Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN một số biện pháp hình thành sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.39 KB, 17 trang )

Một số biện pháp hình thành sự tự tin cho trẻ 56 tuổi thông qua các hoạt động trong trường
mầm non

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ thứ XXI là thế kỷ của khoa học, công nghệ. Trẻ được sinh ra ở
thế kỷ này được hưởng rất nhiều những tiện ích. Nh ưng cũng chính nh ững
tiện ích này đã khiến trẻ sống thu mình, không thích giao ti ếp v ới m ọi
người xung quanh, có khi là cả người thân. S ự thu mình thiếu t ự tin ở tr ẻ
một phần do cha mẹ, ông bà… không có thời gian giao l ưu trò chuy ện cùng
với trẻ bởi phần lớn thời gian của họ là công việc, là công ngh ệ. Chính vì
điều này mà vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đặc biệt là kĩ năng giao
tiếp hình thành tính tự tin ở trẻ là vô cùng quan trọng.
Là giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn (lứa tuổi 5-6 t) đây là l ứa tu ổi đang
chuẩn bị chuyển môi trường học tập sinh hoạt càng cần ph ải có tính t ự
tin. Tôi nhận thấy khi trẻ tự tin sẽ có rất nhiều lợi thế. Trẻ tự tin sẽ mạnh
dạn hơn hoạt bát hơn. Dù ở nhà, ở lớp học hay ngay c ả khi đi ra ngoài ở
chỗ đông người chúng vẫn luôn nhanh nhẹn hoạt bát, bạo dạn dễ hòa
đồng tiếp nhận thông tin kiến thức nhanh nhạy.
Đặc thù của trẻ mầm non đến trường từ sáng đến chiều đây là th ời
gian hoạt động ở trường của trẻ rất nhiều, bằng 2/3 số th ời gian trẻ th ức
trong ngày. Điều này luôn làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục
trẻ tự tin hơn, mạnh dạn, linh hoạt hơn, hiểu biết h ơn mà v ẫn gi ữ đ ược
sự nề nếp, để trẻ tự tin dời trường mầm non bước sang một môi tr ường
học tập mới đó là trường tiểu học.


Thông thường giáo viên tuy đã đi học ở trường Sư ph ạm về s ự c ần thi ết
phải xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ phù h ợp v ới việc
phát triển tâm sinh lý lứa tuổi nhưng trong th ực tế hầu hết giáo viên hay
chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp, nề nếp trẻ để luôn trật tự, yên tĩnh,
ngoan ngoãn. Song mặt trái của việc đó là trẻ mất đi sự t ự tin, m ạnh d ạn,


sáng tạo của bản thân và chính điều này đã ảnh h ưởng r ất l ớn ở tr ường
phổ thông sau này.
Sự nhút nhát khiến cho trẻ co cụm lại khi tiếp xúc với môi tr ường xung
quanh, điều đó rất ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát tri ển sau này
của trẻ. Nó sẽ làm thui chột những khả năng tiềm ẩn của trẻ cũng như trẻ
luôn cảm thấy thất bại, lo lắng với tất cả mọi thứ, không dám đưa ra ý
kiến của bản thân, không biết giải quyết các vấn đề xảy ra xung quanh
mình, không biết cách nói chuyện hay ứng xử với người khác.
Tôi nhận thấy trong những chủ đề kĩ năng sống thì hình thành sự tự tin
cho trẻ có thể coi là một trong những kĩ năng quan trọng nh ất.Không ai
sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn, là động l ực đ ể trẻ
cố gắng đạt được mục tiêu và giành được nhiều thành tích trong các ho ạt
động. Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong h ọc
tập và luôn sẵn sàng đón nhận những kiến thức mới, luôn mong muốn
được yêu quý, được đón nhận và đó chính là khởi đầu tuy ệt v ời đ ể trẻ g ần
gũi hơn đối với mọi người.Một đứa trẻ tự tin sẽ dễ dàng h ơn trong vi ệc
nắm bắt các kĩ năng sống khác. Trẻ cũng ứng phó tốt hơn khi thấy mình
làm sai điều gì và tin rằng mình có thể làm cho mọi việc tr ở nên tốt đẹp
hơn. Không có gì giúp xây dựng lòng tự tin tốt hơn cảm giác rằng “ mình
thực sự có thể làm tốt việc gì đó”.
Có một nhà khoa học đã từng nói rằng: “ Nếu bạn thực sự tin vào chính
mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng
phẳng


mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn” . Trong thời gian đứng lớp ở lứa tuổi
mẫu giáo lớn tôi luôn trăn trở điều này, nên đã dành rất nhiều th ời gian đ ể
nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, so sánh và phân tích từ đó tôi rút ra m ột s ố
biện pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế ở lớp nhằm giúp trẻ có một tâm
thế vững vàng. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu nhằm đưa ra “Một số biện

pháp hình thành sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động
trong trường mầm non”.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Tính tự tin là cơ sở tâm lí của sự phát triển thành công c ủa đ ời ng ười,
lại là chất xúc tác của năng lực và ý chí.Với số đông , người trí l ực bình
thường cộng thêm tính tự tin cao là có thể đạt được thành công. Đối với
cuộc sống của con người tự tin giúp ta nhanh chóng th ực hi ện t ốt nh ững


mong muốn của mình, có khả năng sống, làm việc, hòa nh ập nhanh chóng
với cộng đồng. Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nh ờ vào vi ệc rèn
luyện và học hỏi. Đinh Trí Viễn - Đông Phương Tri cho rằng: “T ự tin chính
là một chiếc quyền trượng, một khi bạn có sự tự tin thì cách nhìn cuộc
sống và nhìn vào chính bản thân bạn cũng sẽ thay đổi, khí ch ất sẽ càng ưu
tú hơn, bạn sẽ càng lạc quan hơn”.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo do Tr ần Th ị Tr ọng
– Phạm Thị Sửu biên soạn đã viết: “Một người khi không tin tưởng vào
chính bản thân mình thì sẽ chẳng bao giờ thấy thoải mái và h ạnh phúc,
anh ta không tập trung vào công việc, lúc nào cũng lo l ắng, bồn ch ồn”. Nh ư
vậy sự tự tin có tính định hướng cho cuộc đời của mỗi người.
Tác giả Ngô Thị Hợp và Nguyễn Thị Bích Hạnh trong cuốn “Những kiến
thức ban đầu hình thành kĩ năng sống cho trẻ mầm non” ph ần d ạy trẻ
lòng tự tin có viết: “Ai cũng muốn con mình tự tin khi tr ưởng thành. Đi ều
này hoàn toàn có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin ngay từ khi còn nh ỏ.Các
nhà tâm lí học cũng đã phân loại tự tin ở trẻ đ ể có bi ện pháp h ỗ tr ợ sau
này: Tự tin thân thể, tự tin trí óc, tự tin cảm xúc và tự tin giao tiếp xã h ội”,
tác giả cũng đã đưa ra các biện pháp để dạy trẻ lòng tự tin.
Như vậy, các nhà tâm lí - giáo dục học ở Việt Nam từ trước đến nay đã

nghiên cứu bản chất, biểu hiện và biện pháp để giúp trẻ tự tin h ơn trong
cuộc sống.Họ khẳng định vị trí quan trọng của tính tự tin trong vi ệc hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Do đó cần phải có nh ững
biện pháp nhằm giáo dục tính tự tin cho trẻ mầm non.
2. Cơ sở thực tiễn:
Sự tự tin cho trẻ nói riêng ở các trường mầm non đang ngày càng được
chú trọng. Tuy nhiên vì phạm trù “giáo dục kỹ năng sống” rất rộng nên
mỗi trường có những hướng dạy khác nhau, chưa có sự thống nhất về nội
dung, hình thức, cũng chưa theo một tài liệu cụ thể nào. Đối với trường


mầm non Đa Tốn từ những năm đầu tiên thực hiện phong trào thi đua
“ Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” Ban giám hiệu nhà
trường đã có những định hướng chỉ đạo giáo viên chú trọng rèn kỹ năng
sống cho trẻ nói chung và hình thành tính tự tin cho trẻ nói riêng trong
mọi hoạt động của trẻ ở trường mầm non vì trẻ có tự tin thì mới thân
thiện và tích cực trong mọi hoạt động. Năm học 2019 – 2020 tôi được Ban
Giám hiệu phân công dạy lớp Mẫu giáo Lớn A1 lứa tuổi 5-6 tuổi. Trong quá
trình tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường mầm non, tôi đã g ặp
những thuận lợi và khó khăn sau:
a.Thuận lợi:
- Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao về chuyên môn, bồi
dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ ch ức hoạt động giáo d ục m ầm
non, tạo mọi điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt ch ương trình giáo d ục
mầm non.
- Nhà trường được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đ ại
phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc trẻ.
- Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, học liệu, thường xuyên tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên về kĩ năng sống cho trẻ.
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ trường, lớp trong mọi hoạt động.

- Bản thân giáo viên luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm thông qua các b ạn
đồng nghiệp, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng.
b. Khó khăn:
- Số học sinh trong lớp đông gây khó khăn trong vi ệc rèn tr ẻ v ừa có n ếp
mà vừa mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin trong mọi hoạt động
-Một số phụ huynh chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con, còn ỉ lại
cho ông bà, vì vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ gi ữa giáo
viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.


Trước những thuận lợi và khó khăn trên.Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh
giá kỹ năng hình thành sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đánh giá thực trạng dựa
trên các tiêu chí đã xây dựng.
Bảng theo dõi, đánh giá 43 trẻ đầu năm
NHU CẦU THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN Ở TR Ẻ
Không tự tin khi
Tự tin khi giao tiếp Ít tự tin khi giao tiếp giao tiếp
Tỉ
lệ
Tỉ
lệ

Tỉ

Số trẻ
12/43

(%)
21%


(%)
28%

Số trẻ
22/43

(%)
51%

Số trẻ
9/43

lệ

3. Các biện pháp thực hiện
Qua tình hình thực tế ở lớp tôi. Để giúp trẻ hình thành s ự t ự tin thông qua
các hoạt động, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
* Biện pháp 1. Tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến th ức về kĩ năng cũng
như chuyên môn.
* Biện pháp 2. Thường xuyên giao nhiệm vụ vừa sức với trẻ để trẻ có sự
thành công.
* Biện pháp 3. Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại, khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ
hoàn thành công việc.
* Biện pháp 4. Tăng cường các hoạt động giao lưu tập thể, thí nghiệm, trải
nghiệm.
* Biện pháp 5. Sáng tác bài thơ, trò chơi giúp trẻ hứng thú từ đó hình thành
nên sự tự tin.
a. Biện pháp 1:Tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về kĩ năng
cũng như chuyên môn



Chắc hẳn ai cũng biết nghề giáo viên là nghề đ ược ví nh ư “làm dâu trăm
họ”. Mỗi 1 phụ huynh gửi con đều có những mong muốn ở giáo viên khác
nhau: có người thì muốn cô nghiêm khắc, có người chỉ mong cô chiều
chuộng con… Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó vì vậy việc xây d ựng hình
ảnh của người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình ảnh của cô trong m ắt
phụ huynh tốtsẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh trong cách chăm sóc giáo
dục con họ và sẽ tạođược sợi dây nối kết giữa cô giáo v ới ph ụ huynh giúp
trẻ hình thành tính tự tin. Giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn, giáo dục
trẻ khi ở lớp vì vậy việc tự học tập, bồi dưỡng và nâng cao kiến th ức v ề kỹ
năng cũng như chuyên môn là rất quan trọng.Quả đúng v ậy, theo trao đ ổi
với phụ huynh tôi được biết: ở nhà trẻ luôn coi những gì cô th ể hi ện, cô
nói là đúng, là nhất hơn cả bố mẹ của chúng vì cô là người đi ều khi ển
trong mọi hoạt động, trẻ luôn dõi theo những biểu hiện của cô.
Ví dụ: Khi học chủ đề nghề nghiệp trẻ chơi phân vai: Đóng vai giáo viên.
Trẻ bắt chước giống giáo viên từ cử chỉ đến những cách nói, cách đ ặt câu
hỏi cô thường hỏi hàng ngày trên giờ học.
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan, trẻ thường dễ kh ắc sâu
những gì ấn tượng với mình.Nắm được tâm lý trẻ như vậy mọi lúc m ọi nơi
trong mọi thời điểm trẻ ở lớp, tôi đã luôn chú ý đến t ừng l ời nói, c ử ch ỉ,
hành động, cách cư xử nhất là việc đối xử công bằng với trẻ, trong mọi
hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm, coi trọng những suy nghĩ cũng nh ư
cách thể hiện của trẻ.
Tôi thấy rằng việc tự học tập, bồi dưỡng, xây dựng hình ảnh của bản thân
giáo viên đã tạo được sự gần gũi, tin tưởng của trẻ v ới cô, tr ẻ coi cô nh ư
một tấm gương để học tập và cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình,
luôn mạnh dạn chia sẻ, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các b ạn và
từ đó khuyến khích trẻ hình thành tính tự tin.



b.Biện pháp 2:Thường xuyên giao nhiệm vụ vừa sức với trẻ để trẻ có
sự thành công
Nói đến sự thành công chăc chắn ai cũng luôn mông muốn. Ng ười l ớn
chúng ta thì mong muốn thành công trong công việc, cu ộc s ống…tr ẻ nh ỏ
cũng vậy chúng cũng rất thích thành công, chiến th ắng dù ch ỉ là nh ững
điều nhỏ bé. Bởi thành công luôn đi đôi với tự tin. Có tự tin thì m ới có
thành công và chính thành công lại củng cố thêm cho lòng t ự tin c ủa con
người.
Là một giáo viên hàng ngày bên trẻ tôi nhận th ấy khi tr ẻ làm t ốt m ột
việc nào đó cô giao( dù rất nhỏ) nh ưng chúng đ ề r ất vui s ướng và h ạnh
phúc, tôi thấy chúng vui vẻ hơn, phấn khởi h ơn và từ đó t ự tin h ơn. N ắm
bắt được tâm lý này ở trẻ tôi tiếp tục quan sát và th ấy v ới nh ững tr ẻ
nhanh nhẹn, thông minh, tự tin thì để đạt được những thành công đó là r ất
dễ dàng. Còn với những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin để th ể hiện nh ững suy
nghĩ và hành động của mình thì rất khó hoặc rất chậm. Đây là v ấn đ ề
khiến bản thân tôi luôn trăn trở bởi khi trẻ liên tục không th ực hiện đ ược
nhiệm vụ cô đề ra trong giờ học, cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ
không thể có sự tự tin trước đám đông bởi vậy nên tôi đã đ ưa ra biện pháp
giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ có đựơc sự thành công như:
- Trong giờ học đặt các câu hỏi, tình huống phù hợp với khả năng của từng
trẻ để trẻ có thể trả lời được, từ đó trẻ phấn khởi hơn và dần dần t ự tin
hơn.
( Ảnh: giờ học của cô và trẻ|)
- Bên cạnh giờ hoạt động học trong các giờ hoạt động khác tôi cũng luôn
giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ có đựơc sự thành công.
Ví dụ: Vào giờ hoạt động góc, đây là giờ hoạt động đòi hỏi trẻ có s ự h ợp
tác, chia sẻ và có sự phân công công việc trong nhóm rõ ràng. Tôi luôn g ợi ý
để trẻ nhận những vai chơi phù hợp với khả năng, sở thích của trẻ để trẻ



thành công với vai chơi đó và những lần chơi sau sẽ nâng dần m ức độ khó
hơn.Với việc làm như vậy tôi thấy được rõ sự tự tin hiện trên khuôn m ặt
trẻ.
( Ảnh: Hoạt động góc)
Ví dụ: Trong các hoạt động trực nhật đa số trẻ đ ều r ất thích giúp cô đ ể
được cô khen. Tôi luôn giao cho trẻ những việc vừa v ới sức kh ỏe, kh ả năng
của trẻ như: Các bạn trai giúp cô kê bàn, ghế; các bạn gái giúp cô lau bàn,
gấp khăn…
Với việc giao cho trẻ những việc vừa sức để trẻ hoàn thành được công
việc được giao đã kích thích được sự tự tin vào bản thân của tr ẻ đ ể hoàn
thành công việc đến cùng.Qua các buổi trực nhật tôi th ấy trẻ tham gia v ới
không khí rất phấn khởi, vui vẻ, hồ hởi.
Qua những hoạt động tôi giao cho các con thực hiện một th ời gian tôi
nhận thấy số trẻ nhút nhát đã dần tự tin hơn. Trong các giờ học trẻ đã
dần mạnh dạn nhận những yêu cầu cô giao.
c. Biện pháp 3:Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại, khích lệ trẻ kịp thời khi
trẻ hoàn thành công việc
Theo tiến sĩ Poland cho rằng “Một đứa trẻ cần được trải nghiệm cảm giác
của cả sự thất bại lẫn thành công”.
Khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ sẽ cảm thất rất buồn và khi đó h ơn bao
giờ hết trẻ cần sự gần gũi, động viên kịp thời của cô. Trong nh ững lúc này
tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại.
Ví dụ: Khi tham gia trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất” kết thúc bài hát tr ẻ
không có ghế ngồi như vậy là đã thua cuộc trong trò ch ơi. Nh ững lúc này,
tôi luôn động viên trẻ bằng những lời an ủi: “Cô biết con có th ể làm đ ược
mà. Lần sau con cố gắng hơn nhé. Các bạn cho một tràng pháo tay đ ể khích
lệ bạn A nào”.


( Ảnh: Trò chơi “ ai nhanh nhất”)

- Khi trẻ mắc phải sự thất bại tôi không nhạo báng, phê bình trẻ gay g ắt sẽ
khiến trẻ sợ và thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động mà đ ưa ra l ời
gợi ý hoặc giúp đỡ trẻ hoàn thành ngay tại thời điểm đó. Khi tr ẻ ch ưa th ực
hiện được việc gì tôi không sử dụng từ “không” mà sử dụng từ “ch ưa”.
Ví dụ: Trong giờ thể dục thay vì cô nói “Con tập không đúng” thì nói “Đ ộng
tác này con tập chưa đúng, con hãy quan sát kĩ lại và t ập l ại m ột l ần n ữa
nhé” để tạo cơ hội cho trẻ.
Tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại không chỉ qua các giờ học mà tôi th ường
tạo tình huống trong ngày để dạy trẻ.Kết thúc tình huống th ường t ạo
niềm tin cho trẻ để có được thành công trong lần sau.
Với việc dạy trẻ chấp nhận sự thất bại tôi thấy trẻ lớp tôi không
những không bị mất đi sự tự tin mà còn tạo được cho tr ẻ ý th ức luôn c ố
gắng để lần sau
thực hiện tốt các công việc được giao. Cụ thể trong các giờ học, các hoạt
động có tính thi đua được trẻ luôn cố gắng hoàn thiện sản ph ẩm c ủa mình
(của đội mình) trong thời gian qui định khiến cho các gi ờ học luôn đảm
bảo được thời gian.
d.Biện pháp 4:Tăng cường các hoạt động giao lưu tập thể, thí
nghiệm, trải nghiệm
Các hoạt động giao lưu tập thể, thí nghiệm, trải nghiệm là m ột cách h ọc
thông qua thực hành. Thông qua các hoạt động đó, trẻ được tăng cường
kinh nghiệm về các mối quan hệ xã hội, cung cấp kiến th ức, kỹ năng từ đó
hình thành cho trẻ tính hòa đồng, đoàn kết, tự tin v ới m ọi ng ười xung
quanh.


Nắm bắt được điều đó, tôi thường xuyên cho trẻ tham gia các ho ạt đ ộng
giao lưu tập thể như: Biểu diễn văn nghệ các ngày lễ, ngày h ội; Giao l ưu
các trò chơi dân gian như kéo co, … cấp trường
Ảnh : Trẻ chơi kéo co

* Ví

dụ

trò

chơi:

Vượt

qua

thử

thách

- Cách chơi: Trẻ phải gánh quang gánh đi qua c ầu (gh ế th ể dục) sao cho
không bị ngã xuống ghế và không rơi các lọai quả ra ngoài.
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong gi ờ hoạt đ ộng ngoài tr ời và
được sử dụng làm trò chơi vận động trong gi ờ học giáo d ục th ể ch ất rèn
sự
mạnh dạn tự tin vượt qua thử thách thực hiện đựơc cả 2 nhiệm vụ đó là đi
trên
ghế thể dục và ghánh hàng sang kia sông.
Ngoài ra trong các hoạt động học và hoạt động khác, tôi th ường xuyên
tổ chức cho trẻ các hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm như: Hoạt động
Phân loại phế thải; Khám phá Sự kì diệu của n ước; Cây cần gì đ ể l ớn lên
và phát triển?; Thí nghiệm “Trứng chìm – Trứng nổi”, “Tan – Không ta…
Trong các hoạt động, tôi luôn định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa
sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, tôi sẽ đ ưa ra các

tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.Nh ư v ậy,
trẻ rất hứng thú và sự tự tin của trẻ sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên.
e. Biện pháp 5:Sáng tác bài thơ, trò ch ơi giúp tr ẻ h ứng thú từ đó hình
thành nên sự tự tin
Trên thực tế lớp tôi là lớp với 80% học sinh ở xã và 20% h ọc sinh đ ịa
phương khác nhưng có đến 40% trẻ phát âm ngọng âm L- N. Tôi th ấy r ằng
sau một số lần được các cô sửa sai khi phát âm ngọng âm L- N tr ẻ thi ếu s ự
tự tin khi giao tiếp với cô do sợ mình sẽ phát âm nh ầm. Và tôi thi ết nghĩ


việc trẻ nhỏ phát âm không chính xác (chẳng hạn nh ư: Hoa ly - Hoa ny, L ễ
phép – Nễ phép …) chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ ch ưa đủ linh
hoạt, trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phù
hợp với nội dung nói khiến trẻ cũng mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Vì
vậy tôiđã sưu tầm một số bài thơ ngắn có tác dụng rất tốt cho việc rèn
luyện và phát triển ngôn ngữ của trẻ để trẻ có thể tự tin khi giao tiếp:
Nhớ lời cô dạy
Nhớ lời cô dạy

Nhớ cô

Là bé mầm non

Năm nay Nam

Nói năng thưa gửi

Lên năm tuổi


Với người lớn tuổi

Học lớp lớn

Lễ phép dạ thưa

Nam luôn nói

Nói với bạn bè

Lên lớp Một

Là lời thân thiết

Nhớ cô nhiều

Những bài thơ này chúng tôi đã áp dụng dạy trẻ trong gi ờ trò ch ơi ch ữ
cái L- N, trong các hoạt động khác. Kết quả là trẻ rất h ứng thú đọc đi đ ọc
lạ i
giảm tỉ lệ ngọng âm L- N từ 40% xuống còn 5%. Trẻ đã tự tin h ơn r ất
nhiều trong giao tiếp với cô và các bạn trong mọi hoạt động ở lớp.
Bên cạnh việc hình thành sự tự tin cho trẻ trong giao tiếp thông qua các
bài thơ. Tôi đã xây dựng 1 số trò chơi như: Rung chuông vàng, V ượt qua th ử
thách, Trổ tài nghệ sĩ, Hỏi xoáy- đáp xoay để rèn luy ện sự tự tin cho trẻ.
*Trò chơi: Hỏi xoáy- đáp xoay
- Cách chơi: Cô hoặc trẻ trong lớp đặt ra các câu hỏi ngắn. Khi nghe đ ọc
xong câu hỏi trẻ phải trả lời nhanh, ngắn gọn các câu hỏi của cô và các
bạn đưa ra theo chủ đề đang học



- Mục đích: Hình thức chơi như một cuộc trò chuy ện nh ưng sẽ v ới t ốc đ ộ
hỏi- đáp nhanh. Trò chơi thường được sử dụng làm trò chơi củng cố trong
các tiết học nhằm khắc sâu lại bài học cho trẻ và khuy ến khích tr ẻ m ạnh
dạn tự tin trả lời đáp án nhanh, dứt khoát.
*Trò chơi: Trổ tài nghệ sĩ
- Cách chơi: Trẻ sẽ cùng nhau thể hiện tài năng qua các môn ngh ệ thu ật:
Múa, võ, vẽ, nhảy, trình diễn thời trang … và thể hiện những sở tr ường c ủa
mình trước đám đông
- Mục đích: Các môn nghệ thuật thường giúp trẻ bộc lộ đ ược s ự t ự tin
nhiều nhất vì vậy tôi không chỉ tổ chức trò chơi này trong chủ đề nghề
nghiệp mà còn thường xuyên tổ chức vào ngày cuối tuần và đôi khi ngay
trên sân khấu trong giờ hoạt động ngoài trời để phát tri ển s ự t ự tin cho
trẻ.
*Trò chơi: Rung chuông vàng
- Cách chơi: Cô đọc câu hỏi trên màn hình, trẻ vi ết đáp án vào b ảng và
giơ bảng để trả lời khi có hiệu lệnh của cô.
- Mục đích: Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ có chủ đích, kh ả năng ph ản ứng
nhanh khi trả lời các câu hỏi, tính kỉ luật, và h ơn hết là s ự t ự tin, b ản lĩnh
khi tự mình vượt qua các câu hỏi trong trò chơi.
Đây là ba trong nhiều trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ ch ơi nhằm hình thành
sự tự tin cho trẻ.Những trò chơi này tôi chủ yếu lấy những tên trò ch ơi
đang nổi tiếng trên truyền hình để thu hút sự tập trung chú ý, gây h ứng
thú ở trẻ và kết quả là khi tham gia vào những trò chơi vui này trẻ đã quên
đi sự nhút nhát và thay vào đó tôi thấy rõ sự tin tin mong muốn có đ ược s ự
thành công trong trò chơi trên khuôn mặt của trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


Sau khi áp dụng một số biện pháp nhằm kích thích, hình thànhsự t ự tin ở
trẻ với phương châm “lấy trẻ làm trung tâm” tôi nhận thấy đã đạt đ ược

những kết quả mong đợi.
*Đối với trẻ:
+ Tự tin, sôi nổi: Trong các giờ học tất cả các cánh tay giơ lên sau khi cô
đặt câu hỏi.
+ Hồn nhiên linh hoạt, mạnh dạn, thông minh và thích đến tr ường. Đó là
điều mà phụ huynh thật an tâm khi giao con cho giáo viên, cho nhà
trường.
- Đến cuối năm kết quả đánh giá hình thành sự tự tin của trẻ đạt được
như sau:
Bảng theo dõi, đánh giá 43 trẻ cuối năm
NHU CẦU THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN Ở TR Ẻ
Không tự tin khi
Tự tin khi giao tiếp Ít tự tin khi giao tiếp giao tiếp
Tỉ
lệ
Tỉ
lệ

Tỉ

Số trẻ
31/43

(%)
0%

(%)
72%

Số trẻ

12/43

(%)
28%

Số trẻ
0/43

lệ

*Đối với giáo viên:
- Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng thành công tại lớp tôi nên đã
được các bạn lớp mẫu giáo lớn khác sử dụng một số biện pháp tại l ớp
mình và kết quả trẻ mẫu giáo Lớn đã có sự tự tin đ ể b ước vào h ọc l ớp 1
tại trường Tiểu học.
- Các bài thơ và trò chơi do tôi sáng tác, s ưu tầm đã đ ược nhà tr ường áp
dụng cho một số lớp khối mẫu giáo Nhỡ và mẫu giáo Bé đưa vào các hoạt
động có hiệu quả.
*Đối với phụ huynh:


- Phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con mình không còn nhút nhát mà
thay vào đó là sự tự tin được thể hiện ngay trong giao tiếp với mọi người
xung quanh

III. KẾT LUẬN
1.Kết luận:
Từ kết quả đã đạt được ở trên tôi đã tự rút ra những bài học
kinhnghiệm sau:
- Vấn đề giáo dục đạo đức, kỹ năng sống hiện nay đang là v ấn đề nóng

không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội.
- Thế hệ trẻ đang có những xu hướng suy thoái về đạo đức, xuống cấp về
lối sống, có lối sống buông thả,phóng đãng, ích k ỉ, thiếu trách nhi ệm…Đây
là tình trạng báo động mà Đảng,Nhà nước và toàn xã hội đang tìm cách
khắc phục, nhiệm vụ quan trọng nhất là thuộc về các cấp học.
- Nhà trường không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức mà phải giáo
dục trẻ đạo đức làm người, kiên trì bồi đắp cho học sinh lòng nhân ái, tính
trung thực, tinh thần tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, biết trọng
đạo lí và sống có kỉ luật. Việc giáo dục này phải di ễn ra ngay từ lứa tuổi
mầm non. Giai đoạn trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn đ ặt n ền móng
cho sự phát triển toàn diện nhân cách sau này của trẻ. Trong đó, s ự t ự tin
là kỹ năng quan trọng, bởi lẽ tự tin giúp trẻ nhanh chóng th ực hiện


tốt những mong muốn của mình. Trẻ cũng ứng phó tốt h ơn khi th ấy mình
làm sai điều gì và tin rằng mình có thể làm cho m ọi việc tr ở nên t ốt đ ẹp
hơn. Không có gì giúp xây dựng lòng tự tin tốt hơn cảm giác rằng “mình
thực sự có thể làm tốt việc gì đó”.
2.Bài học kinh nghiệm:
- Việc hình thành các kĩ năng sống cho trẻ đặc biệt là hình thành s ự t ự tin
ở trẻ là một nhiệm vụ quan trọng, nó giúp cho trẻ tự tin trong giao ti ếp,
tạo tiền đề cho trẻ vững vàng khi bước vào l ớp một tại tr ường ti ểu h ọc.
Để làm được tốt nhiệm vụ đó theo tôi giáo viên mầm non cần:
- Giáo viên phải luôn có sự trau dồi, học hỏi kinh nghi ệm, ki ến th ức qua
các bạn đồng nghiệp, sách báo, qua các trang mạng, các ph ương tiện thông
tin đại chúng để hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hình thành
kỹ năng sống cho trẻ nói chung và việc hình thành tính t ự tin cho tr ẻ nói
riêng. Từ đó xác định mục đích, yêu cầu lập ra kế hoạch th ực hiện một
cách phù hợp.
- Cần phải luôn gần gũi, bao quát trẻ mọi lúc, mọi nơi đ ể phát hi ện k ịp

thời những kỹ năng sống mà trẻ chưa có và phát hiện ra nh ững trẻ thiếu
tự tin trong từng lĩnh vực từ đó động viên trẻ kịp thời tham gia tích c ực vào
tất cả các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để mỗi ngày đến
trường thực sự là ngày vui của trẻ từ đó giúp trẻ luôn vui vẻ, t ự tin khi
tham gia các hoạt động.
- Nếu giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tự do lựa chọn, đ ược tho ải mái
tưởng tượng trẻ sẽ nhận ra giá trị của bản thân và t ự tin khi nh ận các
nhiệm vụ hiện tại và trong cuộc sống sau này.
- Phải luôn có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa giáo viên trong
trường mầm non và gia đình trẻ. Đây là hai môi trường hoạt động c ủa tr ẻ
do đó giữa giáo viên và phụ huynh cần phải thống nhất về yêu cầu, nội
dung trong cách chăm sóc giáo dục trẻ.


3. khuyến nghị:
Trong trường mầm non hiện nay việc dạy trẻ hình thành kỹ năng sống
đặc biệt là hình thành sự tự tin cho trẻ rất cần thiết đặc bi ệt là đ ối v ới tr ẻ
phổ cập 5 tuổi vì đây là năm học cuối cùng của trẻ ở trường mầm non đ ể
bước sang một môi trường học tập mới đòi hỏi tính t ự lập nhiều h ơn đó là
trường Tiểu học. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thu được trong
thực tế cũng như quá trình công tác tại trường mầm non. V ới vi ệc chu ẩn
bị tâm thế cho trẻ vào trường tiểu học đã được làm rất tốt tại l ớp mà tôi
đang dạy, xin được mạnh dạn trình bày trong khuôn kh ổ bài vi ết. Vì thời
gian tiến hành đề tài không nhiều nên không tránh kh ỏi nh ững thiếu sót,
tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2020
Người viết

Nguyễn Thị Khánh




×