Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 4 tuổi đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.71 KB, 21 trang )

Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, trường học mần non là tr ường h ọc đ ầu tiên ở
đó có điều kiện cơ hội lớn để giáo dục, phát triển ngôn ngữ ,rèn luyện
thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Có sức khỏe là có t ất c ả” . Ở đây s ức
khỏe được coi là tài sản quý giá của mỗi con người. Vì v ậy công tác chăm
sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non nói chung là 1 việc làm
rất quan trọng và cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển tốt ,ch ống đ ỡ đ ược
mọi bệnh tật và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân c ơ bản đ ể
giúp trẻ có nhiều nề nếp thói quen tốt.
Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Tr ẻ em n ếu
được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt.
Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi m ầm non là
việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen v ệ sinh, phòng
tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành nh ững kĩ năng sống c ơ
bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc
sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn s ức kh ỏe ph ụ thu ộc vào
yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nh ằm giúp tr ẻ
khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn minh và phòng ch ống
bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối h ợp rèn
luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm
sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ.


Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, tr ước khi
ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, r ửa mặt đúng quy trình…mu ốn t ạo


được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan tr ọng. Cô
giáo phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình
thức.
Quá trình thực hiện nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh
cá nhân cho trẻ ở trường mầm non đã được giáo viên năng động, sáng t ạo,
tìm tòi nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để chuy ển tải nh ững n ội
dung và kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, r ửa m ặt đến trẻ. Các ho ạt đ ộng
trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất đa d ạng và phong
phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong
từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đ ặc tr ưng các môn h ọc
chúng ta phải thể hiện hết chức năng và chăm sóc giáo dục, hai ch ức năng
này song song hòa quyện với nhau, trong giáo dục có lồng ghép chăm sóc.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, chăm lo cho các cháu t ừng b ữa
ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu c ụ th ể đ ể có k ế
hoạch hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu m ột cách nh ẹ
nhàng và khéo léo
Song trong thực tế, trẻ còn nhiều hạn chế về khả năng và thao tác v ệ
sinh cá nhân như : Chưa có ý thức giữ vệ sinh môi trường, còn vứt rác bừa
bãi, chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, hoặc
trẻ chưa biết cách rửa tay, lau mặt... Đây th ực sự là một khó khăn lớn đối
với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng vì đây là lứa tuổi trẻ
còn nhỏ. Là một giáo viên phụ trách lớp trẻ 3-4 tuổi- người trực tiếp giảng
dạy và chăm lo cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận th ức sâu sắc về
trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ
sinh cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách. Chính vì vậy tôi luôn canh cánh
trong lòng và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần phải làm


những gì? .Để rèn cho trẻ cho trẻ thói quen vệ sinh một cách tốt nh ất. Với
lòng yêu nghề mến trẻ, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những giải

pháp giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Xuất phát
từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả ”

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận
Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học
nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Đ ể v ệ sinh tr ở
thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có m ột quá trình t ập luy ện,
rèn luyện và đấu tranh với bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa v ệ sinh


cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong nh ững nhi ệm v ụ giáo d ục
toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của
trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập d ần d ần trong sinh
hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo d ục thói quen
văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn
minh như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng… Đồng th ời cung c ấp cho tr ẻ
những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi d ưỡng cho trẻ
những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện nh ững hành vi văn
hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh
hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động v ệ sinh c ủa
mình, của bạn… Từ đó hình thành cho trẻ thói quen th ực hi ện hành vi văn
hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể
chất và tinh thần - sống khỏe mạnh.
Trẻ mầm non nói chung, trẻ 3-4 tuổi nói riêng có nhu cầu phát tri ển
về thể chất cũng như trí tuệ, trẻ thích làm theo những công việc của người
lớn, đặc biệt là những việc vừa sức trẻ, tuy nhiên khả năng của trẻ còn
nhiều hạn chế nên các kỹ năng và thói quen của trẻ phụ thuộc vào ng ừơi
lớn( bố , mẹ và cô giáo). Vì vậy rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng và thói

quen vệ sinh là đã góp phần rèn luyện kỹ năng t ự ph ục v ụ cho tr ẻ, hình
thành nhân cách con người và những hành vi văn minh trong giao tiếp, ứng
xử.
Nhờ vậy trẻ sẽ bị ít gặp trở ngại, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày
Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ sẽ phát triển tính tích c ực cho trẻ, khi
có kỹ năng vệ sinh trẻ sẽ có ý thức giữ vệ sinh thân thể, mặt mũi, chân tay,
quần áo, đầu tóc, trẻ có thái độ tự giác hơn trong đảm bảo môi trường
sạch đẹp văn minh. Trong những năm qua việc dạy trẻ có nh ững thói quen
vệ sinh còn nhiều hạn chế nên có phần ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo
dục trẻ .Với yêu cầu nâng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, hiện nay trên


thực tế có rất nhiều căn bệnh diễn ra hết sức nguy hiểm, dẫn đến t ử vong
như bệnh:” tay chân miêng”, “ Bệnh da lạ” Vì vậỵ , dạy trẻ có thói quen vệ
sinh là việc làm mà cô giáo mầm non cần phải quan tâm và chú tr ọng đ ể
góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2. Cơ sở thực tế
Thực tế vệ sinh cá nhân của trẻ hiện nay ở trong các gia đình còn
chưa được quan nhiều, tự bản thân trẻ còn phụ thuộc vào ông ,bà, bố mẹ,
anh chị em, ..rất nhiều nên trẻ chưa có thói quen , ch ưa có ý th ức, t ự giác
làm vệ sinh cá nhân cho tốt. Chính vì vậy là một người giáo viên dạy mầm
non, dạy lớp mẫu giáo bé tôi rất là khó khăn và vất vả khi h ướng d ẫn các
con vệ sinh cá nhân của mình như: Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng n ơi quy
định, có mũi phải lấy giấy hoặc khăn mặt để lau, ho dùng khăn gi ấy ho ặc
cánh tay để che miệng...Vì vậy mong muốn của tôi là làm sao đ ể giúp các
con vệ sạch sẽ để phòng được dịch bệnh.Để làm sao các con đến tr ường
luôn được khỏe mạnh, mỗi ngày nên trường là một niềm vui.
Một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất

tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ ngay từ lứa tuổi tr ẻ mẫu giáo,

những côngviệc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản nh ư đánh răng,
rửa mặt, rửa
tay....nhưng lại rất cần thiết trong đời sống con người.
Làm tốt việc vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt v ới nh ững
người xung quanh mà còn giúp con người chúng ta duy trì m ột s ức kh ỏe
tốt. Vệ sinh đúng cách còn có tác dụng phòng bệnh r ất t ốt. Hi ện nay r ất
nhiều căn bệnh truyền nhiễm vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, do vậy
việc vệ sinh cá nhân được đánh giá có tác dụng tương đương v ới v ắc-xin
phòng bệnh là việc làm cần thiết của tất cả mọi người.


Khảo sát thực trạng trẻ
Sau khi nghiên cứu và định hình được một số biện pháp dạy trẻ biết
vệ sinh cá nhân của trẻ, tôi bắt tay ngay vào công việc v ới việc làm đ ầu
tiên là khảo sát thực trạng vệ sinh cá nhân của trẻ ngay từ đầu năm
học. Qua khảo sát tôi nhận thấy đa số trẻ trong lớp đều là trẻ mới đến
trường nên chưa có nề nếp vệ sinh cá nhân. Dựa trên một số tiêu chí cần
đạt, tôi thống kê thành bảng khảo sát thực trạng trẻ dưới đây:
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRẺ
Trước khi áp dụng
Số
trẻ
Chỉ tiêu

đạt

%

8


20

12

30

1.Kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi
đi vệ sinh
2. Kỹ năng lau mặt và lau miệng trước và
Số

sau khi ăn

trẻ 3. Trẻ ho, hắt hơi và có mũi dùng giấy
35 hoặc khăn ,cánh tay để che và lau miệng 5
14
- Do gia đình còn chiều con, không cho con làm ho ặc s ợ còn làm ch ưa đ ược
nên các kỹ năng vệ sinh cá nhân của trẻ còn thấp.
*Thuận lợi:
- Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đ ầu
cho cán bộ, học sinh và giáo viên trong trường nên rất chú trọng tạo mọi
điều kiện để công tác y tế học đường được hoạt động tốt.
- Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện c ủa Trung tâm Y
tế huyện , trạm y tế xã, phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm. Các đồng chí luôn
tạo điều kiện động viên quan tâm đến phong trào của nhà trường;
- Trường đã có y tế học đường và có phòng y tế
- 100% trẻ ăn bán trú


- Trẻ được theo dõi cân đo sức khoẻ theo định kỳ

- Có đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, dụng c ụ cho trẻ v ệ sinh cá nhân.
* Khó khăn:
- Trẻ còn quá nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của giữ gì vệ sinh

nhân, trẻ hay quên, hay đòi nghịch với xà phòng và n ước khi ra nhà v ệ sinh.
- Mặt khác do nhận thức của phụ huynh còn h ạn chế trong vi ệc “v ệ sinh
cá nhân cho trẻ” phụ huynh không hiểu rõ các bệnh có thể lây nhiễm do
vệ sinh kém.
- Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học ch ưa đều, do s ức khoẻ hoặc
hạn chế về thể chất như bé: Mai, Thanh Loan, Trang
- Đứng trước tình hình như vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp v ới
mong muốn tạo cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ
sinh, biết cách rửa mặt đúng cách,biết lấy giấy hoặc dùng cánh tay che
miệng khi ho hoặc hắt hơi.
3. Các biện phát thực hiện
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay vào nghiên c ứu
chuyên đề về: “ Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non” do vụ giáo d ục
mầm non ban hành, các nội dung tuy không mới lạ nhưng đi vào chiều sâu,
với tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ của Trường Mầm non trong giai
đoạn phát triển kinh tế thời kì đổi mới của đất nước, sự đầu t ư trang bị c ơ
sở vật chất và đào tạo con người đáp ứng th ời kì công nghi ệp hóa- hi ện
đại hóa đất nước…Đòi hỏi trường Mầm non có sự đầu t ư rèn luy ện kĩ
năng tự chăm sóc phục vụ cho bản thân trẻ để trẻ có m ột sức kh ỏe toàn
diện về thể chất - tinh thần - xã hội từ lứa tuổi Mầm non. Đó là m ột yêu
cầu không đơn giản mà cần có sự chỉ đạo của BGH và sự phối h ợp c ủa các
giáo viên, hội đồng sư phạm để thống nhất một số biện pháp sau:


3.1Biện pháp 1: Xây dựng môi trường và điều kiện vật ch ất tối thiểu
cần thiết cho hoạt động vệ sinh.

* Môi trường xã hội:
Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là ph ải
gây được hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Trẻ có thích đ ến l ớp thì m ới h ứng
thú tham gia vào các hoạt động khác. Chính vì vậy mà chúng ta c ần xây
dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt đ ộng
vệ sinh. Môi trường chăm sóc - giáo dục trong trường m ầm non c ần đ ảm
bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục các kỹ
năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, l ời nói, thái đ ộ c ủa giáo viên đ ối v ới
trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
* Môi trường vật chất
Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, nhóm lớp: Giáo viên xây d ựng
góc “Rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ” với các hình ảnh mang nội dung giáo dục
vệ sinh dưới dạng mở để trẻ được thỏa sức lựa chọn nh ững hình ảnh
đúng - sai theo khả năng nhận thức của trẻ.
Làm tốt công tác vệ sinh môi trường nề nếp của lớp. Các cháu ở l ớp
thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ, m ọi sinh ho ạt
của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả nh ững cái đó
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Lớp học sạch đẹp
cháu không nỡ vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ ch ơi lung tung, khi m ọi
thứ trong lớp điều được sắp xếp theo đúng chỗ quy định.
Ngoài ra giáo viên cần làm một số sách, tranh có n ội dung giáo d ục v ệ
sinh ở góc thư viện. Các hình ảnh trong sách, tranh phải rõ ràng, màu s ắc
tươi sáng, ngộ nghĩnh hấp dẫn với trẻ. Cô cần tạo môi trường gần gũi,
phong phú bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh tại bồn r ửa tay hay trang trí góc
vệ sinh cho trẻ.
* Đồ dùng, dụng cụ vệ sinh


Trong tất cả các hoạt động trong trường mầm non đ ặc bi ệt là ho ạt đ ộng
vệ sinh thì đồ dùng trực quan đóng vai trò quan trọng, góp phần không

nhỏ vào việc nâng cao kết quả và ý thức vệ sinh cho trẻ.
Ví dụ: Cô dạy các cháu úp ca cốc thì lớp phải có giá đ ể c ốc và c ốc cho tr ẻ
thực hiện úp, có phương tiện lại được thực hiện th ường xuyên ở lớp cũng
như ở nhà, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó.
Để đảm bảo đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh cho trẻ ngay t ừ đầu
năm học tôi đã thống kê đồ dùng, dụng cụ của l ớp đ ể k ịp th ời tham m ưu
với nhà trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ vệ sinh đ ảm bảo cho tr ẻ
hoạt động.
3.2Biện pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng về kỹ năng thực hành thao tác
chăm sóc - vệ sinh cho trẻ.
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luy ện cho trẻ mẫu giáo bé có
thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo
phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành , chính vì điều đó mà
bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan đ ến v ấn đ ề v ệ
sinh để áp dụng vào dạy trẻ. Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện
và kỹ năng thực hành cho trẻ.
Thói quen vệ sinh cần rèn luyện. Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp ,
giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen v ệ sinh sau:


Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đánh răng.



Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác nh ư:
không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng
nước sạch..




Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn m ặc
gọn gàng sạch sẽ.



Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau
bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn n ắp.




Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời m ưa.



Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và
nếp sống văn minh.
Cô cũng cần nắm được các kỹ năng cần rèn cho trẻ nh ư:



Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh của lớp mầm,
ngoài ra cô cần rèn cho trẻ.



Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn.




Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, h ỉ mũi…



Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc h ướng
dẫn thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt...
Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng ph ải h ướng d ẫn tr ẻ
thực hiện theo đúng quy trình 6 bước: ( Hình ảnh 1,2: trẻ xếp hàng rửa
tay , 6 bước rửa tay)
Bản thân luôn tìm tài liệu liên quan để nghiên cứu sau đó trao đ ổi v ới
hiệu phó phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng và giáo viên cùng th ực hiện.
Manh dạn đăng kí hoạt động vệ sinh cho buổi hội giảng của trường đ ể
BGH, giáo viên góp ý kiến, xếp loại. Đây là một cách làm tạo đ ộng l ực cho
bản thân chú ý đến công tác chăm sóc- giáo dục vệ sinh cho tr ẻ.
Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt ch ước cái đúng, cái t ốt,
nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái x ấu. Vì v ậy cô giáo và m ọi ng ười
xung quanh cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ nh ững yêu cầu v ệ sinh
của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để th ực
sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo.
3.3 Biện pháp 3:Sưu tầm,vận dụng các bài thơ, truy ện, bài hát và trò
chơi vào hoạt động vệ sinh.
Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo d ục thói
quen văn hoá vệ sinh: Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm
những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. V ới


các chủ đề chơi về “gia đình”, “cửa hàng bách hoá”, “trường mầm non”, “Bác
sỹ”… Khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là quá trình trẻ tiếp nhận tri
thức, kỹ năng, hình thành xúc cảm, tình cảm một cách t ự nhiên không ép
buộc… Ví dụ trong chủ đề “gia đình” giáo viên có th ể tiến hành cho tr ẻ

chơi các trò chơi với búp bê, kết hợp với các dụng c ụ v ệ sinh, ho ặc s ử
dụng các trò chơi đóng kịch (bằng các vở kịch có nội dung ngắn g ọn, có th ể
do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi của trẻ đã quan sát đ ược),
để rèn luyện cho trẻ các thói quen văn hoá vệ sinh thông qua các bước t ổ
chức trò chơi như; Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen v ới đ ời s ống
xung quanh (qua dạo chơi, tham quan, trò chuy ện, trao đổi v ới trẻ…)
Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con ng ười, m ối
quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi tr ường
hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh
xung quanh để chơi.
Với mỗi đề tài tôi luôn nghiên cứu tìm hiểu kĩ tr ước khi dạy đ ể xây
dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò và h ứng thú ở
trẻ.
Ví dụ: Ở hoạt động vệ sinh với nội dung “Đánh răng” ở chủ đề bản thân tôi
sử dụng truyện “Gấu con bị đau răng”, cô dẫn dắt cho trẻ biết vì G ấu con
hay ăn kẹo, bánh mà lại lười đánh răng nên bị sâu răng .
( Hình ảnh 3,4:gấu con bị sâu răng, bé tập đánh răng...)
Ngoài các câu chuyện tôi còn sử dụng một số bài th ơ, bài hát đ ể gây
hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt đ ộng.
Ví dụ: Trước giờ ăn cơm để rèn luyện thói quen ăn uống vệ sinh s ạch sẽ
tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”:
Giờ ăn đến rồi

Xúc cho gọn gàng

Vào bàn bạn nhé

Chớ có vội vàng

Nào thìa, bát,


Cơm rơi, cơm vãi.


Hay với bài thơ “Bé ơi”
“Bé ơi nhớ nhé

Bạn ơi nhớ nhé

Giờ ăn đến rồi

Quay ra đằng sau

Rửa tay sạch sẽ

Tay che miệng mũi

Trước khi ăn cơm

Nếu không như thế

Bé ngồi ngay ngắn

Sẽ mất vệ sinh

Mời cô, mời bạn

Bạn bè cười chê

Cùng bé xơi cơm


Chẳng đẹp tí nào

Nếu có hắt hơi
Bé ơi nhớ nhé”
Đồng thời cũng có thể kết hợp một số bài hát nh ư “ Khám tay”, “T ập
rửa mặt”, “Thật đáng yêu”...qua đó trẻ vui vẻ mạnh dạn và h ứng thú h ơn
với giờ học.
3.4 Biện pháp 4: Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua các ho ạt đ ộng
giáo dục
Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh: Tổ chức hoạt
động vệ sinh là cách thức tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của
trẻ. Mục đích là trang bị cho trẻ những tri thức ch ủ y ếu về v ệ sinh, giúp
trẻ nắm được các thao tác thực hiện trong từng hành động vệ sinh m ột
cách chính xác, đúng đắn, làm cơ sở để luyện tập trong sinh ho ạt hàng
ngày. Các tiết vệ sinh có thể tổ chức theo từng nhóm nhỏ từ 8 – 10 trẻ vào
các thời điểm làm vệ sinh cá nhân, trước khi ăn cơm, trước khi ng ủ tr ưa…
Trong quá trình tổ chức tiết học vệ sinh cá nhân, giáo viên có th ể s ử dụng
các dụng cụ trực quan như tranh ảnh hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân
(vật thật)… để giúp trẻ dễ dàng nắm được cách thức thực hiện, có h ứng
thú với việc thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh.
Các cháu nhà trẻ tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu đ ược
những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu
biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và nh ững tác h ại c ủa


việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô ph ải đ ơn
giản, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.Để thực hiện tốt hoạt động vệ sinh thì cô
phải chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và động tác mẫu.
Ví dụ: Thao tác đánh răng một cháu thực hiện các cháu khác làm theo

- cô đọc lời hướng dẫn.
( Hình ảnh: 5. các bước đánh răng)
Nhắc nhở các cháu thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một
thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng c ần
phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào
nếp sống của trẻ. Hành động sẽ trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu c ầu
từ bên trong.
Ví dụ: Cháu Thu Trang sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu
thấy rất khó chịu và không chịu đi ngủ.
Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích: Trong quá trình tổ chức
các hoạt động học tập cho trẻ, thông qua những môn học, bài h ọc c ụ th ể
như: nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt; Làm quen với tác phẩm văn
học… Giáo viên có thể tiến hành tích hợp nội dung giáo dục thói quen văn
hoá vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên khi tiến hành lồng ghép giáo viên cần chú ý
đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, khách quan của tri th ức môn học; đảm b ảo
tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động học tập; đảm bảo tính
vừa sức cho trẻ. Để lồng ghép nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho tr ẻ
thông qua các hoạt động học tập có hiệu quả, khi ti ến hành tích h ợp giáo
viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, lựa chọn ph ương pháp, ph ương
tiện dạy học phù hợp, từ đó xác định nội dung giáo d ục thói quen hành vi
văn hoá cụ thể cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép và yêu cầu cần đạt
được.


Ví dụ: Qua giờ làm quen văn học với đề tài: Truy ện “Gấu con bị đau răng”
cô giáo dục trẻ biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào buổi sáng sau khi ng ủ
dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Hoặc kể chuyện theo tranh “Mẹ tắm cho em bé”.
Mục đích: Củng cố cho trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận c ơ th ể:
mắt, mũi, miệng, tay, chân..

Chuẩn bị:Tranh to và màu sắc đẹp “ Mẹ đang tắm cho em bé”
Một số câu hỏi để hỏi khi trẻ xem tranh
Một búp bê để minh hoạ.
Tiến hành: Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Yêu mẹ”
Cô hỏi trẻ ở nhà ai thường tắm cho các con?
Cô cho trẻ xem tranh “Mẹ đang tắm cho em bé” và hỏi trẻ: Tranh vẽ gì đây
các con? Mẹ đang làm gì? Bé đang làm gì?
Sau đó cô kể cho cháu nghe câu chuyện theo s ự sáng tạo c ủa cô. Có th ể k ể
như sau: Hôm qua chủ nhật, Băng ở nhà chơi với chị, trời nắng mà tay chân
bị bẩn , mẹ tắm cho Băng, Băng thích lắm. Mẹ lần l ượt gội đ ầu, r ửa m ặt,
kỳ cọ tay chân và toàn thân một cách nhẹ nhàng bằng nước mát rượi.
Hay ở hoạt động nhận biết tập nói đề tài “Nhận biết tập nói quả
cam” cô giáo dục trẻ trước khi ăn phải biết rửa tay, r ửa hoa qu ả, g ọt v ỏ
trước khi ăn và biết bỏ rác đúng nơi quy định.
3.5 Biện pháp 5: Giáo dục vệ sinh thông qua các ho ạt đ ộng trong ngày
Tổ chức cho trẻ luyện tập trực tiếp, thường xuyên trong sinh hoạt
hàng ngày: Trẻ lứa tuổi mầm non có đặc điểm mau nhớ, chóng quên. Vì
vậy mỗi hành vi văn hoá, vệ sinh đã hình thành cho trẻ c ần ph ải đ ược
luyện tập củng cố một cách thường xuyên. Cho trẻ thực hành th ường
xuyên trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày (khi đón, tr ả tr ẻ, khi t ổ
chức cho trẻ ăn, ngủ, chơi học..), đó là cách luy ện tập tốt nh ất để giúp tr ẻ
biến những kỹ năng đã hình thành trở thành thói quen. Ví d ụ khi t ổ ch ức


cho trẻ ăn cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay, lau mi ệng tr ước và sau khi ăn;
dạy trẻ trước khi ăn phải mời mọi người, khi ăn phải nhai kỹ, không đ ược
ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay bốc th ức ăn, không v ừa
ăn vừa nói chuyện; Trong giờ chơi cô giáo hướng dẫn trẻ cách ch ơi v ới đ ồ
vật, đồ chơi, cách giao tiếp, giúp đỡ bạn trong quá trình cùng ch ơi; không
được tranh giành đồ chơi với bạn, không được đập, phá làm h ỏng đ ồ

chơi… Khi trẻ thực hiện các hành động cô giáo cần giám sát, ki ểm tra,
đánh giá, động viên khen ngợi kịp thời những trẻ làm đúng, làm t ốt, h ướng
dẫn, uốn nắn, điều chỉnh những trẻ làm chưa đúng. Thông qua vi ệc luy ện
tập thường xuyên, hàng ngày, với sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của giáo
viên, trẻ sẽ có được những kỹ năng thực hiện hành động có văn hoá v ệ
sinh, dần dần những kỹ năng đó sẽ trở thành thói quen, thành nhu cầu bên
trong của trẻ. Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày.
Ví dụ: Lúc đón trẻ vào lớp phải chào cô, cô hướng dẫn trẻ xếp mũ nón vào
giá, cất ba lô vào tủ ,chải đầu, để dép lên giá.
( hình ảnh 6: Trẻ cất dép và ba lô)
Trong giờ trò chuyện cô có thể gợi hỏi: “Mỗi sáng th ức dậy các con th ường
làm gì?
+ Khi đánh răng các con cầm bàn chải bằng tay nào?
+ Chải răng xong các con làm gì?
+ Sau khi chải răng, rửa mặt xong các con làm gì?
+ Khi ăn các con có làm rơi vãi cơm không?
- Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay lau mặt, mời cô, các bạn, c ầm thìa đúng tay.
+ Ăn nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoàm và nuốt v ội.
+ Không ngậm thức ăn lâu trong miệng - không v ừa ăn v ừa ch ơi, v ừa nói
chuyện, đi lại lung tung.
+Không xúc qua đầu, không bỏ dở suất ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng
- ăn xong lau miệng.


+Uống nước từ từ, không làm đổ, không làm vỡ cốc, không rót n ước quá
đầy, thò tay vào bình nước, không uống nước lã.
- Mặc: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ - không mặc quần áo bẩn,
rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.
-Với bạn bè: Biết nhường nhịn bạn khi ch ơi và cùng ch ơi không đánh cãi
nhau gây gổ bắt nạt bạn yếu.

-Với thiên nhiên môi trường:
Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái hoa ng ắt lá, b ẻ
cành cây ở trường, lớp vườn hoa. Chăm tưới cây, nh ổ cỏ, d ọn v ệ sinh.
-Giờ chơi phản ánh sinh hoạt.
-Dạy trẻ biết tôn trọng yêu kính người lớn tuổi, người trong gia đình…
biết giúp đỡ lẫn nhau.
-Giờ vẽ: Dạy trẻ ngồi đúng tư thế không nói chuyện.
-Giờ trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô, giáo dục các cháu theo
chủ điểm yêu cầu của lớp học.
3.6 Biện pháp 6: Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truy ền và ph ối h ợp
với phụ huynh trong công tác rèn thói quen vệ sinh cho tr ẻ
Hồ Chủ Tịch đã dạy “Giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần, còn c ần có s ự
giáo dục ở gia đình, ngoài xã hội. Giáo dục nhà trường dù có t ốt đ ến m ấy
nhưng nếu thiếu giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội thì k ết qu ả cũng
không hoàn toàn”
Để phối hợp với gia đình trong việc giáo dục thói quen văn hoá v ệ sinh cho
trẻ, giáo viên cần tiến hành trao đổi th ường xuyên với ph ụ huynh trẻ
thông qua giờ đón và trả trẻ hàng ngày, qua đó nắm bắt nh ững đ ặc đi ểm,
hành vi của trẻ ở gia đình. Đồng thời thông báo cho gia đình biết tình hình,
những biểu hiện của trẻ ở lớp, những nội dung, yêu cầu giáo dục c ủa cô
đối với trẻ. Từ đó có cách thức tác động, phối hợp giữa gia đình và nhà


trường trong việc giáo dục, rèn luyện hành vi văn hoá cho trẻ. Thói quen
văn hoá vệ sinh cũng chính là thể hiện trình độ văn hoá của con ng ười, có
thói quen văn hoá vệ sinh mỗi cá nhân sẽ t ự bảo vệ, nâng cao s ức kh ỏe cho
bản thân, có lối sống văn minh, lịch sự. Chính vì vậy, c ần thi ết ph ải giáo
dục cho trẻ những thói quen văn hoá ngay từ khi còn nh ỏ. Hoạt đ ộng này
muốn đạt hiệu quả cao, trong công tác giáo dục, giáo viên m ầm non c ần
phải có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, ph ải n ắm v ững n ội

dung chương trình giáo dục, biết cách lựa chọn ph ương pháp, hình th ức t ổ
chức giáo dục, linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ. Biết cách tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia vào các
hoạt động. Để làm được điều đó người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, n ắm
vững đặc điểm của trẻ, có sự kiên trì, nhẫn lại trong khi rèn luy ện cho tr ẻ.
Luôn gương mẫu trước trẻ trong việc thực hiện các hành vi văn hoá,
vệ sinh. Thường xuyên trao đổi, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá
trình giáo dục trẻ. Làm tốt được điều này sẽ là biện pháp h ữu hiệu góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Nếu hàng ngày cô th ực hi ện
nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì
những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen t ốt.
Phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục trẻ. Hàng ngày tr ẻ ch ỉ
sinh hoạt ở trường mầm non với thời gian nhất định, còn lại tr ẻ sống ở gia
đình, chịu sự giáo dục của gia đình. Vì thế, nếu có sự kết h ợp ch ặt chẽ gi ữa
gia đình và nhà trường để thống nhất về nội dung, ph ương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục tác động đến trẻ một cách đồng bộ, sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển, hình thành hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ.
Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà tr ường và gia
đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối v ới trẻ. Nhà tr ường và
giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho ph ụ huynh


biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho bi ết tình hình th ực
hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cho tr ẻ
tôi thấy đạt một số kết quả như sau:
*Đối với trẻ
Đa số các cháu đã thực hiện được những kỹ năng như: Tự rửa mặt, rửa tay,
chải đầu, thay quần áo sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh.

Biết giữ trường lớp, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.
Biết bỏ rác vào giỏ, không vất rác bừa bãi.
Biết đi tiểu tiện và đại tiện đúng nơi quy định.
Trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã.
Khi ăn cơm trẻ không làm rơi vãi.
Các cháu đã thể hiện được nếp sống văn minh lịch sự.
Biết giữ vệ sinh lịch sự nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, khi ho,
ngáp, hắt hơi đã biết lấy tay che miệng.
Tỉ lệ sức khỏe: Các bệnh về mắt, răng, miệng, đã giảm 15%
Kết quả cụ thể như sau
Trước

khi

dụng
Số trẻ Số
Chỉ tiêu
đạt
Số 1.Kỹ năng rửa tay trước

áp Trước

khi

dụng
trẻ

đạt

%


%

sinh
8
2. Kỹ năng lau mặt và lau

20

33

94

miệng trước và sau khi 12

30

32

91

trẻ khi ăn và sau khi đi vệ
35

ăn

áp


3. Trẻ ho, hắt hơi và có

mũi dùng giấy hoặc khăn
,cánh tay để che và lau
miệng

5

14

30

88

Đối với giáo viên
Nắm được mục đích, yêu cầu của hoạt động vệ sinh cho trẻ trong
trường mầm non. Khai thác sâu nôi dung vệ sinh cho trẻ, xây d ựng k ế
hoạch giáo dục vệ sinh cho trẻ theo chương trình GDMN phù h ợp v ới trẻ ở
nhóm lớp.
Nắm vững các phương pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ, lồng ghép, tích
hợp một cách sáng tạo nhằm rèn thói quen vệ sinh cho trẻ.
Giáo viên tự tin hơn khi thực hiện các hoạt động vệ sinh cho trẻ.
Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh
một cách phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của ph ụ huynh trong vi ệc
rèn thói quen vệ sinh cho trẻ.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non là vô cùng
quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận th ức tiếp
thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống t ừng gia đình m ỗi
cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy mu ốn

thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần ph ải:
Trau dồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết.


Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, m ẫu m ực, ch ịu khó,
kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong gi ảng d ạy và
chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến nh ững
cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, ph ải đ ộng viên khen
thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và h ạn
chế những hành vi xấu của trẻ. Cô giáo phải hết lòng yêu th ương các cháu,
với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo ph ải nh ạy bén
trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý c ủa
các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình. Gia đình ph ải th ật
sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng đ ể tr ẻ
noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo d ục trẻ ngay
từ khi mới chào đời.
Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luy ện vệ sinh văn
minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả t ốt thì ph ải
có sự thống nhất phương pháp giáo dục của các cô giáo trong lớp cũng nh ư
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã h ội.
2.Kiến nghị
Đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản thêm nhiều sách v ề v ấn đ ề
vệ sinh để giáo viên có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu bồi dưỡng thêm đ ể
nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ.
Đề nghị Phòng GD-ĐT, nhà trường tổ chức nhiều buổi tập huấn, h ội gi ảng
về chuyên đề vệ sinh giúp giáo viên đặc biệt là nh ững giáo viên tr ẻ m ới
vào ngành bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ ch ức các ho ạt
động vệ sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ có những thói quen vệ
sinh cho trẻ nhà, bản thân tôi đã áp dụng tại trường mầm non Đa T ốn.

Đa Tốn,ngày 18 tháng 2 năm


2020
Người viết:
Hoàng Thị Thanh



×