm.
AMERICAN VOICE: When I asked Joe to type the report, he complained to me about sore fingers. Then
when I asked him to run an errand downtown he said his feet hurt. When I invited him to the office party
he said parties always depress him. That guy’s always bellyaching about something.
TEXT:(TRANG): Đoạn văn tiếng Anh này có nghĩa như sau: Khi tôi nhờ anh Joe đánh máy, anh ta kêu
đau tay. Khi tôi nhờ anh ta xuống phố để làm vài việc vặt, anh ta kêu bị đau chân. Khi tôi mời anh ta đi
tiệc ở sở, anh ta nói rằng tiệc tùng làm anh ta buồn chán. Anh chàng này lúc nào cũng than vãn được.
TEXT:(TRANG): Sau hết là thành ngữ Belly up, có nghĩa là giơ bụng lên trời tức là chết hay sập tiệm.
Thành ngữ này bắt nguồn từ chỗ người ta thấy các con cá khi bị chết thì nổi lềnh bềnh trên mặt nước,
bụng đưa lên trời. Thành ngữ Belly Up thường dược dùng để tả những công ty bị phá sản phải đóng cửa.
Sau đây là một thí dụ về một người tưởng rằng công việc của anh ta rất chắc chắn, nhưng chẳng may
công ty gặp khó khăn và bị sập tiệm.
AMERICAN VOICE: I used to work for a company that always made money so I thought my job was
safe. But the company ran into hard times and finally went belly up. So now I have to find another job

TEXT: (TRANG) : Đoạn văn này có nghĩa như sau: Trước đây tôi làm việc cho một công ty lúc nào
cũng kiếm được nhiều tiền cho nên tôi tưởng là công việc của tôi rất chắc chắn. Tuy nhiên, công ty này
đã gặp khó khăn và cuối cùng bị phá sản. Vì thế bây giờ tôi phải đi tìm một việc khác.
Thành ngữ thứ nhất là Bone of Contention, trong đó chữ Contention được đánh vần là C-O-N-T-E-N-T-
I-O-N và có nghĩa là một vụ tranh chấp hay mối bất hòa. Thành ngữ Bone of Contention có nghĩa là một
vấn đề tranh chấp giữa hai người hay hai phe nhóm. Thành ngữ này có lẽ bắt nguồn từ chỗ hai con chó
dành nhau một cái xương , và thành ngữ này rất thông dụng vào đầu thế kỷ thứ 18.
Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó nguyên nhân một cuộc cãi cọ giữa hai vợ chồng anh Joe và chị Betty
là chuyện hết sức nhỏ mọn nhưng đã gây ra hậu quả tai hại:
AMERICAN VOICE: Who got to use the family car was a bone of contention between Joe and Betty
from the day they got back from their honeymoon. In fact it was one of the reasons for their divorce.
TEXT: (TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Vấn đề ai là người có quyền dùng chiếc xe hơi trong gia
đình đã gây ra cuộc cãi vã giữa anh Joe và chị Betty kể từ ngày họ đi hưởng tuần trăng mật trở về. Thật
vậy vấn đề này là một trong những lý do khiến cho hai vợ chồng ly dị nhau.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai là Make No Bones About It, có nghĩa là bày tỏ ý kiến của mình
một cách rõ rệt, hay công nhận điều gì một cách thẳng thắn không che đậy hay dấu giếm. Thành ngữ này
có từ quá lâu nên người ta không còn nhớ xuất xứ cũa nó từ đâu ra.
Ta hãy nghe thí dụ sau đây về cô Mary, một người thích làm thơ. Khi cô hỏi ý kiến một người bạn về
những bài thơ của cô viết, anh ta bèn thẳng thắn trả lời và làm cô Mary tức giận . Anh ta nói như sau:
AMERICAN VOICE:When Mary asked me what I thought of her poetry I made no bones about it. I told
her that it’s too gloomy and pessimistic and needs more polish. Now of course she is mad at me.
TEXT: (TRANG): Đoạn tiếng Anh này có nghĩa như sau: Khi cô Mary hỏi ý kiến của tôi về những bài
thơ cô làm, tôi đã thẳng thắn nói lên những gì tôi nghĩ. Tôi nói với cô ấy rằng thơ của cô ấy có vẻ đen tối
và bi quan, và cần phải được chau chuốt thêm nữa. Vì thế bây giờ cô ấy giận tôi.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay là Have a Bone To Pick. Chữ Pick đánh
vần là P-I-C-K và trong trường hợp này có nghĩa là nhặt những mảnh thịt ở trên một cái xương. Thành
ngữ này có nghĩa bóng là có một điểm để tranh luận, hay là có một vấn đề khó chịu cần phải bàn cãi.
Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó ông giám đốc một công ty lớn nói với anh Joe nhân viên phụ trách
quảng cáo rằng ông ta không hài lòng với việc làm của anh Joe:
AMERICAN VOICE: Joe, I’m afraid that I have a bone to pick with you. Frankly I don’t like this last ad

you designed for us. What’s a good time for you to come over to my office to talk about it?
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này anh Joe, tôi thấy là tôi có một vấn đề phải
bàn cải với anh. Thật tình thì tôi không thích bài quảng cáo mà anh làm cho chúng tôi lần cuối. Lúc nào
là lúc thuận tiện để anh đến văn phòng tôi nói chuyện về vụ này?
Thành ngữ thứ nhất là To Feel in Your Bones. Chữ Feel đánh vần là F-E-E-L và có nghĩa là cảm thấy
một điều gì trong xương tủy của mình. Thành ngữ này xuất xứ từ nhận xét của những người thời xưa
thấy rằng những ai già nua hay bị bệnh đau khớp xương đều có thể tiên đoán trước mỗi khi trời sắp mưa
bởi vì trước đó họ thường cảm thấy xương cốt bị nhức mỏi vì độ ẩm tăng lên. Vì thế thành ngữ To Feel
in Your Bones được dùng để chỉ một cảm giác rõ rệt hay một linh cảm là một điều gì đó chắc chắn sẽ
xảy trong tương lai.
Sau đây là một thí dụ về một giáo sư phê bình một cậu học sinh quý mến của ông tên là Tim và ông tin
chắc rằng cậu Tim sau này sẽ thành công lớn. Xin quý vị chú ý đến cách dùng thành ngữ To Feel in the
Bones:
AMERICAN VOICE: I feel in my bones that Tim will imprint his name in history some day. Not only is
he brilliant in his own field, but he also has this rare sense of responsibility to all humanity.
TEXT: (TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Tôi có linh cảm rõ rệt là một ngày nào đó cậu Tim sẽ ghi
khắc tên cậu vào lịch sử. Không những cậu tỏ ra xuất sắc trong ngành học của cậu, mà cậu còn cảm thấy
có một trách nhiệm hiếm có là muốn giúp đở toàn thể nhân loại nữa.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ nhì là To Bone Up. Chữ Up đánh vần là U-P. Thành ngữ To Bone Up
có nghĩa là học gạo để chuẩn bị cho một kỳ thi. Thành ngữ To Bone Up được dùng lần đầu tiên trong
thập niên 1860, khi sinh viên phải học những cuốn sách giáo khoa do một học giả người Anh tên là Bohn
viết. Tuy tên học giả này đánh vần là B-O-H-N, nhưng vẫn được đọc là BONE cho nên sinh viên nào
phải đọc các sách của ông Bohn đều nói họ phải học gạo, tức là To Bone Up. Chúng ta hãy nghe thí dụ
sau đây về ý kiến của một người Mỹ cho rằng sinh viên Á châu là những người nổi tiếng học gạo, tức là
học nhiều hơn sinh viên Mỹ.
AMERICAN VOICE: I hear how hard those Asian students have to bone up for their college entrance
exams. They study a lot more than us with very little time for fun. But I guess the results are probably
worth it.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi nghe nói là sinh viên Á châu học gạo rất cực
khổ để thi vào đại học. Họ học hành chăm chỉ hơn chúng tôi nhiều và có rất ít thì giờ giải trí. Nhưng tôi

nghĩ là những kết quả mà họ đạt được có lẽ cũng đáng công.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là To Throw Someone a Bone. Chữ Throw đánh vần là T-H-R-O-W
và có nghĩa là ném hay liệng. Thành ngữ To Throw Someone a Bone có nghĩa đen là ném cho người nào
một cái xương, nghĩa bóng tức là trao cho người nào một phần thưởng ít hơn là người đó mong nhận
được. Trong thí dụ sau đây, trong một công ty lớn, một nhân viên kỳ cựu tên là Brian đã làm việc cần
mẫn để mong được thăng chức trong văn phòng chính ở New York. Thay vào đó, ông ta nhận được một
điều mà ông ta không muốn chút nào:
AMERICAN VOICE: The company gave another man the promotion Brian expected. But they threw
him a bone. They sent him out to head up a branch office way off in Iowa. And that's a dead-end job
nobody wanted.
TEXT:(TRANG): Đoạn tiếng Anh này có nghĩa như sau: Công ty đó đã thăng chức cho một người khác,
một chức vụ mà ông Brian mong đợi, và công ty đã cho ông Brian một phần thưởng không xứng đáng gì
cả. Công ty gửi ông ta đi tiểu bang Iowa để điều khiển một văn phòng chi nhánh ở nơi khỉ ho cò gáy đó.
Đó là một công việc không có tương lai mà không ai mong muốn cả.
Thành ngữ thứ nhất chỉ có 2 chữ là All That, đánh vần là A-L-L và T-H-A-T, và có nghĩa là có tất cả mọi
thứ. Trong cộng đồng người Mỹ da đen những người nào thành công hay được mọi người thương mến là
những người được coi là có được tất cả mọi thứ trên đời. Thành ngữ này được dùng để chỉ một thái độ
hơi khoe khoang một chút. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một thanh niên da đen khoe rằng anh ta hay
nhất bởi vì anh ta có được mọi thứ mà người khác thèm muốn.
AMERICAN VOICE: Hey, I tell you I am all that. I've got the best looking girlfriend, the nicest car, the
biggest house and the most friends. Did I also mention that I am incredibly modest?
TEXT: (TRANG): Đoạn văn này có nghĩa như sau: Này, tôi nói cho các bạn biết là tôi là người có được
mọi thứ trên đời này. Tôi có cô bạn gái đẹp nhất, có xe hơi tốt nhất, có căn nhà lớn nhất và có nhiều bạn
nhất. À, tôi cho bạn biết chưa nhỉ là tôi cũng là người khiêm nhường không thể tưởng tượng được.
Trong câu chữ Anh cũng có một chữ mới mà quý vị cũng muốn biết là Incredibly, đánh vần là I-N-C-R-
E-D-I-B-L-Y, nghĩa là không thể tưởng tượng được.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai là Fly, đánh vần là F-L-Y và thông thường nếu là một động từ thì
có nghĩa là bay trên trời, còn nếu là một danh từ thì có nghĩa là mộ con ruồi. Tuy nhiên, tiếng lóng mà
người Mỹ da đen dùng lại có nghĩa khác hẳn. Chữ Fly được dùng như một tĩnh từ và để tả một cô gái
đẹp. Ta hãy nghe một anh chàng nói về một cô gái đẹp mà anh ta để ý như sau:

AMERICAN VOICE: Gentlemen, I think I'm in love. Look over there. See that girl in the miniskirt? She
is so fly. I'm going to go and ask her out.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này các bạn, có lẽ tôi bắt đầu biết yêu. Các bạn
nhìn đằng kia kìa. Có thấy cô gái mặc váy ngắn đó không? Cô ấy đẹp quá. Chắc tôi sẽ đến mời cô ta đi
chơi với tôi.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là To Perpetrate, đánh vần là P-E-R-P-E-T-R-A-T-E thường có
nghĩa là làm một hành động gì đó. Nhưng trong trường hợp tiếng lóng ở đây To Perpetrate có nghĩa là
hành động một cách gian dối, hay giả vờ đóng một bộ mặt nào đó trong khi thực sự người ta không phải
như vậy. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một anh chàng tên Frankie. một con người hay khoác lác.
AMERICAN VOICE: That guy Frankie is always perpetrating. He's always bragging about how his
girlfriend is really fly, but the only woman I've seen him with is his mother. He's just a liar.
TEXT:(TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Cái anh chàng Frankie kia lúc nào cũng hay giả vờ và hay
khoác lác. Anh ta luôn luôn khoe khoang là bạn gái anh ta đẹp, nhưng sự thật thì người đàn bà duy nhất
mà tôi thấy đi với anh ta là mẹ của anh ta. Anh ta thích nói dối lắm.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ cuối cùng trong bài hôm nay là To Be Ghost. Chữ Ghost đánh vần là G-H-
O-S-T có nghĩa là con ma, tức là một cái gì vô hình vô bóng. Tuy nhiên, chữ Ghost trong tiếng lóng có
nghĩa là biến nhanh đi, như một bóng ma vậy. Thay vì nói bây giờ tôi đi, I'm leaving, giới trẻ ngày nay
nói tôi sắp biến đây, hay là I'm ghost. Mời quý vị nghe thí dụ sau đây:
AMERICAN VOICE: Boy, am I late! The train to the city leaves in only twenty minutes. I'm just going
to eat a quick breakfast and the I'm ghost.
TEXT: (TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Trời đất ơi, tôi trễ quá rồi. Chuyến tàu lên thành phố sẽ rời
trong vòng 20 phút nữa. Tôi phải ăn sáng nhanh rồi tôi biến.
Chúng ta bắt đầu với thành ngữ thứ nhất, Buy a Pig in a Poke. Chữ Poke đánh vần là P-O-K-E và có
nghĩa là một cái giỏ hay cái bao. Thành ngữ Buy a Pig in a Poke có nghĩa đen là mua một con heo trong
một cái bao, và nghĩa bóng là mua lầm một món gì vì bị đánh lừa hay không chịu nhìn cho rõ. Thành ngữ
này bắt đầu được dùng từ mấy trăm năm trước, khi một anh chàng lém lỉnh lợi dụng một anh khờ và bán
cho anh ta một con vật ở trong một cái bao mà nói rằng đó là một con heo. Anh khờ này cứ tin như vậy
và mang bao về nhà. Đến khi mở ra anh ta mới thấy mình bị lừa vì trong bao không phải là một con heo
mập mà là một con mèo con.
Ở Mỹ đôi khi có những người bất lương dùng điện thọai để lừa khách hàng và dụ họ mua một món mà

không nhìn thấy tận mắt. Ta hãy nghe một thí dụ sau đây về một anh chàng than phiền rằng em anh ta bị
lừa vì mua một khu đất với gia rẽ nhưng bị ngập nước ở bang Florida.
AMERICAN VOICE: My brother bought a pig in a poke. He bought some ocean front property in
Florida from a phony salesman. It was on the ocean all right. In fact, at high tide it was six feet under
water.
TEXT: (TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Cậu em tôi đã bị lừa vì mua lầm rồi. Cậu ấy mua một khu
đất trên bãi biển ở bang Florida từ tay một anh chàng bán hàng bất lương. Khu đất này rõ ràng ở trên bãi
biển mà. Thật vậy, khi thủy triều lên, khu đất này nằm ở dưới một thước nước vậy đó.
Trong câu tiếng Anh có những chữ mới chúng ta cần biết. Đó là Property, đánh vần là P-R-O-P-E-R-T-
Y, nghĩa là tài sản hay đất đai nhà cửa; Phony đánh vần làP-H-O-N-Y, nghĩa là giả dối; và Tide, đánh
vần là T-I-D-E, nghĩa là thủy triều.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai Buy for a Song lại có nghĩa ngược lại hẳn với thành ngữ vừa nói
trên. Chữ Song đánh vần là S-O-N-G, nghĩa đen là một bài hát nhưng trong thành ngữ này là mua được
một món gì với giá rất rẻ. Ta hãy nghe thí dụ sau đây, trong đó một anh chàng cho biết là đã mua được
một chiếc xe hơi với giá rẻ mà lại tốt nữa.
AMERICAN VOICE: You have to be careful when you buy a used car. But I bought this Ford 91 for a
song, about half of what I expected to pay. And I’ve had good luck with it. It runs like a new car.
TEXT: (TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Bạn nên cẩn thận khi mua xe hơi cũ. Nhưng tôi mua
chiếc xe Ford năm 91 này với giá rất rẻ, khoảng phân nửa giá mà đáng ra tôi phải trả. Tôi còn may mắn
nữa vì chiếc xe này chạy tốt như xe mới.
Trong câu tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần lưu ý. Đó là Careful đánh vần là C-A-R-E-F-U-L,
nghĩa là cẩn thận; va øUsed, đánh vần là U-S-E-D, nghĩa là dùng rồi hay cũ rồi.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là To Buy, đánh vần là B-U-Y, nhưng không có nghĩa là mua một
cái gì mà có nghĩa là tin vào một điều gì. Trong thí dụ sau đây một người kể cho chúng ta nghe về một
anh chàng thích khoe khoang rằng anh ta là một người hùng hồi còn ở trong quân đội nhưng không ai tin
cả vì sự thật không phải như vậy.
AMERICAN VOICE: This guy is always telling people about all the medals he won for bravery during
the war. But I just don’t buy his story. I happen to know he never even got overseas. He spent the whole
war as a supply clerk at an army base in Texas.
TEXT:(TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Anh chàng đó lúc nào cũng kể với mọi người về những

huy chương mà anh ta nhận được nhờ lòng can đảm trong cuộc chiến tranh.Nhưng tôi không tin câu
chuyện của anh ta. Tôi biết rõ anh ta chưa bao giờ ra khỏi nước cả.Thật ra anh ta làm thư ký trông đồ tiếp
tế tại một căn cứ quân sự ở bang Texas trong suốt thời gian có chiến tranh.
Đoạn tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần biết. Đó là Medals đánh vần là M-E-D-A-L-S, nghĩa là
huy chương; Bravery đánh vần là B-R-A-V-E-R-Y, nghĩa là lòng can đảm; Overseas đánh vần là O-V-E-
R-S-E-A-S, nghĩa là ở hải ngoại; và Base đánh vần là B-A-S-E là căn cứ quân sự.
TEXT:(TRANG): Thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay là Buy the Farm, chữ Farm đánh vần là F-
A-R-M, có nghĩa la nông trại, nhưng thành ngữ Buy the Farm không có nghĩa là mua một nông trại mà
lại có nghĩa là chết một cách bất ngờ hay thảm khốc. Thành ngữ này phát xuất trong thời thế chiến thứ
hai. Ta hãy nghe một cựu chiến binh nói về cái chết bất ngờø của một người bạn làm phi công tên Bill
như sau:
AMERICAN VOICE: Bill was the best pilot I knew when I was in the Air Force. But he bought the farm
when his plane was hit by anti aircraft fire two days before the end of the war
TEXT:(TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Anh Bill là phi công giỏi nhất mà tôi được biết hồi tôi ở
trong không quân. Nhưng anh ấy đã thiệt mạng bất ngờ khi chiếc máy bay của anh bị trúng đạn phòng
không chỉ 2 ngày trước khi chiếân tranh kết thúc. Trong câu tiếng Anh có vài chữ đáng chú ý. Đó là Pilot
đánh vần là P-I-L-O-T nghĩa là phi công; Plane đánh vần là P-L-A-N-E, nghĩa là máy bay.
Bây giờ chúng tôi bắt đầu với thành ngữ Hard Sell. Chữ Hard đánh vần là H-A-R-D, có nghĩa là cứng rắn
hay mạnh bạo, và trong trường hợp này Hard Sell là dùng áp lực mạnh để bán một món hàng. Có lẽ quý
vị đã từng gặp một người bán hàng nói dai dẳng cho tới khi bạn phải mua một món hàng của anh ta. Ta
hãy nghe thí dụ sau đây về một người định mua một chiếc xe mới không đắt lắm. Nhưng vì bị người bán
xe nói dai dẳng cuối cùng anh ta đã mua một chiếc xe với nhiều thứ không cần thiết.
AMERICAN VOICE: I want a cheap car without a lot of extras. But the salesman gave me a hard sell so
I ended up with stuff I didn't need like leather seats, a sun roof, and a lot of other things.
TEXT: (TRANG): Đoạn tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi muốn mua một chiếc xe rẻ tiền, không có
nhiều thứ phụ thuộc. Nhưng người bán hàng đã dùng áp lực khiến tôi phải mua nhiều thứ mà tôi không
cần như ghế da, mui xe bằng kiếng và nhiều thứ khác.
Trong câu tiếng Anh có một vài chữ mới chúng ta cần biết. Cheap, đánh vần là C-H-E-A-P, là rẻ tiền;
Salesman, đánh vần là S-A-L-E-S-M-AN, là người bán hàng; Leather đánh vần là L-E-A-T-H-E-R, là da
thuộc; và Roof, đánh vần là R-O-O-F, là mui xe.

Bây giờ ta hãy nghe lại đoạn tiếng Anh và để ý cách dùng thành ngữ Hard Sell:
AMERICAN VOICE: I want a cheap car without a lot of extras. But the salesman gave me a hard sell so
I ended up with stuff I didn't need like leather seats, a sun roof, and a lot of other things.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay là Sell a Bill of Goods. Ta thấy có 2 chữ
mới là Bill, đánh vần là B-I-L-L, tức là bảng kê khai, và Goods, đánh vần là G-O-O-D-S, có nghĩa là
hàng hóa. Sell a Bill of Goods nghĩa đen là bán cho ai một bảng kê khai hàng hóa, tức là đánh lừa một
người nào.
Tiếng Việt cũng có một thành ngữ tương tự là Cho ăn bánh vẽ. Thành ngữ Sell a Bill of Goods thường
được dùng trong lãnh vực chính trị. Trong thí dụ sau đây một ứng cử viên đả kích đối thủ của ông ta và
cho rằng đối thủ này chuyên lừa dối cử tri khi hứa tiêu thêm tiền vào trường học mà không phải tăng
thuế.
AMERICAN VOICE: My friends, my opponent is selling you a bill of goods when he promises to spend
more on schools and cut taxes too. You ask him how he can spend more money without raising taxes!
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Thưa các bạn, đối thủ của tôi đã lừa dối các bạn
khi ông ta hứa tiêu thêm tiền vào trường học mà lại giảm thuế nữa. Xin các bạn hỏi ông ta xem làm thế
nào ông ta có thể tiêu thêm tiền mà không tăng thuế được!
Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý. Đó là Opponent, đánh vần là O-P-P-O-N-E-N-T, nghĩa là đối
thủ; Promise, đánh vần là P-R-O-M-I-S-E, có nghĩa là hứa hẹn; Spend, đánh vần là S-P-E-N-D, có nghĩa
là chi tiêu; và Raise, đánh vần là R-A-I-S-E, có nghĩa là tăng lên. Mời quý vị nghe đoạn tiếng Anh một
lần nữa để biết cách dùng thành ngữ Sell a Bill of Goods.
AMERICAN VOICE: My friends, my opponent is selling you a bill of goods when he promises to spend
more on schools and cut taxes too. You ask him how he can spend more money without raising taxes!
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là Sell Down the River, nghĩa đen là bán một người xuống miền ở
cuối sông. Thành ngữ này xuất xứ trong thời có chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ và được dùng trong cuốn tiểu
thuyết có nhan đề là Uncle Tom's Cabin cách đây 150 năm, mô tả những nỗi khổ của người nô lệ da đen.
Vào thời đó, điều khổ nhất đối với một người nô lệ là bị bán cho một chủ khác ở cuối sông Mississipi,
bởi vì khi bị bán như vậy thì người nô lệ phải từ bỏ gia đình vàlàm việc ở chỗ mới cho đến chết. Vì thế
thành ngữ Sell Down the River ngày nay có nghĩa là phản bội hay bán đứng một người nào.
Ta hãy nghe thí dụ sau đây khi một nhân viên than phiền là chủ nhân đã phản bội khi bán công ty cho
một hãng mới khiến cho nhân viên cũ bị mất việc.

AMERICAN VOICE: Our boss promised he'd never sell our company to another firm. But when he got a
good offer, he sold us down the river, and the new owners brought in their own people and fired us.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Ông chủ của chúng tôi đã hứa là sẽ không bao
giờ bán công ty cho một hãng khác. Thế nhưng khi ông ta được giá hời ông ta đã phản bội chúng tôi và
bán công ty cho một người chủ mới. Chủ mới đã mang nhân viên mới vào làm việc và sa thải chúng tôi.
Xin quý vị để ý đến những từ mới trong câu này: Boss đánh vần là B-O-S-S, có nghĩa là chủ nhân hay
ông giám đốc; Firmđánh vần là F-I-R-M, có nghĩa là công ty hay hãng xưởng; và Fire đánh vần là F-I-R-
E, có nghĩa là sa thải hay đuổi nhân viên. Bây giờ chúng ta hãy nghe lại câu tiếng Anh để quý vị biết
cách dùng thành ngữ Sell Down the River: AMERICAN VOICE: Our boss promised he'd never sell our
company to another firm. But when he got a good offer, he sold us down the river, and the new owners
brought in their own people and fired us.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ cuối cùng trong bài hôm nay là Sell Someone Short; chữ Short đánh vần là
S-H-O-R-T, có nghĩa là ngắn, và Sell Someone Short có nghĩa là có quan điểm sai lầm về một người nào
vì chỉ thấy những khuyết điểm của người đó. Chúng ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó một người
khuyên bạn anh ta đừng nên quan niệm sai lầm về một ông luật sư:
AMERICAN VOICE: Don't sell that man short. He may not look like it, but he's one of the smartest
lawyers in town. You'd be wise to hire him if you're in trouble. He seldom loses a case.
TEXT: (TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Anh đừng nên nghĩ lầm về ông luật sư đó. Ông ta có thể
trông không sáng sủa lắm nhưng lại là một trong các luật sư thông minh nhất ở đây. Nếu anh có khôn thì
nên mướn ông ta để cải cho anh khi anh gặp khó khăn. Ông ta ít khi thua kiện lắm.
Có vài chữ mới mà chúng ta cần biết. Đó là Smart, đánh vần là S-M-A-R-T, nghĩa là thông minh;
Lawyer, đánh vần là L-A-W-Y-E-R, nghĩa là luật sư; Wise, đánh vần là W-I-S-E, nghĩa là khôn ngoan;
Lose, đánh vần là L-O-S-E, nghĩa là mất hay thua; và Case, đánh vần là C-A-S-E, nghĩa là một vụ kiện
tụng.
Chúng ta bắt đầu với thành ngữ thứ nhất là Fib, đánh vần la øF-I-B, có nghĩa là một lời dối nhẹ nhàng,
không có ý ám hại ai cả, hay nếu có thì cũng chỉ có hại cho chính mình mà thôi. Chúng ta hãy nghe thí dụ
sau đây, trong đó một sinh viên nói về bạn anh ta tên là Johnny thích nói dối với người khác là anh ta học
rất giỏi mặc dầu sự thật không đúng hẳn như vậy.
AMERICAN VOICE: Johnny tells everybody he got straight A’s last September. I’m afraid he’s telling a
fib. I happen to know he got at least one B, but he is too embarrassed to admit it.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Johnny nói với mọi người rằng anh ta lãnh
được toàn điểm A trong tháng 9 vừa qua.Tôi e rằng anh ta đã nói dối và hơi khoác lác một chút. Tôi biết
rõ là anh ta ít ra cũng bị một điểm B, nhưng anh ta xấu hổ không muốn nhận điều này.
Trong câu tiếng Anh có một vài chữ mới mà chúng ta cần chú ý đến. Đó là Straight, đánh vần là S-T-R-
A-I-G-H-T, có nghĩa là suốt một loạt, và Embarrassed, đánh vần là E-M-B-A-R-R-A-S-S-E-D có nghĩa
là xấu hổ. Bây giờ chúng tôi xin lập lại câu tiếng Anh để quý vị theo dõi cách dùng thành ngữ Tell a Fib:
AMERICAN VOICE: Johnny tells everybody he got straight A’s last September. I’m afraid he’s telling a
fib. I happen to know he got at least one B, but he is too embarrassed to admit it.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai là White Lie, gồm chữ White đánh vần la øW-H-I-T-E, tức là màu
trắng, và Lie đánh vần la øL-I-E, nghĩa là nói dối. White Lie là một lời nói dối khi người ta muốn tỏ ra
lịch sự hay không muốn làm ai buồn phiền. Đây là lời nói dối có lý do chính đáng. Ta hãy nghe thí dụ
sau đây, trong đó một người đã nói dối để làm vui lòng bạn anh ta là cô Sally khi cô hỏi anh ta xem cái
áo mới của cô có đẹp hay không.
AMERICAN VOICE: I told Sally a white lie when she asked me how I liked her new party dress. I didn’t
like the color or the design but when I saw how happy she was with it, I told her it looked great.
TEXT: (TRANG): Đoạn tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi đã nói dối với cô Sally khi cô ta hỏi tôi có
thích cái áo dạ tiệc mới của cô hay không. Tôi không thích màu sắc mà cũng không thích kiểu áo này,
nhưng khi tôi thấy cô ấy rất thích cái áo đó, tôi bèn nói rằng cái áo đó đẹp lắm.
Có một vài chữ mới mà chúng ta cần chú ý sau đây: Party đánh vần là P-A-R-T-Y, nghĩa là buổi dạ tiệc;
Dress đánh vần là D-R-E-S-S, có nghĩa là cái áo đầm; Color đánh vần là C-O-L-O-R, nghĩa là màu sắc;
và Design đánh vần là D-E-S-I-G-N, nghĩa là kiểu áo. Mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh trong đó có
thành ngữ White Lie:
AMERICAN VOICE : I told Sally a white lie when she asked me how I liked her new party dress. I
didn’t like the color or the design but when I saw how happy she was with it, I told her it looked great.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba trong bài học hôm nay là Lie in Your Teeth, trong đó có chữ Teeth
đánh vần là T-E-E-T-H, có nghĩa là cái răng. Thành ngữ Lie in Your Teeth có nghĩa là nói dối một cách
trắng trợn để chạy tội hay để hại người khác. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một phiên tòa xử một vụ giết
người. Sau khi các bằng chứng đã được trình bày và các nhân chứng đưa ra lời khai, công tố viên kết
luận với lời buộc tội là bị can đã dối trá. Công tố viên nói:
AMERICAN VOICE: When the defendant says he didn’t shoot the woman, he’s lying in his teeth. His

fingerprints were on the gun and he was standing over the body when the police arrived.
TEXT:(TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Khi bị can nói rằng ông ta không bắn người đàn bà đó, ông
ta đã nói dối một cách trắng trợn. Dấu tay của ông ta in trên khẩu súng và ông ta còn đứng gần xác bà đó
khi cảnh sát tới nơi.
Xin quý vị chú ý đến một vài chữ mới. Defendant đánh vần là D-E-F-E-N-D-A-N-T, có nghĩa la øbị can
hay người bị buộc tội; Shoot đánh vần là S-H-O-O-T, có nghĩa là bắn; Fingerprints đánh vần là F-I-N-G-
E-R-P-R-I-N-T-S, có nghĩa là dấu tay; và Gun đánh vần là G-U-N, có nghĩa là khẩu súng. Bây giờ ta hãy
nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Lie in Your Teeth.
AMERICAN VOICE: When the defendant says he didn’t shoot the woman, he’s lying in his teeth. His
fingerprints were on the gun and he was standing over the body when the police arrived.
TEXT:(TRANG): Thành ngữ cuối cùng là Whopper đánh vần là W-H-O-P-P-E-R, có nghĩa là một lời
nói dối, phóng đại, khó có thể tin, được dùng như là một lời nói đùa. Ta hãy nghe thí dụ như sau đây về
chuyện anh Joe đi câu cá rồi về nhà kể lại một câu chuyện khó tin như sau:
AMERICAN VOICE: Joe went fishing on Moon lake. He came back all wet without his rod and reel and
told us a real whopper. He said he caught a fish so big it pulled him out of the boat and swam off with his
rod and reel.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Joe đi câu cáở hồ. Khi anh ta về nhà, quần
áo ướt hết mà mất cả cần câu lẫn quấn dây câu.Anh ta kể lại câu chuyện khó tin và nói rằng anh ta bắt
được một con cá to đến nỗi nó lôi anh ta ra khỏi thuyền rồi bơi đi mất mang theo cả cần câu lẫn dây câu.
Câu chuyện quả khó tin bởi vì sau đó bạn anh ta biết được điều gì đã thực sự xảy ra. Anh ta đã ngủ quên
trên thuyền rồi đánh rơi cả cần câu lẫn dây câu. Anh ta bèn đứng lên để cố vớt lại cần câu nên bị rơi
xuống nước và phải bơi vào bờ.
Trong câu tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần biết. Wet đánh vần là W-E-T, nghĩa là ướt; Rod
đánh vần là R-O-D, nghĩa là cần câu; Reel đánh vần là R-E-E-L, có nghĩa là ống quấn dây câu; và Swim
Off đánh vần là S-W-I-M và O-F-F, có nghĩa là bơi đi mất.
Chúng ta bắt đầu với thành ngữ thứ nhất là Hunker Down, đánh vần là H-U-N-K-E-R và D-O-W-N,
nghĩa đen là ngồi lom khom sát mặt đất như là lính tráng vẫn thường làm khi có nổ súng, và nghĩa bóng
là chú tâm làm việc để đối phó với một thử thách hay một vấn đề khó khăn. Tờ Christian Science
Monitor đã dùng thành ngữ Hunker Down khi viết rằng các nhà lập pháp Mỹ đã phải làm việc ráo riết để
tranh luận về chương trình chăm sóc sức khỏe toàn quốc trong tháng 8 là tháng mà Quốc hội theo thông

lệ vẫn nghỉ nhóm. Ta hãy nghe một thí dụ sau đây trong đó một sinh viên nói về những ngày anh ta còn
học ở đại học:
AMERICAN VOICE: I still remember my college days. Most of us had a lot of fun during our first two
years. But after that we really had to hunker down and study hard to graduate.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi vẫn còn nhớ những ngày tôi học ở đại học.
Phần đông chúng tôi đã chơi đùa trong suốt 2 năm đầu. Nhưng sau đó chúng tôi đã phải chú tâm vào việc
học hành chăm chỉ để ra trường.
Trong câu tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần biết. Đó là Remember, đánh vần là R-E-M-E-M-B-
E-R, có nghĩa là nhớ; Fun, đánh vần là F-U-N, có nghĩa là vui chơi; và Graduate, đánh vần là G-R-A-D-
U-A-T-E, có nghĩa là tốt nghiệp hay ra trường.
Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Hunker Down:
AMERICAN VOICE: I still remember my college days. Most of us had a lot of fun during our first two
years. But after that we really had to hunker down and study hard to graduate.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay là Hold the High Ground mà nhật báo Wall
Street Journal đã dùng để mô tả địa vị ưu thế trên chính trường Mỹ của phe nào tại Quốc hội mà sẽ thắng
trong cuộc tranh luận về chương trình chăm sóc sức khỏe toàn quốc. Thành ngữ Hold the High Ground
gồm có chữ Hold, đánh vần là H-O-L-D, có nghĩa là cầm giữ hay chiếm cứ; High Ground, đánh vần là
H-I-G-H và G-R-O-U-N-D, có nghĩa là một chỗ cao như ngọn đồi chẳng hạn. Thành ngữ Hold the High
Ground được dùng trong quân đội là giữ vị trí trên đồi cao, và trong đời sống hàng ngày thành ngữ này
có nghĩa là chiếm ưu thế. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một ứng cử viên nói chuyện với các nhân viên
làm việc trong cuộc vận động tranh cử của ông.
AMERICAN VOICE: I know we can win this election fight. We hold the high ground because we have
more campaign money and a more popular candidate than the other party.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi biết là chúng ta có thể thắng trong cuộc
tranh cử này. Chúng ta chiếm địa vị ưu thế bởi vì chúng ta có nhiều tiền vận động tranh cử và có một ứng
cử viên được lòng dân hơn đảng kia.
Có vài từ mới mà quý vị cần lưu ý. Đó là Win, đánh vần là W-I-N, có nghĩa là thắng. Election, đánh vần
là E-L-E-C-T-I-O-N, có nghĩa là cuộc bầu cử. Campaign, đánh vần là C-A-M-P-A-I-G-N, có nghĩa là
cuộc vận động tranh cử. Candidate, đánh vần là C-A-N-D-I-D-A-T-E, có nghĩa là ứng cử viên. Và Party,
đánh vần là P-A-R-T-Y, có nghĩa là đảng chính trị. Bây giờ chúng ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và chú ý

đến cách dùng thành ngữ Hold the High Ground.
AMERICAN VOICE: I know we can win this election fight. We hold the high ground because we have
more campaign money and a more popular candidate than the other party.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba và cũng là cuối cùng trong bài học hôm nay là Trench Warfare,
gồm chữ Trench, đánh vần là T-R-E-N-C-H, có nghĩa là cái rãnh hay hào mà binh sĩ núp ở dưới đó để
đánh nhau, và Warfare, đánh vần là W-A-R-F-A-R-E, có nghĩa là cuộc giao tranh. Thành ngữ Trench
Warfare là một cuộc tranh đấu gay go, giống như binh sĩ hai bên núp dưới hào để đánh nhau vậy. Ta hãy
nghe thí dụ sau đây về anh Tony, một thanh niên mồ côi và nghèo khó mà cuộc sống đối với anh lúc nào
cũng là một cuộc đấu tranh.
AMERICAN VOICE: Tony lost both his parents very young and was brought up by his uncle in a poor
neighborhood where crime and drugs are common. Life was trench warfare for him, always a struggle.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Tony đã mất cả bố mẹ khi anh còn nhỏ và
được chú anh nuôi tại một khu xóm nghèo nơi mà nạn phạm pháp và ma túy xảy rất thường. Cuộc sống
đối với anh lúc nào cũng là một cuộc đấu tranh hết sức gay go.
Trong đoạn tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần lưu ý. Đó là Neighborhood, đánh vần là N-E-I-G-
H-B-O-R-H-O-O-D, có nghĩa là khu xóm nơi mình ở. Crime, đánh vần là C-R-I-M-E, là tội ác hay nạn
phạm pháp. Drugs, đánh vần là D-R-U-G-S là các chất ma túy. Và Struggle, đánh vần là S-T-R-U-G-G-
L-E, có nghĩa là một cuộc đấu tranh.
Chúng ta bắt đầu với thành ngữ thứ nhất là Slapdash. Chương trình chăm sóc sức khỏe của Tổng thống
Clinton hồi gần đây đã được báo chí đề cập đến rất nhiều. Tờ Wall Street Journal đã dùng từ Slapdash
khi nói đến tính cách thiếu sót của dự luật chăm sóc sức khỏe mà Ủy ban Tài chánh Thượng viện vừa
thông qua. Thành ngữ Slapdash, đánh vần là S-L-A-P-D-A-S-H, dùng để tả một cái gì được làm một
cách cẩu thả. Thành ngữ này có lẽ xuất xứ từ chữ Slapdashing là một lối sơn phết bằng cách trát thạch
cao lung tung trên tường, không theo một đường lối nào cả.
Ta hãy nghe một thí dụ sau đây trong đó một giáo sư nói với cậu học trò tên John là sẽ cho cậu điểm xấu
vì cậu làm bài một cách quá cẩu thả:
AMERICAN VOICE: John, I'm afraid I have to give you a failing grade for your term paper. I'm sorry
but it's too slapdash. It looks like you wrote it at the last minute without any serious research.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh John, tôi e rằng tôi phải cho bài làm của
anh một điểm xấu. Tôi rất tiếc là bài này được viết ra một cách quá cẩu thả, trông có vẻ như anh viết nó

vào phút chót mà không chịu tìm tòi nghiên cứu cẩn thận gì cả.
Trong câu tiếng Anh có vài chữ mới xin quý vị lưu ý. Đó là Grade, đánh vần là G-R-A-D-E, có nghĩa là
điểm mà thầy giáo phê vào mỗi bài làm; Failing, đánh vần là F-A-I-L-I-N-G, có nghĩa là xấu hay bị đánh
rớt khi thi cử; Serious, đánh vần là S-E-R-I-O-U-S, có nghĩa là nghiêm chỉnh; và Research, đánh vần là
R-E-S-E-A-R-C-H, có nghĩa là nghiên cứu, tìm tòi.
Bây giờ mời quý vị nghe lại thí dụ vừa kể bằng tiếng Anh:
AMERICAN VOICE: John, I'm afraid I have to give you a failing grade for your term paper. I'm sorry
but it's too slapdash. It looks like you wrote it at the last minute without any serious research.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay là Across the Board. Nhật báo Washington
Post đã dùng thành ngữ này để nói về đủ mọi loại thay đổi trong chương trình chăm sóc sức khỏe mà
Tổng thống Clinton đề nghị. Có hai chữ mà chúng ta cần biết là Across, đánh vần là A-C-R-O-S-S, có
nghĩa là ngang qua, và Board, đánh vần là B-O-A-R-D, có nghĩa là tấm bảng.
Thành ngữ Across the Board xuất xứ từ nơi đua ngựa. Tại trường đua có một tấm bảng để ghi tên con
ngựa nào về nhất, nhì và ba. Nếu quý vị muốn cho một con ngựa có cơ hội thắng cuộc đua thì phải đánh
nó về cả ba hạng, tức là đánh cá Across the Board. Trong đời sống hàng ngày, thành ngữ Across the
Board được dùng để chỉ tất cả các thứ loại hay trường hợp. Chẳng hạn như người ta nói Across the board
wage increases là tăng lương cho tất cả mọi công nhân; hay Across the board airfare increases là tăng giá
vé máy bay đủ mọi hạng.
Ta hãy nghe thí dụ sau đây về vụ các cơ quan thuộc chính phủ liên bang Mỹ phải giảm nhân viên ở đủ
mọi cấp bậc:
AMERICAN VOICE: Because of tighter budgets, federal agencies face losing staff with across the board
cutbacks. This means that every US government agency will be affected at all levels.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Vì ngân sách bị thắt chặt nên các cơ quan của
chính phủ liên bang phải cắt giảm nhân viên ở mọi cấp bậc. Điều này có nghĩa là mỗi cơ quan của chánh
phủ Mỹ đều sẽ bị ảnh hưởng tại mọi cấp bậc.
Ta hãy chú ý đến vài chữ mới như: Budget, đánh vần là B-U-D-G-E-T có nghĩa là ngân sách; Agency,
đánh vần là A-G-E-N-C-Y, có nghĩa là cơ quan; Staff, đánh vần là S-T-A-F-F, có nghĩa là nhân viên; và
Cutbacks, đánh vần là C-U-T-B-A-C-K-S, có nghĩa là cắt giảm.
Bây giờ mời quý vị nghe lại đoạn tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Across the Board:
AMERICAN VOICE: Because of tighter budgets, federal agencies face losing staff with across the board

cutbacks. This means that every US government agency will be affected at all levels. TEXT: (TRANG):
Thành ngữ thứ ba là Back of the Envelope, nghĩa đen là đằng sau lưng cái bao thư, và nghĩa bóng là tính
toán một cách phỏng chừng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì khi ta muốn làm toán một cách vội vã ta thường
kiếm vội một mảnh giấy để viết các con số lên đó, và thường thường thì một cái bao thư là cái dễ tìm
thấy nhất để viết lên đó.
Thành ngữ Back of the Envelope đã được một nghị sĩ Mỹ dùng khi ông muốn tính phỏng chừng những
tổn phí của chương trình chăm sóc sức khỏe mới của Hoa Kỳ. Trong đời sống hàng ngày, ta hãy nghe thí
dụ sau đây về một người thợ mộc tính phỏng chừng giá cả của mấy cái tủ đựng chén dĩa trong nhà bếp
mà bà Wood muốn ông ta làm.
AMERICAN VOICE: Mrs. Wood, if you ask me what it will cost you to put in these cabinets, my back
of the envelope figure will be about $1,500. It could be more, of course depending on the design you
want.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này bà Wood, nếu bà hỏi tôi là làm mấy cái tủ
này tốn bao nhiêu tiền thì con số mà tôi tính phỏng chừng sẽ là khoảng 1,500 đô la. Có thể cao hơn nữa
tùy theo bà thích kiểu gì.
Có một vài chữ mới mà ta cần chú ý. Đó là: Cost, đánh vần là C-O-S-T, có nghĩa là tốn kém; Cabinet,
đánh vần là C-A-B-I-N-E-T, có nghĩa là tủ đựng quần áo hay chén dĩa; Figure, đánh vần là F-I-G-U-R-E,
nghĩa là con số; và Design, đánh vần là D-E-S-I-G-N, nghĩa là kiểu.
Khi bàn về tình hình Cuba, nhật báo Washington Post nêu câu hỏi như sau: Liệu chúng ta có sẵn sàng
chấp nhận một nước Cuba mới hay không? Nhiều thay đổi đang xảy ra nhưng Washington thì tỏ ra xa
vời thực tế.
Tờ báo đã dùng thành ngữ Out to Lunch để tả thái độ lơ là của Washington, và đó là thành ngữ thứ nhất
trong bài học hôm nay, gồm có chữ Out đánh vần là O-U-T, có nghĩa là ra ngoài, và Lunch đánh vần la
øL-U-N-C-H, có nghĩa là bữa ăn trưa. Out to Lunch nghĩa đen là đi ra ngoài ăn trưa, nhưng nghĩa bóng là
mơ mộng, không chú ý đến tình hình hiện tại hay là xa vời thực tế. Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó
một thầy giáo trách mắng một cậu học sinh tên John là không chịu chú ý vào việc học hành.
AMERICAN VOICE: John, you really have to pay more attention. I just went over that topic. You must
have been out to lunch with your mind a thousand miles away. Okay I’ll go over it one more time.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này anh John, anh cần phải chú ý nhiều hơn
nữa. Tôi vừa mới giảng giải đề tài đó. Chắc chắn là anh đã mơ mộng vẩn vơ, và đầu óc anh ở cách xa

đây hàng ngàn dặm. Thôi được, tôi sẽ duyệt đề tài này lại một lần nữa.
Trong câu tiếng Anh có một vài chữ mới mà ta cần chú ý như sau: Attention đánh vần là A-T-T-E-N-T-I-
O-N, có nghĩa là sự chú ý; Topic đánh vần là T-O-P-I-C, có nghĩa là đề tài, Mind đánh vần là M-I-N-D,
nghĩa là trí óc; và Go Over đánh vần la øG-O và O-V-E-R, nghĩa là duyệt lại.
Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Out to lunch AMERICAN
VOICE: John, you really have to pay more attention. I just went over that topic. You must have been out
to luch with your mind a thousand miles away. Okay I’ll go over it one more time.
TEXT: (TRANG): Một bình luận gia Mỹ cảnh cáo rằng càng ngày Hoa Kỳ càng cảm thấy bị dồn vào
một góc về vấn đề người Cuba tỵ nan. Và bình luận gia này đã dùng thành ngữ Backed Into a Corner để
tả thế kẹt mà Hoa kỳ bị rơi vào.
Backed Into a Corner là thành ngữ thứ nhì mà chúng ta học trong bài này, gồm có chữ Backed, đánh vần
là B-A-C-K-E-D, nghĩa là bị dồn vào một chỗ, và Corner, đánh vần la øC-O-R-N-E-R, có nghĩa là một
góc. Thành ngữ Backed Into a Corner dùng để tả tình thế bị kẹt không có lối ra. Trong đời sống hàng
ngày, ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người bị kẹt giữa hai hoàn cảnh không hay ho chút nào. Một là
phải về hưu, và hai là bị giáng cấp.
AMERICAN VOICE: With the government cutting jobs these days, I’m backed into a corner. My job as
manager is most likely to be abolished. Either I retire early or get pushed down to a lower grade.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Vì chính phủ đang cắt giảm công ăn việc làm
vào lúc này, cho nên tôi bị rơi vào một thế kẹt. Công việc quản lý của tôi có lẽ sẽ bị hủy bỏ. Tôi phải
hoặc là về hưu sớm hoặc bị đẩy xuống một cấp thấp hơn.
Xin quý vị chú ý đến một số chữ mới như sau: Government đánh vần là G-O-V-E-R-N-M-E-N-T, có
nghĩa là chính phủ; Jobs đánh vần là J-O-B-S, có nghĩa là công việc làm; Manager đánh vần là M-A-N-
A-G-E-R, có nghĩa là quản lý; Retire đánh vần là R-E-T-I-R-E, có nghĩa là về hưu; và Grade đánh vần la
øG-R-A-D-E, có nghĩa là cấp bậc.
Bây giờ ta hãy nghe lại đoạn tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Backed Into a Corner.
AMERICAN VOICE: With the government cutting jobs these days, I’m backed into a corner. My job as
manager is most likely to be abolished. Either I retire early or get pushed down to a lower grade.
TEXT: (TRANG): Một người Cuba tỵ nạn tại căn cứ hải quân Guatanamo nói rằng ông đã nghe tin tức
trên đài phát thanh Mỹ và Cuba nói rõ chính sách mới của chính phủ Mỹ là những người Cuba được vớt
trên biển sẽ không được phép định cư tại Hoa Kỳ. Người tỵ nạn này đã dùng thành ngữ Spell Out để chỉ

hành động giải thích cặn kẽ của các đài phát thanh. Thành ngữ Spell Out là thành ngữ thứ ba trong bài
học hôm nay, đánh vần là S-P-E-L-L và O-U-T có nghĩa là đánh vần từng chữ một, hay nói một cách
khác là giải thích cặn kẽ.
Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó một nhân viên yêu cầu ông xếp tên Brown giải thích chi tiết các dự
định của công ty trong tương lai:
AMERICAN VOICE: Mr. Brown, you say our compay’s policy might change in the near future to adjust
to the needs of the market. As staffers, we‘re concerned. Could you spell out what plans you have in
mind?
TEXT:TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Thưa ông Brown, ông có nói rằng chính sách của
công ty chúng ta có thể thay đổi trong một ngày gần đây để thích ứng với các nhu cầu của thị trường.
Chúng tôi là nhân viên nên rất lo ngại. Liệu ông có thể giải thích cặn kẽ là ông có kế hoạch gì hay
không?
Ta hãy để ý đến những chữ mới trong thí dụ này. Đó là Policy, đánh vần la øP-O-LI-C-Y, có nghĩa là
chính sách hay đường lối; Adjust đánh vần là A-D-J-U-S-T, nghĩa là thích ứng; Needs đánh vần la øN-E-
E-D-S, có nghĩa là nhu cầu; Staffers đánh vần làS-T-A-F-F-E-R-S, có nghĩa là nhân viên; và Concerned
đánh vần la øC-O-N-C-E-R-N-E-D, có nghĩa là lo ngại.
Thành ngữ In Cahoots With có nghĩa là thỏa thuận ngấm ngầm hay thông đồng với một người nào đó để
làm một điều trái luật pháp. Trong đời sống hàng ngày, ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người gác kho
hàng đã thông đồng với một băng đảng để ăn trộm hàng hóa trong kho.
AMERICAN VOICE: The warehouse security guard was in cahoots with the gang that stole hundreds of
cases of cigarettes and whiskey. He gave them the key to the building and in return they paid him well.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Người gác kho hàng đã thông đồng với bọn
băng đảng để ăn cắp hàng trăm thùng thuốc lá và rượu Whiskey. Người gác đã trao chìa khóa kho hàng
cho bọn băng đảng và để đổi lại chúng đã trả khá nhiều tiền cho anh ta.
Xin quý vị chú ý đến những chữ mới sau đây: Warehouse, đánh vần là W-A-R-E-H-O-U-S-E, có nghĩa là
kho hàng; Security, đánh vần là S-E-C-U-R-I-T-Y, nghĩa là an ninh; Gang, đánh vần là G-A-N-G, có
nghĩa là băng đảng; và Key, đánh vần là K-E-Y, có nghĩa là chìa khóa. Bây giờ chúng tôi xin nhắc lại câu
tiếng Anh để quý vị theo dõi cách dùng thành ngữ In Cahoots With:
AMERICAN VOICE: The warehouse security guard was in cahoots with the gang that stole hundreds of
cases of cigarettes and whiskey. He gave them the key to the building and in return they paid him well.

TEXT: (TRANG): Một bài báo đăng trên tờ Washington Post bình luận rằng Hội Bảo hiểm sức khỏe ở
Hoa Kỳ chỉ ủng hộ suông đối với chương trình chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Clinton mà thôi. Và
tờ báo đã dùng thành ngữ Lip Service để chỉ hành động ủng hộ suông của Hội bảo hiểm, và đó là thành
ngữ thứ nhì mà chúng ta học trong bài hôm nay.
Thành ngữ Lip Service đánh vần là L-I-P, nghĩa đen là cái môi, và S-E-R-V-I-C-E có nghĩa là công việc.
Thành ngữ Lip Servic nghĩa bóng là một sự ủng hộ giả dối bằng lời nói chứ không đi đôi với việc làm.
Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một ứng cử viên chỉ đưa ra những lời hứa trống rỗng mà không làm tròn
những lời hứa này.
AMERICAN VOICE: I'm sure the mayor of our city will lose in his reelection bid this fall. He's simply
failed to carry out his election promises. All he gives to those solemn promises now is lip service.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi tin chắc rằng ông thị trưởng thành phố
chúng ta sẽ thua trong cuộc vận động tái bầu trong mùa thu này. Ông ta đã không thực hiện những lời
hứa khi ông ra ứng cử. Ông ta chỉ ủng hộ bằng miệng những lời hứa nghiêm trang của ông khi trước.
Có một vài chữ mà chúng ta cần chú ý. Đó là Mayor, đánh vần là M-A-Y-O-R, nghĩa là thị trưởng; Lose,
đánh vần là L-O-S-E, nghĩa là thua hay thất cử; Reelection, đánh vần là R-E-E-E-L-E-C-T-I-O-N, nghĩa
là tái bầu cử; Carry Out, đánh vần là C-A-R-R-Y và O-U-T, nghĩa là thực hiện; và Promises, đánh vần là
P-R-O-M-I-S-E-S, nghĩa là những lời hứa. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng
thành ngữ Lip Service.
AMERICAN VOICE: I'm sure the mayor of our city will lose in his reelection bid this fall. He's simply
failed to carry out his election promises. All he gives to those solemn promises now is lip service.
TEXT: (TRANG): Nhật báo New York Times loan tin rằng khi nghe nhiều bài diễn văn về chăm sóc sức
khỏe, một bác sĩ tại bang California hăng hái nói rằng chương trình của Tổng thống Clinton không phải
là một chương trình nông nổi. Tờ báo đã dùng thành ngữ Hare-brained để tả tính cách nông nổi của
chương trình.
Hare-brained là thành ngữ cuối trong bài học hôm nay, và đánh vần là H-A-R-E, nghĩa là con thỏ rừng,và
B-R-A-I-N-E-D, nghĩa là có trí óc. Thành ngữ Hare-brained nghĩa đen là có đầu óc của một con thỏ rừng,
nhưng nghĩa bóng là có tính nông nổi hay điên rồ. Thành ngữ này xuất xứ từ một câu chuyện cổ tích của
Anh nói về một con thỏ rừng hay có tính liều lĩnh, điên rồ, làm nhiều điều mà không suy nghĩ. Trong thí
dụ sau đây, ta hãy nghe bàn về cái ý kiến đưa người lên mặt trăng mà vào đầu thế kỷ thứ 19 được coi là
một ý kiến liều lĩnh.

AMERICAN VOICE: A lot of people thought it was a hare-brained scheme to try to send people to the
moon. But on July 20,1969 the whole world watched two astronauts set foot on earth's neighbor planet.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Có nhiều người nghĩ rằng tìm cách đưa người
lên mặt trăng là một kế hoạch điên rồ. Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, cả thế giới đã ngắm
nhìn hai phi hành gia đặt chân lên mặt trăng, hành tinh láng giềng của trái đất.
Có một vài chữ mới mà ta cần chú ý. Đó là: Scheme, đánh vần là S-C-H-E-M-E, nghĩa là kế hoạch;
Moon, đánh vần là M-O-O-N, có nghĩa là mặt trăng; Watch, đánh vần là W-A-T-C-H, nghĩa là ngắm
nhìn; Astronaut, đánh vần là A-S-T-R-O-N-A-U-T, có nghĩa là phi hành gia; và Planet, đánh vần là P-L-
A-N-E-T, có nghĩa là hành tinh.
Thành ngữ thứ nhất là Go Bananas, đánh vần là G-O và Bananas, đánh vần là B-A-N-A-N-A-S. Như quý
vị vừa nghe, banana có nghĩa là trái chuối. Người Tây phương có nhận xét là không có con vật nào thích
ăn chuối bằng con khỉ. Một nải chuối thường làm cho con khỉ rất dễ xúc động, nhảy nhót lung tung.
Thành ngữ Go Bananas, khi áp dụng cho con người, có nghĩa là hành động một cách giận dữ hay điên rồ.
Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người bị kẹt xe trên đường phố và gặïp phải một người khác nổi giận
đâm xe vào xe của ông ta.
AMERICAN VOICE: I was on the freeway the other day in this terrible traffic jam. Suddenly, the guy in
the car next to me just went bananas. He was screaming and yelling and then he crashed his Mercedes
into my new BMW! Totally out of control!
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Hôm nọ tôi bị mắc kẹt trong một vụ kẹt xe
khủng khiếp trên xa lộ. Thình lình một người lái xe gần tôi đột nhiên nổi giận. Ông ta hò hét, la lối rồi
đâm chiếc xe Mercedes của ông ta vào chiếc xe BMW mới của tôi. Ông ta hoàn toàn không còn tự chủ
được.
Trong câu tiếng Anh có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý. Đó là: Freeway, đánh vần là F-R-E-E-W-A-Y,
nghĩa là xa lộ; Traffic Jam, đánh vần là T-R-A-F-F-I-C và J-A-M, có nghĩa là vụ kẹt xe; Scream, đánh
vần là S-C-R-E-A-M, nghĩa là gào thét; và Crash, đánh vần là C-R-A-S-H, nghĩa là đụng xe.
Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Go Bananas:
AMERICAN VOICE: I was on the freeway the other day in this terrible traffic jam. Suddenly, the guy in
the car next to me just went bananas. He was screaming and yelling and then he crashed his Mercedes
into my new BMW! Totally out of control!
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ nhì là Compare Apples and Oranges gồm có chữ Compare, đánh vần

là C-O-M-P-A-R-E, nghĩa là so sánh; Apples, đánh vần là A-P-P-L-E-S, nghĩa là trái táo tây, và Oranges,
đánh vần là O-R-A-N-G-E-S, nghĩa là trái cam. Thành ngữ Compare Apples and Oranges có nghĩa là so
sánh trái táo với trái cam, tức là so sánh hai thứ không cùng một loại với nhau. Hay nói một cách khác là
so sánh không đúng cách. Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó hai sinh viên tên là Dave và Sarah nói
chuyện với nhau về những nhạc sĩ mà họ ưa thích:
AMERICAN VOICE: Dave says Madonna is the world's greatest performing artist but Sarah thinks that
Yo Yo Ma is the best. I say they are comparing apples and oranges. Madonna is a pop singer and Yo Yo
Ma is a classical cellist.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Dave nói rằng Madonna là nghệ sĩ trình
diễn hay nhất thế giới, nhưng cô Sarah thì cho rằng Yo Yo Ma là nghệ sĩ hay nhất. Tôi thì tôi cho rằng họ
so sánh không đúng cách. Cô Madonna là một ca nhạc sĩ pop, còn anh Yo Yo Ma là một nhạc sĩ đàn
violonxen chơi nhạc cổ điển.
Ta hãy chú ý đến những từø mới trong câu tiếng Anh. Đó là Artist, đánh vần là A-R-T-I-S-T, có nghĩa là
nghệ sĩ; Singer, đánh vần là S-I-N-G-E-R, có nghĩa là ca sĩ; Classical, đánh vần là C-L-A-S-S-I-C-A-L,
nghĩa là cổ điển; và Cellist, đánh vần là C-E-L-L-I-S-T, nghĩa là người chơi đàn Violonxen. Bây giờ mời
quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Compare Apples and Oranges:
AMERICAN VOICE: Dave says Madonna is the world's greatest performing artist but Sarah thinks that
Yo Yo Ma is the best. I say they are comparing apples and oranges. Madonna is a pop singer and Yo Yo
Ma is a classical cellist.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba trong bài học hôm nay là Hear Through the Grapevine, trong đó có
từ Grapevine đánh vần là G-R-A-P-E-V-I-N-E, có nghĩa là dây nho. Hear Through the Grapevine nghĩa
đen là nghe tin qua đám dây nho, tức là nghe những tin đồn qua đường lối không chính thức hay qua bạn
bè. Chữ Grapevine xuất xứ từ thời kỳ có máy điện báo, và dân chúng Mỹ so sánh các đường dây điện
báo cũng rắc rối y như dây nho vậy. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về tin đồn một đôi bạn tên là Mark và
Julie bỏ nhau. AMERICAN VOICE: I heard through the grapevine that Mark and Julie just broke up. I
can't believe it. I thought they were going to get married. Julie's sister called this morning to give me the
bad news.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi vừa nghe một tin không chính thức nói rằng
anh Mark và cô Julie vừa bỏ nhau. Tôi không thể tưởng tượng được. Tôi tưởng hai người sắp kết hôn với
nhau. Chị cô Julie gọi điện thoại sáng nay và báo cho tôi biết tin buồn này.

Trong câu tiếng Anh có một vài chữ mới là: Broke Up, đánh vần là B-R-O-K-E và U-P, có nghĩa là bỏ
nhau; Believe, đánh vần là B-E-L-I-E-V-E, nghĩa là tin tưởng; và Married, đánh vần là M-A-R-R-I-E-D,
nghĩa là kết hôn. Bây giờ mờiø quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Hear
Through the Grapevine:
AMERICAN VOICE: I heard through the grapevine that Mark and Julie just broke up. I can't believe it. I
thought they were going to get married. Julie's sister called this morning to give me the bad news.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ Lemon là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Lemon, đánh vần là
L-E-M-O-N, là trái chanh, và dùng để chỉ một món hàng có phẩm chất xấu, nhất là khi nói về xe hơi. Ta
hãy nghe một người than phiền về chiếc xe hơi xấu mà ông ta đã mua lầm.
AMERICAN VOICE: Only three weeks after I bought my new pick up truck, problems started. First the
doors wouldn't close and then the brakes failed. I should have known the truck wad a lemon when the
dealer gave me a five hundred dollar discount.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Chỉ 3 tuần sau khi tôi mua chiếc xe hàng mới,
những vụ trục trặc bắt đầu xảy ra. Mới đầu thì cánh cửa không đóng được, rồi cái thắng hỏng. Đáng lý ra
tôi đã phải biết là tôi mua lầm một chiếc xe xấu khi tiệm bán xe bớt cho tôi 500 đô la.
Chúng ta hãy học thêm vài chữ mới: Pickup Truck, đánh vần là P-I-C-K-U-P và T-R-U-C-K là xe chở
hàng loại nhỏ; Brakes, đánh vần là B-R-A-K-E-S, nghĩa là cái thắng xe; Dealer, đánh vần là D-E-A-L-E-
R, là tiệm hay người bán xe; và Discount, đánh vần là D-I-S-C-O-U-N-T, là tiền trừ bớt.
Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Mùa này là mùa bầu cử tại Hoa Kỳ, cho nên chúng tôi xin
đề cập đến một số thành ngữ liên quan tới bầu cử. Mới đây, cử tri tại thủ đô Washington đã đi bỏ phiếu
trong ngày bầu cử sơ bộ. Nhân dịp này, mời quý vị theo dõi xem thế nào là một cuộc bầu cử sơ bộ. Đó là
giai đoạn đầu trong 2 giai đoạn của hệ thống bầu cử tại Hoa Kỳ. Trong cuộc bầu cử sơ bộ, cử tri có thể
đăng ký là người thuộc Đảng Cộng hòa hay Dân chủ để bỏ phiếu chọn người đại diện cho đảng họ để ra
tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.
Chẳng hạn như, trong cuộc bầu sơ bộ vừa qua, các cử tri thuộc Đảng Dân chủ chọn một trong 5 ứng cử
viên muốn đại diện cho Đảng Dân chủ để chống ứng cử viên Cộng hòa trong cuộc tổng tuyển cử. Nếu có
nhiều người ra tranh một chỗ trên lá phiếu thì những cử tri đổi ý kiến so với lần bầu cử trước có thể gom
đủ số phiếu để quyết định ai sẽ làngười thắng cử.
Nhật báo Washington Post dùng thành ngữ Swing Voters để tả những cử tri thay đổi ý kiến này. Và đó là
thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay. Swing Voters gồm chữ Swing đánh vần là S-W-I-N-G, có

nghĩa thay đổi chỗ đứùng hay lập trường, vàVoters đánh vần làV-O-T-E-R-S, nghĩa là cử tri. Swing
Voters là những cử tri đổi ý và sẽ bỏ phiếu cho một ứng cử viên khác với lần trước. Ta hãy nghe thí dụ
sau đây về cuộc bầu viên thị trưởng thành phố Washington:
AMERICAN VOICE: It’s hard for voters worried about the future to choose among the three leading
candidates. The voting is going to be pretty close and the swing voters will probably decide the outcome.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Thật khó cho những cử tri nào lo lắng tới tương
lai để chọn trong 3 ứng cử viên dẫn đầu. Cuộc bỏ phiếu sẽ rất khít khao, và những cử tri đổi ý kiến có lẽ
sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử.
Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Worried đánh vần là W-O-R-R-I-E-D, nghĩa là lo lắng.
Choose đánh vần là C-H-O-O-S-E, nghĩa là lựa chọn. Candidates đánh vần là C-A-N-D-I-D-A-T-E-S,
nghĩa là ứng cử viên. Và Outcome đánh vần là O-U-T-C-O-M-E, nghiã là kết quả. Bây giờ mời quý vị
nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Swing Voters:
AMERICAN VOICE: It’s hard for voters worried about the future to choose among the three leading
candidates. The voting is going to be pretty close and the swing voters will probably decide the outcome.
TEXT: (TRANG): Vào buổi tối trước ngày bầu cử, nhật báo Washington Post viết rằng các ứng cử viên
đang vận động đến giờ phút chót. Tờ Post dùng thành ngữ Down to the Wire để tả phút chót của cuộc
vận động tranh cử. Và đó là thành ngữ thứ nhì mà chúng ta học hôm nay, gồm chữ Down đánh vần là D-
O-W-N, tức là ở cuối, và Wire đánh vần là W-I-R-E, nghĩa là sợi dây.
Thành ngữ Down to the Wire được dùng từ cả trăm năm nay, và xuất xứ từ sợi dây mà người ta chăng
bên trên cái mức cuối cùng tại trường đua ngựa để biết cích xác là con ngựa nào về nhất. Thành ngữ
Down to the Wire ngày nay được dùng để chỉ giây phút quyết định trước khi người thắng cuộc tranh cử
được chọn. Sau đây ta hãy nghe một số phóng viên tường trình về giây phút cuối cùng mà các ứng cử
viên vận động dành phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ ở thủ đô Washington.
AMERICAN VOICE: The race is going down to the wire tonight with all the candidates on radio and
television making their last appeal to people to vote for them when the polls open tomorrow.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Cuộc tranh cử đang đi tới giờ phút quyết định
tối hôm nay, và tất cả các ứng cử viên đang lên đài truyền thanh và truyền hình để kêu gọi dân chúng lần
cuối hãy bỏ phiếu cho họ khi các phòng phiếu mở cửa vào ngày mai.
Có vài chữ mà chúng ta cần chú ý sau đây: Race đánh vần là R-A-C-E, nghĩa là cuộc đua hay tranh cử;
Appeal đánh vần là A-P-P-E-A-L, nghĩa là kêu gọi; và Polls đánh vần là P-O-L-L-S, là cuộc bỏ phiếu

hay nơi bỏ phiếu. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Down to
the Wire:
AMERICAN VOICE: The race is going down to the wire tonight with all the candidates on radio and
television making their last appeal to people to vote for them when the polls open tomorrow.
TEXT: (TRANG): Một phóng viên tiên đoán rằng đương kiêm thị trưởng thành phố Washington là bà
Sharon Pratt Kelly sẽ thua trong cuộc vận động tái bầu vào chức vụ thị trưởng bởi vì bà không đủ khảø
năng điều hành công việc của thành phố. Phóng viên này đã dùng thành ngữ Over her Head để tả tình
trạng gặp quá nhiều khó khăn của bà Kelly.
In Over One’s Head là thành ngữ cuối cùng mà chúng ta học trong bài hôm nay, gồm chữ Over đánh vần
là O-V-E-R, nghĩa là vượt quá, và Head đánh vần là H-E-A-D, nghĩa là cái đầu. Thành ngữ này lúc đầu
dùng để diển tả hòan cảnh người không biết bơi mà bị rơi vào nơi nước sâu đến quá đầu người.
Ngày nay In Over One’s Head dùng để tả tình trạng gặp khó khăn vì không có khả năng làm việc hay vì
có quá nhiều trách nhiệm, nợ nần hay các vấn đề khác. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người tên John
làm việc trong công ty rồi được thăng chức, nhưng rồi gặp khó khăn vì không đủ tài cáng đáng mọi việc.
AMERICAN VOICE: John was very good as vice president of our company. But when he was promoted
to president he found himself in over his head. He simply couldn't handle all the extra responsibilities.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh John làm việc rất giỏi khi anh làm phó giám
đốc công ty của chúng tôi. Nhưng khi anh được thăng lên chức giám đốc thì anh gặp khó khăn vì thấy
chức vụ này quá khả năng của anh. Anh không thể cáng đáng nổi các trách vụ mới.
Có một số từ mới mà chúng ta cần để ý như sau: Vice President đánh vần là V-I-C-E và P-R-E-S-I-D-E-
N-T, nghĩa là phó giám đốc; Promote đánh vần làP-R-O-M-O-T-E, nghĩa là thăng chức; Handle đánh vần
là H-A-N-D-L-E, nghĩa là cáng đáng; và Responsibilities đánh vần là R-E-S-P-O-N-S-I-B-I-L-I-T-I-E-S,
nghĩa là trách vụ.
Mission Creep gồm có chữ Mission, đánh vần là M-I-S-S-I-O-N, có nghĩa là sứ mạng hay công tác; va
øCreep đánh vần là C-R-E-E-P, nghĩa là dần dần lan rộng ra, Mission Creep là thành ngữ rất thông dụng
để tả các sứ mạng gìn giữ hòa bình của Hoa Kỳ. Cũng giống như trong trường hợp Somalia, mục tiêu của
Hoa Kỳ lúc đầu là hoàn toàn có tính cách nhân đạo, như đưa thực phẩm đến cho những người bị đói
kém. Tuy nhiên dần dà, lực lượng Mỹ bắt đầu liên hệ vào việc xây dựng đất nước và thiết lập dân chủ ở
Somalia. Ta hãy nghe thí dụ sau đây cho thấy dân chúng bất mãn với ý kiến này như thế nào.
AMERICAN VOICE: Results of the opinion poll show that sending troops over to Haiti is not a popular

idea in the US. They can be stuck there for months, ending up with more responsibilities. That’s mission
creep. Before you know it, you are deep in it.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Kết quả của cuộc thăm dò công luận cho thấy là
gửi binh sĩ Mỹ sang Haiti không phải là ý kiến được dân chúng ưa chuộng tại Hoa Kỳ. Các binh sĩ này có
thể bị mắc kẹt ở đó trong nhiều tháng và phải đảm trách thêâm nhiều trách nhiệm. Đó là một sứ mạng lan
rộng dần khiến chúng ta bị mắùc kẹt. Khi chúng ta biết ra thì đã quá muộn rồi.
Trong câu tiếng Anh có vài từ mới cần chú ý như sau: Results, đánh vần là R-E-S-U-L-T-S, nghĩa là kết
quả; Poll, đánh vần là P-O-L-L, nghĩa là cuộâc thăm dò ý kiến; Popular, đánh vần là P-O-P-U-LA-R, có
nghĩa la øøđược ưa chuộng; và Stuck, đánh vần là S-T-U-C-K, có nghĩa là bị kẹt. Bây giờ mời quý vị
nghe lại câu tiếng Anh và chú ýù đến cách dùng thành ngữ Mission Creep:
AMERICAN VOICE: Results of the opinion poll show that sending troops over to Haiti is not a popular
idea in the US. They can be stuck there for months, ending up with more responsibilities. That’s mission
creep. Before you know it, you are deep in it.
TEXT: (TRANG): Tình trạng sôi động tại Haiti đã khiến cho tuần báo Newsweek gọi Haiti là một trường
hợp dễ gây chấn động chính trị. Tờ báo dùng chữ Hotbed để tả môi trường này, và đó là thành ngữ thứ
nhì trong bài học hôm nay. Hotbed đánh vần là H-O-T-B-E-D nghĩa đen là một lớp đất mầu được tưới
bón cẩn thận và đặt trong lồng kính để ươm hạt giống, và nghĩa bóng là nơi dễ nảy sinh một cái gì không
tốt đẹp. Ta hãy nghe thí dụ sau đây nói về nạn phạm pháp lan tràn tại những khu xóm nghèo trong thành
phố:
AMERICAN VOICE: That area of the inner city is really a hotbed for crimes. Why, just the other day,
my roommate was robbed in broad daylight just one block away from the police station.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Khu xóm tại trung tâm thành phố đó là một môi
trường sinh tội ác. Mới ngày nọ, bạn tôi đã bị cướp ngay giữa ban ngày chỉ cách bót cảnh sát có một dãy
phố.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Crime, đánh vần là C-R-I-M-E, nghĩa là tội ác, Robbed,
đánh vần là R-O-B-B-E-D, nghĩa là cướp giựt; Daylight, đánh vần là D-A-Y-L-I-G-H-T la øban ngày; và
Police station, đánh vần là P-O-L-I-C-E và S-T-A-T-I-O-N, có nghĩa là bót cảnh sát. Bây giờ ta hãy nghe
lại câu tiếng Anh và cách dùng thành ngữ Hotbed.
AMERICAN VOICE: That area of the inner city is really a hotbed for crimes. Why, just the other day,
my roommate was robbed in broad daylight just one block away from the police station.

TEXT: (TRANG): Haiti có thể trở thành một gương mẫu cho thấy các nước giàu có thể làm gì để giúp
các nước nghèo. Đó là nhận xét của một đại tá Mỹ hồi hưu đăng trên tuần báo Newsweek. Tờ báo đã
dùng chữ Well-heeled để mô tả các nước giàu, và đó là thành ngữ cuối cùng mà chúng ta học trong bài
học hôm nay. Well-heeled có nghĩa là mang giầy đẹp trong chân. Chữ này được dùng vào cuối thế kỷ thứ
19 ở Mỹ để chỉ những người giàu có mang giầy đẹp chứ không phải rách rưới như người nghèo. Ta hãy
nghe thí dụ sau đây nói về một đôi vợ chồng phong lưu khá giả tên Jones.
AMERICAN VOICE: Judging by their style of living, you know the Jones are well-heeled. They send
their kids to a private school, do a lot of entertaining and travel abroad every summer.
TEXT:(TRANG):Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Xét theo lối sống của họ, các bạn biết rằng ông
bà Jones là người giàu có. Họ gửi con đi học ở trường tư, tiếp khách khứa rất thường, và đi du lịch ngoại
quốc mỗi mùa hè.
Có một số chữø mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Judging rút từ động từ Judge, đánh vần là J-U-D-G-
E, nghĩa là nhận xét; Kids đánh vần là K-I-D-S, nghĩa là con cái; Private, đánh vần là P-R-I-V-A-T-E,
nghĩa là riêng tư; Entertaining, đánh vần là E-N-T-E-R-T-A-I-N-I-N-G, nghĩa là tiếp đãi khách; và
Travel, đánh vần là T-R-A-V-E-L, nghĩa là du lịch.
Cảnh tượng dân chúng Mỹ theo dõi các trận đấu bóng bầu dục trên màn ảnh truyền hình mỗi cuối tuần đã
tạo ra thành ngữ Football Widow, và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay. Football, đánh vần
là F-O-O-T-B-A-L-L, như quý vị biết là bóng bầu dục; và Widow, đánh vần là W-I-D-O-W, có nghĩa là
người quả phụ. Football Widow dùng để chỉ các bà vợ bị các ông chồng lơ là vì suốt cuối tuần chỉ lo xem
TV với bạn. Các bà có cảm giác như mỗi tuần họ làm quả phụ trong 2 ngày vì chồng không để ý tới họ.
Ta hãy xem thí dụ sau đây để xem các bà vợ giải quyết vấn đề này như thế nào: AMERICAN VOICE:
Jean, let’s play bridge or go shopping this weekend. I’m sick of being a football widow. Every Sunday,
John and his buddies stay glued to the TV watching the games all day. Sometimes I wonder if he even
remembers I exist.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này chị Jean, mình đánh bài hay đi mua sắm
vào cuối tuần này đi. Tôi chán làm góa phụ trong mùa Football này rồi. Mỗi chủ nhật, anh John và các
bạn anh ấy cứ dán mắt vào TV để xem bóng suốt ngày. Đôi khi tôi không hiểu là anh ấy có nhớ là tôi có
mặt ở đây hay không nữa.
Có 2 từ mà chắc quý vị rất quen thuộc là Shopping và Weekend. Ngoài ra, ta cũng cần học thêm vài chữ
mới như Sick, đánh vần là S-I-C-K, nghĩa đen là bị bịnh nhưng ở đây nghĩa là chán ngấy; Buddies, đánh

vần là B-U-D-D-I-E-S, nghĩa là bạn thân; Glued, đánh vần là G-L-U-E-D, nghĩa là bị dán chặt bằng keo
vào một cái gì; và Exist, đánh vần là E-X-I-S-T, có nghĩa là hiện hữu hay có mặt trên đời này. Bây giờ ta
hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Football Widow:
AMERICAN VOICE : Jean, let’s play bridge or go shopping this weekend. I’m sick of being a football
widow. Every Sunday, John and his buddies stay glued to the TV watching the games all day. Sometimes
I wonder if he even remembers I exist.
TEXT: (TRANG): Môn bóng bầu dục thường hấp dẫn đến độ các phát ngôn viên dùng thành ngữ Nail
Biter để tả nỗi lo lắng bồn chồn của khách mộ điệu vào giờ chót họ không biết chắc là đội nào sẽ thắng.
Nail-biter là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay, gồm chữ Nail, đánh vần là N-A-I-L nghĩa là móng
tay; và Biter rút từ chữ Bite, đánh vần là B-I-T-E, tức là cắn. Nail-biter xuất xứ từ chỗ người ta thường
cắn móng tay khi ở trong trạng thái bồn chồn. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về nỗi lo lắng của các nhân
viên sợ bị mất việc.
AMERICAN VOICE: The merger of our two companies is a real nail-biter. We are worried about
keeping our jobs. I sure wish these big shots settle everything so they can tell us what’s going to happen.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Sự kết hợp hai công ty lại với nhau đã khiến cho
mọi người băn khoăn. Chúng tôi lo ngại về vấn đề giữ đựơc việâc làm. Tôi rất mong những nhân vật
quan trọng trong công ty giải quyết mọi chuyện rồi cho chúng tôi biết là điều gì sẽ xảy ra.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Merger đánh vần là M-E-R-G-E-R có nghĩa là kết hợp với
nhau; Big Shots, đánh vần là B-I-G và S-H-O-T-S, nghĩa là các nhân vật quan trọng; và Settle đánh vần
la,ø S-E-T-T-L-E, có nghĩa là giải quyết. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh trong đó có thành
ngữ Nail biter:
AMERICAN VOICE : The merger of our two companies is a real nail-biter. We are worried about
keeping our jobs. I sure wish these big shots settle everything so they can tell us what’s going to happen.
TEXT: (TRANG): Khi nói về một đội bóng bầu dục của một trường đại học bắt đầu thắng lại các trận
đấu sau mấy lần thua, nhật báo USA Today nói rằng đội bóng này đã lấy lại phong độ cũ, và tờ báo dùng
thành ngữ Back on Track để tả sự hồi phục này. Back on Track là thành ngữ chót trong bài học hôm nay.
Gồm có chữ Back, đánh vần là B-A-C-K, nghĩa là trở lại; và Track, đánh vần là T-R-A-C-K, nghĩa là
đường rầy xe lửa. Back on Track có nghĩa là một chiếc xe lửa được đặt lên lại trên đường rầy, tức là mọi
việc trở lại trạng thái tốt đẹp như buổi ban đầu. Mời quý vị nghe thí dụ sau đây về một cô gái mắc chứng
bịnh không chịu ăn uống vì sợ mập nhưng sau đó đã khỏe mạnh trở lại:

AMERICAN VOICE: My niece used to be anorexic. That’s an eating disorder that makes you feel that
you are overweight . So you end up starving yourself. But now she is married and back on track, eating
three healthy meals every day.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Cháu gái tôi trước đây bị bịnh chán ăn. Đó là
một thứ bịnh khiến cho người ta có cảm tưởng là quá béo mập cho nên không chịu ăn uống gì cả. Nhưng
bây giờ, cháu đã lập gia đình và sức khỏe trở lại bình thường. Cháu ăn 3 bữa ăn đầy đủ mỗi ngày. Trong
câu tiếng Anh có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Anorexic, đánh vần là A-N-O-R-E-X-I-C, là
bị bịnh chán ăn uống; Overweight, đánh vần là O-V-E-R-W-E-I-G-H-T, có nghĩa là nặng cân hay béo
mập; và Starving từ chữ Starve, đánh vần là S-T-A-R-V-E, có nghĩa là nhịn ăn cho đến lúc gần chết đói.
Trong bất cứ một cuộc bầu cử nào người ta cũng thấy có một số ứng cử viên lo ngại là họ sẽ bị thất cử.
Một vài tờ báo gọi tâm trạng của các ứng cử viên này là Running Scared, và đó là thành ngữ thứ nhất
trong bài học hôm nay. Running Scared rút từ động từ To Run, đánh vần là R-U-N, có nghĩa là chạy; và
Scared, đánh vần là S-C-A-R-E-D, có nghĩa là lo sợ. Khi một ứng cử viên thấy là ông có nguy cơ bị thua
thì ông ta bắt đầu sợ hãi. Ta hãy nghe thí dụ sau đây nói về cảm nghĩ của một ứng cử viên thấy mình ở
trong hoàn cảnh bất lợi này: AMERICAN VOICE: Ím dropping too low in the public opinion polls. That
Ms. Green running against me is doing a lot better than expected. Time to run scared. Ill’ have to go call
on voters door to door.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Thế đứng của tôi đang tuột dần trong các cuộc
thăm dò ý kiến cử tri. Bà Green đối thủ của tôi trong cuộc tranh cử này lại có vẻ được ưa chuộng hơn
người ta tưởng. Đã đến lúc tôi bắt đầu lo. Chắc tôi phải đến gõ cửa từng nhà để xin cử tri bỏ phiếu cho
tôi.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Dropping, rút từ động từ To Drop, đánh vần là D-R-O-P,
có nghĩa là tụt xuống hay giảm xuống; Polls, đánh vần là P-O-L-L-S, là cuộc thăm dò công luận;
Running Against, đánh vần là R-U-N-N-I-N-G và A-G-A-I-N-S-T là tranh cử chống lại một cử tri khác;
Voters, đánh vần là V-O-T-E-R-S là cử tri; và Door, đánh vần là D-O-O-R có nghĩa là cái cửa.
Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Running Scared.
AMERICAN VOICE: Ím dropping too low in the public opinion polls. That Ms. Green running against
me is doing a lot better than expected. Time to run scared. Ill’ have to go call on voters door to door.
TEXT: (TRANG): Một lời chỉ trích mà cử tri thường nêu lên đối với các chính trị gia như ứng cử viên
trong thí dụ vừa kể là các chính trị gia này giữ chức vị của họ năm này sang năm khác mà không đat

được kết quả gì cả. Cử tri đã dùng thành ngữ Spin Your Wheels để tả tình trạng thiếu hiệu năng này. Và
đó là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay. Spin Your Wheels gồm hai chữ chính là Spin, đánh vần
là S-P-I-N, là xoay tròn, và Wheels đánh vần là W-H-E-E-L-S, có nghĩa là bánh xe. Khi quý vị lái xe trên
một bãi cát hay trong đám bùn sâu thì quý vị sẽ gặp phải trường hợp bánh xe quay tròn mà xe cứ đuứng
một chỗ, không đi đâu được. Vì thế thành ngữ Spin Your Wheels được dùng để tả cảnh một người không
đạt được thành quả gì. Trong tiếng Việt có lẽ ta có thể dùng thành ngữ “ dậm chân tại cho”^~, tương tự
như thành ngữ Spin Your Wheels. Mời quý vị nghe thí dụ sau đây nói về anh chàng Joe, một con người
không thành công cho lắm:
AMERICAN VOICE: Joe has a lot of good ideas, but he cánt organize them, so he always ends up
spinning his wheels. Most of his colleagues have managed to get promoted but hes’ still stuck in the same
old job. TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Joe có rất nhiều ý kiến hay nhưng
anh ta không biết xếp đặt các ý kiến này cho nên cuối cùng anh ta cứ dẫm chân tại chỗ. Phần lớn các
đồng nghiệp của anh ta đã tìm cách được thăng chức nhưng anh ta vẫn cứ mắc kẹt trong cùng một công
việc cũ.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý là: Ideas đánh vần là I-D-E-A-S nghĩa là ý kiến; Organize, đánh vần
là O-R-G-A-N-I-Z-E, có nghĩa là tổ chức hay sắp xếp; Colleagues đánh vần là C-O-L-L-E-A-G-U-E-S có
nghĩa là bạn đồng nghiệp; và Promoted, đánh vần là P-R-O-M-O-T-E-D, có nghĩa là được thăng chức.
Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và cách dùng thành ngữ Spin Your Wheels.
AMERICAN VOICE: Joe has a lot of good ideas, but he cánt organize them, so he always ends up
spinning his wheels. Most of his colleagues have managed to get pormoted but hes’ still stuck in the same
old job. TEXT: (TRANG): Các ứng cử viên Cộng hoà đã hy vọng dành được rất nhiều ghế trong cuộc
bầu cử này, và đã dùng thành ngữ Bumper Crop để tả tình trạng nhận được rất nhiều phiếu của cử tri.
Bumper Crop là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay, gồm có chữ Bumper, đánh vần là B-U-M-P-
E-R có nghĩa là một cái ly đầy tràn; và Crop là một vụ mễ cốc, rau cải hay trái cây. Bumper Crop dùng
để tả một vụ trúng mùa hay kết quả tràn đầy hơn thường lệ. Trong đời sống hàng ngày, người ta thấy
rằng Bumper Crop không phải lúc nào cũng là điều tốt, như ta nghe trong thí dụ sau đây:
AMERICAN VOICE: Wevé had so much rain this summer that Ím afraid well’ have a bumper crop of
mosquitoes this year. Good for the mosquitoes, of course, but not good for us.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Mùa hè vừa rồi chúng ta có quá nhiều mưa đến
nỗi tôi e rằng chúng ta sẽ có vô số muỗi trong năm nay. Điều này dĩ nhiên là tốt cho các con muỗi nhưng

không tốt cho chúng ta chút nào cả.
Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Rain đánh vần là R-A-I-N, nghĩa là mưa; Summer,
đánh vần là S-U-M-M-E-R, có nghĩa là mùa hè; và Mosquitoes đánh vần là M-O-S-Q-U-I-T-O-E-S, có
nghĩa là các con muỗi.
Trong cuốn sách “On the Edge”, hay là “Bên Bờ Vực”, tác giả Elizabeth Drew đưa ra nhiều thí dụ cho
thấy một số chính sách đã bị thi hành sai lạc trong 18 tháng đầu tại chức của Tổng thống Clinton. Tác giả
chỉ trích ông Clinton là đã tìm cách thay đổi lập trường khi ông gặp khó khăn. Bà dùng thành ngữ Go
South để tả hành động này. Và đó la thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay. Go South gồm có động
từ Go, đánh vần là G-O có nghĩa là đi, và South đánh vần là S-O-U-T-H có nghĩa là phía Nam. Phía Nam
cũng là phía mà các con chim bay đến trong mùa đông để tránh thời tiết lạnh lẽo. Vì vậy, thành ngữ Go
South dùng để chỉ việc thay đổi hướng đi để tránh một tình hình không tốt đẹp. Mời quý vị nghe một thí
dụ sau đây về chiến dịch quảng cáo của một công ty:
AMERICAN VOICE: The ad campaign for our company has been running for six weeks now. But it’s
not increasing sales and it's getting pretty expensive. So we’ve decided to go south and drop it. We’re
asking another ad agency to design a new campaign for us.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Chiến dịch quảng cáo của công ty chúng tôi đã
kéo dài 6 tuần lễ rồi, nhưng đã không tăng được số hàng bán ra mà còn lại còn khá tốn kém nữa. Vì thế
chúng tôi quyết định đổi hướng đi và bỏ chương trình này. Chúng tôi đang yêu cầu một hãng khác soạn
một chiến dịch quảng cáo mới cho chúng tôi.
Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Ad đánh vần là A-D là chữ rút ngắn của từ
Advertisement có nghĩa là quảng cáo; Campaign đánh vần là C-A-M-P-A-I-G-N, có nghĩa là một chiến
dịch hay cuộc vận động; Sales, đánh vần là S-A-L-E-S, có nghĩa là hàng bán ra; Expensive, đánh vần là
E-X-P-E-N-S-I-V-E, có nghĩa là đắt đỏ; Drop đánh vần là D-R-O-P nghĩa là đánh rơi hay hủy bỏ một cái
gì, và Design đánh vần là D-E-S-I-G-N có nghĩa là vẽ kiều. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh trong
đó có thành ngữ Go South: AMERICAN VOICE: The ad campaign for our company has been running
for six weeks now. But it’s not increasing sales and it's getting pretty expensive. So we’ve decided to go
south and drop it. We’re asking another ad agency to design a new campaign for us.
TEXT: (TRANG): Cuốn sách “Bên Bờ Vực” cũng viết rằng Tổng thống Clinton đã hủy bỏ ý định thực
thi một số chính sách của ông vì sợ nó không mang lại kết quả. Cuốn sách dùng thành ngữ Get Cold Feet
để tả việc rút lại ý định lúc ban đầu. Và đó là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay. Get Cold Feet

gồm có 2 chữ chính là Cold, đánh vần là C-O-L-D, nghĩa là lạnh; và Feet đánh vần là F-E-E-T nghĩa là
đôi chân. Thành ngữ này xuất xứ từ chỗ binh sĩ khi chân bị tê cóng vì lạnh phải rút lui trên chiến trường.
Vì thế To Get Cold Feet có nghĩa là thụt lùi trước một ý kiến hay chương trình nào đó vì sợ hãi, thiếu tự
tin, hay sợ không thành công. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một anh chàng muốn ngỏ lời cưới cô bạn gái
tên Mary nhưng đến phút cuối lại bỏ ý định này vì thiếu tự tin:
AMERICAN VOICE: I took Mary out to dinner to ask her to marry me. But at the last minute I got cold
feet. I asked myself “ Wait a minute! Is this the woman I want to spend the rest of my life with?" TEXT:
(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi mời cô Mary đi ăn tối để định ngỏ hôn với cô ấy.
Nhưng đến phút chót tôi đã bỏ ý định này. Tôi tự hỏi như sau: "Khoan đã! đây có phải là người phụ nữ
mà tôi sống chung đến suốt đời hay không?”
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Dinner, đánh vần là D-I-N-N-E-R, là bữa cơm tối; Marry
đánh vần là M-A-R-R-Y nghĩa là kết hôn; Minute, đánh vần là M-I-N-U-T-E, nghĩa là phút; và Life,
đánh vần là L-I-F-E, nghĩa là đời sống. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến thành ngữ To
Get Cold Feet.
AMERICAN VOICE: I took Mary out to dinner to ask her to marry me. But at the last minute I got cold
feet. I asked myself “ Wait a minute! Is this the woman I want to spend the rest of my life with?"
TEXT: (TRANG): Cuốn sách "On the Edge," hay là “Bên Bờ Vực,” viết rằng đôi khi những người cần
nói chuyện với các viên chức cao cấp thường phải chờ đợi rất lâu mới được gặp mặt. Cuốn sách dùng
thành ngữ To Cool Their Heels để tả cảnh phải chờ đợi đến mỏi gối mòn chân này. To Cool Their Heels
là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Nó gồm có chữ Cool, đánh vần là C-O-O-L, có nghĩa là
làm nguội lạnh đi; và Heels, đánh vần là H-E-E-L-S, nghĩa là gót chân. Thường thường khi ta đi bộ hay
chạy nhảy thì chân ta nóng lên, nhưng khi chúng ta phải ngồi một chỗ chờ đợi thì gót chân ta bị lạnh tê
đi. To Cool Their Heels có nghĩa là chờ đợi đến lạnh chân, hay tiếng Việt mình còn gọi là chờ đến mỏi
gối chồn chân vậy đó. Sau đây câu chuyện về một anh chàng phải giải thích với bà vợ tại sao anh ta đi
làm về muộn như vậy.
AMERICAN VOICE: I had a bad day honey! The boss was mad for a different reason, but kept me cool
my heels for two whole hours before calling me into his office to ask about the Jones’s file.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Cưng ơi! Hôm nay anh bị một ngày xấu quá.
Ông chủ nổi giận vì một lý do gì khác nhưng bắt anh đứng chờ đến mỏi chân trong 2 tiếng đồng hồ trước
khi ông ta gọi anh vào văn phòng để hỏi về hồ sơ của ông Jones.

Chắc quý vị đã biết chữ Honey tức là mật ong và cũng là chữ thân mật để vợ hay chồng gọi nhau. Ngoài
ra ta còn thấy chữ Boss, đánh vần là B-O-S-S, nghĩa là chủ nhân hay ông xếp; Mad, đánh vần là M-A-D,
nghĩa là tức giận; Reason, đánh vần là R-E-A-S-O-N, là lý do; Office, đánh vần là O-F-F-I-C-E, nghĩa là
văn phòng; và File, đánh vần là F-I-L-E, nghĩa là hồ sơ.
Một thành ngữ mà người ta thường nghe các ứng cử viên dùng là Hogwash, đánh vần là H-O-G-W-A-S-
H, có nghĩa là những thức ăn hay rác rưới mà người ta dùng cho heo ăn. Tuy nhiên, đó cũng là chữ mà
các ứng cử viên dùng để gọi những lời đảkích vô nghĩa lý hay nhảm nhí của đối thủ của họï. Ta hãy nghe
một ứng cử viên tranh cử vào Quốc hội tuyên bố trước đám đông là ông nghĩ như thế nào về những lời
đả kích của đối thủ:
AMERICAN VOICE: My opponent says I spend official funds on personal travel. That’s nothing but
hogwash. That man throws all this hogwash at you because he has no program of his own to talk about.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Đối thủ của tôi nói rằng tôi tiêu tiền của dân
chúng vào những chuyến du lịch riêng của tôi. Đó là những lời tố cáo vô nghĩa lý. Ông ta dùng lời vo
ânghĩa lý như vậy bởi vì ông ta không có một chương trình nào để thảo luận cả.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Opponent, đánh vần là O-P-P-O-N-E-N-T, nghĩa là đối
thủ; Official, đánh vần là O-F-F-I-C-I-A-L, nghĩa là chính thức hay của công, trái với Personal, đánh vần
là P-E-R-S-O-N-A-L, nghĩa la øca ùnhân hay riêng tư; và Program, đánh vần là P-R-O-G-R-A-M, nghĩa
la øchương trình.
Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh với thành ngữ Hogwash. AMERICAN VOICE: My opponent says
I spend official funds on personal travel. That’s nothing but hogwash. That man throws all this hogwash
at you because he has no program of his own to talk about.
TEXT: (TRANG): Một nhật báo ở Washington viết rằng một cử tri đã ca ngợi một ứng cử viên bởi vì
ông ta có đủ cam đảm để giữ vai chủ động trong việc thông qua những dự luật tốt nhưng ít được ưa
chuộng. Và tờ báo dùng thành ngữ Take the Point để tả hành động can đảm này. Take the Point đánh vần
là T-A-K-E và P-O-I-N-T là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay.
Thành ngữ này xuất xứ từ trong quân đội. Khi một toán quân đi tuần tiễu để tìm kẻ thù thì thường thường
có một binh sĩ đứng ra lãnh trách nhiệm đi đầu. Đó là một việc nguy hiểm vì nếu có gì xảy ra thì anh ta là
người phải hy sinh trước nhất. Nhưng cũng nhờ đó mànhững người theo sau mới tránh được hiểm nguy.
Ngày nay, thành ngữ này được dùng trong nhiều trường hợp khác, như quý vị nghe trong câu chuyện sau
đây ở một văn phòng, nơi mà mọi người đều sợ ông chủ tên là Lee, trừ một nhân viên là cô Betty.

AMERICAN VOICE: We all want to ask for a raise but we are afraid to ask Mr. Lee. But Betty has
volunteered to take the point and go in to talk to him for us. Now there’s a brave woman!
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: chúng tôi ai cũng muốn được tăng lương nhưng
chúng tôi không dám xin ông Lee về chuyện này. Tuy nhiên, cô Betty đã tình nguyện đứng vai chủ động
và vào nói chuyện với ông Lee dùm cho chúng tôi. Cô quả thật là một người can đảm.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý. Đó là Raise, đánh vần là R-A-I-S-E, nghĩa là tăng lương; Afraid,
đánh vần là A-F-R-A-I-D, nghĩa là sợ hãi; Volunteer, đánh vần là V-O-L-U-N-T-E-E-R, nghĩa là tình
nguyện; và Brave, đánh vần là B-R-A-V-E, nghĩa là can đảm. Bây giờ, mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh
và cách dùng thành ngữ Take the Point:
AMERICAN VOICE: We all want to ask for a raise but we are afraid to ask Mr. Lee. But Betty has
volunteered to take the point and go in to talk to him for us. Now there’s a brave woman!
TEXT:(TRANG): Một giáo sư dạy môn chính trị học nói rằng làm nghị sĩ Mỹ là một trong những chức
vụ khó khăn nhất bởi vì một nghị sĩ phải dung hòa các quyền lợi của bang ông với các quyền lợi của cả
nước, và phải dung hòa những đòi hỏi của đảng ông và những đòi hỏi của cử tri nhà, nếu ông muốn ngồi
lâu trong chức vị này.
Giáo sư này đã dùng thành ngữ Walk a Tight Rope công việc làm của một nghị sĩ. Walk a Tight Rope là
thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Nó gồm có chữ Walkdánh vần là W-A-L-K, nghĩa là đi bộ;
Tight, đánh vần là T-I-G-H-T, nghĩa là căng thẳng; và Rope, đánh vần là R-O-P-E nghĩa là sợi dây.
Walk a Tight Rope là đi trên một sợi dây căng thẳng, trong tiếng Việt mình còn được gọi là trò leo dây.
Thành ngữ Walk a Tight Rope xuất xứ từ các gánh xiệc nơi mà các lực sĩ phải biểu diễn trên một sợi dây
treo giữa hai cột trụ. Họ phải tìm cách giữ thăng bằng để khỏi rơi xuống đất. Thành ngữ Walk a Tight
Rope giờ đây được dùng để chỉ trường hợp một người phải tìm cách cáng đáng hai trách nhiệm nặng nề
như quý vị nghe trong thí dụ sau đây về anh Joe phải vừa lo việc sở vừa lo việc nhà:
AMERICAN VOICE: Joe’s job keeps him at the office at least 60 hours a week. So he has to walk a tight
rope. He has to make sure he has enough time also for his wife and 6 kids.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Công việc của anh Joe khiến anh phải ngồi ở tại
sở ít ra 60 tiếng đồng hồ một tuần. Anh phải tìm cách cáng đáng cả việc sở lẫn việc nhà. Anh phải đoan
chắc là anh cũng có thì giờ cho một vợ và 6 con ở nhà.
Có vài từ mới ta cần biết như sau: Job đánh vần là J-O-B nghĩa là công việc; Make Sure đánh vần là M-
A-KE và S-U-R-E nghĩa là đoan chắc; Wife đánh vần là W-I-F-E là người vợ; và Kids, đánh vần là K-I-

D-S nghĩa là con cái.
Sững sốt vì bị cử tri giáng một đòn nặng lên Đảng Dân chủ, Tổng thống Clinton đã mở một cuộc họp báo
tại Tòa Bạch Ốc và nói rằng chính phủ hiện ở trong một tình thế bất lợi nghiêm trọng, và ông Clinton đã
dùng thành ngữ Behind the 8 Ball để tả tình thế này. Behind the 8 Ball là thành ngữ thứ nhất trong bài
học hôm nay, gồm có chữ Behind, đánh vần là B-E-H-I-N-D, có nghĩa là đằng sau; Eight là số tám; và
Ball, đánh vần là B-A-L-L, nghĩa là quả banh.
Thành ngữ nay xuất xứ từ trò chơi đánh bi-da của Mỹ trong đó người ta dùng một cây gậy đánh vào quả
banh chính để tìm cách đẩy 15 quả banh còn lại xuống lỗ. Có một luật chơi buộc rằng nếu quả banh
chính nằm đằng sau quả banh số 8 thì người chơi sẽ bị phạt. Vì thế thành ngữ Behind the 8 Ball được
dùng để chỉ một tình thế bắt lợi như Đảng Dân chủ hiện nay. Trong đời sống thường ngày, ta hãy nghe
một thí dụ sau đây nói về một nhà doanh thương đang gặp khó khăn:
AMERICAN VOICE: We are really behind the 8 ball. We need to borrow money to stay in business, but
the banks we’ve gone to so far have turned us down. If we don’t find a bank soon we’ll go bankrupt.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Chúng tôi hiện đang ở trong một hoàn cảnh hết
sức bất lợi. Chúng tôi cần vay tiền để tiếp tục buôn bán, nhưng tất cả những nhà băng mà chúng tôi đến
gặp đều đã từ chối không cho vay. Nếu không sớm tìm được một nhà băng thì chúng tôi sẽ bị phá sản.
Có vài từ mới mà chúng ta cần để ý la øBorrow, đánh vần là B-O-R-R-O-W, nghĩa la øvay mượn;
Money, đánh vần là M-O-N-E-Y, nghĩa là tiền; Turn Down, đánh vần là T-U-R-N và D-O-W-N, nghĩa là
từ chối; và Bankrupt, đánh vần là B-A-N-K-R-U-P-T, nghĩa là phá sản. Bây giờ ta hãy nghe lại tiếng Anh
trong đó có thành ngữ Behind the 8 Ball: AMERICAN VOICE: We are really behind the 8 ball. We need
to borrow money to stay in business, but the banks we’ve gone to so far have turned us down. If we don’t
find a bank soon we’ll go bankrupt.
TEXT: (TRANG): Một bình luận gia viết trên một tờ báo ở Washington rằng cuộc bầu cử vừa qua là một
lời giã biệt mà cử tri gửi tới các viên chức đuơng nhiệm bị thất cử. Bình luận gia này dùng thành ngữ
Dear John Letter để gọi lời giã biệt này. Và đó là thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay. Dear John
Letter gồm chữ Dear, đánh vần là D-E-A-R, nghĩa là thân ái; John, đánh vần là J-O-H-N, là tên một
người đàn ông; và Letter, đánh vần là L-E-T-T-E-R, nghĩa là bức thư.
Dear John Letter là một bức thư gửi cho anh John thân ái, không phải một bức thư tình mà là một bức
thư giã biệt. Thành ngữ này xuất xứ từ một bài hát nhan đề là Dear John trong thời Thế Chiến thứ hai, kể
lại câu chuyện một anh lính cô đơn tên John phải đi đánh giặc bên Âu Châu, một hôm nhận được thư của

người yêu nói rằng cô ta chán cảnh chờ đợi nên xin từ giã anh để đi lấy chồng. Ngày nay, khi một cô gái
muốn cắt đứt quan hệ với người yêu đang còn ở một phương xa, cô thường gửi cho anh ta một bức thư
giã biệt như trong thí dụ sau đây về một chàng trai than thở về chuyện tình dang dở của anh ta:
AMERICAN VOICE: I thought my girl loved me enough to wait for me to come back home, but I guess
it’s all over. I got a dear John letter saying she has met another guy and they are getting married next
week. TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi tưởng là cô bạn gái tôi yêu tôi tới
mức chờ tới lúc tôi trở về nhà. Nhưng tôi đoán là mọi chuyện đã hết rồi. Tôi vừa nhận được một bức thư
giã biệt của cô ta nói rằng cô ta đã gặp một chàng trai khác và họ sẽ kết hôn vào tuần tới.
Ta hãy để ý đến vài từ mới như sau: Thought, rút từ động từ To Think, đánh vần là T-H-I-N-K, nghĩa là
nghĩ; Wait, đánh vần là W-A-I-T, nghĩa là chờ đợi; Over đánh vần là O-V-E-R, là chấm dứt, hay hết; và
Guy, đánh vần là G-U-Y, nghĩa là chàng trai. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến
cách dùng thành ngữ Dear John Letter.
AMERICAN VOICE: I thought my girl loved me enough to wait for me to come back home, but I guess
it’s all over. I got a dear John letter saying she has met another guy and they are getting married next
week. TEXT: (TRANG): Một tờ báo viết rằng đã đến lúc Đảng Cộng hòa trả đũa Đảng Dân chủ vì Đảng
Dân chủ từ lâu nay vẫn nắm trong tay những bổng lộc và quyền hành tại quôc hội. Tờ báo dùng thành
ngữ Pay Back Time để tả hành động trả đũa này. Và đó cũng là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm
nay. Pay Back Time gồm có chữ Pay, đánh vần là P-A-Y; Back, đánh vần là B-A-C-K, nghĩa là trả lại
một món nợ; và Time, đánh vần là T-I-M-E, nghĩa là thời gian hay là lúc. Pay Back Time là trả đũa lại
sau khi bị thiệt thòi hay bị ức hiếp. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một nhà doanh thương trước đây bị
một kẻ lưu manh lừa bịp, và bây giờ có cơ hội để trả thù:
AMERICAN VOICE: Now at last it’s pay back time. I have finally managed to buy more than half the
stock in this crook’s company. And I am going to take control and toss him out on the street where he
belongs.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Bây giờ đã đến lúc trả thù. Cuối cùng tôi đã tìm
cách mua được hơn phân nữa cổ phần trong công ty của tên lưu manh này. Tôi sẽ nắm quyền kiểm soát
công ty và sẽ tống cổ hắn ra ngoài đường cho đáng đời hắn ta.
Có một số từ mới mà chúng ta cần bàn đến như sau: Finally, đánh vần là F-I-N-A-L-L-Y, nghĩa là cuối
cùng; Manage đánh vần là M-A-N-A-G-E, nghĩa là xoay trở hay tìm cách; Stock đánh vần là S-T-O-C-K,
nghĩa là cổ phần; Crook, đánh vần là C-R-O-O-K nghĩa là tên lưu manh; Control, đánh vần là C-O-N-T-

R-O-L, nghiã là kiểm soát; va øToss đánh vần là T-O-S-S nghĩa là vứt đi hay tống cổ khỏi một nơi nào.
Sau khi các nhà lãnh đạo của 18 nước trong vùng Thái Bình Dương thỏa thuận với nhau về vấn đề mậu
dịch tự do, Tổng thống Clinton cho biết ông không muốn hành động vội vã bằng cách nói rằng thỏa hiệp
này sẽ mang lại công ăn việc làm cho dân chúng Mỹ. Tổng thống đã dùng thành ngữ Jump the Gun để tả
hành động vội vã này. Và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay.
Jump the Gun gồm có từ Jump đánh vần là J-U-M-P có nghĩa là nhảy vọt lên, và Gun, đánh vần là G-U-
N, có nghĩa là cây súng. Thành ngữ Jump the Gun xuất xứ từ môn chạy đua, nơi mà trọng tài bắn một
phát súng để ra hiệu cho các lực sĩ khởi sự chạy. Nếu lực sĩ nào chạy trước khi trọng tài bắn súng thì lực
sĩ đó jump the gun. Trong đời sống thường ngày, thành ngữ này có nghĩalà hành động hấp tấp, không
đúng lúc. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người hối hận vì đã tuyên bố quá sớm về một dự định trong
công ty của ông ta:
AMERICAN VOICE: I’m sorry! I shouldn’t have jumped the gun by announcing our plans to buy out
that company. Now that I let the news out so early, that company will want a higher price from us.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi xin lỗi!Đáng lý ra tôi đã không nên hành
động hấp tấp và loan báo ý định của chúng ta là mua lại công ty đó. Bây giờ vì tôi đã nói tin này ra sớm,
chắc công ty đó sẽ đòi chúng ta một giá cao hơn.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý là: Announce, đánh vần là A-N-N-O-U-N-C-E, nghĩa là loan báo;
News, đánh vần là N-E-W-S, nghĩa là tin tức; và Price, đánh vần là P-R-I-C-E có nghĩa là giá cả. Bây giờ
mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh trong đó có thành ngữ Jump the Gun:
AMERICAN VOICE: I’m sorry! I shouldn’t have jumped the gun by announcing our plans to buy out
that company. Now that I let the news out so early, that company will want a higher price from us.
TEXT: (TRANG): Một bài báo đăng trên tờ Washington Post viết rằng một nước thành viên của APEC
là Malaysia đã giơ đầu chịu báng khi tỏ ý nghi ngờ về thỏa hiệp mậu dịch tự do ký giữa các nước thành
viên trong APEC. Tờ báo đã dùng thành ngữ Stick Your Neck Out để chỉ hành động giơ đầu chịu bán
này. Và đó là thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay. Stick Your Neck Out gồm có hai chữ chính là
Stick Out, đánh vần là S-T-I-C-K và O-U-T, có nghĩa là giơ ra hay thò ra; và Neck, đánh vần là N-E-C-K
nghĩa là cái cổ.
Thành ngữ Stick Your Neck Out có nghiã là giơ cổ ra chịu đòn, hay tiếng Việt mình còn có thể gọi là giơ
đầu chịu báng. Thành ngữ này xuất xứ từ các nông trại nơi mà người ta kéo cổ con gà ra để cắt trước khi
làm thịt. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một học sinh tên Joe nghe một lời cảnh cáo của anh:

AMERICAN VOICE: Joe, dont’t stick our neck out by hanging around with that gang down the street.
You know they skip school, get into fights with other gangs and always have trouble from the cops.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này em Joe, đừng có giơ đầu chịu báng bằng
cách tụ họp với bọn băng đảng ở dưới phố. Em biết là bọn chúng trốn học, rồi đánh nhau với các băng
đảng khác và luôn luôn gặp lôi thôi vơiù cảnh sát.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Hang Around, đánh vần là H-A-N-G và A-R-O-U-N-D, có
nghĩa là tụ họp hay la cà; Gang, đánh vần là G-A-N-G, nghĩa là băng đảng; Skip, đánh vần là S-K-I-P, là
bỏ qua hay trốn; và Cops, đánh vần là C-O-P-S, nghĩa là cảnh sát. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng
Anh và đểù ý đến cách dùng thành ngữ Stick Your Neck Out:
AMERICAN VOICE: Joe, dont’t stick our neck out by hanging around with that gang down the street.
You know they skip school, get into fights with other gangs and always have trouble from the cops.
TEXT: (TRANG): Khi thấy thỏa hiệp mậu dịch tự do được nhiều nước tỏ ý hoan nghênh tại cuộc hội
nghị ở Indonesia, một tờ báo Mỹ bình luận rằng Malaysia nên nghiến răng chịu đựng và chấp nhận thỏa
hiệp này. Tờ báo dùng thành ngữ Grit Your Teethđể tả hành động của Malaysia. Và đó là thành ngữ cuối
cùng trong bài học hôm nay. Grit Your Teeth gồm hai chữ chính là Grit, đánh vần là G-R-I-T, nghĩa là
nghiến răng chặt lại, và Teeth, đánh vần là T-E-E-T-H, nghĩa là răng. Thành ngữ Grit Your Teeth có
nghĩa là cố sức chịu đựng một hoàn cảnh khó khăn, hay làm một điều gì mình không thích. Ta hãy nghe
thí dụ về cô Mary phải chịu đựng một cuộc sống vất vả như sau:
AMERICAN VOICE: Taking care of a family, working eight hours a day and rushing to evening classes
twice a week is tough for Mary. But she grits her teeth and handles everything as best as she can. She is
one tough lady!
TEXT:(TRANG): Phải chăm sóc gia đình, rồi làm việc 8 tiếng đồng hồ một ngày và chạy đi học buổi tối
2 lần một tuần đã là điều rất khó khăn cho cô Mary. Nhưng cô đã gom hết sức để dàn xếp cho mọi việc
được ổn thỏa. Cô quả là một người đàn bà cứng cỏi. Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Take
Care, đánh vần là T-A-K-E và C-A-R-E, có nghĩa là chăm sóc; Tough, đánh vần là T-O-U-G-H có nghĩa
là khó khăn hay cứng rắn; và Handle, đánh vần là H-A-N-D-L-E, có nghĩa là giải quyết hay thu xếp.
Khi thị trường chứng khoán ở Wall Street lên xuống một cách bất thường hồi gần đây, một kinh tế gia
nói với một nhật báo ở Washington rằng mọi thứ đều đảo lộn. Và kinh tế gia này đã dùng thành ngữ Go
Bananas để tả tình trạng hỗn loạn trên thị trường. Trong một bài học trước đây, chúng tôi đã có lần đem
đến quý vị thành ngữ Go Bananas nhưng chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa hôm nay để quý vị có dịp ôn

lại. Go Bananas gồm có chữ Go, đánh vần là G-O, và Bananas, đánh vần là B-A- N-A-N-A-S, nghĩa là
trái chuối. Người tây phương quan nhiệm rằng không có con vật nào thích ăn chuối bằng con khỉ. Vì thế
khi khỉ trong thấy nải chuối nó bị xúc động và nhảy nhót lung tung. Tình trạng này đôi khi cũng thường
được dùng để tả những bậc cha mẹ bị điên đầu vì các con trong lứa tuổi vị thành niên. Ta hãy nghe thí dụ
sau đây về một ông bố bình phẩm về cô con gái tên Laura năm nay 15 tuổi:
AMERICAN VOICE: Laura has dyed her hair purple, has a nose ring, and spends most of her time
listening to loud music. I tell you that kid is driving us bananas. I can't wait for her to grow up.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Con gái tôi là Laura nhuộm tóc thành màu tím,
đeo hoa tai ở mũi, và dành phần lớn thì giờ để nghe nhạc kích động. Tôi xin thưa với cac bạn là cô gái tôi
đang làm chúng tôi phát điên lên được. Tôi chỉ mong cho con tôi trưởng thành nhanh lên.
Có vài từ mới mà chắc quý vị muốn biết qua như: Dye, đánh vần là D-Y-E, nghĩa là nhuộm; Purple, đánh
vần là P-U-R-P-L-E, nghĩa là màu tím; Ring, đánh vần là R-I-N-G, nghĩa là cái nhẫn để mang vào ngón
tay hay hoa tai để đeo vào lỗ mũi; Kid, đánh vần là K-I-D, là con nhỏ; và Grow Up, đánh vần là G-R-O-
W và U-P, nghĩa là lớn lên hay trưởng thành. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và cách dùng
thành ngữ Go Bananas:
AMERICAN VOICE: Laura has dyed her hair purple, has a nose ring, and spends most of her time
listening to loud music. I tell you that kid is driving us bananas. I can't wait for her to grow up.
TEXT: (TRANG): Một kinh tế gia theo dõi vụ sụt giá quá nhanh trên thị trường chứng khoán đưa ra
nhận xét như sau: Những vụ mua bán cổ phần đã khởi đầu một cách xui xẻo. Kinh tế gia dùng thành ngữ
Start Off on the Wrong Foot để tả hành động này. Và đó là thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay. Nó
gồm có chữ Start Off, đánh vần là S-T-A-R-T và O-F-F, nghĩa là bắt đầu hay khởi sự; Wrong đánh vần là
W-R-O-N-G nghĩa là sai lạc; và Foot đánh vần là F-O-O-T nghĩa là cái chân.
Người Tây phương tin dị đoan rằng buổi sáng khi thức dậy nếu quý vị bước xuống giường bằng chân
phải, tức là chân đúng, thì cả ngày hôm đó sẽ tốt đẹp, còn bước đầu mà dùng chân trái, tức là chân sai, thì
sẽ bị xui xẻo trọn ngày. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một nhân viên bị xui xẻo như thế nào trong ngày
đầu tiên đi làm việc:
AMERICAN VOICE: I sure started off on the wrong foot my first day at work. I was an hour late. What's
more, I bumped into someone in the hall and spilled his cofee. Guess who it was? Yes, my boss!
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Rõ ràng là tôi bị xui xẻo ngay ngày đầu đi làm
việc. Tôi đi trễ một tiếng đồng hồ. Thêm vào đó, tôi đụng phải một người ở ngoài hành lang và làm đổ cà

phê của ông ta. Bạn có đoán được người đó là ai không? Đúng rồi, đó là ông xếp của tôi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×