Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực tập Khoa Quản trị kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ sapo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.16 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO

Sinh viên thực hiện: LÊ TRUNG HIẾU
Mã SV: 16D100337
Lớp: K52A5

Hà Nội, Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong bối cảnh thời đại công nghệ ngày càng phát triển, thu nhập của người dân
ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu mua bán của người dân tăng cùng với đó là
sự phát triển vượt trội của các sàn thương mại điện tử. Đi kèm với sự phát triển đó là
muôn vàn các khó khăn vấn đề xảy ra trong quá trình mua bán, các công ty công nghệ
cung cấp phần mềm giải pháp bán hàng ngày càng nhiều. Trong đó, nổi bật lên là
Công ty cổ phần công nghệ SAPO - là một trong những công ty hàng đầu sản xuất và
kinh doanh các phần mềm quản lý bán hàng hiện nay.
Trong đợt thực tập cuối khóa em đã có cơ hội được thực tập tại SAPO. Trong thời
gian thực tập, em đã được tiếp cận và học tập công việc thực tiễn trong doanh nghiệp.
Được đào tạo, học tập và trau đồi về sản phẩm của công ty, phương thức kinh doanh,
cách làm việc của phòng kinh doanh, cách quản lý nhân sự,… Trong thời gian thực tập
tại SAPO, em đã rút ra được rất nhiều bài học và trau dồi được thêm nhiều kinh
nghiệm cho bản thân, kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho quá trình làm khóa luận và
công việc khác sau này. Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất để em được học tập và làm
việc, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Trong thời gian thực tập, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô khoa
Quản trị kinh doanh và các anh chị trong SAPO, đặc biệt là chị Hoàng Thị Thu TrangTrưởng phòng kinh doanh GO 3 Hà Nội.


Dù rất cố gắng nỗ lực để tìm hiểu, thu nhập dữ liệu và trau dồi thêm kiến thức tại
SAPO để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập nhưng do hạn chế về trình độ và thời
gian nên bài báo cáo vẫn còn nhiều sai sót, mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hiếu
Lê Trung Hiếu
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ SAPO giai đoạn
2016-2018.............................................................. Error: Reference source not found
Bảng 1.2. Chi tiết công việc của sinh viên tại công ty cổ phần công nghệ SAPO. .10

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Logo của Công ty cổ phần công nghệ SAPO............................................. 4
Hình 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần công nghệ
SAPO............................................................................................................................ 6
Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO................................. 7
Hình 1.4. Giai đoạn GDP Việt Nam 2008 – 2018............................................................10


4

1. Khái quát về Công ty cổ phần Công nghệ Sapo
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần công nghệ Sapo
1.1.1. Tên và trụ sở công ty


Hình 1.1. Logo của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
(Nguồn: Sapo.vn)
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Công nghệ Sapo
- Tên giao dịch: SAPO TECHNOLOGY JCS
- Trụ sở: Tầng 6-Tòa nhà LADECO-266 Đội Cấn-Liễu Giai-Ba Đình-Hà Nội.
- Chi nhánh:
+ Chi nhánh 1: Lầu 3 - Tòa nhà Lữ Gia - số 70 Lữ Gia-Phường 15 - Quận 11
-TP.HCM
+ Chi nhánh 2: Số 124 - Đường Lê Đình Lý - Phường Vĩnh Trung - Quận Thanh
Khê - Thành phố Đà Nẵng
+ Chi nhánh số 3: Số 127 - Đường Lý Thường Kiệt - Phường Lê Lợi – Thành phố
Vinh - Tỉnh Nghệ An
- Website: />- Email:
- Đại diện pháp luật: Trần Trọng Tuyến.
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ
- Slogan: “SAPO - Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất
Việt Nam”.
- Sứ mệnh kinh doanh: “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn”.


5

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
SAPO là tên ngắn gọn của Công ty cổ phần công nghệ SAPO, công ty chuyên
cung cấp website và các phần mềm quản lý bán hàng cho các doanh nghiệp. Trải qua
hơn 11 năm thành lập và phát triển, công ty luôn nỗ lực và phấn đấu trở thành một
trong những công ty hàng đầu về sản xuất phần mềm tại Việt Nam.
Dưới đây là những cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển và hình thành của
SAPO:

- 20/08/2008: SAPO chính thức được thành lập.
- Năm 2010: SAPO cho ra mắt giải pháp bán hàng Bizweb.
- Năm 2012: Bizweb được trao tặng danh hiệu Sao Khuê năm 2012 với hơn 2000
khách hàng.
- Tháng 9/2013: SAPO mở thêm chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.
- Năm 2013: Bizweb được ghi danh vào giải thưởng Sao tài đất Việt 2013 với hơn
4000 khách hàng và Sao Khuê năm 2012 với hơn 2000 khách hàng.
- Tháng 1/2014: Quỹ đầu tư Cyberagent Ventures đầu tư vào Bizweb.
- Tháng 10/2014: SAPO cho ra mắt phần mềm quản lý bán hàng thông minh
Sapo.vn.
- Năm 2015: SAPO được trao tặng giải thưởng Sao Khuê với hơn 5000 khách
hàng.
- Tháng 4/2018: Bizweb và Sapo chính thức hợp nhất trở thành nền tảng quản lý
bàn hàng đá kênh SAPO với hơn 43000 khách hàng.
- Tháng 6/2019: SAPO ra mắt phần mềm quản lý nhà hàng CAFE SAPO FNB.
- Tháng 8/2019: SAPO ra mắt phần mềm quản lý bán hàng online SAPO GO.


6

Hình 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần công nghệ
SAPO
(Nguồn: Website />1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
SAPO là công ty cung cấp giải pháp bán lẻ và thương mại điện tử như:
- SAPO POS: Phần mềm quản lý bán hàng dễ sử dụng nhất giúp quản lý hàng hóa,
doanh thu, lỗ lãi, tính tiền, in hóa đơn cho khách nhanh chóng.
- SAPO WEB: Giải pháp thiết kế Website và bán hàng chuẩn Seo, chuyên nghiệp.
- SAPO GO: Giải pháp bán hàng online, giúp người bán hàng trên các kênh thương
mại điện tử: Facebook, Lazada, Shopee… quản lý được nhiều kênh và gian hàng.
- SAPO FNB: Phần mềm quản lý nhà hàng và quán Cafe toàn diện giúp người bán

tạo oder, xếp bàn, quản lý nguyên liệu chế biến, quản lý báo cáo nhà hàng, quản lý tồn
kho nguyên vật liệu.
- SAPO Enterprise: Giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp lớn, giải pháp
công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý thông suốt và tăng độ phủ thương
hiệu.
- SAPO Omnichannel: Giải pháp quản lý bán hàng từ offline đến online : Giúp
quản lý xuyên suốt từ Facebook, Website đến cửa hàng và chuỗi cửa hàng.


7

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần công nghệ SAPO
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần công nghệ SAPO chia theo từng chức năng
riêng biệt. Bộ máy tổ chức công ty chia làm từng ban ngành và đứng trên các ban
ngành là Ban trợ lý, đứng đầu là Giám đốc.

Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO
(Nguồn: Website />1.3.2 Chức năng các phòng ban
- Ban giám đốc: Ban giám đốc có nhiệm vụ thiết lập chính sách cho công ty và
giám sát các quản lý của công ty. Trong đó đứng đầu Ban giám đốc là ông Trần Trọng


8

Tuyến có nhiệm vụ vạch ra chiến lược cho toàn công ty, giám sát các hoạt động kinh
doanh của công ty cũng như giải quyết các rủi ro xảy ra.
- Khối kinh doanh: Tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở
rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng.

- Khối công nghệ và phát triển sản phẩm: Nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự
án khoa học công nghệ; sản xuất và kinh doanh.
- Khối PR và Marketing: Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị
trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới. Xác định phạm vi thị trường cho những
sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, hướng tiêu thụ sản
phẩm, bán hàng, nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu,
xác định những đặc thù của các khu vực và các đoạn của thị trường.
- Khối dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc sắp xếp và lưu trữ
dữ liệu khách hàng, các chương trình xúc tiến, khuyến mãi bán hàng.
- Ban trợ lý giám đốc: Tham mưu và giúp việc cho TGĐ trong việc điều hành hoạt
động của Công ty. Hỗ trợ việc phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
trong năm 2016-2018


9

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ SAPO giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: VNĐ
Chi tiêu
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu tài chính

Chi phí tài chính
Chi phí quản lý kinh doanh

Năm
2016
32.436.978.66
5
5.650.215
32.431.328.45
0
10.447.648.77
9
21.983.679.67
1
1.734.629
22.256.275.66
6
(270.861.366)

Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế TNDN

Năm 2018/2017
Số tiền
Tỷ lệ
11.052.925.325 134,89


1.257.785
(760.006.177)

122,26
97,66

4.032.648
158,38
11.048.892.677 134,89

1.136.479.293

110,88

818.892.482

107,07

(1.896.485.470
)
1.898.751

91,37

150,93

209,46

10.230.000.19

5
491.977.825

(1.983.093.312
)
88.506.593

91,09

9.328.239.753

146,01

1357,2
1
107,78

20.087.194.20
1
3.633.380
20.273.182.35
4
(182.354.773)

2018
42.731.155.59
8
10.940.648
42.720.214.95
0

12.403.020.55
4
30.317.194.39
6
495.611.205
29.601.422.10
7
1.211.383.494

358.820

2.333.318

332.382

55.826.603
(55.800.165)
(326.661.531)

60.167.391
(59.808.571)
(242.163.344)

196.294
2.137.024
1.213.520.518

4.340.788
(4.008.406)
84.498.187


(326.661.531)

(242.163.344)

1.213.520.518

84.498.187

Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Thu nhập khác
26.438

2017
31.678.230.27
3
6.908.000
31.671.322.27
3
11.548.128.072

Năm 2017/2016
Số tiền
Tỷ lệ
(758.748.392)
97,66

13640,5


1.393.738.267
1.974.498

650,28

(59.971.097)
61.945.595
1.455.683.862

0,33

1.455.683.862
(Nguồn: Phòng Kế toán)


10

Nhận xét:
Từ bảng 1.1 ta thấy doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm từ
2016 - 2018. Năm 2017, tổng doanh thu giảm 758.748.392 đồng so với năm 2016.
Năm 2018, tổng doanh thu tăng vượt trội 11.052.925.325 đồng so với năm 2017. Lợi
nhuận sau thuế của công ty giảm năm 2017 và tăng vượt trội vào năm 2018. Năm
2017, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 242.163.344 đồng tương đương với 97,66 %
so với năm 2016. Năm 2018 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1.213.520.518 đồng
tương đương với 134,89 % so với năm 2017. Có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty có các bước phát triển vượt trội vào năm 2018. Nguyên nhân của sự
tăng trưởng vượt bậc về kết quả hoạt động của công ty vào năm 2018 là do công ty nỗ
lực cải tiến về sản phẩm, ra mắt thêm sản phẩm SAPO Go tập trung vào các sàn
thương mại điện tử, có sự đầu tư về công nghệ và dịch vụ của SAPO.
2. Vị trí thực tập của sinh viên tại Công ty cổ phần công nghệ SAPO

Trong thời gian thực tập tại công ty SAPO, em được thực tập ở vị trí nhân viên
kinh doanh của khối kinh doanh Go, phòng kinh doanh GO 3 dưới sự chỉ đạo của
trưởng phòng: Hoàng Thị Thu Trang. Sau đây là bảng công việc chi tiết trong quá trình
thực tập tại công ty SAPO:
Bảng 1.2. Chi tiết công việc của sinh viên tại công ty cổ phần công nghệ SAPO
Số thứ tự
1

Tuần
Các công việc triển khai
Tuần 1 ( 30/12/2019 - Trong tuần đầu tiên, em được trainning về: sản
– 04/01/2020 )

phẩm của công ty, cách thức làm việc, quy định
của công ty, các kỹ năng mềm khi giao tiếp với
khách hàng và kỹ năng xử lý trong nhiều trường

2

hợp…
- Làm quen với các phòng, các ban của công ty.
Tuần 2 ( 06/01/2020 Tuần này, em đã được bên nhân sự lấy dấu vân
– 11/01/2020 )

tay để chấm công.
- Được đưa về phòng GO 3 dưới sự chỉ đạo của
trưởng phòng: Hoàng Thị Thu Trang.
- Em được tạo tài khoản DMS và tài khoản
nhân viên trên Workplace.
- Công việc của em hàng ngày:

+ Lập kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng.
+ Tìm kiếm data khách hàng trên các sàn


11

TMĐT: Shopee, Lazada, Facebook,. ..Tạo list
khách hàng.
+ Check data đã tìm trên DMS xem có bị trùng
hay không.
+ Gọi điện cho khách hàng không bị trùng để tư
vấn sản phẩm, hẹn gặp khách hàng.
+ Báo cáo tổng kết những việc làm hàng ngày
có đạt được như kế hoạch đưa ra.
+ Đi gặp khách hàng cùng anh chị có kinh
nghiệm để học hỏi thêm.
Kết quả: Trong tuần này, với sự giúp đỡ của các
anh chị trong phòng em đã đi gặp và ký được
hợp đồng thời gian 2 năm.
Tuần 3 ( 13/01/2020 Công việc hàng ngày của em giống tuần thứ 2.
Sang tuần này, em đã tự tin hơn và có thêm
– 17/01/2020)
kinh nghiệm khi gọi điện tư vấn cho khách. Vì

3

là tuần giáp tết nên khách hàng đa số rất bận và
ít quan tâm đến sản phẩm hơn nên em gọi điện
tư vấn và xin thông tin, lập list danh sách khách

hàng quan tâm để ra tết liên lạc.
Kết quả: Trong tuần này, em cũng ký thêm
được 1 hợp đồng thời gian 2 năm.
Tuần 4 ( 03/02/2017 Đây là tuần đầu tiên làm việc của năm mới.
- Công việc hàng ngày của em vẫn như tuần thứ
– 07/02/2020 )
2. Nhưng thay vì tư vấn khách hàng, em gọi

4

điện hỏi thăm và chúc năm mới khách hàng.
- Gọi điện theo list khách hàng quan tâm trước
tết để chúc và hẹn khách hàng để tư vấn cho
khách hàng.
3. Các vấn đề hạn chế chủ yếu trong quản trị kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghệ SAPO
3.1. Khái quát về mội trường kinh doanh tại của Công ty cổ phần công nghệ
SAPO
3.1.1. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường kinh tế


12

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 đạt khoảng 7,03%, lạm phát ngày càng tăng so với
2017 là 6.21% và năm 2016 là 6.68%, đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt
Nam và cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam đang trong thời kỳ có độ
tuổi dân số vàng , dẫn đến nhu cầu mua bán và sử dụng các mặt hàng: mỹ phẩm, giày dép,
quần áo… tăng cao. Thị trường buôn bán càng ngày càng mở rộng, càng nhiều doanh
nghiệp, công ty, hộ kinh doanh cá nhân tham gia vào thị trường buôn bán. Đó là tập khách

hàng chính và là cơ hội để SAPO phát triển, đưa sản phẩm của SAPO đến với thị trường
và chiếm lĩnh thị trường.

Hình 1.4. Giai đoạn GDP Việt Nam 2008 - 2018
b. Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ ngày càng phát triển theo xu hướng của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, nó giúp cho đời sống người dân tốt hơn, mọi người đều tiếp xúc với công
nghệ nhiều hơn và thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh. Một thuận lợi rất lớn cho
SAPO khi môi trường công nghệ phát triển đã giúp SAPO được biết đến nhiều hơn, mang
lại nhiều khách hàng hơn và giúp sản phẩm của SAPO ngày càng hoàn thiện và tốt hơn.
Nhưng môi trường công nghệ cũng mang lại khó khăn khi SAPO luôn luôn phải nâng
cấp công nghệ để bắt kịp với xu hướng thị trường, nâng cấp phần mềm quản lý bán hàng
để đáp ứng nhu cầu khách hàng; cùng với đó là sự khác biệt và tránh sao chép từ các đối
thủ cạnh tranh khác.
c. Môi trường chính trị - pháp luật


13

Môi trường chính trị - pháp luật ở Việt Nam với các thể chế và các văn bản quy định
hội nhập thương mại quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để SAPO đưa ra với thị trường Đông
Nam Á. Ngoài ra, nó còn giúp SAPO tiếp cận được với các doanh nghiệp nước ngoài
nhiều hơn, các doanh nghiệp đó có thể là khách hàng, hoặc các nhà đầu tư thiên thần.
Những sự kiện trên là bàn đạp giúp cái tên SAPO được đưa ra với thị trường quốc tế
nhanh hơn.
Nhưng chính trị- pháp luật cũng mang lại một số khó khăn nhất định cho các doanh
nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài nói chung và SAPO nói riêng.
3.1.2. Môi trường vi mô
a. Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh của SAPO như KiotViet, Haravan, Nhanh.vn với lĩnh vực kinh

doanh phần mềm quản lý bán hàng đang tiếp cận với SAPO về lượng khách hàng và sự đa
dạng về tính năng của phần mềm. Trong đó , KiotViet là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của
SAPO.
Thuận lợi: Hiện tại SAPO đang dẫn đầu trong lĩnh vực tích hợp các sàn thương mại
điện tử, đó là lợi thế của SAPO trong bối cảnh mua bán trên sàn thương mại đang phát
triển và trở thành ngành kinh tế lớn của thế giới.
Khó khăn: Các đối thủ cạnh tranh đẩy mạnh các gói khuyến mãi và dịch vụ chăm sóc
khách hàng trước và sau bán gây ra khó khăn cho SAPO trong việc tiếp cận và thu hút
khách hàng. Với nền kinh tế phát triển cùng với thời đại công nghệ ngày càng phát triển
thì SAPO sẽ phải đối mặt với càng nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào lĩnh vực này. Đó
sẽ là khó khăn lớn đối với SAPO.
b. Khách hàng
Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, mang lại kinh tế cho doanh nghiệp. Đa
số khách hàng của SAPO là những người kinh doanh và họ đang gặp khó khăn trong việc
quản lý bán hàng và kiểm soát hàng hóa. Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về sản phẩm,
dịch vụ của SAPO trong việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Với thị trường
phần mềm quản lý bán hàng ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập, khách hàng có
nhiều sự lựa chọn cho mình nên chọn phần mềm quản lý bán hàng của thương hiệu nào.
Họ so sánh rất kĩ để tìm ra những ưu, nhược điểm của từng phần mềm quản lý bán hàng
của các công ty khác nhau, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất. Vì vậy, SAPO luôn


14

không ngừng nỗ lực cải tiến các phần mềm quản lý bán hàng, tạo ra nhiều tính năng ưu
việt để thỏa mãn nhiều tập khách hàng khác nhau, thu hút nhiều khách hàng.
Khách hàng là nguồn sống chính của SAPO. Nhưng để thỏa mãn yêu cầu khách hàng,
mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng, duy trì và tạo lập thêm nhiều khách
hàng trung thành là bài toán khó dành cho SAPO.
3.2. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị

3.2.1. Chức năng hoạch định
Trong năm 2020, nhà quản trị công ty hoạch định công ty trở thành số 1 Việt Nam về
phần mềm quản lý bán hàng, mở rộng thị trường sang các nước như : Philipines,
Singapore,... Giám đốc và các trưởng bộ phận cùng tham gia họp bàn định kỳ theo quý,
tháng, tuần để đưa ra các chiến lược cũng như mục tiêu và các phương án kế hoạch
nhằm giúp cho doanh nghiệp có được hoạt động một các cụ thể nhất. Hàng ngày và
hàng tuần đều có báo cáo từ nhân viên để thúc đẩy nhân viên hoàn thành chỉ tiêu đưa
ra. Nhờ vào việc thực hiện tốt chức năng hoạch định các hoạt động tác nghiệp diễn ra
thuận lợi và tránh được các rủi ro không đáng có.
Tồn tại:
- Công tác hoạch định của công ty vẫn chưa được hoàn thiện bởi chưa có sự phối
hợp ý kiến thực sự của các phòng ban phía dưới đối với Ban giám đốc.
- Công tác hoạch định vẫn chủ yếu vào khoảng thời gian ngắn hạn chưa quan tâm
tới việc hoạch định cho một tương lai dài hạn.
- Do môi trường kinh doanh thời gian gần đây biến động bất thường dẫn đến hoạt
động hoạch định đôi khi còn chưa sát với tình hình điều kiện thực tế.
3.2.2. Chức năng tổ chức
Công ty có cơ cấu bộ máy tổ chức chặt chẽ, bộ máy quản trị của công ty được phân
cấp rõ ràng, sắp xếp từ bậc cao xuống bậc thấp nhằm quản lý hiệu quả. Bộ máy phòng
ban của SAPO được chia theo từng chức năng riêng biệt. Với sự phân chia hoạt động
theo từng chức năng như thế sẽ giúp khối lượng công việc được chia ra rõ ràng, hoạt
động và kiểm soát tốt hơn với từng đặc điểm của từng ban ngành. Nhưng nó cũng có
một số mặt bất lợi:
- Sự phối hợp giữa các ban ngành không được chặt chẽ.
- Nhân viên không thể kiêm thêm việc làm của ban ngành khác khi cần.
- Ảnh hưởng đến các quyết định bán hàng, tư vấn và chăm sóc khách hàng.


15


- Không tận dụng được hết khả năng và nguồn lực của công ty.
3.2.3. Chức năng lãnh đạo
Giám đốc của công ty đang lãnh đạo nhân viên theo phong cách lãnh đạo dân chủ,
phân quyền phân nhiệm cho cấp dưới, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy sáng kiến.
Nhân viên công ty được lôi cuốn vào công việc với khả năng lãnh đạo của đội ngũ
quản lí của công ty, tinh thần làm việc được truyền từ các nhà quản lí tới bộ máy nhân
viên tốt. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động
kinh doanh cũng như các chính sách, kế hoạch phát triển của công ty. Trong suốt 11
năm hoạt động, giám đốc Trần Trọng Tuyến cùng đội ngũ quản trị của công ty đã lãnh
đạo công ty vượt qua nhiều khó khăn thử thách cũng như luôn động viên, khuyến
khích và thường tác động bằng các văn bản, trong các cuộc họp luôn phê bình những
nhân viên làm chưa tốt và đưa ra các mức khen thưởng cho các nhân viên làm việc tốt
nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, hướng dẫn nhân viên trong công việc.
Tồn tại: Lãnh đạo phòng ban hoạt động chưa hiệu quả do việc lãnh đạo, tổ chức
còn chồng chéo giữa các phòng ban, bộ phận gây tác động xấu tới hiệu quả hoạt động.
3.2.4. Chức năng kiểm soát
Với hoạt động kinh doanh, công ty kiểm soát dựa trên kết quả kinh doanh đối với
mục tiêu đề ra từ đó tìm ra sai lầm và đưa ra cách khắc phục. Hoạt động kiểm soát
được các nhà quản trị thực hiện vào mỗi cuối ngày.
Hạn chế trong công tác kiểm soát của công ty:
- Chỉ kiểm soát khi quá trình công việc kết thúc từ đó đánh giá theo mục tiêu.
- Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa hiệu quả.
- Kiểm soát chưa thật sự chặt chẽ, chưa mang lại quá nhiều hiệu quả trong việc giải
quyết các vấn đề xảy ra
3.3. Văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp của SAPO:
+ Sứ mệnh: “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn”.
+ Tầm nhìn: Năm 2023 “Trở thành công ty công nghệ cung cấp nền tảng quản lý
bán hàng đa kênh có nhiều khách hàng nhất Đông Nam Á”.
+ Giá trị cốt lõi: Với 6 giá trị cốt lõi:

1. “Khách hàng là trước tiên”: SAPO lấy khách hàng làm trung tâm của mọi chiến
lược và đặt lợi ích, nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu.


16

2. “Hành động chính trực”: SAPO luôn đặt chữ “ Tín “ lên hàng đầu, luôn cố gắng
hoàn thành hoặc vượt tiến độ cam kết với khách hàng.
3. “Tốc độ nhanh”: SAPO lấy tốc độ làm tôn chỉ, hành động nhanh, quyết định
nhanh và kèm theo đó là sự hiệu quả.
4. “Tinh thần đồng đội”: SAPO luôn tin rằng tinh thần đồng đội sẽ giúp người bình
thường làm nên những điều phi thường và người SAPO luôn yêu thương lẫn nhau.
5. “Tôn trọng cá nhân”: SAPO thừa nhận và tôn trọng từng các nhân, SAPO luôn
tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của bản thân mình.
6. “Đổi mới liên tục”: SAPO tin rằng những cải tiến nhỏ và liên tục sẽ mang lại
những hiệu quả lớn. SAPO quan niệm: Không có thành công nào bền vững, chỉ có
những thay đổi liên tục và cải tiến sẽ giúp bạn tiếp tục tiến lên phía trước.
+ Bên cạnh đó, đồng phục doanh nghiệp cũng rất được công ty chú trọng trong
việc định hình và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hàng tuần cứ vào ngày thứ 2 và thứ
6, tất cả thành viên đều mặc đồng phục của công ty quy định nhằm thể hiện công ty là
một tập thể đoàn kết, thống nhất, như một gia đình thứ hai đối với mỗi nhân viên, vào
mỗi sáng thứ 2 đều có chương trình tổng kết các kết quả làm việc của công ty theo
tuần, tháng, quý, năm, tuyên dương các thành viên đạt được kết quả tốt... Việc phân
chia cấp bậc, trách nhiệm trong công ty cũng rất rõ ràng, nhất quán thể hiện qua việc
lãnh đạo các cấp trong công ty sẽ đeo dây thẻ màu đỏ, nhân viên sẽ đeo dây thẻ màu
xanh dương hoặc xanh lá tùy vào từng bộ phận.
- Tuy nhiên văn hóa công ty cổ phần công nghệ SAPO vẫn còn tồn tại 1 vài hạn
chế như sau:
+ Văn hóa ứng xử giữa các phòng ban và các cấp chưa thật sự rõ ràng.
+ SAPO nên cải tiến về văn hóa doanh nghiệp, xem xét nên thêm hay loại bỏ một

số nét văn hóa không phù hợp để bắt kịp với xu hướng phát triển mới.
3.4. Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
Công ty cổ phần công nghệ SAPO đã có những bước đầu tư và phát triển sản phẩm
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhờ việc nâng cao
năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực phần mềm quản lý bán hàng, công ty đã xây dựng
được lợi thế cạnh tranh cho mình từ yếu tố sản phẩm, dịch vụ và tính khác biệt so với
các phần mềm quản lý bán hàng khác.
+ Yếu tố sản phẩm và dịch vụ


17

Công ty chú trọng đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới (SAPO Express, SAPO GO),
nâng cao chất lượng phần mềm quản lý, tính ổn định, nâng cao tính năng và giao diện
để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sản phẩm của công ty đa dạng và
phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Công ty đã chú trọng đến khâu dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trước và sau
bán. Công ty có tổng đài hỗ trợ khách hàng 22/24h, đảm bảo hỗ trợ khách hàng khi
khách hàng có thắc mắc hay khó khăn, khiếu nại.
+ Tính khác biệt
Hiện SAPO đang là doanh nghiệp dẫn đầu về phần tích hợp các sàn thương mại
điện tử. Điều đó mang lại một lợi thế rất lớn dành cho SAPO khi các đối thủ cạnh
tranh mới bắt đầu phát triển theo hướng tích hợp các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra
SAPO cũng nổi bật về tính ổn định của sản phẩm khi sử dụng.
Kết luận : Công ty đã chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng
cao chất lượng dịch vụ sau bán
Nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại: Công ty chưa chú trọng nâng cao năng lực tài
chính, nhân lực: chưa nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực.
3.5. Quản trị chiến lược của Công ty cổ phần công nghệ SAPO
3.5.1. Hoạch định chiến lược

Việc hoạch định chiến lược được ban Giám đốc Trần Trọng Tuyến cùng các nhà
quản trị cấp cao họp và đưa ra sau khi xem xét lại doanh thu, chi phí và thị phần hiện
tại công ty đang sở hữu, phân tích các đối thủ cạnh tranh để đưa ra điểm mạnh điểm
yếu của đối thủ. Từ đó công ty hoạch định ra chiến lược dài hạn, ngắn hạn phù hợp với
công ty và nhu cầu của khách hàng hiện tại.
Tuy nhiên, tồn tại của việc hoạch định chiến lược chưa có sự phối hợp chặt chẽ của
các phòng ban, nhiều quyết định vẫn chỉ mang tính chất chủ quan và tầm nhìn của
công ty chỉ mang tính chất ngắn hạn 2 - 3 năm mà chưa có hoạch định chiến lược dài
hạn.
3.5.2. Triển khai chiến lược
Công tác triển khai chiến lược được công ty đưa xuống từng phòng ban với từng
nhiệm vụ khác nhau. Chiến lược ngắn hạn của công ty hiện tại vẫn là xâm nhập thị
trường trong nước, thị trường Đông Nam Á. Công tác triển khai mục tiêu ngắn hạn để
hướng tới mục tiêu dài hạn được công ty triển khai thông qua yếu tố chính: nhân sự,


18

công nghệ - luôn luôn cải tiến sản phẩm và mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất dành
cho khách hàng, dịch vụ - nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán.
Tồn tại:
- Công tác triển khai chiến lược tại nhiều phòng ban chưa được đẩy mạnh; sự phối
hợp giữa các phòng ban trong triển khai chiến lược chưa chặt chẽ; khó kiểm soát, đánh
giá chức năng, tốn kém nhiều chị phí về quản lý.
- Các phòng ban trong một số thời điểm chưa hiểu rõ và thực hiện nhiệm vụ hiệu
quả, các phòng ban còn hoạt động khá độc lập, chưa có sự phối hợp chặt chẽ để mang
lại hiệu quả, ngay cả trong nội bộ phòng ban cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
3.6. Quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
3.6.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm
Công tác dự báo nhu cầu sản phẩm chưa thật sự hiệu quả trong khi công ty đã chú

trọng đến việc nâng cao công tác dự báo nhu cầu. Vấn đề dẫn đến chưa hiệu quả đó là
do công ty chưa sử dụng các phương pháp dự báo có độ chính xác cao, công ty nên
khảo sát thị trường nhiều hơn.
3.6.2. Hoạch định sản xuất
Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch tạo phần mềm, tạo nên tính năng mới và giao diện
mới của phần mềm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường hiện
nay.
Ví dụ: SAPO Express : Đơn vị giao hàng trực thuộc của SAPO giúp khách hàng tiết
kiệm chi phí vận chuyển trong nội thành. Trong quá trình thử nghiệm, SAPO Express
mang lại những dấu hiệu tích cực từ khách hàng.
3.6.3. Tổ chức sản xuất
Sau quá trình hoạch định sản xuất thì trưởng phòng khối Công nghệ và phát triển
sản phẩm sẽ phân công và đưa ra kế hoạch làm để kịp tiến độ đề ra cũng như không
làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của công ty.
3.6.4. Quản trị bán hàng
- Xây dựng kế hoạch bán hàng
Kế hoạch bán hàng của công ty được xây dựng dựa trên các tập khách hàng là
những doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ trên toàn
quốc. Khi nhận được đơn đặt hàng công ty sẽ nhanh chóng xác định thời gian bàn
giao, sắp xếp thành lịch trình triển khai cho khách hàng.


19

- Tổ chức mạng lưới bán hàng
Công ty có mạng lưới bán hàng bao phủ toàn quốc. Trụ sở có không gian rộng rãi
thoáng mát, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất, kinh
doanh của công ty.
- Tổ chức lực lượng bán hàng
Công ty luôn đạt kế hoạch mục tiêu bán hàng đề ra, bên cạnh đó công ty luôn tổ

chức các khóa đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề kĩ năng cho nhân viên làm tăng
hiệu quả công tác bán hàng.
- Kiểm soát bán hàng
Công ty có hoạt động kiểm soát bán hàng chưa chặt chẽ. Chưa kiểm soát chặt chẽ
trong quá trình bán hàng.
- Tổ chức hoạt động hỗ trợ bán hàng
Công ty đưa ra và thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán như: Bảo hành sản phẩm, hỗ
trợ chăm sóc khách hàng trong quá trình sử dụng phần mềm,...
Hạn chế: Công tác quản trị bán hàng của công ty được thực hiện khoa học nhưng
vẫn còn một vài thiếu sót:
+ Hoạt động chăm sóc khách hàng đã bắt đầu được công ty chú trọng nhưng vẫn
chưa mang lại hiệu quả thật sự.
+ Lực lượng bán hàng của công ty có rất nhiều trường hợp chưa hiểu rõ về sản
phẩm nên trong quá trình tư vấn cho khách hàng dễ sai lầm .
3.7. Quản trị rủi ro của doanh nghiệp
3.7.1. Quản trị rủi ro bên ngoài
Công ty thường xuyên tiến hành tiếp cận và nghiên cứu thị trường các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, quan sát động thái của các đối thủ
cạnh tranh và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra những biến động và vấn
đề có thể gây ảnh hưởng đến công ty.
SAPO cũng nghiên cứu các chính sách, pháp luật và quy định của nhà nước trong
kinh doanh từ đó đưa ra các cách giải quyết các vấn đề và phù hợp với chiến lược của
công ty.
3.7.2. Quản trị rủi ro bên trong
Công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng sản phẩm cũng rất được SAPO quan tâm
để nhằm đảm bảo các sản phẩm cung ứng cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.


20


Công ty luôn luôn cải tiến và mang lại cho khách hàng sản phẩm dễ sử dụng và tiện
ích nhất.
Đánh giá công tác quản trị rủi ro của SAPO: Công tác quản trị rủi ro của SAPO
chưa có kế hoạch cụ thể, các chương trình phòng ngừa chưa được đưa ra một cách rõ
ràng. Vì vậy mà khi các vấn đề xảy ra thì công tác phòng ngừa rủi ro của ban giám đốc
đưa ra chưa thật sự hiệu quả.
4. Đề xuất hướng đề tài khóa luận
Từ những vấn đề còn tồn tại chính của Công ty cổ phần công nghệ SAPO, em xin
đề xuất hướng đề tài khóa luận như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện công tác dịch vụ sau bán của Công ty cổ phần công nghệ
SAPO.
Đề tài 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh của
Công ty cổ phần công nghệ SAPO.
Đề tài 3: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần công nghệ SAPO.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO (từ năm 2016- 2018)
2. Giáo trình quản trị bán hàng (Trường Đại học Thương Mại)
3. Giáo trình quản trị chiến lược (Trường Đại học Thương Mại)
4. Giáo trình quản trị dự án (Trường Đại học Thương Mại)
5. Giáo trình quản trị học (Trường Đại học Thương Mại)
6.Giáo trình quản nhân lực (Trường Đại học Thương Mại)
7. Giáo trình quản trị rủi ro (Trường Đại học Thương Mại)
8. Giáo trình văn hóa kinh doanh (Trường Đại học Thương Mại)
9. Website của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO: />


×