Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG TỪ 2004 ĐẾN 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.5 KB, 23 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA
VIETCOMBANK KIÊN GIANG TỪ 2004 ĐẾN 2006
4.1 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG
QUA 3 NĂM 2004 – 2006
4.1.1 LÃI SUẤT HUY ĐỘNG
4.1.1.1 ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỒNG
Trong 3 năm qua tình hình lãi suất trên thế giới, trong cả nước có nhiều diễn
biến phức tạp. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động của Việt Nam
đồng (VND) đã tăng khoảng 0,06 – 0,18 điểm phần trăm trên năm tùy theo từng kỳ hạn,
lãi suất Đô la Mỹ (USD) cũng tăng, cao nhất khoảng 0,5 điểm phần trăm trên năm.
Tăng chủ yếu là lãi suất huy động, còn lãi suất cho vay thì không có biến động nhiều,
chỉ dưới 0,1 điểm phần trăm trên năm (đối vớiVND)
Nằm trong xu hướng vận động của nền kinh tế toàn quốc, chịu tác động của thị
trường, hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng đã có sự điều chỉnh các mức
lãi suất và Vietcombank Kiên Giang cũng đã căn cứ theo sự chỉ đạo của Vietcombank
Việt Nam, xem xét tình hình hiện tại ở Kiên Giang, từ đó có sự điều chỉnh lãi suất huy
động sao cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của mình.
Tại địa bàn Kiên Giang hiện nay có một mạng lưới ngân hàng dày đặc và đa
dạng với nhiều chiến lược thu hút vốn rất mạnh mẽ. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
hơn khi các ngân hàng cổ phần liên tục ra đời, mạnh dạn áp dụng chiến lược cạnh tranh
bằng lãi suất, liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất tiền gửi hấp
dẫn… Bên cạnh đó các ngân hàng nhà nước cũng đang trên đà cổ phần hoá, có nhiều sự
thay đổi trong cơ chế quản lý và điều hành làm cho các chi nhánh cũng dễ dàng, linh
hoạt hơn trong cạnh tranh.
Ban quản trị Ngân hàng Ngoại thương đã luôn theo dõi thị trường, sự biến
động của lãi suất trong và ngoài nước để từ đó xem xét sự tác động và điều chỉnh lãi
suất tại đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn. Chính vì vậy lãi suất huy
động của Vietcombank Kiên Giang luôn đáp ứng được sự thay đổi của thị trường và
linh hoạt trong chiến lược. Sau đây là số liệu biến động lãi suất tại Vietcombank Kiên
Giang trong 3 năm 2004 – 2006:
Bảng 2: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG


(2004 – 2006)
Đơn vị tính: %/tháng
Đối
tượng
Kỳ
hạn
(tháng
)
Kỳ thay đổi lãi suất
3/6
04
1/3
05
1/4
05
7/4
05
16/
8
05
19/
9
05
6/1
0
05
16/
1
06
23/

3
06
1/4
06
19/
6
06
27/
9
06
23/
10
06
Tiết
kiệm,
tiền
gửi

nhân
KKH 0,2
0
0,2
0
0,2
0
0,2
0
0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,2
0
0,20 0,20 0,2

5
1 0,3
5
0,3
5
0,3
5
0,3
5
0,35 0,45 0,45 0,45 0,50 0.5
0
0,50 0,50 0,5
0
2 - - - - - - - - 0,60 0,6
0
0,60 0,60 0,6
0
3 0,6
0
0,5
6
0,5
6
0,5
6
0,56 0,56 0,56 0,56 0,64 0,6
4
0,64 0,64 0,6
4
6 0,6

3
0,5
8
0,5
8
0,6
3
0,63 0,65 0,65 0,65 0,65 0,6
5
0,65 0,65 0,6
5
7 - - - - - - - - 0,67 0,6
7
0,67 0,67 0,6
7
9 0,6
4
0,6
0
0,6
0
0,6
5
0,65 0,67 0,67 0,67 0,69 0,6
9
0,69 0,69 0,6
9
12 0,6
5
0,6

3
0,6
3
0,6
8
0,68 0,70 0,70 0,70 0,70 0,7
0
0,70 0,70 0,7
0
24 0,6
6
0,6
5
0,6
5
0,7
2
0,72 0,7
3
073 0,73 0,75 0,7
5
0,75 0,75 0,7
5
60 0,6
9
0,6
9
0,6
9
0,7

5
0,75 0,76 0,76 0,76 0,78 0,7
8
0,78 0,78 0,7
8
Tổ
chức
kinh
tế
KKH 0,2
0
0,2
0
0,2
0
0,2
0
0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,2
0
0,20 0,20 0,2
5
1 0,2
0
0,2
0
0,2
0
0,2
0
0,20 0,35 0,40 0,40 0,50 0,5

0
0,50 0,50 0,5
0
2 - - - - - - - - 0,57 0,5
7
0,57 0,57 0,5
7
3 0,5
5
0,5
3
0,5
3
0,5
3
0,53 0,53 0,53 0,55 0,64 0,6
4
0,64 0,64 0,6
4
6 0,6
0
0,5
5
0,5
5
0,6
0
0,60 0,60 0,65 0,65 0,65 0,6
5
0,65 0,65 0,6

5
7 - - - - - - - - 0,66 0,6
6
0,66 0,66 0,6
6
9 0,6
5
0,5
8
0,5
8
- - - 0,67 0,67 0,69 0,6
9
0,69 0,69 0,6
9
12 0,6
5
0,6
0
0,6
0
0,6
5
0,65 0,65 0,70 0,70 0,70 0,7
0
0,70 0,70 0,7
0
24 0,6
5
0,6

3
0,6
3
- - - - - 0,75 0,7
5
0,75 0,75 0,7
5
60 - - - - - - - - 0,78 0,7
8
0,78 0,78 0,7
8
Tổ
chức
tín
dụng
KKH 0,2
0
0,2
0
0,2
0
0,2
0
0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,2
0
0,20 0,20 0,2
0
1 0,2
0
0,2

0
- 0,2
0
- 0,20 0,20 0,20 0,20 0,2
0
0,20 0,20 0,2
0
2 - - - - - - - - - - - - -
3 0,5
3
0,5
3
0,5
3
0,5
3
0,53 0,53 0,53 0,53 0,53 0,5
3
0,53 0,53 0,5
3
6 0,5
5
0,5
5
0,5
5
0,5
5
0,55 0,55 0,55 0,55 0,55 0,5
5

0,55 0,55 0,5
5
7 - - - - - - - - - - - - -
9 0,5
5
0,5
5
0,5
5
- - - - - - - - - -
12 0,5
5
0,5
5
0,5
5
0,5
5
0,55 0,55 0,55 0,55 0,55 0,5
5
0,55 0,55 0,5
5
24 0,5
5
- - - - - - - - - - - -
60 - - - - - - - - - - - - -

quỹ
0,20 0,2
0

0,2
0
020 0,2
0
0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,2
0
0,20 0,20 0,2
5
(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006 )
Qua số liệu thống kê các kỳ lãi suất huy động Việt Nam đồng (VND) của
Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006 ta thấy:
- Vietcombank Kiên Giang có một biểu lãi suất huy động VND khá đa dạng,
có 8 kỳ hạn khác nhau với 8 mức lãi suất khác nhau, ngoài ra trong cùng một kỳ hạn,
các đối tượng khác nhau cũng có mức lãi suất khác nhau. Ngân hàng có sự phân tuyến
khách hàng một cách hợp lý, nhằm đa dạng đối tượng phục vụ đồng thời cũng là xác
định nhóm khách hàng chủ lực, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của ngân
hàng, từ đó sẽ có chiến lược phù hợp trong công tác huy động vốn, thu hút họ sử dụng
các dịch vụ khác của Ngân hàng, như là một hình thức quảng bá thương hiệu vừa hiệu
quả vừa mang tính kinh tế, chi phí it, không tốn nhiều thời gian và nhân lực mà vẫn
thực hiện được.
- Vietcombank Kiên Giang đã mở thêm nhiều kỳ hạn với các mức lãi suất
hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín
dụng,… Từ 23/03/2006 Ngân hàng đã mở thêm kỳ hạn 2 tháng, 7 tháng cho cá nhân gửi
tiền hoặc mở sổ tiết kiệm; mở thêm kỳ hạn 2 tháng, 7 tháng, 60 tháng cho các tổ chức
kinh tế,… Đa dạng hình thức huy động là một chiến lược hàng đầu của Vietcombank
Kiên Giang.
- Nhìn chung, lãi suất huy động VND của Vietcombank Kiên Giang biến
động nhiều, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2005. Ta thấy đầu tháng 3 năm 2005 Ngân
hàng có điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn cho từng đối tượng như:
+ Đối với tiền gửi, tiết kiệm cá nhân: kỳ hạn 3 tháng từ 0,60%/tháng giảm

xuống 0,56%/tháng; kỳ hạn 6 tháng từ 0.63%/tháng giảm xuống 0,58%/tháng; kỳ hạn 9
tháng từ 0,64%/tháng giảm xuống 0,60%/tháng, v..v..
+ Đối với tổ chức kinh tế: kỳ hạn 3 tháng từ 0,55%/tháng giảm xuống còn
0,53%/tháng; kỳ hạn 6 tháng từ 0,60%/tháng giảm xuống còn 0,55%/tháng; kỳ hạn 9
tháng từ 0,65%/tháng giảm xuống 0,58%/tháng ; kỳ hạn 12 tháng từ 0,65%/tháng giảm
xuống còn 0,60%/tháng,… Và một số kỳ hạn khác.
Có sự giảm nhẹ trên là do đến thời điểm cuối năm 2004, đầu năm 2005 thị
trường nhà đất vẫn chưa sôi động trở lại, vàng và ngoại tệ bỗng nhiên giảm nhẹ, làm
ảnh hưởng tâm lý người dân, họ vẫn mang tiền gửi ngân hàng chứ không thích đầu tư,
nguồn cung lớn, nguồn cầu đang dậm chân tại chỗ do sản xuất kinh doanh của các tổ
chức kinh tế không thật hiệu quả.
- Từ 7/04/2005 Vietcombank Kiên Giang đã điều chỉnh lãi suất tăng trở lại.
Từ 19/9/2005 tiếp tục tăng cho tới 23/10/2006 thì hầu hết các mức lãi suất đều tăng
trong khoảng từ 0,02%/tháng đến 0,30%/tháng cho mỗi kỳ hạn ở mỗi đối tượng. Trong
đó tốc độ tăng cao nhất là lãi suất kỳ hạn 1 tháng của tổ chức kinh tế, năm 2004 là
0,20%/tháng, đến tháng 10 năm 2006 là 0,50%/tháng; tốc độ tăng chậm nhất là kỳ hạn 6
tháng của cá nhân, năm 2004 lãi suất là 0,63%/tháng, đến tháng 10 năm 2006 lãi suất là
0,65 %/tháng, tăng 0,02 điểm phần trăm trên tháng trong 2 năm. Bên cạnh sự biến động
dồn dập của lãi suất huy động đối với các đối tượng cá nhân, tổ chức kinh tế thì đối với
tổ chức tín dụng, lãi suất của tất cả các kỳ hạn đều không biến động. Đây là một cách
làm giảm chi phí đầu vào của chi nhánh, bởi vì khi đó lãi suất hòa vốn bình quân sẽ
giảm.
Lãi suất tăng mạnh như vậy là do trong thời gian này thị trường tiền tệ đã
sôi động trở lại. Trong đó bắt nguồn là thị trường nhà đất không “đóng băng” nữa, lạm
phát tăng lên, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh. Một nguyên nhân quan trọng nhất là
người dân đổ tiền vào thị trường chứng khoán, ngân hàng gặp khó khăn trong công tác
huy động vốn, thiếu vốn hoạt động. Tăng lãi suất là giải pháp tức thời và hiệu quả về
nhiều mặt như: thu hút ngay được sự chú ý của người dân, tạo tâm lý thích gửi tiền vào
ngân hàng cho người dân, vì dù sao gửi ngân hàng vẫn an toàn hơn đầu tư; có khả năng
cạnh tranh cao và nhanh chóng lôi kéo được khách hàng về phía mình,… Một nguyên

nhân cũng góp phần làm lãi suất huy động VND tăng trong giai đoạn này là do lãi suất
huy động USD tăng. Trong 3 năm qua FED liên tục tăng lãi suất huy động USD lên một
cách đáng kể làm cho các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng ngoại thương
nói riêng phải điều chỉnh tăng tất cả các mức lãi suất huy động cũng như cho vay lên
nhằm phù hợp với tình hình hiện tại. Tất cả góp phần làm lãi suất huy động VND tăng
mạnh trong thời gian qua.
Sau đây là xu hướng biến động lãi suất của một số kỳ hạn điển hình được biểu
thị qua các đồ thị:
Hình 2: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT “TIẾT KIỆM, TIỀN GỬI CỦA CÁ
NHÂN” CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006)
(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006)
Qua sơ đồ biểu diễn dễ thấy được xu hướng biến động chung của các kỳ hạn
của loại hình “Tiết kiệm, tiền gửi cá nhân” là tăng. Trong đó, kỳ hạn 1 tháng có tốc độ
tăng mạnh nhất còn các kỳ hạn còn lại có tốc độ tăng vừa và đều. Với mỗi kỳ hạn khác
nhau có mức lãi suất khác nhau, phù hợp với giá của thời hạn sử dụng vốn. Mỗi kỳ hạn
khác nhau có tốc độ tăng khác nhau là do sự tác động của nhiều nguyên nhân và do
chiến lược thu hút vốn của ngân hàng.
Ta thấy xu hướng phát triển của kỳ hạn ngắn hạn là ngày càng rút ngắn khoảng
cách với kỳ hạn trung và dài hạn. Nguyên nhân là do ngân hàng đang hướng tới các
khoản vốn ngắn hạn. Đây là những khoản vốn nhạy cảm với lãi suất, dễ dàng điều
chỉnh khi lãi suất biến động bởi vì thời gian ngắn, linh hoạt khi đáo hạn. Quả thực tiến
tới các khoản vốn ngắn hạn là mục tiêu của hầu hết các ngân hàng trong giai đoạn hiện
nay và ngân hàng ngoại thương cũng vậy. Các khoản vốn này vừa dễ dàng trong kiểm
soát vừa tốn ít chi phí hơn các khoản vốn khác. Như vậy ngân hàng vừa tăng thêm lợi
nhuận vừa hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.
Hình 3: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
KINH TẾ CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006)
(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006)
Ta thấy, cũng như “Tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân”, đối với tiền gửi của “Các
tổ chức kinh tế” cũng biến động theo xu hướng tăng. Trong đó, kỳ hạn 1 tháng tăng với

tốc độ cao vượt trội so với các kỳ hạn khác, các kỳ hạn khác tăng nhẹ hoặc tăng nhưng
không mạnh như kỳ hạn 1 tháng, thậm chí có lúc giảm. Ngân hàng Ngoại thương hướng
tới kỳ hạn ngắn hạn, tăng doanh số trong các loại kỳ hạn này, chính vì vậy mà lãi suất
của các kỳ hạn này được tăng lên một cách vượt bậc nhằm gây sự chú ý của người gửi
tiền. Các kỳ hạn khác, lãi suất tăng theo xu thế chung của sự vận động và tăng theo sự
tác động của các nguyên nhân khách quan.
Cũng như “Tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân”, các kỳ hạn ngắn hạn của đối
tượng “Tổ chức kinh tế” có mức lãi suất ngày càng gần mức lãi suất của kỳ hạn trung
và dài hạn. Do tốc độ tăng lãi suất của kỳ hạn trung và dài hạn chậm hơn tốc độ tăng
của kỳ hạn ngắn hạn, cho nên khoảng cách giữa các mức lãi suất này ngày càng ngắn
lại. Tuy nhiên ngân hàng vẫn giữ được sự phù hợp tương ứng trong các mức lãi suất
của từng kỳ hạn và của từng đối tượng, không có mâu thuẫn trong các quyết định, cũng
như không có mâu thuẫn với các chiến lược kinh doanh khác mà ngân hàng đang hướng
tới như: giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro,…
4.1.1.2 ĐỐI VỚI ĐÔ LA MỸ
Bảng 3: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG USD TẠI VIIETCOMBANK
KIÊN GIANG (2004 – 2006)
Đơn vị tính: %/năm
Đối
tượng
Kỳ
hạn
(tháng
)
Kỳ thay đổi lãi suất
17/6
04
19/7
04
20/9

04
30/12
04
1/3
05
7/4
05
11/5
05
5/8
05
14/9
05
26/10
05
26/12
05
1/3
06
10/4
06
6/6
06
19/6
06
Tiền
gửi
của
các
pháp

nhân
KKH
0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,3 0,3 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
1
0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6
2
0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0.5 0,5 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7
3
0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,6 0,6 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8
6
0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,7 0,7 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2
9
0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,85 0,85 1,35 1,35 1,35 1,35 1,35 1,35 1,35
12
0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 1,00 1,00 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5
24
0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 - - - - - - - - -
36
0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 - - - - - - - -
60
0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 - - - - - - - - -
Tiền
gửi
tiết
KKH
1,0 1,0 1,0 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25
1
1,1 1,1 1,1 1,5 1,8 2,0 2,0 2,2 2,2 2,5 3,25 3,25 3,5 3,5 4,0
2
1,1 1,1 1,2 1,7 2,0 2,2 2,2 2,25 2,25 2,85 3,6 3,6 3,75 3,75 4,1

3
1,2 1,2 1,4 1,85 2,25 2,6 2,6 3,0 3,0 3,25 3,8 3,8 3,95 3,95 4,2
kiệm

nhân
6
1,35 1,35 1,625 2,25 2,45 2,85 2,85 3,25 3,25 3,6 4,0 4,0 4,15 4,15 4,4
9
1,6 1,6 1,9 2,5 2,75 3,1 3,1 3,5 3,5 3,75 4,1 4,1 4,3 4,3 4,55
12
1,9 1,9 2,2 2,75 3,05 3,4 3,4 3,75 3,75 4,15 4,5 4,5 4,65 4,65 4,85
24
2,0 2,0 2,3 3,25 3,5 3,85 3,85 4,1 4,1 4,25 4,55 4,55 4,65 4,65 4,9
36
2,2 2,2 2,4 3,5 3,87 4,0 4,0 4,25 4,25 4,35 4,6 4,6 4,7 4,7 5,0
60
3,3 3,3 3,3 4,0 4,25 4,6 4,6 4,65 4,65 4,65 4,7 4,7 4,75 4,75 5,1
(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006 )
Cơ cấu lãi suất huy động USD của ngân hàng không có sự thay đổi nhiều qua 3
năm. Từ 11/05/2005, ngân hàng đã bỏ 3 loại kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng đối
với tiền gửi của các pháp nhân. Ngoài ra, ngân hàng không thêm các loại kỳ hạn.
Nhìn chung đối với tiền gửi của các pháp nhân, các mức lãi suất có biến động
mạnh nhưng không bằng tiền gửi tiết kiệm cá nhân, cụ thể:
- Từ 11/05/2005, các mức lãi suất huy động đối với tiền gửi của các pháp
nhân bắt đầu tăng, đối với mỗi loại kỳ hạn tăng từ 0,2%/năm đến 0,7%/năm. Trong đó,
kỳ hạn 1 tháng tăng it nhất, từ 0,4%/năm lên 0,6%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng nhiều
nhất là từ 0,8/năm lên 1,5%/năm (gần gấp 2 lần năm 2004)
- Từ giữa năm 2004, lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm cá nhân bắt
đầu có sự chuyển biến. Đầu tiên, chỉ có lãi suất của một số kỳ hạn là tăng, như: kỳ hạn
3 tháng tăng từ 1,2%/năm lên 1,4%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 1,35%/năm lên

1,625%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 1,6%/năm lên 1,9%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng từ
1,9%/năm lên 2,2%/năm,… Nói chung tốc độ tăng đều và tương đối chậm.
- Tuy nhiên đến cuối năm 2004, lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm
cá nhân đã có sự biến động khá mạnh, lãi suất tất cả các kỳ hạn đều tăng và tăng mạnh:
kỳ hạn 1 tháng tăng từ 1,1%/năm lên 1,5%/năm; kỳ hạn 2 tháng tăng từ 1,2%/năm lên
1,7%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 1,4%/năm lên 1,85%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ
1,625%/năm lên 2,25%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 1,9%/năm lên 2,5%/năm; kỳ hạn
12 tháng tăng từ 2,2%/năm lên 2,75%/năm; kỳ hạn 24 tháng tăng từ 2,0%/năm lên
3,25%/năm,…
- Tiếp tục trong năm 2005 và đến tháng 9 năm 2006 lãi suất huy động USD
đối với đối tượng là tiền gửi tiết kiệm cá nhân đã tăng với một tốc độ chóng mặt: ở kỳ
hạn 1 tháng tăng từ 1,5%/năm lên 4,0%/năm (gấp 2,7 lần), kỳ hạn 2 tháng tăng từ
1,7%/năm lên 4,1%/năm (gấp 2,4 lần), kỳ hạn 3 tháng từ 1,85%/năm tăng lên 4,2%/năm
(gấp 2,3 lần), kỳ hạn 9 tháng tăng từ 2,5%/năm lên 4,55%/năm (gấp 1,82 lần), kỳ hạn
24 tháng tăng từ 3,25%/năm lên 4,9%/năm (gấp 1,5 lần), kỳ hạn 36 tháng tăng từ
3,5%/năm lên 5,0%/năm (1,43 lần),…
Với sự biến động lãi suất phức tạp và liên tục như vậy (bình quân trong 1 năm
ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh lãi suất từ 4 đến 8 lần) đã làm ảnh hưởng không ít
đến công tác quản trị lãi suất (cụ thể là rủi ro lãi suất) của ban lãnh đạo ngân hàng, ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như chỉ tiêu quan trọng hàng đầu là lợi nhuận
của ngân hàng.
Ở lãi suất huy động USD, xu hướng biến động lãi suất nhìn chung là theo chiều
hướng tăng với tốc độ ngày một cao hơn, cụ thể như sau:
Hình 4: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CỦA “TIỀN GỬI CỦA CÁC PHÁP
NHÂN” CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006)
(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006)
Nổi bật trong sự biến động lãi suất huy động USD của Vietcombank Kiên
Giang là sự tăng vọt chứ không biến động một cách từ từ, đều đặn. Nguyên nhân tăng
lãi suất là do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đồng USD làm cho lãi suất
huy động lẫn lãi suất cho vay ở các ngân hàng đều tăng.

Khác với lãi suất huy động VND là khoảng cách lãi suất giữa các kỳ hạn ngày
càng được rút ngắn, ở lãi suất huy động USD, khoảng cách lãi suất giữa các kỳ hạn
ngày càng tăng lên. Nguyên nhân dễ thấy là do tốc độ tăng lãi suất của kỳ hạn ngắn hạn
chậm hơn tốc độ tăng lãi suất của kỳ hạn trung và dài hạn nên khoảng cách giữa hai loại
lãi suất này ngày một lớn hơn. Như vậy, ngân hàng đang khuyến khích các pháp nhân
gửi tiền dài hạn. Nguyên nhân, đồng ngoại tệ ít bị mất giá, ít rủi ro khi huy động dài hạn
cho nên càng ít nhạy cảm với lãi suất càng tốt. Đây là mục tiêu hướng tới của ngân
hàng. Các pháp nhân, các tổ chức kinh tế là những khách hàng có tiềm năng lớn, sử
dụng nhiều sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng, thường thì những đối tượng này sử dụng
gần như trọn gói các sản phẩm - dịch vụ dành cho họ. Bên cạnh đó, Kiên Giang đã và
đang phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy, trong thời gian sắp tới
đây sẽ là nguồn khách hàng “tuyệt vời” của các ngân hàng. Dự báo được sự phát triển
và xu hướng vận động của tỉnh trong tương lai ngân hàng ngoại thương đã có sự chuẩn
bị chu đáo nhằm phát huy tuyệt đối khả năng cạnh tranh mạnh mẽ vốn có của mình.
Ở “Tiền gửi tiết kiệm cá nhân” cũng có nhiều biến đổi đặc biệt quan trọng:
Hình 5: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN LÃI SUẤT CỦA “TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ
NHÂN” CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006)
(Nguồn: Quyết định thay đổi lãi suất của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006)
Đối với đối tượng là “Tiền gửi tiết liệm cá nhân” thì lãi suất có mức độ biến
động khá đều, theo xu hướng tăng dần. Các kỳ hạn có khoảng cách hợp lý về mức lãi
suất. Đây cũng là chính sách thu hút vốn ngoại tệ của ngân hàng. Đối với đối tượng
này, cùng 1 kỳ hạn nhưng lãi suất lại cao hơn nhiều so với đối tượng tiền gửi của các
pháp nhân. Trên thực tế người dân Việt Nam vẫn thích giữ tiền mặt, số tiền nội tệ cũng
như ngoại tệ nhàn rỗi trong nhân dân là rất lớn mà hiện nay các ngân hàng đang tìm
những giải pháp để thu hút số tiền này vào trong lưu thông, nhằm sử dụng triệt để khả
năng sinh lời của các đồng tiền, không để tiền mất giá trong tay nhân dân; Trong khi
tiền vốn để hoạt động đang thiếu, vốn cho các tổ chức kinh tế không đủ đáp ứng… Bên
cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng nữa là hiện nay thị trường chứng khoán bắt đầu
gần gũi hơn với người dân, dự kiến trong thời gian sắp tới khả năng thu hút vốn của
ngân hàng ngày càng khó hơn vì người dân sẽ đổ tiền vào đầu tư chứng khoán chứ

không muốn gửi tiền ngân hàng như trước đây. Đây sẽ là một vấn đề khó khăn chung
cho các ngân hàng. Và việc cứ tăng lãi suất để cạnh tranh hoặc để thu hút tiền gửi sẽ là
nguy cơ thua lỗ cho các ngân hàng. Các nhà quản trị cần sớm tìm giải pháp cho vấn đề
này.
Để thấy được sự biến động của lãi suất huy động trong thời gian 2004 -
2006 đã ảnh hưởng nhiều hay ít, ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động huy động
vốn của ngân hàng, từ đó thấy được sự ảnh hưởng đến chi phí lãi của ngân hàng,
ảnh hưởng đến cơ cấu tổng chi phí của ngân hàng,…ta xem xét sự biến động của
quá trình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm qua. Sau đây là số liệu về
tình hình huy động vốn của Vietcombank Kiên Giang từ 2004 đến 2006:

×