Quá trình Đảng chỉ đạo, thành tựu và những kinh nghiệm bước đầu về phát triển Khoa
học và Công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ
năm 1996 đến năm 2005
2.1. Quá trình Đảng chỉ đạo phát triển Khoa học và Công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ 1996-2005
2.2.1. Đảng chỉ đạo phát triển Khoa học xã hội và nhân văn
Quán triệt quan điểm coi KH&CN cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
là động lực để phát triển KT-XH, giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công
CNXH. Trong đó KHXH&NV phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh vào lý giải và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước
về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Thường vụ Bộ chính trị trung ương
Đảng đã chỉ rõ phương hướng nghiên cứu KHXH&NV giai đoạn 1996-2000 phải đi
vào 3 phương hướng phục vụ sự lãnh đạo của Đảng: về con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam; CNTB hiện đại; tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng
trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó Bộ chính trị có chương trình nghiên cứu đặc biệt về
chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ của KHXH&NV ngày 30-9-1996 thủ tướng chính phủ
ký quyết định số 716/TTg phê duyệt danh mục các chương trình nghiên cứu khoa học
cấp nhà nước về KHXH&NV giai đoạn 1996-2000. Đến ngày 30-10-1996, Bộ chính trị
ký quyết định số 06-QĐ/TW thành lập hội đồng lý luận Trung ương. Hội đồng có
nhiệm vụ giúp Thường vụ bộ chính trị chỉ đạo phương hướng, nội dung các chương
trình nghiên cứu KHXH&NV trong thời kỳ 1996-2000.
Căn cứ vào phương hướng nghiên cứu KHXH&NV trong thông báo số 01-TB/TW, hội
đồng lý luận đã chỉ đạo xây dựng 7 chương trình nghiên cứu mang mã số khoa học xã
hội (KHXH) gồm: Chương trình KHXH-01 “chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” (10 đề tài) gắn với mục tiêu luận giải
những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị chỉ
đạo tư tưởng, lý luận đó đối với tiến trình cách mạng Việt Nam và thế gới, xác định mô
hình và con đường đi lên XHCN ở Việt Nam. Chương trình KHXH-02 (7 đề tài)
“phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm CNH,HĐH đất nước”
làm rõ mục tiêu và xây dựng phương án tiến trình thực hiện CNH,HĐH đất nước, xác
định rõ các biện pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo thành phần, ngành, vùng)
trong quá trình CNH,HĐH; Xác định hệ thống giải pháp đồng bộ trong các lĩnh vực để
thực hiện hiệu quả công nghiệp hoá. Chương trình KHXH-03 (10 đề tài) gắn với mục
tiêu làm rõ quan điểm xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN, định hướng
các chính sách tác động hợp lý đến sự biến đổi về cơ cấu và quan hệ giữa các giai tầng
xã hội. Chương trình KHXH-04 (6 đề tài) có mục đích làm rõ quan điểm về xây dựng
nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và quan điểm xây dựng con người trong
điều kiện mới, đề xuất những chủ trương cí tính chiến lược về phát triển văn hoá và
con người giai đoạn 1996-2000. Chương trình KHXH-05 (7 đề tài khẳng định vai trò
lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước trong điều
kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường định hướng XHCN, làm rõ
phương hướng, cách thức tổ chức và cơ chế thị trường định hướng XHCN, làm rõ
phương hướng và cách thức tổ chức hoạt động của Đảng các cấp, các lĩnh vực cơ bản
của đất nước. Chương trình KHXH-06 (7 đề tài) tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ
bản CNTB hiện đại, với các mục tiêu: làm rõ những khả năng thích nghi, tiềm năng
phát triển, những mâu thuận cơ bản, triển vọng của CNTB hiện đại, đặc điểm, vai trò,
chiến lược triển vọng của các nước tư bản phát triển nhất, những trung tâm tư bản lớn,
từ đó có giảI pháp chiến lược trong phát triển nước ta. Chương trình KHXH - 07 tập
trung nghiên cứu những vấn đề an ninh, quôc phòng (7 đề tài), đây là chương trình đặc
biệt Bộ quốc phòng và Bộ nội vụ dược giao đặc trách. Ngày 27 tháng 1 năm 1997 Bộ
trưởng bộ KHCN và môI trường đã có quyết định lập ban chủ nhiệm chương trình của
các chương trình cấp nhà nước (bao gồm các quyết định mang số 112/QĐ KCM;
113/QĐ-KCM;114/QĐ-KCM;115/QĐ-KCM;116/QĐ-KCM;117/QĐ-KCM và
118/QĐ-KCM). Các chương KHXH ở giai đoạn 1996-2000 được tổ chức chặt chẽ và
tập trung vào những vấn đề cơ bản hơn; tránh tình trạng dàn trải và trùng lắp nhau, số
lượng chương trình rút bớt 1/3, số đề tài giảm 2/3 do đó việc đầu tư sẽ tập trung hơn.
Nghị quyết TW6 (lần 2) khoá VIII về một số vấn đề cơ bản và cáp bách trong công tác
xây dựng Đảng hiện nay (2/2/1999) nêu rõ nhiệm vụ của KHXH&NV cần “Đẩy mạnh
công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận (trong nước và thế giới), tiếp tục làm rõ
hơn những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra, làm rõ hơn mô hình và con đường đi lên
CNXH ở nước ta, chuẩn bị cho đại hội IX của Đảng”[7.210]. Thực hiện nhiệm vụ đó,
KHXH&NV đi sâu vào nghiên cứu, tổng kết, thảo luận để tiếp tục làm rõ những vấn đề
bức xúc như: kinh tế thị trường định hướng XHCN; vai trò chủ đạo của thành phần
kinh tế nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp, sắp xếp, xây dựng hệ thống tổ chức bộ
máy Đảng, nhà nước và các đoàn thể, hoàn thiện chế độ tiền lương, thực hiện tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, hội nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết
với nước ngoài với giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng XHCN, chống “chiến lược
diễn biến hoà bình ” và những vấn đề bức xúc đặt ra. Làm rõ thêm về con đường thực
hiện CNH,HĐH đất nước, con đường bước đI trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam. Đồng thời “hoạt động KHXH&NV cùng với KHTN và KH-CN góp phần đắc lực
giải quyết các vấn đề đặt ra trên lĩnh vực văn hoá, thúc đẩy các hoạt động văn hoá
thông tin, văn học, nghệ thuật” [7.174] phát huy vai trò của KHXH&NV trong việc
xây dựng con người mới XHCN trong giai đoạn cách mạng mới; xây dựng môi trường
văn hoá, phát triển, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc. Nâng cao đời
sống tinh thần của quần chúng nhân dân . Trong giai đoạn này, KHXH&NV phải thực
hiện tốt với hiệu quả cao chức năng cơ bản và quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH,HĐH đất nước, đi sâu nghiên cứu và giải đáp các vấn đề KT_XH nước ta từ nay
đến năm 2020 nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp kém phát triển hiện nay trở
thành một nước công nghiệp. Nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ tiến trình CNH,HĐH đất
nước; nghiên cứu giải đáp các yêu cầu về phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất nhằm “rút ngắn” con đường phát triển của nước ta, đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn
TBCN.
Trong giai đoạn 2000-2005, KHXH&NV tiếp tục triển khai và thực hiện nhiệm vụ do
NQTW2 khoá VIII đề ra. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ IX tiếp tục bổ
sung và chỉ rõ: Nhiệm vụ của KHXH&NV tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu và làm rõ
những vấn đề lớn của đất nước, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ Quốc. Tiếp đó Nghị quyết TW 5 khoá IX (18/3/2002) về nhiệm
vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới với phương hướng “kiên
định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, chủ nghĩa Mác- Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo và nguyên tắc hoạt động của Đảng …Đổi mới nội
dung và phương pháp công tác tư tưởng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý
luận, góp phần làm rõ hơn con đường đi lên CNXH ở nước ta”
Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của KHXH&NV trong giai đoạn 2001-2005, Hội đồng lý
luận trung ương cùng Bộ chính trị xây dựng và thực hiện 8 chương trình nghiên cứu
bao gồm 79 đề tài. Chương trình KX-01 (11 đề tài) đi sâu vào những vấn đề cơ bản của
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chương trình KX-02 (10 đề tài) tập trung
nghiên cứu những vấn đề mới về mô hình, con đường và bước đi của CNH,HĐH theo
yêu cầu rút ngắn và hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình KX-03 (10 đề tài) gắn với
chủ đề xây dựng Đảng trong điều kiện mới. Chương trình KX-04 (9 đề tài) tập trung
nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp đến yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân. Chương trình KX-05 (12 đề tài) gắn với các vấn đề lý
luận và thực tiễn quan trọng trong phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực
trong thời kỳ CNH,HĐH. Chương trình KX – 06 (7 đề tài) đi sâu vào các vấn đề dự
báo chiến tranh kiểu mới của địch, đề xuất các chủ trương, giảI pháp đối phó. Chương
trình KX-07 (10 đề tài) nghiên cứu về âm mưu, ý đồ chiến lược hoạt động xâm phạm
an ninh quốc gia của các thế lực thù địch đề xuất đối sách của ta. Chương trình KX-08
(10 đề tài) nghiên cứu những đặc điểm chủ yếu, xu hướng của thế giới và khu vực
trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Các chương trình, đề tài KHXH cấp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất
nước từ 1996-2005 được tổ chức thực hiện với quy mô lớn và bao quát toàn diện
những vấn đề trọng yếu của đất nước, đảm bảo đúng định hướng chính trị- tư tưởng,
mang lại nhiều kết quả có giá trị góp phần cung cấp luận cứ khoa học có tính hệ thống
cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước
và có tác động tích cực đến thực hiện phát triển KT_XH và quá trình hội nhập của đất
nước.
Cùng cới quá trình triển khai các chương trình khoa học xã hội. Ngày 27 tháng 1 năm
2003 Ban bí thư ra chỉ thị “về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát
hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới” chỉ rõ vị trí vai trò của việc nghiên
cứu, xuất bản sách lý luận chính trị, nâng cao hiệu quả công tác truyền bá lý luận chính
trị chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng.
Ngày 27 tháng 3 năm 2003 Ban bí thư ra chỉ thị “về đẩy mạnh nghiên cứu tuyên truyền
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới” nhằm mục đích “làm cho toàn
Đảng , toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc nguồn gốc nội dung, giá trị, vai trò của tư
tưởng Hồ Chí Minh, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần tư tưởng của nước ta” [9.500]. Tiếp đó, ngày 12 thnág 5 năm 2003, chỉ
thị Ban bí thư “về tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 20 năm đổi mới” làm
rõ những kinh nghiệm lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới, cung cấp những luận cứ
khoa học cho việc hoach định đường lối chính sách của Đảng. KHXH&NV trong thời
gian qua đã góp phần vào thành công to lớn của Đảng và nhân dân trong công cuộc đổi
mới, tạo thế và lực mới cho đất nước.
1.1.2. Đảng chỉ đạo phát triển khoa học tự nhiên
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu KHTN để áp dụng những thành tựu của
KHTN vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo điều kiên để chuyển giao công nghệ hiện đại,
bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Chủ trương của Nghị quyết 02-NQ/HNTW về
KH&CN đã được triển khai khá khẩn trương. Đến năm 1997 đại đa số các tỉnh, thành phố,
bộ, ngành ở trung ương đã triển khai việc tổ chức quản triệt Nghị quyết TW 2 khoá VIII về
KH&CN cho các cán bộ chủ chốt, đến các cơ sở, cán bộ Đảng viên. Luật KH&CN được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000,
Quyết định 68/1998 QĐ -Ttg về thí điểm thành lập các doanh nghiệp nhà nước trong các
cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu. Bộ chính trị đã tăng cường chỉ đạo, ban hành các chỉ thị
quan trọng như chỉ thị 36_CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị 58-
CT/ TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Các Chỉ thị, Nghị quyết
đã tạo cơ sở, điều kiện để các ngành, cơ quan KHTN, các trường đại học, các trung tâm tập
trung nghiên cứu ứng dụng có chọn lọc nhằm tạo cơ sở cho việc tiếp thu và làm chủ công
nghệ mới như khoa học thông tin, chế tạo vật liệu những tiến bộ mới về di truyền học, sinh
học, ý học cơ bản…[9.76]. Đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản như: toán học, tin
học, cơ học, vật lý học, hoá học, sinh học, khoa học về trái đất đều được nghiên cứu và đạt
kết qủa cao: quy mô, số lượng, chất lượng nghiên cứu KHTN ngày càng tăng. Hoạt động
KHTN có nhiều bước phát triển mới, tập hợp được đông đảo cán bộ khoa học trong các
trường đại học, viện nghiên cứu. Hội đồng KHTN được thành lập, góp phần từng bước
hình thành một số tập thể khoa học để thực hiện các chương trình, đề tài lớn của KHTN.
Các kết quả nghiên cứu đạt được như: Nghiên cứu toán học, công nghệ thông tin, các khoa
học hệ thống và điều khiển học, vật lý học chất rắn, quang học, vật lý lade, cơ học các kết
cấu công trình,…được áp dụng vào sản xuất và đời sống. Phát triển công nghệ sinh học và
áp dụng tiến bộ của sinh vật học nhiệt đới, công nghệ gen, kỹ thuật tế bào, cấu trúc địa chất
và đặc điểm địa động lực Việt Nam…được áp dụng vào sản xuất, đặc biệt là tạo ra giống
mới, phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn. Công nghệ giống và chế
biến nông sản đã góp phần tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản
xuất nông nghiệp.
Các công trình nghiên cứu KHTN hướng vào nghiên cứu ứng dụng như nghiên cứu và
xử lý ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để theo dõi tình trạng cháy rừng, thảm thực vật,
quan sát trường nhiệt mặt biển và sự thay đổi của nhiệt độ trên đất liền lãnh thổ Việt
nam. Công nghệ viễn thảm, địa vật lý, công nghệ thông tin địa lý (Gis) công nghệ trắc
địa bản đồ…ứng dụng vào công tác điều tra, thăm dò dầu khí, quặng sắt, thiếc, bôxit,
đồng,…KHTN góp phần phát triển công tác điều tra cơ bản về biển, tài nguyên thiên
nhiên, điều kiện địa lý…đạt kết quả cao, tạo điều kiện cung cấp luận cứ cho chính sách
phát triển KT_XH, phòng chống thiên tai; công tác nghiên cứu về biển thềm lục địa,
đại dương đạt nhiều tiến bộ…
2.1.3. Đảng chỉ đạo phát triển khoa học- công nghệ
Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KH&CN trong giai đoạn đẩy mạnh
CNH,HĐH đất nước, đặc biệt là triển khai Nghị quyết TW2 khoá VIII của Đảng về
định hướng chiến lược phát triển KH&CN. Để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược phát
triển KH&CNH,HDH trong giai đoạn mới, Thủ tướng chính phủ ký quyết định
68/1998/QĐ-TTg về thí điểm thành lập các cơ sở đào tạo cơ sở nghiên cứu trong các
doanh nghiệp nhà nước, nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành
tựu KH&CN vào sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các doanh
nghiệp nhà nước. Để điều chỉnh về nguồn vốn đầu tư và chính sách tài chính đảm bảo
cho hoạt động KH&CN Nghị định 119/1999/NĐ-CP về điều chỉnh một số chính sách
và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN với
mục đích đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN, đặc biệt là gắn hoạt
động KH&CN với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghị định của
chính phủ quy định một cách chi tiết về quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả, về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, về bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh; chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền
bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
Ngày 29 tháng 12 năm 1997, Nghị quyết hội nghị lần thứ tư ban chấp hành tung ương
Đảng khoá VIII “về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để đẩy mạnh CNH,HĐH, phấn đấu hoàn thành mục
tiêu KT_XH đến năm 2000” đã xác định rõ các biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế; phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, nhất là
công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao; Nhà nước cần đẩy mạnh việc đầu tư
cho phát triển KH&CN “giúp đỡ” các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh “về
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, về tiếp thị và thông tin thị trường” [7.130].
Qua đó, Nhà nước bảo đảm việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện cho
việc đổi mới thiết bị, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp. Một trong các giải
pháp quan trọng để phát triển KT_XH nâng cao hiệu quả cạnh tranh đòi hỏi phải áp
dụng những thành tựu của KH&CN hiện đại vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp
Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất ra nhiều
sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trừơng trong nước và thế giới.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển KH&CN do Nghị quyết TW2 khoá VIII chỉ ra, Ngày 18
tháng 11 năm 1996, Bộ chính trị ra nghị quyết “về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh
tế đối ngoại 5 năm 1996-2000” với nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại theo định
hướng XHCN, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất mới, tranh thủ ngày càng
nhiều vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài.
Nghị quyết đã chỉ rõ phương hướng phát triển chủ yếu của kinh tế đối ngoại bên cạnh
việc tăng cường tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến cần “Đầu tư đổi mới công
nghệ để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống, đồng thời tập trung nghiên
cứu sản xuất các mặt hàng mới có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,…ưu tiên
nhập khẩu vật tư, thiết bị công ghệ tiên tiến phục vụ cho CNH,HĐH, tạo công ăn việc
làm, đẩy mạnh xuất khẩu ” [7.250]. Nhờ chính sách mà các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất có điều kiện đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất,
đổi mới và không ngừng chuyển giao công nghệ, đặc biệt là đưa vào sử dụng các công
nghệ sản xuất tiên tiến nhập từ nước ngoài về để từng bước hiện đại hoá công nghệ,
tăng cường tiềm lực KH&CN đất nước. Nhờ chính sách phát triển KH&CN, phát huy
vai trò “động lực” của KH&CN trong phát triển KT_XH trong giai đoạn 1996-2000,
tăng trưởng kinh tế đạt 7% trở lên, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng và bước vào
thời kỳ tăng trưởng ổn định. Tiếp đó, ngày 10/11/1998, Bộ chính trị ra quyết định “về
một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” đã chỉ rõ quan điểm “thực hiện
CNH,HĐH trong phát triển nông nghiệp (cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp )…
đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước theo định hướng XHCN”. Nghị quyết khẳng định một
trong những chủ trương để phát triển nông nghiệp và nông thôn là phải ưu tiên đầu tư
phát triển KH&CN “đầu tư đúng mức cho phát triển KH&CN trong lĩnh vực nông
nghiệp và nông thôn, nhất là áp dụng những thành tựu của sinh học hiện đại. Ưu tiên
đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mới…tạo ra khâu đột phá về năng suất, chất
lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường khu vực và thế
giới ” [7.278]. Chính nhờ đó mà việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
sinh học trong nông nghiệp được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn. Hệ thống các viện
nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức sự nghiệp KH&CN trong nông, lâm
nghiệp gắn liền với sản xuất nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó việc ứng dụng thành
tựu KH&CN trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến, bảo quản để nâng cao
chất lượng nông sản, KH&CN góp phần đắc lực trong việc sản xuất máy móc nông-
ngư; thực hiện nhiệm vụ CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Trong giai đoạn mới, tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương phát triển KH&CN do
Nghị quyết TW 2- khoá VIII và Nghị quyết Đại hội IX đề ra, Đảng đẩy mạnh việc chỉ
đạo phát triển KH&CN gắn liền với các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh
doanh. Ngày 24 tháng 9 năm 2001 Hội nghị TW3 - khoá IX “về tiếp tục đổi mới và
phát triển nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước ” đã đánh giá tình hình phát
triển của các doanh nghiệp nhà nước và khẳng định kinh tế nhà nước có vai trò quyết
định trong việc giữ vững định hướng XHCN. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi phải tăng cường ứng dụng công
nghệ mới, công nghệ tiên tiến, mũi nhọn và sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp
nhà nước cần đổi mới, hiện đại hoá công nghệ. “Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu
đãi đối với người có đóng góp đổi mới công nghệ, mang lại hiệu quả thiết thực cho
doanh nghiệp,…Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, đổi
mới công nghệ” [9.20]. Thông qua việc áp dụng các thành tựu KH&CN hiện đại,
chuyển giao công nghệ mà nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hình
thành một số tập đoàn kinh té mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước có trình độ
công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp giữa KH&CN, đào tạo,
nghiên cứu triển khai sản xuất kinh doanh làm cơ sở để giữ vững và tăng cường vai trò
chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Đối với thành
phần kinh tế tập thể Nhà nước ban hành chính sách trợ giúp kinh tế tập thể trong quá
trình xây dựng và phát triển thông qua việc giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ứng
dụng KH&CN, nắm bắt thông tin thị trường… Nghị quyết TW5- khoá IX đã chỉ rõ
chính sách hỗ trợ KH&CN đối với kinh tế tập thể, Nhà nước hỗ trợ việc ứng dụng các
thành tựu KH&CN nhất là công nghệ giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản,
chế biến, công nghệ thông tin qua hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Tập trung nâng cao năng lực một số Viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao
KH&CN ở các vùng. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu KH&CN liên kết với hợp
tác xã, chuyển giao các thành tựu KH&CN mới cho hợp tác xã, giúp đỡ các tổ hợp tác,
hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ. Nghị quyết Bộ chính trị ra ngày
16/6/2003 “về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh” đã
chỉ rõ giải pháp để phát triển nông, lâm trường là phải “Đẩy mạnh triển khai ứng dụng
các tiến bộ KH&CN mới, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và các khâu sau thu
hoạch. Hợp tác, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học để bảo đảm về nguồn gen,
chọn lọc, lai tạo và sản xuất giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp và vật nuôi có năng
suất cao, chất lượng cao…Nông lâm trường phải tập trung chuyển giao công nghệ, ứng
dụng tiến bộ KH&CN mới, công nghệ cao, cung cấp dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm
” để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm
đáp ứng thị trường trong nước và hướng ra xuất khẩu. Đối với kinh tế tư nhân, Nghị
quyết TW5- khoá IX chỉ rõ: Nhà nước mở rộng dịch vụ tư vấn KH&CN, hỗ trợ mở các
lớp ngắn hạn miễn phí bồi dưỡng kiến thức KH&CN cho hộ doanh nghiệp, doanh
nghiệp tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, thuê, mua, trả
góp thiết bị để đổi mới công nghệ, thực hiện tốt việc áp dụng có hiệu quả các công
nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Thực
hiện chỉ đạo phát triển KH&CN, gắn KH&CN với các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát
huy vai rò “động lực” của KH&CN trong phát triển KT_XH, các Nghị quyết TW3,
TW5 khoá IX của Đảng đã khẳng định cần áp dụng và đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng
dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất kinh doanh trong tất cả các thành phần kinh
tế. Phát triển lực lượng sản xuất, CNH,HĐH đất nước bằng KH&CN, phát triển
KT_XH ổn định và nâng cao đời sống nhân dân…Trong giai đoạn này, tốc độ tăng
trưởng kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và tăng cao. Tốc độ tăng GDP năm 2001 là
6.79%, năm 2002 là 6.89%, năm 2003 là 7.08%, năm 2004 là 7.69%. Các ngành sản
xuất và dịch vụ đều tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao: bình
quân thời kỳ 1991-2000 tăng 13.5%, thời kỳ 2001-2003 tăng 15%, năm 2004 là 16%.
Sản xuất nông nghiệp chuyển sang đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi theo hướng xuất
khẩu. Hoạt động dịch vụ nhất là xuất nhập – khẩu phát triển khá. Tổng kim ngạch xuất
khẩu năm 2001 là 3.7%, năm 2002 là 11.2%, năm 2003 là 24.6% năm 2004 là 28.7%
[1]. Do đó cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, ổn
định tỷ trọng khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nhưng giá
trị tuyệt đối của từng ngành đều tăng.
Nghị quyết TW5- khoá IX “về đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
2001-2010 ” đã chỉ rõ để phát triển nông nghiệp, nông thôn đẩy nhanh quá trình
CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn cần “Đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng và chuyển
giao KH&CN vào sản xuất. Coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn…Đầu tư vào hiện đại hoá hệ thống Viện, trường,
nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học. Nghiên cứu và tiếp thu KH&CN tiên tiến
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn theo hướng
CNH,HĐH ”[9.75] nhằm thực hiện việc đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp và nông
thôn bằng KH&CN hiện đại.
Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý và chính sách đối với hoạt động
KH&CN. Nghị quyết TW9- khoá XHCN đã chỉ rõ cần phải “đổi mới một cách căn bản
cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động KH&CN, lấy sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững của đất nước của đất nước làm mục tiêu chủ yếu của hoạt động KH&CN. Nhà
nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước tích cực đổi mới công
nghệ và ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất kinh doanh. Khắc phục
tình trạng bao cấp, hành chính hoá hoạt động KH&CN. Đầu tư có trọng tâm trọng
điểm để tạo sự bứt phá về một số công nghệ cao có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh
và hiệu quả của nền kinh tế. Chuyển các tổ chức hoạt động KH&CN nghiên cứu triển
khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc hội nhập quốc tế trong
lĩnh vực KH&CN; đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước về KH&CN theo hướng hỗ
trợ phát triển thị trường KH&CN . Nhờ đó mà phát huy được vai trò tự chủ của các tổ
chức hoạt động KH&CN; nâng cao năng lực hoạt động, sức sáng tạo của các cán bộ
KH&CN để tạo ra công nghệ mới tiếp thu, triển khai và ứng dụng các tiến bộ KH&CN
của thế giới vào sản xuất, nâng cao năng lực KH&CN đất nước; hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế nước ta. Nghị quyết TW6- khoá IX “về tiếp tục thực hiện