Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SKKN một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận cho học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.14 KB, 46 trang )

TT

1
2
3
4
5
6

MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Kết cấu của sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA VIỆC RÈN LUYÊN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM
VÀO VĂN NGHỊ LUẬN

1

2

1. Cơ sở lí thuyết
Văn bản và các kiểu văn bản phân loại theo phương thức
1.1.


biểu đạt
Văn bản nghị luận và các phương thức biểu đạt của văn
1.2.
bản nghị luận
1.3. Vai trò của phương thức biểu cảm trong văn nghị luận.
2. Cơ sở thực tiễn: Khảo sát nội dung chương trình sách giáo
khoa Ngữ văn THCS hiện hành

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN NGHỊ LUẬN
1. Lựa chọn bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào
1 bài văn nghị luận
1.1. Vị trí, tác dụng của bài tập
1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu
cảm vào bài văn nghị luận
Bài tập nhóm 1: Nhận biết và phân tích tác dụng của các
2.1.
yếu tố biểu cảm trong văn nghi luận
2
Bài tập nhóm 2: Tạo lập văn bản nghị luận có sử dụng
2.2.
yếu tố biểu cảm
Bài tập nhóm 3:Bài tập phát hiện và chữa lỗi về kĩ năng
2.3.
sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
3. Tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm
3 trong văn nghị luận
3.1. Rèn luyện qua một số bài học trên lớp
3.2. Rèn luyện qua bài tập về nhà
PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN

PHẦN 4: TÀI LIỆU

1

TRANG

3
4
4
4
5
5
6
6
6
11
15
17
19
19
19
20
21
23
32
38
41
41
42
43

45


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngữ văn là một trong ba môn học (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) có số
giờ học cao nhất ở nhà trường Phổ thông. Nó vừa là môn học về khoa học xã
hội nhân văn (cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, Văn học và
Làm văn, đồng thời hình thành ở học sinh những năng lực sử dụng Tiếng Việt,
năng lực tiếp nhận các tác phẩm văn học...), vừa là môn học công cụ (trang bị
cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt và nhận thức xã hội…). Nhiệm vụ
của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực: nghe,
nói, đọc, viết tiếng Việt. Những năng lực này ở học sinh được hình thành và phát
triển theo 3 bậc học: Tiểu học, THCS và THPT. Ở bậc học THSC, môn Ngữ văn
bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn có
một nhiệm vụ chức năng riêng và cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của
môn Ngữ văn. Đối với phân môn Tập làm văn nhiệm vụ cơ bản bước đầu cung
cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm và kĩ năng tạo lập các loại văn bản. Để
thực hiện được cả hai hoạt động này, quá trình dạy học cần tích hợp tri thức và
kĩ năng của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đồng thời còn cần
huy động kiến thức của nhiều môn học khác nữa.
1.2.Phân môn Làm văn cấp THCS có bản chất là dạy học sinh nói, viết
một văn bản hoàn chỉnh. Tức là dùng hoạt động nói, viết để tạo ra văn bản. Hoạt
động này giữ vai trò là trung tâm, là trục chính của môn Ngữ văn. Chương trình
Tập làm văn cấp THCS nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách
tạo lập các kiểu văn bản: Tự sự; miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và
một số văn bản hành chính thông dụng.
1.3. Nắm chắc kiến thức cơ bản về đặc điểm và có kĩ năng xây dựng các
kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh là cả một quá trình đòi hỏi sự
nỗ lực của học sinh. Nhưng tạo lập một văn bản nghị luận còn khó khăn hơn đối

với học sinh.Văn bản nghị luận sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị
luận. Nghị luận là việc tác giả nêu ra một quan điểm nào đó rồi nêu ra những sự
thực và vận dụng những phương thức tư duy lôgic như khái niệm, phán đoán,
suy lí để bình luận nhằm đạt được mục đích khiến người ta tin theo. Đây là loại
văn bản vừa tác động vào lí trí vừa tác động tình cảm nên văn bản nghị luận
không chỉ sử dụng phương thức nghị luận mà cần sử dụng kết hợp nhiều phương
thức biểu đạt khác như: Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, tự sự. Trong đó cần
thiết nhất là biểu cảm. Đây là phương thức hỗ trợ cho phương thức nghị luận,
nhằm tăng cường tính biểu cảm cho văn bản nghị luận.

2


1.4. Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng, Khi học và rèn luyện kĩ năng tạo lập
văn bản nghị luận học sinh gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là kĩ năng sử dụng kết
hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản nghị luận. Vì vậy dẫn đến bài viết
văn nghị luận của học sinh thường khô khan, thiếu sự thuyết phục hoặc viết theo
văn mẫu.
Xuất phát từ lí do trên nên tôi đã lựa chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là:
Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận cho
học sinh Trung học cơ sở, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc
nâng cao năng lực tạo lập văn bản cho học sinh THCS, để từ đó góp phần nâng
cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu
tố biểu cảm vào văn nghị luận cho học sinh Trung học cơ sở, nhằm mục đích:
- Cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách tạo lập văn bản nghị luận.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào
bài văn nghị luận.
- Thông qua việc rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn

nghị luận, nhằm góp phần hoàn thiện năng lực giao tiếp cho học sinh. Bởi vì,
văn bản nói chung và văn bản nghị luận nói riêng vừa là phương tiện vừa là sản
phẩm giao tiếp
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với khả năng và tài liệu cho phép, tôi xác định Sáng kiến kinh nghiệm
những nhiệm vụ chính như sau:
3.1. Xây dựng những tiền đề lí thuyết và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho
việc rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh
THCS.
3.2. Đề xuất nội dung, phương pháp và các hình thức rèn luyện kĩ năng đưa
yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3.3. Tổ chức thực nghiệm dạy học để kiểm tra khả năng thực thi và hiệu
quả của các giải pháp được đề xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu thu
thập nghiên cứu phân tích những thành tựu về lí thuyết đã có để làm tiền đề cho
giả thuyết khoa học mà mình đặt ra. Có thể khẳng định rằng, bất kì một công
trình nghiên cứu khoa học nào cũng phải dựa trên một cơ sở lí thuyết nhất định.
Do vậy, nghiên cứu lí thuyết là một phương pháp quan trọng trong quá trình tôi
3


thực hiện đề tài. Những lí thuyết mà tôi nghiên cứu ở đây bao gồm: lí thuyết
giao tiếp, lí thuyết về tạo lập văn bản và lí thuyết về văn bản nghị luận.
4.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Thông thường để đi đến một kết luận, một nhận định đúng đắn người
nghiên cứu phải thông qua các khâu kiểm tra khảo sát thực tế. Bởi vì những con
số biết nói là cơ sở tạo niềm tin cho đề tài nghiên cứu. Với phương pháp này, tôi
chọn đối tượng khảo sát là Học sinh lớp 8

Quá trình khảo sát, tôi tiến hành cho học sinh viết bài thuộc kiểu văn bản
nghị luận, rồi thu thập kết quả theo tiêu chí: hình thức bài viết, nội dung bài viết,
kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm. Bên cạnh việc khảo sát bài làm của học sinh,
tôi cũng tiến hành khảo sát giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp theo tiêu chí
đánh giá các hoạt động dạy học được tổ chức trên lớp.
4.3 Phương pháp thực nghiệm
Có thể coi phương pháp thực nghiệm là quan trọng nhất trong nghiên cứu
khoa học. Thông qua thực nghiệm, tôi có thể kiểm tra khả năng vận dụng của đề
tài vào thực tiễn dạy học. tôi sẽ tiến hành thực nghiệm đối với học sinh THCS
(lớp 8) trong nhà trường. Qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi có cứ liệu để
khẳng định mức độ thành công của đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nội dung, phương pháp và hình
thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh
lớp 8.
Sáng kiến kinh nghiệm đề xuất hệ thống bài tập gồm: Bài tập nhận biết và
phân tích tác dụng của phương thức biểu cảm trong văn nghị luận; Bài tập tạo
lập văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm; Bài tập phát hiện và sửa chữa
lỗi về kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn nghị luận.
6. Kết cấu của sáng kiến kinh nghiệm
Gồm 3 phần:
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, phần nội dung của luận văn được triển khai
thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố
biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Chương 2: Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

4



PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA VIỆC RÈN LUYÊN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Cơ sở lí thuyết
1.1. Văn bản nghị luận và các phương thức biểu đạt của văn bản nghị luận
1.1.1. Văn bản nghị luận
1.1.1.1. Khái niệm văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn bản quan trọng, cần thiết và cũng rất quen
thuộc với chúng ta. Ta có thể gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra
trong các cuộc họp, trong các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên
báo chí…về mọi lĩnh vực, từ đời sống xã hội đến văn học nghệ thuật.
Về khái niệm văn bản nghị luận, có một số cách hiểu như sau:
"Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ,
quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các lĩnh vực văn học hoặc chính
trị, đạo đức, lối sống… nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong
sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục".
"Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc (người
nghe) một tư tưởng quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có quan
điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục".
"Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn
chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho
người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những
điều mà mình đã đề xuất".
Như vậy, tuy có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cơ bản các tác giả
đều đã thống nhất được rằng: Văn nghị luận là loại văn trình bày ý kiến của
người viết, thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận.
1.1.1.2. Đặc điểm của văn bản nghị luận
Khác với các loại văn bản - sản phẩm của tư duy hình tượng, văn bản nghị
luận - sản phẩm của tư duy lôgic, có những đặc điểm riêng như sau: Văn bản
nghị luận sử dụng kết hợp các thao tác lập luận; Luận điểm của bài văn nghị

luận thể hiện rõ tư tưởng quan điểm chủ trương đánh giá của người viết; Và lập
luận trong văn nghị luận rất chặt chẽ hùng hồn, giàu sức thuyết phục.
(1). Mỗi văn bản nghị luận thường tập trung làm sáng tỏ một vấn đề nào đó,
có thể là vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học. Để làm sáng tỏ vấn đề và thuyết
phục được người đọc (người nghe), người viết cần soi chiếu vấn đề từ nhiều góc
độ, mỗi góc độ soi chiếu, người viết cần thực hiên những thao tác nghị luận cụ
thể như giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp… và những cách trình bày
5


như diễn dịch, qui nạp…Nhưng cần lưu ý rằng, trong bài văn nghị luận các thao
tác trên không tách riêng mà luôn kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.
Đồng thời, không phải bất kì văn bản nghị luận nào cũng cần huy động đầy đủ
các thao tác. Tuỳ thuộc vào vấn đề, tuỳ thuộc vào đối tượng tiếp nhận, tuỳ thuộc
vào người viết giả định mà có thể lựa chọn một số thao tác nhất định. Thông
thường, trong một đoạn văn, bài văn nghị luận sẽ có một hoặc hai thao tác chính
đóng vai trò nòng cốt tạo nên mạch lập luận của vấn đề đưa ra nghị luận, và
những thao tác khác phối hợp giúp cho lập luận được sinh động, có chiều sâu.
Bên cạnh đó không phải chỉ có các thao tác lâp luận được sử dụng kết hợp trong
văn nghị luận mà nhiều khi cả những yếu tố miêu tả, tự sự biểu cảm cũng cần
đưa vào, khiến cho bài viết vừa lôgic trong tư duy vừa có sự sinh động tươi tắn
hấp dẫn của những hình ảnh hình tượng. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa
giàu sức thuyết phục luận lí, vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết
phục, làm cho chân lí sáng tỏ thấm thía.
Ví dụ: HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palenxtin có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển
Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh
biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng
đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút
nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con

người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều
ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông
Gioócđăng. Nước sông Gioócđăng chảy vào biển chết. Biển chết đón nhận và
giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn
chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioócđăng rồi từ đó
tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong hồ này luôn sạch và
mang lại sự sống cho cây cố,i muông thú, con người.
Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là
một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi, đôi môi
có hé mở nụ mới thu nhận được nụ cười, bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn
mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống
trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết…"
(TheoQuà tặng cuộc sống)
Vấn đề đưa ra bàn luận ở văn bản này là hai cách sống trái ngược nhau, và
vấn đề này được triển khai qua các thao tác: chứng minh, giải thích, phân tích,
6


bình luận xung quanh một câu chuyện về hai biển hồ. Đoạn văn cũng nêu lí lẽ và
bằng chứng xác thực qua những lời văn tự sự, miêu tả. Lập luận của đoạn văn
nhẹ nhàng mà thấm thía. Đoạn văn có tác động sâu xa đến lí trí và tình cảm của
người đọc.
(2). Văn bản nghị luận là loại văn trình bày, tư tưởng quan điểm của người
viết. Tư tưởng, quan điểm này phải được thể hiện trong luận điểm của bài văn
nghị luận. Do đó luận điểm được coi là linh hồn, là trí tuệ của bài văn nghị luận.
Luận điểm thường thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn với phán
đoán có tính chất khẳng định hoặc phủ định.
Luận điểm của văn nghị luận thực chất là ý kiến của người viết, vì thế bài

văn nghị luận phải nêu được ý hay. Ý hay là ý phải đúng, phải sâu, phải mới,
phải riêng, phải tập trung, phải nổi bật và có cơ sở khoa học, cơ sở đạo lí vững
chắc, đáp ứng đòi hỏi của thực tế, có sức thuyết phục với người nghe, người
đọc. Do vậy tìm được luận điểm đúng, sâu, mới, riêng là công việc quyết định
nhất, khó khăn nhất của người viết văn nghị luận.
Muốn tìm được luận điểm mới mẻ, độc đáo, đúng đắn, người viết phải xuất
phát từ thực tế cuộc sống, từ kho tàng tư tưởng đạo lí của dân tộc và nhân loại.
Đồng thời điều đó còn phụ thuộc vào trình độ vốn sống, vốn văn hoá khác nhau
của người viết.
Ví dụ:
Khi viết tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn ra ngay từ đầu
lời văn hùng hồn ở hai bản tuyên ngôn bất hủ của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn
của Mĩ: "Tất cả mọi người sinh đều ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Bản tuyên ngôn của
Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được
tự do và bình đẳng về quyền lợi" Từ đó Bác khẳng định: "Dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Từ "những lẽ phải không ai có
thể chối cãi được" ấy, Bác đã lật ngược lại vấn đề để tố cáo tội ác của thực dân
Pháp: "Thế mà, hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái đến cướp nước ta…" Ta thấy, cách nêu luận điểm của Bác rất đúng,
rất mới, rất độc đáo và sâu sắc.
(3). Nghị luận là bàn luận, là nói lí lẽ, là thuyết phục người đọc người nghe
bằng lập luận lôgic chặt chẽ. Vì thế, có luận điểm mới mẻ, độc đáo là hết sức
quan trọng nhưng để bài văn có sức thuyết phục cao thì riêng luận điểm thôi
chưa đủ mà còn phải cần đến vai trò của lập luận. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc
rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, cách phân tích bằng
7



nhiều thủ pháp nhỏ như so sánh, liên hệ, đối chiếu, nêu dẫn chứng thực tế, đưa
số liệu thống kê…
Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào hành văn, giọng văn, cách dùng từ,
đặt câu. Văn nghị luận ít dùng câu mô tả, trần thuật, mà chủ yếu dùng câu khẳng
định, phủ định với nội dung hầu hết là phán đoán, nhận xét, đánh giá chắc chắn,
sâu sắc. Để tạo nên tính chặt chẽ trong lập luận văn nghị luận thường sử dụng hệ
thống từ lập luận. Hệ thống từ lập luận này có vai trò liên kết các ý, các vế, các
đoạn nghị luận. Để tăng tính thuyết phục, tính hấp dẫn, tác động thấm thía tới
người đọc văn nghị luận có thể dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, có sức gợi
cảm, truyền cảm cao. Đặc biệt, văn nghị luận thực chất là những cuộc đối thoại
ngầm nên hành văn của văn nghị luận thường mang sắc thái tranh luận. Nhờ đó,
những ý kiến mà tác giả đưa ra vừa có được chiều sâu của ý tưởng vừa có được
độ sắc sảo của tư duy. Ngoài ra văn nghị luận cũng có thể dùng giọng văn mỉa
mai, hài hước…Những bài nghị luận có thêm chất giọng này sẽ giúp tác giả bày
tỏ sâu sắc tư tưởng thái độ của mình trước những vấn đề có tính chất mặt trái.
Ví dụ:
"Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không
biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc
thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm
vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc
quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên đi việc nước, hoặc ham săn bắn
mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông
Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ
bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều,
tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự
ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi
được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay
không thể làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết
chừng nào!". (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
Đoạn văn trên có luận điểm là: Đã làm tướng sĩ thì phải có trách nhiệm với

triều đình. Luận điểm được triển khai bằng các luận cứ: Sao các ngươi nhìn chủ
nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… Sao các ngươi chỉ
biết vui chơi cờ bạc, rượu chè, tiêu khiển… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì
hậu quả sẽ bi đát biết nhường nào… Từ các luận cứ này tác giả hướng tới một
kết luận ngầm: Các ngươi có xứng đáng làm tướng sĩ của triều đình không? Đó
cũng chính là cách lập luận chặt chẽ khéo léo nhằm hướng tới mục đích thuyết
phục cao nhất đối với người nghe, người đọc của tác giả.
8


1.1.2. Các phương thức biểu đạt của văn bản nghị luận
"Có người đã chỉ ra rằng: Nội dung khác nhau thì cần phương thức khác
nhau để biểu đạt. Phản ánh sự phát triển của sự kiện, sự di chuyển của không
gian và qúa trình trưởng thành của nhân vật thì thường dùng phương thức tự sự.
Viết về cảnh vật, miêu tả hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, khắc hoạ hình tượng
nhân vật thì vận dụng phương thức miêu tả. Bình luận về người và việc, nêu rõ lí
lẽ thì dùng phương thức nghị luận. Giải thích, trình bày về tính chất, trạng thái,
đặc trưng, công dụng, cách dùng của sự vật thì sử dụng phương thức thuyết
minh. Bày tỏ tình cảm thì dùng phương thức biểu cảm (trữ tình)…”
Thông thường những phương thức biểu đạt này không đứng riêng mà
chúng kết hợp với nhau trong các kiểu văn bản. Khi dùng kết hợp trong một văn
bản, tuỳ thuộc vào kiểu văn bản mà sử dụng một phương thức biểu đạt chính,
còn các phương thức biểu đạt khác sẽ là phụ trợ.
Theo quan điểm nêu trên, văn bản nghị luận có phương thức biểu đạt chính
là nghị luận (lập luận) và các phương thức biểu đạt phụ trợ là tự sự, miêu tả,
biểu cảm và thuyết minh.
Ví dụ: CHẾ ĐỘ LÍNH TÌNH NGUYỆN
Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương
từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khoá, sưu sai, tạp dịch, bằng
cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915-1916 tới

nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.
Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để người ta tiến hành
những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị
bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp,
lính thợ không chuyên nghiệp…
Theo ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền không thiên vị được giao
cho sử dụng ở châu Âu “vật liệu biết nói” châu á, thì vật liệu này đã không đưa
lại kết quả tương xứngvới chi phí rất lớn về chuyên chở và bảo quản.
Sau nữa, việc săn bắt thứ "vật liệu biết nói" đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi
là "chế độ lính tình nguyện" (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra
những vụ lạm dụng hết sức trắng trợn.
Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị "chúa
tỉnh" - mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh" - ra lệnh cho
bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số
người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà
xoay xở. Mà cái ngón xoay xở thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là
xoay xở làm tiền.
9


Thoạt tiên, chúng tóm lấy những người khoẻ manh, nghèo khổ, những
người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó chúng
mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để
sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến
khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: "đi lính tình nguyện
hoặc xì tiền ra... (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích này thuộc kiểu văn bản nghị luận. Luận điểm là: Vạch trần sự
tàn bạo và giả dối của bọn thực dân trong cái gọi là "mộ lính tình nguyện".
Trong phần văn bản này tác giả đã sử dụng các yêú tố thuộc các phương thức tự
sự và miêu tả khi kể và tả về nỗi thống khổ về thuế của dân lao khổ xứ Đông

Dương ; những thủ đoạn bắt lính của bọn quan lại và cảnh khổ sở của người bị
bắt lính. Yếu tố tự sự là lời kể về các loại thuế và diễn biến cảch bắt lính. Yếu tố
miêu tả là hình ảnh bọn bắt lính và hình ảnh người bị bắt lính.
Cùng với tự sự và miêu tả ta còn nhận thấy yếu tố biểu cảm và thuyết minh
được tác giả sử dụng trong phần văn bản nghị luận này. Yếu tố biểu cảm thể hiện
ở giọng văn mỉa mai và những từ ngữ mỉa mai: vật liệu biết nói, chế độ lính tình
nguyện, vị chúa tỉnh…Yếu tố thuyết minh thể hiện ở những từ ngữ có tính chất
chú giải: Mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"…
Tác dụng của những yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong
phần văn bản trên là: khắc hoạ rõ ràng cụ thể chi tiết cảnh bắt lính, bày tỏ cảm
xúc, thái độ bất bình của tác giả trước cảnh bắt lính, một cách tự nhiên chân
thành và giải thích giới thiệu chi tiết về bộ mặt của bọn bắt lính. Qua đó sức tố
cáo của đoạn trích trở nên mạnh mẽ hơn, tác động mạnh hơn tới cả cảm xúc và lí
trí của người đọc.
Khi sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm và thuyết
minh trong vă nghị luận cần lưu ý rằng: những yếu tố thuộc các phương thức
biểu đạt nêu trên chỉ đóng vai trò phụ trợ, không được tách biệt khỏi quá trình
nghị luận và không được làm mờ nhạt vai trò của nghị luận. Các yếu tố tự sự,
miêu tả, biểu cảm và thuyết minh cũng chỉ được đưa vào bài văn nghị luận khi
nhờ chúng mà nội dung nghị luận trở nên rõ ràng, đáng tin cậy và sắc bén hơn.
1.2. Vai trò của phương thức biểu cảm trong văn nghị luận
Những phương thức biểu đạt nêu trên khi được sử dụng trong văn bản nghị
luận, chúng có những tác dụng khác nhau. Trong đó biểu cảm có những tác dụng
đặc biệt quan trọng, góp phần tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho văn bản
nghị luận.
Biểu cảm là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống. Biểu cảm
thể hiện ở sự phô diễn những cung bậc tình cảm của con người như: niềm vui
10



nỗi buồn tình yêu thương lòng căm giận… Để biểu hiện những cung bậc tình
cảm ấy người ta có rất nhiều phương tiện khác nhau, trong đó phương tiện quan
trọng nhất là ngôn ngữ (thông qua văn bản biểu cảm).
Biểu cảm có nghĩa khái quát là: "Biểu hiện tình cảm, cảm xúc"
Hiện nay, biểu cảm được coi là một phương thức biểu đạt, sử dụng khi
người viết muốn biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp những tư tưởng, tình cảm,
cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của mình với đối tượng được nói tới. Biểu cảm
trực tiếp là cách thức bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ thầm kín bằng những từ
ngữ trực tiếp gợi lên những tình cảm ấy. Biểu cảm gián tiếp là cách biểu hiện
tình cảm thông qua những hình ảnh miêu tả, những câu chuyện hoặc gợi ra
những suy nghĩ liên tưởng (nghĩa là không gọi thẳng cảm xúc ra).
Khi biểu cảm bằng phương tiện ngôn ngữ, tức là biểu cảm bằng văn, cần
phải lưu ý rằng không phải tình cảm nào cũng đưa vào văn. Những tình cảm tầm
thường đưa vào văn người ta chê cười và không có ai đồng cảm. Những tình
cảm đưa vào văn phải là tình cảm cao đẹp, nhân ái, cao thượng, tinh tế.
Biểu cảm là phương thức biểu đạt chính của văn bản biểu cảm và là phương
thức biểu cảm phụ trợ quan trọng của nhiều văn bản khác, tiêu biểu là văn bản
nghị luận.
Mặc dù nghị luận và biểu cảm là hai phương thức biểu đạt và hai kiểu văn
bản có nhiều đặc điểm khác biệt nhau, (Biểu cảm thiên về tư duy hình tượng,
bộc lộ cảm xúc và tác động vào tình cảm. Nghị luận thiên về tư duy lôgic, trình
bày lí lẽ, thuyết phục bằng lập luận và tác động vào lí trí). nhưng thực tế chúng
không hoàn toàn khác biệt nhau mà chúng liên quan đến nhau, hoà hợp với
nhau, bổ trợ cho nhau. Bởi vì, trong con người chúng ta tình cảm và lí trí không
hoàn toàn đối lập, ánh sáng của trí tuệ của lí trí giúp tình cảm, cảm xúc thêm bền
vững, sâu sắc. Ngược lại tình cảm giúp cho những điều mà lí trí nêu ra có thêm
sức lay động, cảm hoá lòng người. Thực tế cũng cho thấy, những bài văn nghị
luận hay là những bài văn được viết ra không chỉ bằng sự sáng suốt mạch lạc
chặt chẽ của lí trí, trí tuệ mà còn bằng cả sự nhiệt tình, sự tha thiết của tâm hồn.
Đồng thời người đọc cũng chỉ thấy một bài nghị luận hay là khi bài đó không chỉ

làm đầu óc mình sáng tỏ lên mà còn làm trái tim mình rung động. Nghĩa là
người đọc không chỉ "ngộ ra" (nhận ra) chân lí mà còn "thấm thía" (xúc động)
về chân lí đó.
Phương thức biểu cảm có những yếu tố biểu cảm thuộc về phương diện
hình thức (cái biểu đạt) và phương diện nội dung (cái được biểu đạt). Ở phương
diện hình thức, yếu tố biểu cảm thể hiện rõ nhất ở những từ ngữ chỉ cảm xúc,
những câu văn cảm thán và ở giọng điệu của bài văn. Còn ở phương diện nội
11


dung, biểu cảm là cảm xúc chân thành của người viết. Chính cảm xúc chân
thành mới làm cho bài nghị luận chinh phục được tình cảm của bạn đọc.
Sử dụng biểu cảm trong văn nghị luận là đưa những yếu tố biểu cảm vào
bài văn nghị luận. Tác dụng của biểu cảm là tác động mạnh mẽ tới tình cảm của
người nghe người đọc. Tác dụng đó thể hiện ở khả năng "gây được hứng thú
hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt, sâu lắng", nghĩa là có khả năng nhiều nhất
trong việc làm nên cái hay, tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản nghị luận. Do đó
biểu cảm giúp văn nghị luận đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn.
Nếu thiếu yếu tố biểu cảm sức thuết phục của nghị luận nhất định sẽ giảm
đi. Tuy nhiên, không phải cứ biểu cảm, cứ sử dụng bất kì yếu tố biểu cảm nào
cũng làm cho sức thuyết phục của bài nghị luận tăng lên. Vì thế yêu cầu sử dụng
biểu cảm chỉ với vai trò phục vụ cho công việc của nghị luận. Yếu tố biểu cảm
trong một bài văn nghị luận sẽ không được xem là có giá trị khi nó làm mạch
nghị luận bị phá vỡ đứt đoạn quẩn quanh. Và người nghị luận sẽ không thể biểu
cảm với ai nếu bản thân không có cảm xúc chân thành. Do vậy người làm bài
nghị luận phải thực sự có tình có tình cảm, cảm xúc đối với điều mình nói ra.
Hơn nữa cảm xúc ấy phải truyền đến người đọc thông qua ngôn ngữ. Tức là phải
tìm ra cách biểu lộ tình cảm bằng ngôn ngữ và tập cho thành thạo cách biểu hiện
cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ sao cho có tính truyền cảm. Mặt khác, tình
cảm của người viết sẽ không được tiếp nhận khi người đọc chưa tin nó là chân

thành, nên yêu cầu người viết phải chú ý làm cho cả cảm xúc và sự diễn đạt cảm
xúc phải thật chân thực
Ví dụ: CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI BẢN XỨ
Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nammít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị
nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến
thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ
mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa.
Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là
"chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Nhưng họ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt
cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không
được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng
hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường
châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến
cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy
biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những
miền hoang vu thơ mộng vùng Ban- căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước
12


mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem
nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho
người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-bơ-nhơ, để
lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương
mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc
súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn "bô-sơ" nhưng lại nhiễm phải
những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ
khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.
Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và
trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê

hương đất nước mình nữa. (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích có luận điểm là: Vạch trần bộ mặt tàn bạo của chính quyền thực
dân Pháp trong việc dùng người dân nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền
lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khốc. Triển khai luận điểm trên,
tác giả đã sử dụng kết hợp các yếu tố biểu cảm như: giọng văn mỉa mai thái độ
của các quan cai trị thực dân khi so sánh sự đối sử của chúng đối với người dân
nước thuộc địa trước và sau khi cuộc chiến tranh nổ ra. Trước chiến tranh chúng
coi người bản xứ là giống người hạ đẳng, đối sử với họ như với súc vật. Khi
chiến tranh bùng nổ lập tức chúng tâng bốc họ lên, phong cho họ những danh
hiệu cao quí nhằm lừa bịp họ biến họ thành vật hi sinh. Đằng sau giọng văn mỉa
mai là nỗi căm phẫn cực độ của tác giả trước trò bịp bợm của chính quyền thực
dân. Giọng văn mỉa mai và thái độ căm phẫn của tác giả được nhấn sâu ở những
từ ngữ biểu cảm có tính chất "nhại lại" như: "những tên da đen bẩn thỉu, những
tên "An-nam-mít" bẩn thỉu"; "những đứa con yêu, những người bạn hiền". Đó là
những từ ngữ lột tả bản chất của bon thực dân.
Cùng với thái độ căm phẫn là nỗi lòng đau xót của tác giả trước cảnh người
dân bản xứ bị biến thành vật hi sinh cho quyền lợi của bọn thực dân. Nỗi đau xót
thể hiện ở những hình ảnh: Họ phải "đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng
hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường"; họ
đã được "xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái"; một số khác
"đã bỏ xác tại những miền hoang vu"…Đây là những hình ảnh giàu sức biểu cảm,
vừa thể hiện nỗi thương cảm vừa thể hiện nỗi đau vừa thể hiện lòng căm thù của
tác giả. Những cảm xúc ấy dồn lên đến đỉnh điểm với hàng loạt câu câu hỏi tu từ và
câu văn so sánh bình luận: "…chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi
ấy?; "…để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy
xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế…". Những câu văn
13


hàm chứa cả nỗi đau, miền ai oán và lòng căm thù. Tất cả hợp thành một sức mạnh

tố cáo đanh thép tội ác của bọn thực dân Pháp.
Đoạn trích "chiến tranh và người bản xứ" đã tác động mạnh đến người đọc
không chỉ ở lí lẽ và lập luận mà còn ở cảm xúc chân thành của tác giả. Cảm xúc
ấy đã truyền đến người đọc bằng những yếu tố biểu cảm sử dụng hợp lí trong
đoạn văn.
Tóm lại, biểu cảm không thể thiếu trong văn nghị luận. Biểu cảm góp phần
quan trọng vào thành công của bài nghị luận. Nhờ biểu cảm, bài nghị luận không
chỉ thuyết phục người đọc bằng lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng
xác thực mà còn thuyết phục người đọc bằng tình cảm, cảm xúc chân thành tha
thiết. Tức là thuyết phục bằng cả trái tim và khối óc.
1.3. Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận
Về phương diện ngữ nghĩa, biểu cảm là một thành phần ý nghĩa rất quan
trọng của từ ngữ. Tự nó đã tồn tại một ý nghĩa biểu cảm nhất định và giới hạn
phạm vi sử dụng cho con người.
1.3.1. Loại từ có khả năng biểu đạt cảm xúc rõ ràng nhất là những từ,
ngữ cảm thán như: Chao ôi, hỡi ôi, than ôi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào...
Loại từ này được sử dụng để bày tỏ trực tiếp cảm xúc của người viết (người nói).
Để tạo ra tính truyền cảm và thu hút sự chú ý của người nghe (người đọc),
chúng ta cũng có thể sử dụng loại từ này để tạo nên các câu cảm thán hay kết
hợp với một nội dung thông báo nào đó trong bài văn nghị luận.
Bên cạnh đó, các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt cũng có khả năng bộc lộ
thái độ, tình cảm của người nói (người viết) một cách rất mạnh mẽ. Vì thế, loại
từ này cũng có thể sử dụng và phát huy hiệu quả biểu cảm trong bài văn nghị
luận, nhất là nghị luận xã hội.Trong đó, các đại từ ngôi thứ nhất số nhiều như:
Nhân dân ta, đất nước ta, ta, chúng ta, đồng bào... thường biểu thị tinh thần đoàn
kết, thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Các đại từ ngôi thứ hai, thứ ba số ít
hoặc số nhiều như: Bọn, bọn bay, chúng, chúng bay, bọn chúng thường bày tỏ sự
căm thù, khinh bỉ, đối nghịch.
Để công khai bày tỏ quan điểm, thái độ của mình, người làm văn nghị luận
cũng có thể sử dụng các từ mang ý nghĩa khẳng định (sự thật là, tin rằng, chắc

chắn rằng, quả quyết rằng..) hay phủ định (không, không chịu, không được...),
các từ biểu thị sự quyết tâm, kiên quyết (nhất định, quyết, phải được..). Những
từ này vừa có khả năng biểu đạt cảm xúc, thái độ mạnh mẽ vừa làm cho lời văn
trở nên đanh thép hơn.

14


Ngoài ra, trong bài làm văn nghị luận, người viết còn có thể sử dụng thêm
những từ, cụm từ đậm phong cách khẩu ngữ vào câu văn nghị luận nhằm tạo
được sự chú ý cho người đọc.
1.3.2. Sử dụng yếu tố biểu cảm gắn với các loại câu nhiều thành phần có kết
cấu cân xứng
Ngoài từ ngữ, sức mạnh biểu cảm trong bài văn nghị luận còn được tạo nên
bởi cách sử dụng và tạo lập câu của người viết. Trong văn nghị luận, người viết
phải cố gắng đi tìm những cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo.
Bên cạnh những câu ngắn dùng để nhấn mạnh, người viết có thể sử dụng
những câu dài, nhiều thành phần có kết cấu cân xứng nhằm ra nhịp điệu và sức
lan tỏa mạnh hơn.
Trong một số trường hợp, người viết có thể dùng câu đơn không gắn với
các thành phần phụ hay tách các vế câu ra thành câu độc lập nhằm mục đích
nhấn mạnh một nội dung nào đó.
Ngoài ra, người viết văn nghị luận cũng cần đặt những câu có tính chất hội
thoại, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày nhằm thu hút sự chú ý và hứng thú
của người đọc, từ đó góp phần tăng thêm tính biểu cảm cho lời nói.
“Nhằm tạo ra tính biểu cảm cho bài văn nghị luận, việc sử dụng câu không
theo một mô hình hạn định nào mà phụ thuộc vào năng lực sử dụng ngôn ngữ
của người viết. Đôi khi, không cần quá cầu kì trong câu văn nhưng người viết
vẫn có thể tạo ra một bài văn nghị luận chặt chẽ, sâu sắc và truyền cảm” 1.3.3.
Sử dụng yếu tố biểu cảm gắn với một số biện pháp tu từ

Biểu cảm và tạo hình là hai chức năng chính của các biện pháp tu từ. Bất cứ
biện pháp tu từ nào, ngoài tác dụng gợi hình, còn có tác dụng gợi cảm. Trong mỗi
loại văn bản, biện pháp tu từ được sử dụng với những mục đích khác nhau. Nếu
như trong ngôn ngữ nghệ thuật, việc sử dụng biện pháp tu từ chỉ cốt yếu tạo ra tính
hình tượng thì trong văn bản nghị luận, nó lại được sử dụng nhằm tăng thêm sức
mạnh cho sự đánh giá, bình luận và tăng thêm tính truyền cảm cho lời văn…
Vì vai trò quan trọng đó, không một bài văn nghị luận nào, nhất là các văn bản
chính luận lại không sử dụng các biện pháp tu từ. Một số biện pháp tu từ thường
được sử dụng trong bài văn nghị luận nhằm tạo ra hiệu quả biểu cảm như sau:
So sánh trong văn nghị luận chủ yếu làm cho vấn đề nghị luận hiện lên cụ
thể, vừa gần gũi vừa ấn tượng, dễ đi vào lòng người đọc hơn.
Điệp ngữ là sự “lặp đi lặp lại có ý thức những từ, ngữ nhằm mục đích nhấn
mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng
người đọc, người nghe... Nhờ điệp ngữ, câu văn mới tăng thêm tính cân đối,
nhịp nhàng, hài hòa, có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm nào
15


đó, làm nổi bật những từ quan trọng, khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía,
có sức thuyết phục mạnh. Với khả năng đó, điệp ngữ được sử dụng nhằm tạo ra
được tính truyền cảm cho văn bản nghị luận.
Câu hỏi tu từ là loại câu có hình thức nghi vấn nhưng nội dung của nó đã
bao hàm ý trả lời. Xét về hiệu quả biểu cảm, câu hỏi tu từ dùng để khẳng định
hay phủ định một vấn đề nào đó được đề cập đến trong câu và tăng cường tính
diễn cảm của lời nói.
Ngoài ra, người viết cũng có thể sử dụng thêm nhiều phương tiện và biện
pháp tu từ khác nhằm tăng thêm tính biểu cảm và thuyết phục cho văn bản nghị
luận như phép đối, phép sóng đôi, liệt kê...
Khẳng định biểu cảm thể hiện một cách hết sức đa dạng trong văn nghị luận,
muốn sử dụng hiệu quả yếu tố này này, học sinh không những phải hiểu rõ về khả

năng biểu cảm của các đơn vị ngôn ngữ, các biện pháp tu từ mà còn phải có một
thái độ nghiêm túc, một tình cảm chân thành thiết tha với vấn đề nghị luận.
Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm nói riêng và các phương thức biểu đạt nói
chung là yêu cầu tất yếu của quá trình tạo lập văn bản nghị luận. Vì vậy, chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn sau năm 2015 nên dành thời lượng nhiều hơn nữa
cho việc dạy học về sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản nói
chung và văn bản nghị luận nói riêng ở THCS và THPT. Ngoài ra, mỗi giáo viên
cũng phải tìm những biện pháp để phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của
học sinh trong việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt vào việc tạo lập
văn bản như thay đổi cách ra đề, cách đánh giá và giúp các em không còn lệ
thuộc những bài vẫn mẫu để tạo nên những “tác phẩm” thực sự của mình.
2. Cơ sở thực tiễn: Khảo sát nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ
văn THCS hiện hành
Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất nội dung rèn luyện kĩ năng đưa yếu
tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh THCS tôi không thể không khảo
sát chương trình và SGK Ngữ văn THCS. Bởi chúng được xây dựng và biên
soạn theo nguyên tắc đồng tâm, nâng cao.
Riêng với phần Làm văn, ở cấp THCS, học sinh vừa được ôn tập, củng cố,
nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng về những kiểu văn bản đã học ở Tiểu học
như: Miêu tả, Tự sự; vừa được học những kiểu văn bản mới như: Biểu cảm,
Thuyết minh, Nghị luận… Lên cấp THPT, những kiểu văn bản này lại tiếp tục
được ôn tập, củng cố nâng cao, mở rộng và bổ sung những tri thức kĩ năng mới.
Để từ đó hoàn thiện năng lực tạo lập văn bản cho học sinh trước khi bước vào
cuộc sống học tập và lao động.

16


Trong những kiểu văn bản học sinh được học ở nhà trường Phổ thông, kiểu
văn bản nghị luận chiếm một dung lượng lớn và được học trong một quá trình

lâu dài từ lớp 7 đến lớp 9 với các nội dung:
- Lớp 7: Đặc điểm và cách tạo lập văn bản nghị luận; luận điểm luận cứ,
phương pháp lập luận; nghị luận giải thích và nghị luận chứng minh. Thực hành
nói viết đoạn, bài nghị luận giải thích hoặc chứng minh.
- Lớp 8: Triển khai luận điểm luận cứ trong văn nghị luận; các yếu tố biểu
cảm tự sự miêu tả trong văn nghị luận. Thực hành nói, viết đoạn bài văn nghị
luận có sử dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả.
- Lớp 9: Nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, về một vấn
đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện (đoạn trích), về một bài thơ (đoạn
thơ); Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống,về một
vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện, thơ; Thực hành nói, viết văn
bản nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện, thơ.
Nhìn nhận lại nội dung chương trình SGK Ngữ văn THCS về phần Làm
văn chúng tôi thấy, học sinh được cung cấp tri thức về các kiểu văn bản và được
hình thành các kĩ năng để tạo lập các kiểu văn bản đó. Càng lên cao thì yêu cầu
về tạo lập các kiểu văn bản càng cao. Riêng kiểu văn bản nghị luận THCS, học
sinh được học cả kiến thức lí thuyết và kĩ năng thực hành. Lớp 8, bước đầu học
sinh được rèn luyện kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn
nghị luận. Tuy nhiên thời lượng dành cho rèn luyện kĩ năng không nhiều. Mỗi
loại kĩ năng chỉ được luyện tập trong một tiết. Điều đó dẫn đến những khó khăn
không thể tránh khỏi đối với cả người dạy và người học.
Đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành về mức độ cần đạt của học sinh lớp 8 khi học kiểu văn bản nghị luận
(Hình thành kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận/ Hiểu yêu cầu và biết cách đưa
các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận), tôi thấy nhiệm vụ và
trách nhiệm của giáo viên khi dạy phần làm văn lớp 8 là vô cùng nặng. Giáo
viên cần suy nghĩ lựa chọn và tìm ra phương pháp dạy học thích hợp nhất mới
có thể đáp ứng được yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trên.
Nguyên tắc dạy học tạo lập văn bản là phải gắn lí thuyết với thực hành. Do

vậy, sau mỗi bài học lí thuyết đều có bài tập thực hành và giờ luyện tập thực
hành. Tuy nhiên, qua tìm hiểu SGK, sách bài tập và một số sách tham khảo về
Ngữ văn 8, tôi cũng nhận thấy rằng, bài tập luyện tập thực hành chưa nhiều,
chưa biên soạn thành hệ thống. Riêng đối với bài Luyện tập Đưa yếu tố biểu
cảm vào bài văn nghị luận (Chương trình Ngữ văn 8), tôi thấy sách giáo khoa
17


chỉ đưa ra 1 bài tập luyện tập. Như vậy rất khó giúp học sinh hình thành được
kĩ năng. Do vậy, để việc rèn luyện kĩ năng vận dụng tốt cách đưa yếu tố biểu
cảm vào bài văn nghị luận cần xây dựng hệ thống bài tập phong phú có hệ thống
và cụ thể hơn.
Tóm lại, qua khảo sát nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn và
thực tiễn dạy học của giáo viên, học sinh về văn nghị luận lớp 8, tôi thấy rằng để
nâng cao chất lượng làm văn nghị luận cho học sinh cần phải tổ chức rèn luyện
các kĩ năng phục vụ cho việc viết văn nghị luận. Trong đó có kĩ năng sử dụng
kết hợp các phương thức biểu đạt là rất quan trọng đối với hành văn khi tạo lập
văn bản nghị luận.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN
1. Lựa chọn bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố
biểu cảm vào văn nghị luận
1.1. Vị trí và tác dụng của bài tập
"Mục tiêu của môn Ngữ văn THCS chủ yếu là hình thành và nâng cao năng
lực đọc hiểu văn bản và làm văn" cho học sinh. Để nâng cao năng lực làm văn
cần trang bị cho học sinh tri thức và kĩ năng về các kiểu văn bản và tạo lập các
kiểu văn bản đó. Tri thức rất quan trọng nhưng không phải tất cả tri thức về các
kiểu văn bản đều trở thành kĩ năng tạo lập các kiểu văn bản ấy. Muốn có kĩ năng
thì phải làm, phải thực hành. Không phải chỉ làm một lần mà phải làm nhiều lần,
làm đi làm lại cho thành thạo. Như vậy, kĩ năng chỉ hình thành khi có quá trình

rèn luyện, luyện tập, thực hành.
Việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh nói chung và việc rèn kĩ năng đưa
yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 nói riêng luôn đòi hỏi
phải xác định được nội dung luyện tập thực hành, đồng thời phải xác định được
cách thức luyện tập thực hành. Nội dung luyện tập thực hành chính là hệ thống
bài tập. Còn cách thức luyện tập là phương pháp tổ chức cho học sinh luyện tập
của giáo viên.
Bài tập trong dạy học môn Làm văn rất quan trọng, giữ vị trí trung tâm của quá
trình dạy học bộ môn này. Bởi vì “bản chất của làm văn là thực hành, lí thuyết làm
văn cũng là lí thuyết thực hành”. Kiến thức lí thuyết được hình thành trên cơ sở giải
quyết các bài tập tình huống. Kiến thức ấy lại được củng cố hoàn thiện bằng bài tập
luyện tập. Điều đó thể hiện ở qui trình dạy học: sau mỗi giờ học cung cấp kiến thức lí
thuyết bao giờ cũng có giờ thực hành luyện tập bằng bài tập, qua đó hình thành
những kĩ năng, năng lực tạo lập văn bản cho học sinh.

18


Bài tập trong làm văn có tác dụng làm rõ kiến thức lí thuyết, khắc sâu
những vấn đề lí thuyết đã được học cho học sinh. Đồng thời, bài tập cũng là
phương tiện để học sinh biến kiến thức thành kĩ năng, năng lực giải quyết những
vấn đề trong thực tế. Thông qua bài tập học sinh cũng được đo lường về trình độ
kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. (Nghĩa là bài tập còn là
phương tiện để kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh)
Trên cơ sở vị trí và tác dụng của bài tập trong dạy học làm văn chúng tôi
nhận định rằng: Để rèn luyện tốt kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị
luận cho học sinh lớp 8, vấn đề trọng tâm là phải xây dựng được hệ thống bài
tập và phải sử dụng được hệ thống bài tập đó vào thực tiễn dạy học. Đây là loại
kĩ năng khó, phức tạp nhưng có ý nghĩa quyết định sự thành công của bài văn
nghị luận xét trên quan điểm giao tiếp.

1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
Khi xây dựng hệ thống bài tập thực hành, rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn
bản nói chung, rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận nói
riêng cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Hệ thống bài tập phải bám sát mục tiêu môn học
Mục tiêu là điểm xuất phát và chi phối toàn bộ các yếu tố khác trong một
qui trình dạy học. Bài tập vừa là nội dung vừa là công cụ kiểm tra đánh giá. Vì
thế xây dựng hệ thống bài tập vừa phải chú ý bám sát mục tiêu chung của giáo
dục, của môn học vừa phải chú ý bám sát mục tiêu riêng của từng bài học cụ thể.
Nguyên tắc 2: Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc này thể hiện ở tính chính xác, tính hệ thống của nội dung bài
tập. Cụ thể là mỗi bài tập đưa ra phải đúng về tri thức, phải đủ về yêu cầu và
phải nhất quán giữa các câu hỏi.
Nguyên tắc 3: Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính sư phạm
Đây là nguyên tắc có tính bắt buộc, đòi hỏi hệ thống bài tập phải bám sát
nội dung chương trình và sách giáo khoa, hệ thống bài tập phải có tính kế thừa,
nâng cao phù hợp với lứa tuổi, với trình độ học sinh, hệ thống bài tập phải đa
dạng, hấp dẫn, có tác dụng gợi mở từ dễ đến khó, không áp đặt và phát huy được
tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Nguyên tắc 4: Hệ thống bài tập phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Nghĩa là phải thể hiện được tinh thần tích hợp. Phải phân hoá được sinh trong
quá trình dạy học.
Những nguyên tắc nêu trên là yêu cầu và định hướng để chúng tôi xây dựng
hệ thông bài tập rèn kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm và thuyết minh
trong văn bản nghị luận.
19


2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm
vào văn nghị luận

Hệ thống bài tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận được tôi xây
dựng thành 3 nhóm chính.
Nhóm 1: Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng của các yếu tố biểu cảm
trong văn nghị luận.
Nhóm 2: Bài tập tạo lập văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm.
Nhóm 3: Bài tập phát hiện và chữa lỗi về kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm
trong văn nghị luận.
Trong 3 nhóm bài tập nêu trên, nhóm bài tập thứ 2 được chúng tôi quan
niệm là nhóm bài tập cần được tổ chức rèn luyện nhiều và lâu dài, bởi mục tiêu
của dạy học làm văn lớp 8 là hình thành năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
học sinh. Nhóm bài tập 1 là cơ sở để thực hiện nhóm bài tập 2 và nhóm bài tập
3 là phương tiện để củng cố hoàn thiện cho nhóm bài tập 2. Sau đây là sơ đồ
(mô hình chung) của hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm
và thuyết minh trong văn bản nghị luận:

20


Hệ thống bài tập
Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Bài tập nhóm 1
Nhận biết và phân tích tác dụng

Đoạn văn
nghị luận

Văn bản
nghị luận


Bài tập nhóm 2
Tạo lập văn bản

Đoạn văn
nghị luận

Văn bản
nghị luận

Bài tập nhóm 3
Phát hiện và chữa lỗi

Lỗi không
sử dụng

Bài văn nghị luận
văn học

21

Lỗi sử dụng
không hợp lí


2.1. Bài tập nhóm 1: Nhận biết và phân tích tác dụng của các yếu tố
biểu cảm trong bài văn nghi luận
Mục đích của bài tập nhóm 1: Giúp học sinh nắm vững đặc trưng cơ bản
của văn bản nghị luận là tác động đến người đọc bằng cả lí trí và tình cảm;
Giúp học sinh xác định được các yếu tố biểu cảm sử dụng trong bài văn (đoạn
văn) nghị luận và phân tích được tác dụng của các yếu tố biểu cảm đó trong

việc nâng cao hiệu quả thuyết phục của văn bản nghị luận
Nội dung của bài tập nhóm 1 gồm 2 phần:
Phần dẫn ngữ liệu: Đây là phần quan trọng quyết định sự thành công của
bài tập nhóm 1, vì thế tôi đã lựa chọn những ngữ liệu điển hình là đoạn văn và
bài văn nghị luận có sử dụng các yếu tố biểu cảm và thuyết minh.
Phần trình bày yêu cầu: Phần này gồm 3 yêu cầu chính khi luyện tập
thực hành: Thứ nhất là yêu cầu xác định nội dung nghị luận; Thứ 2 là yêu cầu
xác định các yếu tố biểu cảm đựơc đưa vào bài nghị luận; Thứ 3 là yêu cầu
phân tích được tác dụng của những yếu tố biểu cảm đó.
Ngoài ra tôi đề xuất thêm phần hướng dẫn làm bài tập: Đây là phần nêu
những gợi ý cho học sinh khi làm bài tập.
Các dạng bài tập cụ thể của nhóm 1: Để tích hợp với các bài học về nghị
luận xã hội và nghị luận văn học trong chương trình làm văn 8, tôi chia bài
tập nhóm 1 thành 2 dạng cụ thể: (1) Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng
của yếu tố biểu cảm trong đoạn văn nghị luận; (2) Bài tập nhận biết và phân
tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
2.1.1. Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong
đoạn văn nghị luận
Bài tập 1:
Ngữ liệu:
"Ngày còn nhỏ, tôi đã được nghe một câu chuyện rất xúc động. Chuyện
kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời
em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi tay ram ráp
nhăn nheo nhưng hiền dịu và ấm áp. Cậu kết luận răng: bà ngoại là người
phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề,
phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi đó
chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có
thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?"
Yêu cầu: Hãy đọc đoạn văn và cho biết cảm xúc của em? Cảm xúc đó
được khơi gợi từ những yếu tố nào trong đoạn văn? Hãy chỉ ra yếu tố đó và


22


phân tích tác dụng biểu đạt của chúng? Theo em, đoạn văn đó thuộc kiểu văn
bản gì, vì sao?
Hướng dẫn làm bài tập:
Trình bày cảm xúc của mình khi đọc đoạn văn: Cảm xúc ấy là cảm giác
xúc động dưng dưng nước mắt... khi đọc đoạn văn.
Xác định yếu tố biểu cảm: Cảm xúc được gợi lên từ câu chuyện xúc
động về cậu bé nghèo với bài văn tả mẹ. Đó là hình ảnh cậu bé nghèo với tình
yêu thương vô hạn dành cho mẹ (là người bà ngoại của em) mà tác giả đã kể
ra bằng tất cả tình cảm yêu thương, trân trọng, ngưỡng mộ chân thành nhất.
Cảm xúc ấy còn gợi lên từ ý kiến nhận định của tác giả về bài văn lạc đề, phải
về nhà viết lại: Đó mới chính là tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình
yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào,
tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Câu hỏi tu từ khép lại đoạn văn, chứa chất
biết bao tình cảm dâng lên nghẹn ngào! Như vậy, biểu cảm đâu phải là bằng
những từ ngữ câu văn mĩ miều mà biểu cảm phải bằng chính cảm xúc chân
thành của người viết, bằng sự diễn đạt giản dị và chân thật nhất.
Mặc dù đoạn văn chứa đầy tình cảm, nhưng nó vẫn không phải là đoạn
văn bản biểu cảm. Mà nó là một đoạn văn nghị luận. Vì mục đích của đoạn
văn không phải là bộ lộ cảm xúc. Mục đích của đoạn văn là trình bày ý kiến
quan điểm về bản chất của thành công. Với tác giả, thành công của cậu học
sinh nghèo ấy, không phải là bài văn viết đúng, được điểm cao, mà là bài văn
chứa đầy tình yêu thương, cất lên từ đáy lòng. Bản chất của thành công là như
vậy, là nói lên được lòng mình một cách chân thành!
Bài tập 2:
Ngữ liệu:
"Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô

Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. {...} Quái thay là
Ngô Tất Tố. Mới xem ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ như mọi người
khác thích chó, yêu chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương
cunggx không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te
cho chó ăn cơm, vợ hắn và hắn bù khú {...} với nhau trên câu chuyện chó
con. ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng
đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó
mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra."
Yêu cầu: Hãy đọc đoạn văn và cho biết thái độ của người viết đối với tác
giả và nhân vật của "Tắt đèn"? Thái độ đó thể hiện ở những yếu tố biểu cảm
nào? Theo em, đoạn văn thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao?
23


Hướng dẫn làm bài tập
Thái độ của tác giả đối với nhân vật của "Tắt đèn" (vợ chồng Nghị Quế)
là: khinh bỉ và căm ghét. Thái độ đó thể hiện ở cách lập luận: lúc đầu người
đọc cứ tưởng vợ chồng Nghị Quế "cũng chỉ như mọi người" ... về sau, tác giả
đột ngột bóc trần bản chất chó đểu của chúng ra, khi chúng "giở giọng chó
má với mẹ con chị Dậu".
Thái độ của tác giả đối với nhà văn của "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố) là: khâm
phục tài năng kể chuyện của Ngô Tất Tố. Thái độ đó bộc lộ bằng những lời
nhận định ngợi ca: "Quái thay là Ngô Tất Tố; Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ!"
Đoạn văn trên thuộc văn bản nghị luận, có nội dung bàn luận về nhân vật
và tài năng kể chuyện của nhà văn Ngô Tất Tố trong tác phẩm "Tắt đèn". Sở
dĩ ta biết được điều đó là vì tác giả đã sử dụng thao tác lập luận tương phản
khi phân tích hành vi lúc đầu và lúc cuối của vợ chồng Nghị Quế, từ đó vạch
trần bản chất chó đểu của chúng.
2.1.2. Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong
bài văn nghị luận

Bài tập 1:
Ngữ liệu: HẠNH PHÚC VÀ BẤT HẠNH TRÊN ĐƯỜNG... CHÚNG
TA ĐI
"Xin mời các quí vị và các bạn theo dõi chuyên mục An toàn giao
thông", tiếng phát thanh viên của Đài Truyền hình Việt Nam vang lên quen
thuộc. Không biết bao lần tôi đã nghe chuyên mục này trong bản tin Thời sự
trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là chương trình Chào buổi sáng
của Đài Truyền hình Việt Nam. Và dừng như lần nào cũng cập nhật một loạt
thông tin chẳng mấy vui vẻ như: vi phạm luật giao thông, tai nạn nghiêm
trọng, số người thiệt mạng, tổng số thiệt hại...
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người. Đó không chỉ là khẩu
hiệu mang tính kêu gọi, hô hào mà chính là cuộc sống đích thực của con
người. Vì sao hằng ngày chúng ta nghe đến thuộc lòng, nhìn đến quen mắt
câu nói đó mà thực trạng giao thông đô thị vẫn không mấy tiến bộ? Chỉ cần
mỗi ngày hai lần đi - về cùng dòng người và xe cộ qua các nút giao thông, khi
không có "bóng chú áo vàng"ở đó, là chắc chắn bạn sẽ chứng kiến vô số hành
vi bất chấp luật lệ: đèn vàng, người ta vượt, rồi đến đèn đỏ, người ta vẫn cố
vượt; người ta tranh thủ tạt ngang, rẽ ngược, cứ ngang nhiên xe máy trên
đường một chiều (để "tiết kiệm" xăng xe hay thời gian?); lại có người đang
bon bon thẳng hướng, bỗng sực nhớ rẽ phải, thế là đột ngột ngoặt sang bên
cạnh chẳng cần xi nhan, cũng chẳng cần biết người đi phía sau sẽ không kịp
24


phản xạ... Vẫn còn đó nỗi đau không thể nguôi quên, mất mát không thể bù
đắp của những gia đình có người thân tử nạn vì sự thiếu ý thức an toàn giao
thông. Điều đáng buồn là ở chỗ, không chỉ những người đi xe máy, xe đạp
thiếu ý thức an toàn mà ngay cả những lái xe chuyên nghiệp, những tài xế tắc
xi, xe tải, xe buýt cũng có người thiếu ý thức nghề nghiệp, coi nhẹ nhân
mạng. Có một thời báo chí, đài phát thanh, truyền hình liên tiếp đưa thông tin

về những vụ tai nạn chết người do xe buýt phóng nhanh vượt ẩu "cướp
đường" gây ra. Những cái chết không đáng chết! Những sự mất mát phi lí!
Đến bao giờ chúng ta mới thoát khỏi nỗi đau do sự thiếu ý thức an toàn giao
thông của chính chúng ta gây ra?
Mấy năm gần đây, vấn đề an toàn giao thông đã và đang trở thành "điểm
nóng" như một "quốc nạn"ở nước ta. Nhiều bộ, ngành, tổ chức, cá nhân cùng
kết hợp tuyên truyền, giải thích vận động trên tất cả các phương tiện thông tin
đại chúng về an toàn giao thông. Bộ Giao thông vân tải, Bộ Công an, Bộ Văn
hoá - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo... tất cả cùng "vào cuộc" tuyên
truyền cổ động cho giao thông an toàn. Chính phủ thành lập riêng một uỷ ban
an toàn giao thông quốc gia. Vô số những bài báo, phóng sự, bài luận dự thi,
pa nô, áp phích, những cuộc triển lãm, những hoạt động quảng cáo đa dạng
diễn ra mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao ý thức an toàn giao thông cho người
dân. Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Trái Đất, các diễn viên điện ảnh, ca sĩ, nhạc
sĩ... đều hăng hái tham gia tuyên truyền an toàn giao thông Việt Nam. Vì sao
hoạt động cổ vũ giao thông an toàn lại rầm rộ như vậy? Câu trả lời thiết nghĩ
thật đơn giản, bởi các hành vi vi phạm an toàn giao thông dường như không
có chiều hướng ngừng tái diễn và hậu quả của chúng vẫn hằng ngày dóng lên
những tiếng chuông cảnh báo ghê rợn. Theo thống kê, năm 2002, cả nước có
13000 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông. Thống kê mới nhất của Ngân
hàng Thế giới - theo báo điện tử Vietnamnet ngày 18 tháng tư năm 2007 hằng năm Việt Nam thiệt hại khoảng 850 triệu đô la do tai nạn giao thông, tổn
thất kinh tế đó chiếm 0,5% tổng sản lượng quốc gia. Điều đáng suy nghĩ là
thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 đến 25 chiếm 20% dân số Việt Nam nhưng lại
chiếm 40% số vụ "tai nạn giao thông đặc biệt ngiêm trọng". Đành rằng còn
nhiều vấn đề không an toàn do cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ gây ra, chẳng hạn:
đường xá chật hẹp; việc cải tạo thường xuyên dở dang đã tạo nên nhiều "cái
bẫy" nguy hiểm: nắp cống trồi lên giữa lòng đường, "ổ gà, ổ voi" mọc giữa
phố, hố ga thiếu nắp, đường phố thiếu đèn điện... biển báo giao thông bị cành
cây, biển quảng cáo che lấp, vỉa hè bị lấn chiếm, hệ thống đường đi bộ qua
các nút giao thông rất thiếu... Nhưng "tiên trách kỉ, hậu trách nhân", nguyên

25


×