Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận cao học, Xu thế của truyền thông hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.11 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Tương tác đã và đang trở thành xu thế tất yếu của truyền thông hiện
đại. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm điều kiện cơ bản về cơ sở
vật chất cho các chương trình tương tác được thực hiện, là yếu tố quan
trọng để có phát triển các chương trình tương tác.
Trong những năm gần đây các chương trình tương tác ở các kênh
truyền hình, phát thanh trên cả nước xuất hiện ngày càng nhiều hơn và
ngày càng khẳng định giá trị của mình. Hoạt động tương tác đã làm tăng
thêm sự gắn bó mật thiết giữa công chúng và cơ quan truyền thông. Nó đã
phá vỡ tư duy áp đặt, một chiều. Nó đã trở thành một mối quan hệ đặc biệt,
phù hợp với cuộc sống ngày càng hiện đại và ngày càng dân chủ, văn minh.
Từ đó những định hướng, những tri thức về mọi mặt của đời sống xã hội
trong nhân loại được mềm hóa và chuyển tải đến người dân một cách nhẹ
nhàng.
Nhờ có các chương trình tương tác mà những khán giả cũng trở
thành nhà tư vấn, người cung cấp thông tin. Chi tiết này là một trong những
chi tiết khiến cho khán, thính giả đặt niềm tin cậy rất cao vào báo chí,
truyền thông. Nó đã trở thành một phần trong đời sống của người dân .Để
làm rõ vấn đề tương tác có phải là xu thế của truyền hình hiện đại hay
không tác giả lựa chọn đề tài “Tương tác-xu thế của truyền hình hiện đại”
làm tiểu luận kết thúc môn học.


NỘI DUNG
1.

Khái niệm tương tác và tương tác truyền hình
1.1.Khái niệm tương tác
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Tương tác”
là tác động qua lại lẫn nhau.
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt – Nam do Nguyễn Lân chủ biên thì:


Tương tác (interactivity) là có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại.
Từ điển Webster đã định nghĩa động từ “tương tác” (To interact )là:
“hành động qua lại; thực hiện những hành động qua lại” (Viện Ngôn ngữ
học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và trung tâm từ điển học.
Hà Nội, Đà Nẵng).
Nếu chúng ta xem xét về sự tương tác trong cuộc sống hằng ngày, ta
sẽ tìm thấy những ví dụ sát thực trong các tình huống xã hội: một cuộc đối
thoại, một ván tennis, trình diễn một bản nhạc… Tất cả các hình thức tương
tác đều cần có sự cộng tác, các bên liên quan phải phối hợp hoạt động, nếu
không, quá trình này sẽ sụp đổ; tất cả các bên đều thực hiện quyền lực của
mình đối với bên kia, tác động đến những gì bên kia làm và thông thường,
có những thỏa thuận (ngầm) là ai sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào.
Trong những ví dụ này, sự tương tác là một sự giao kết phức tạp và năng
động giữa 2 hay nhiều bên. (Trần Quang Huy, Hoạt động tương tác trên báo
mạng điện tử- 2006- Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng).
Như vậy, tương tác là sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa
hai sự vật. Sự ảnh hưởng, tác động này mang tính hai chiều và không hạn
định số lần tác động. Ví dụ, trong dạy học, sự tương tác thể hiện ở tác động
qua lại không chỉ một chiều giữa thầy với trò mà còn có sự tác động trở lại
của trò với thầy bằng phản biện, bằng tranh luận.
1.2.Khái niệm truyền hình tương tác
Truyền hình là một loại hình truyền thống trong hệ thống các phương
tiện truyền thông hiện nay. So với báo mạng điện tử, truyền hình có tính

2


tương tác thấp hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là tương tác không thể
có trong các chương trình truyền hình.
Thuật ngữ “Truyền hình tương tác” còn gọi là “Truyền hình 2 chiều”

trong tiếng Anh là interctiv television. Theo từ điển truyền hình tương tác
trực tuyến www.itvdictionary.com thì interractiv television được gọi tắt là
ITV. Có rất nhiều thảo luận xung quanh việc làm thế nào để định nghĩa rõ
rang và chính xác nhất về truyền hình tương tác. Có ý kiến cho rằng
“Truyền hình tương tác là khi người xem và nguồn phát có thể trao đổi
thông tin với nhau một cách thường xuyên trong thời gian thực” (Nguồn:
nma.co.uk). Không ít người cho rằng truyền hình tương tác là truyền hình
với cái gọi là “Kênh phản hồi”. “Thông tin không chỉ truyền đi từ nguồn
phát tới người xem, mà còn quay trở lại từ người xem đến nguồn phát”
(nguồn www.itvdictionary.com).
Truyền hình tương tác là một dạng truyền hình cho phép người xem
tham gia, điều khiển các chương trình truyền hình. Với dạng truyền hình
truyền thống, đường truyền truyền hình là một chiều. Những người làm 35
truyền hình quyết định thời gian xem truyền hình, chương trình và kênh
sóng. Có ý kiến cho rằng: với truyền hình tương tác, khán giả được trực
tiếp tham gia vào chương trình đang phát sóng. Khán giả ở đây là những
người đang xem TV, không phải là những người trong trường quay. Ví dụ,
chương trình “Ai là triệu phú” đang phát sóng, nó sẽ là chương trình truyền
hình tương tác nếu như khán giả (những người đang ở trước TV) được
phép trả lời thông qua đường điện thoại hoặc đường phản hồi nào khác.
Truyền hình tương tác khác biệt với truyền hình truyền thống ở chỗ, truyền
hình truyền thống chỉ truyền đi theo một chiều từ nhà đài đến khán giả;
trong khi đó truyền hình tương tác cần một đường truyền thông tin từ khán
giả tới nhà đài.
3


Về mặt cấu trúc, mỗi TV ngoài việc thu nhận tín hiệu truyền hình,
nó còn có chức năng phản hồi tín hiệu tới nhà đài một cách tức thì. Từ khi
có mạng internet, nó trở thành đường phản hồi tốt nhất khiến truyền hình

tương tác phát triển rầm rộ. Có ý kiến thì miêu tả “Truyền hình tương tác
đại diện cho sự quy tụ của công nghệ với truyền hình, tương tác cho phép
sự trao đổi thông tin giữa nguồn phát với nguồn nhận” (Nguồn MBC Museum of Broadcast Communication). Tác giả Mark Gawlinski nói:
Truyền hình tương tác có thể xem là tất cả những gì khiến cho khán giả
truyền hình, hoặc khán giả và người làm chương trình truyền hình, hoặc
dịch vụ tham gia vào cuộc đối thoại. Cụ thể hơn, truyền hình tương tác có
thể coi là một cuộc đối thoại đưa khán giả vượt qua kinh nghiệm ngồi xem
thụ động và cho họ lựa chọn và hành động - hành động đó có thể đơn giản
là việc viết vào tấm thiệp rồi bỏ vào thùng thư, hoặc phác họa một hình vẽ
lên màn hình ti vi 36 [Sản xuất truyền hình tương tác, xuất bản 2003, nhà
xuất bản Focal Press, trang 5].
Theo PGS, TS. Nguyễn Văn Dững: Truyền hình tương tác, một cách
hiểu là dạng thức truyền hình trong đó khán giả vừa với tư cách khán giả,
vừa với tư cách tham gia thông qua việc sử dụng những phương tiện kỹ
thuật để được giao tiếp bằng nhiều hình thức như truyền hình, Internet
(email, webcam, blog…), điện thoại di động, điện thoại đường dài…ngay
trong lúc chương trình đang phát sóng hay trước đó…..
Mọi quan điểm đều tập trung miêu tả truyền hình tương tác như là
một quá trình trao đổi thông tin 2 chiều, có sự tác động lẫn nhau giữa các
chương trình tryền hình, các kênh truyền hình với khán giả của mình. Vì
thế có nhiều người gọi truyền hình tương tác là truyền hình hai chiều.
Truyền hình tương tác cho phép sự tham gia ngày càng nhiều hơn
của khán giả truyền hình vào các chương trình truyền hình mà họ quan tâm.
4


Nó cũng giúp các đài truyền hình có những chiến lược thông tin cho phù
hợp với nhu cầu và sự quan tâm của khán giả. Dưới góp độ sử dụng: Đây là
góc độ cơ bản nhất, góc độ thuộc về bản chất của quá trình trao đổi thông
tin giữa nguồn phát và đối tượng tiếp nhận. Ở góc độ này, truyền hình

tương tác diễn tả mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia tương tác nhằm
mục đích cuối cùng là tính thông tin, là sự chủ động trong tiếp nhận của
người xem và sự cải tiến nâng cao chất lượng thông tin của các đài truyền
hình.
Nhiều ý kiến cho rằng, truyền hình tương tác là truyền hình truyền
thống cùng với những nội dung tương tác. Các chương trình truyền hình nỗ
lực cải tiến, nâng cao chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu của khán giả
truyền hình, và ngược lại khán giả có thể phản hồi đến các chương trình,
bày tỏ quan điểm và chủ động tiếp nhận thông tin. Trong sự tương tác này,
yếu tố khán giả, cùng với sự tiếp nhận thông tin chủ động và tích cực được
đề cao, nói ccahs khác, chiều thông tin phản hồi được chú ý nhiều hơn. Ý
nghĩa của truyền hình tương tác chính là ở chỗ nó đã nâng địa vị của người
xem chương trình truyền hình “Từ địa vị là người quan sát thụ động, khán
giả trở thành người tích cực thma gia vào những sự việc đang diễn ra, thậm
chí còn trở thành tác giả và đạo diễn của những sự việc diễn ra trên màn
ảnh” [Báo chí tuyên truyền tập 1, Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2004, trang
148].
+ Dưới góc độ công nghệ: Mấu chốt của cuộc tranh luận chính là ở
góc độ này của thuật ngữ. Yếu tố công nghệ góp phần đáng kể để thúc đẩy
quá trình tương tác giữa các đài truyền hình với khán giả, tạo nhiều điều
kiện vfa phương tiện để người xem có thể phản hồi thông tin tới các
chương trình. Chính ở gốc độ này, chúng ta thấy những quan niệm cho rằng
“Truyền hình tương tác là sự quy tụ của công nghệ và truyền hình”. Truyền
5


hình tương tác theo cách hiểu này là truyền hình kết hợp với công nghệ
hoặc là truyền hình hợp nhất với công nghệ. Khi truyền hình hợp nhất với
công nghệ, sẽ không còn ranh giới để phân định các lĩnh vực truyền thông,
mọi ranh giới giữa truyền hình và công nghệ sẽ bị xóa nhòa. “Nền tảng của

loại truyền hình tương tác là phương pháp mã hóa bằng số và nén tín hiệu.
Điều này có nghĩa là tín hiệu chuyển hóa thành hình thức số và được nén
lại” [Báo chí truyền hình tập 1, Nhà Xuất bản Thông tấn, năm 2004, trang
149]. Ti vi và máy tính cá nhân không thể hợp nhất với nhau, bởi cách sử
dụng và công nghệ khác nhau.
Cách thức và chức năng của các thiết bị truyền thông như vô tuyến,
máy tính và điện thoại sẽ hướng đến việc giữ nguyên tính riêng biệt của nó
bởi vì chúng ta sử dụng những phương tiện đó trong những cách khác
nhau” [Cha mẹ, trẻ em và truyền hình tương tác - Nguồn
www.doc.ic.ac.uk]. Ti vi và máy tính không phải là một đơn vị chung. Sẽ
có nhiều cách tương tác trên truyền hình. Chúng ta đã và đang thấy sự
tương tác đó chỉ là bổ trợ cho việc xem truyền hình hơn là việc thay thế
truyền hình. Ứng dụng của truyền hình ở các nước phát triển ngày càng
nhiều hơn. Do đó nhiều hãng truyền hình lớn xích lại gần các công ty dịch
vụ Internet bằng những hợp đồng chuyển sở hữu hay sáp nhập. So với
Internet, truyền hình chỉ thua kém ở phương diện tính tương tác.
Truyền hình đã tận dụng thế mạnh tuyệt vời này của Internet để tăng
cường tính tương tác trong các chương trình của mình. Vì thế có nhiều
quan điểm đồng nhất truyền hình tương tác với truyền hình internet hoặc
truyền hình tương tác nhờ internet. Công nghệ truyền hình tương tác trên
thế giới đã phát triển đến mức các hãng sản xuất liên tục đưa ra những ứng
dụng và cải tiến công nghệ trong truyền hình nhằm đem lại sự tiện lợi tối
đa cho khán giả. Một trong những hãng truyền hình lớn trên thế giới có thể
6


kể đến như hãng tin BBC News của Anh là hãng đi đầu trong việc ứng
dụng công nghệ. Trên trang wwb của hãng có chỉ dẫn để sử dụng truyền
hình tương tác với BBC bằng bấm nút trên bảng điều khiển. Trung tâm
Hagan đã báo cáo về truyền hình tương tác ở Mỹ, hơn một nửa số hộ xem

truyền hình ở Mỹ đăng ký dịch vụ truyền hình tương tác.
Một số dạng tương tác truyền hình:
Một là, Tương tác hai màn hình: Tương tác giữa người xem với
chương trình truyền hình được thực hiện thông qua một màn hình khác với
màn hình tivi. Khán giả xem chương trình truyền hình và tương tác với nội
dung của chương trình đó bằng máy tính cá nhân nối mạng, hoặc sử dụng
điện thoại nhắn tin. Hiện nay xuất hiện nhiều nhất trên màn hình biểu hiện
của kiểu tương 39 tác này là việc thực hiện qua tin nhắn SMS đến chương
trình truyền hình hoặc gửi email đến chương trình theo một địa chỉ do
chương trình cung cấp.
Hai là, Truyền hình Internet: Đây là kiểu tương tác rất dễ sử dụng,
được kết hợp giữa sự giao lưu của những người trong chương trình với
khán giả đồng thời là độc giả. Người xem gửi yêu cầu qua Internet bằng địa
chỉ cho trước. Thậm chí trao đỏi được hình ảnh của mình. Hình thức này
được thực hiện dễ dàng không chỉ đối với các nước phát triển trên thế giới,
mà ngay chính Việt Nam đã thực hiện những chương trình theo cách này và
đạt hiệu quả cao.
Ba là, Kênh phản hồi: Là một dạng tương tác ở nhiều mức độ khác
nhau. Kênh phản hồi giúp cho khoảng cách giữa những người làm chương
trình gần lại với khán giả. Khán giả trở thành người chủ động có ý kiến để
chương trình hay hơn, hấp dẫn hơn, hoặc đáp ứng những nhu cầu của người
xem. Đề cao vai trò của kênh phản hồi, nhiều người đã định nghĩa truyền

7


hình tương tác chính là kênh phản hồi. Với ý nghĩa đó, truyền hình tương
tác còn gọi là truyền hình hai chiều giữa người xem chương trình và người
cung cấp nội dung tương tác.
2. Vai trò của tương tác trên truyền hình

2.1. Vai trò của tương tác đối với chương trình truyền hình
Thắt chặt mối quan hệ giữa khán giả - những người làm truyền hình.
Công chúng và tòa soạn là mối quan hệ đã được các loại hình báo chí
truyền thống thiết lập từ khi báo chí mới ra đời. Đối với bất cứ lọai hình
báo chí nào, từ báo in đến phát thanh - truyền hình, luôn có sự quan tâm
đến ý kiến công chúng. Mỗi trang báo hay mỗi chương trình đều có một địa
chỉ để khán giả gửi thư, chia sẻ, góp ý và tiếp nhận thông tin phản hồi của
khán gỉả. Nhờ vậy luôn duy trì được mối quan hệ giữa công chúng và cơ
quan báo chí.
Với truyền hình hiện đại, khi khán giả là những người chủ động tiếp
nhận thông tin và dần cởi mở để chia sẻ suy nghĩ của mình thì chương trình
cũng luôn cần có những cách thức để tiếp nhận thông tin: email, facebook
hay số điện thoại nóng. Có thể hình thức tương tác của truyền hình không
nhanh chóng và thuận tiện như báo mạng điện tử. Bởi việc tiếp nhận thông
tin trên báo mạng cùng là việc tiếp nhận thông tin mang tính chất hai chiều.
Trong đó một chiều từ tờ báo đến độc giả và một chiều ngược lại từ độc giả
đến tờ báo, và gần như đồng thời. Độc giả có thể ngay lập tức lựa chọn
thêm thông tin mình muốn xem và yêu cầu tòa soạn thông tin thêm. Độc
giả có thể phản ứng trực tiếp đối với tin tức tiếp nhận được và bày tỏ thái
độ với thông tin đó.
Còn với truyền hình, những hình thức tương tác đó không trực tiếp
và không có tác động ngay lập tức vào chương trình phát sóng. Khán giả
phải thông qua những thiết bị khác chiếc TV mới có thể tương tác được với
chương trình. Tuy nhiên, Truyền hình hiện đại đang dần mở rộng thêm
nhiều hình thức tương tác đa dạng, có thể sử dụng những thiết bị gần gũi
8


với khán giả: điện thoại, máy tính bảng ... hay cách thức tương tác qua
mạng xã hội, nhằm gắn kết khán giả nhiều hơn. Thông qua hoạt động tương

tác, những người quản lý có thể hiểu hơn nhu cầu của công chúng. Một
chương trình tương tác có ít hay nhiều sự quan tâm của khán giả được thể
hiện rất rõ bằng số lượng người tham gia tương tác, bình luận, nhận xét.
Dựa trên tương tác của khán giả trên mạng xã hội này chúng ta có thể đo
được độ thích, chưa thích của khán giả với chương trình để rút kinh nghiệm
cho chương trình sau. Hay biết được khán giả thích nhân vật nào, mình có
thể cho nhân vật của mình sang mùa thứ 2 lên và trả lời trực tuyến ngay
cho khán giả. Tạo ra sự phản biện, dư luận xã hội một cách tích cực: Dẫu
đó là những phản hồi đồng thuận hay phản ứng trái chiều thì cũng tạo điều
kiện để phóng viên kiểm định, xem xét sự chính xác của thông tin, từ đó
nhà báo cũng có thể đề nghị bạn đọc cung cấp thêm thông tin.
Hoạt động tương tác giúp tạo ra sự gần gũi với cơ quan báo chí, bày
tỏ dữ liệu khá đầy đủ về đặc điểm nhu cầu, trình độ, sở thích của từng
nhóm đối tượng công chúng. Mở rộng nguồn thông tin. Trên cơ sở sự
tương tác khác nhau của công chúng: qua điện thoại, email, tin nhắn, thư
tay ... nhóm biên tập có thể xây dựng thành các đề tài, nội dung của chương
trình. Góp phần bổ sung hoặc thay đổi một phần kế hoạch tuyên truyền và
phát triển chương trình. Hoạt động tương tác trên truyền hình góp phần làm
phong phú, đa dạng các chương trình. Nó còn làm đa dạng tiết tấu, âm
thanh, hình ảnh, cung cấp đa dạng các kiến thức trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội Thu hút lượng lớn công chúng, làm cho lượng công chúng
đến với chương trình ngày càng cao. Khi công chúng thấy chương trình có
liên quan hoặc gợi mở những suy nghĩ của mình, công chúng sẽ tham gia.
Một chương trình vì lợi ích của công chúng sẽ được công chúng hưởng
ứng. Hoạt động tương tác trên truyền hình mang lại khả năng thương mại
hóa chương trình.
9


Chương trình có những tương tác hấp dẫn, thu hút khán giả cũng sẽ

đem lại thương hiệu cho kênh, chương trình Truyền hình đó. Từ đó mở
rộng được thị trường quảng cáo. Tạo cảm hứng sáng tạo cho ekip thực hiện
chương trình, đồng thời tạo kỹ năng làm việc nhóm của các phóng viên,
biên tập viên, đạo diễn, dẫn chương trình, kỹ thuật viên... Góp phần nâng
cao trình độ nghiệp vụ của những người thực hiện chương trình. Với BTV
cũng có thể gia tăng giá trị gia tăng cho chương trình như quay clip, chụp
ảnh người dẫn chương trình, khách mời, ảnh hậu trường để đưa lên
Facebook làm thu hút và tăng số lượng người xem.
2.2. Vai trò của tương tác đối với khán giả truyền hình
Nâng cao kỹ năng cho công chúng tham gia các diễn đàn. Khán giả
có thể bình luận, khuyến nghị cho người khác xem chương trình. Khán giả
được khám phá, học hỏi, hiểu biết, trải nghiệm trong các chương trình, hơn
là việc họ chỉ đơn thuần xem những gì TV đưa đến cho họ. Khán giả có thể
có thêm nhiều thông tin cung cấp từ các cửa sổ tương tác của màn hình thứ
hai. Mỗi chương trình tương tác làm cho sự gần gũi nhiều hơn giữa nhà báo
và công chúng, thông qua cách tiếp cận đồng thời, 2 chiều qua tiện ích của
công nghệ. Công chúng có thể giao lưu trực tiếp với các nhà báo, chương
trình, công chúng khác… Điều này thể hiện rất rõ ở các hoạt động tương
tác trực tiếp tại trường quay, tương tác qua mạng xã hội hay email...
3. Những yếu tố, điều kiện để thực hiện chương trình
truyền hình tương tác
Yếu tố kỹ thuật là cơ sở vật chất hết sức quan trọng đối với một
chương trình tương tác. Nó cho phép kết nối nhiều người, hay ít người với
phòng thu, nó cho phép phát sóng trực tiếp hay không và cho phép xử lý
các tình huống xảy ra đối với chương trình. Nói như vậy không có nghĩa
đòi hỏi thật nhiều thiết bị, kỹ thuật, nhưng nó phải là sự kết hợp giữa các
thế mạnh của các phương tiện. Người làm chương trình tương tác khi tận

10



dụng được các tiện ích của internet, email, điện thoại… hoặc kết hợp các
tiện ích này trong một chương trình là rất tốt.
Điều kiện về nội dung phải thỏa mãn việc có chủ đề, đề tài khiến cho
công chúng quan tâm và đặt ra mục đích giải quyết được nhu cầu thông tin,
nhu cầu được hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ cho khán, thính giả. Đảm bảo
tính định hướng của chương trình: Đây là diễn đàm để khán, thính giả có
cơ hội thể hiện quan điểm, chính kiến của mình trước những vấn đề tồn tại
trong xã hội. Đối với những chương trình trực tiếp thì chương trình sản
xuất tới đâu phát sóng tới đó, vì vậy phải thấy được tầm quan trọng của yếu
tố người dẫn chương trình và sự kiểm soát nội dung suốt thời gian diễn ra
chương trình. Để tạo dựng tính tương tác cho một chương trình phải bắt
đầu từ nội dung chương trình mang tính hấp dẫn. Một chương trình hay là
yếu tố thúc đẩy cho các mối quan hệ trao đổi tương tác. Sự hấp dẫn của
thông tin là yếu tố mời gọi sự tương tác của khán, thính giả. Khi một
chương trình có chủ đề, nội dung càng hấp dẫn thì kích thích được sự tương
tác càng cao.
Phương thức thực hiện chương trình là yếu tố để tăng cường sự tham
gia của khán, thính giả với các chương trình. Việc tận dụng được thế mạnh
của loại hình đưa những giọng nói và hình ảnh sống động lên sóng đã làm
tăng tính hấp dẫn cho chương trình, tránh được sự nhàm chán khi phải nhìn
hoặc nghe mãi một âm điệu, một hình ảnh vốn là bản tính do cấu tạo của
não người quy định. Một thông điệp đưa ra trên sóng bao hàm cả cái riêng
và cái chung, nó không chỉ thỏa mãn cho 1 cá nhân mà nó còn thỏa mãn
cho nhiều người cùng sở thích, cùng yêu cầu, cùng hoàn cảnh. Do đó cách
xây dựng kết cấu một chương trình cho phù hợp là yếu tố kích thích sự
tham gia tương tác của thính giả với chương trình. Tính chủ động của khán,
thính giả khi tham gia vào chương trình là yếu tố rất quan trọng thể hiện
được mục đích của chương trình. Khi sự giao tiếp được trao đổi qua lại, có


11


sự chủ động của mỗi bên sẽ tăng được hiệu quả của chương trình. Người
tham gia chủ động trong việc tận hưởng lợi ích của truyền thông, rồi lại
phản ứng đối với thông tin thông qua giao tiếp 2 hay nhiều chiều. Cho dù
người làm chương trình có tạo điều kiện để tương tác nhiều đến bao nhiêu
cũng không bằng sự quan tâm, sự tham gia tích cực của khán, thính giả vào
chương trình.
Một yếu tố mang tính quyết định để có những chương trình tương tác
thành công đó là năng lực thực hiện chương trình tương tác của những
người làm chương trình: Vai trò của những người thực hiện chương trình
tương tác vô cùng quan trọng, đặc biệt trong các chương trình trực tiếp.
Nếu người làm chương trình không nắm được các kiến thức về tương tác,
không hiểu rõ tâm lý tiếp nhận của khán, thính giả, không có kỹ năng giao
tiếp và không ứng dụng triệt để các phương tiện kỹ thuật thì họ sẽ không
tận dụng được thế mạnh của tương tác. Những người thực hiện chương
trình tương tác phải có bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên ngành và tâm lý
vững vàng khi thực hiện các chương trình tương tác trực tiếp. Trình độ,
năng lực của người làm chương trình được thể hiện ở chỗ họ quyết định
cho khán, thính giả, hoặc nhân vật xuất hiện vào thời điểm nào trong
chương trình tương tác để có tính hợp lý nhất. Trong êkip thực hiện chương
trình tương tác thì người dẫn chương trình phải giữa vai trò trung tâm. Họ
là người điều khiển nhịp điệu của cả chương trình, khống chế thời gian,
làm vai trò liên kết, kết nối giữa các nhân vật. Sự liên kết đó phải hết sức
linh hoạt, mềm dẻo để chương trình tương tác diễn ra suôn sẻ, sinh động và
hấp dẫn, lưu dấu ấn cho khán, thính giả và thậm chí là kỷ niệm cho những
người tham gia chương trình. Nhiều tình huống nằm ngoài kịch bản, dự
kiến chương trình như mất liên lạc điện thoại, thính giả nghẹn lời không
nói được…


12


Một chương trình tương tác - về mặt hình thức là sự đối thoại qua lại
với nhau giữa một người với một người, giữa người này với người khác
bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ. Về nguyên tắc thì: còn sự tác động qua lại
tức là còn giữ được mối liên kết thì chương trình còn tiếp tục phát triển
(hay nói khác là phát triển hội thoại) và ngược lại sẽ là “Hội thoại chết”.
Nếu chỉ dừng lại ở việc phát triển hội thoại qua một chương trình tương tác
xoay quanh một chủ đề nào đó thì chương trình đó mới chỉ đạt yêu cầu
tương tác về mặt hình thức. Một chương trình tương tác phải cho thấy ý đồ,
sự định hướng của chương trình hay của những người làm chương trình.
Một chương trình tương tác phải nằm trong tiêu chí về thời lượng.
Nếu không nó sẽ sa đà và không tôn trọng quy luật tiếp nhận của não
người. Muốn vậy, người làm chương trình tương tác phải là những người
làm chủ hội thoại, cho phép nó phát triển đến đâu, khuôn lại như thế nào
cho khéo léo để định hướng tốt dư luận. Nếu cứ để cho các ý kiến trái chiều
mặc sức đưa ra trên sóng mà người làm chương trình không khéo léo, phân
tích dễ dẫn đến những hiểu lầm. Thời lượng của một chương trình vừa đủ
để các ý kiến trái chiều được chia sẻ, những lời khuyên của các chuyên gia,
những người trong cuộc, những thông tin nền cần thiết để bổ sung tường
tận vấn đề; chương trình phải được khép lại để mọi người tiếp tục suy nghĩ
và phát triển thêm các chủ đề khác trên cơ sở những vấn đề vừa được bàn
luận. Sự dân chủ, khách quan trong các chương trình tương tác phải đem lại
một ý nghĩa nhất định. Điều này đòi hỏi những người làm chương trình
tương tác phải dày công suy nghĩ và bộc lộ những năng lực làm chủ dư
luận và định hướng dư luận. Nếu không, chương trình trở thành một cái
chợ cho “người ta” tranh cãi đúng sai. Mỗi một chương trình cần phải có
một vai trò đóng góp cho xã hội, đóng góp vào việc xây dựng và phát triển

nhận thức của cộng đồng, từ đó làm lan tỏa những ý nghĩa tốt đẹp, những
hành động đúng mang lại lợi ích cho chính khán giả, cho cả cộng đồng.
13


Một chủ đề được nhiều người quan tâm thì người làm chương trình phải
tìm hiểu và có những ý kiến khách quan từ chuyên gia hay từ một cuộc trao
đổi đầy thuyết phục của những người trong cuộc.
Nói tóm lại, làm chủ được việc định hướng dư luận, mang lại lợi ích
cho cộng đồng mới chính là đích của những chương trình phát sóng nói
chung, chương trình tương tác nói riêng.
4. Xu thế phát triển của hoạt động tương tác trên truyền hình
Phát triển màn hình thứ hai với các hoạt động tương tác
Những thông tin chuẩn bị trên màn hình phụ không đưa ra luôn, mà
đưa ra dần các thông tin phụ kèm theo các thông tin chính trên màn hình
chính được phong phú hơn... Thực hiện ứng dụng lưu chương trình vào thư
viện thông tin riêng của mình để những khán giả không xem được đúng
thời điểm phát sóng sẽ có thể xem lại. Ứng dụng màn hình thứ 2 thực sự là
mảnh đất màu mỡ để các chương trình phát triển được rất nhiều hoạt động
tương tác và thậm chí đem lại lợi nhuận thương mại. Màn hình thứ 2 là nơi
cung cấp được nhiều thông tin, và tạo lập những nội dung mang tính liên
kết lớn ngay khi khán giả đang đồng thời xem chương trình trên thiết bị đó.
Ví dụ: với 1 cuộc thi giọng hát truyền hình, những người làm chương trình
có thể thông qua màn hình thứ 2 để giới thiệu thêm về thông tin thí sinh,
những ca khúc thí sinh đó đã thể hiện trong các số trước, thông tin về ca
khúc thí sinh sẽ thể hiện ... Hay với chương trình thời trang, chương trình
có thể cung cấp qua màn hình thứ 2 chi tiết về trang phục, nơi bán trang
phục, giá tiền và thậm chí mua sản phẩm đó ngay lập tức. Với chương trình
hướng nghiệp, những thông tin về công việc, đơn vị đang tuyển dụng,
những yêu cầu công việc, đăng ký trực tiếp nộp hồ sơ ...

Xây dựng các chương trình theo format đa định dạng
Điều này được áp dụng cho chương trình trên TV, chương trình phát
sóng trên internet (website, youtube: thời lượng ngắn từ 3 -10 phút),
14


chương trình truyền hình cho mobile (thời lượng trong 1 phút) để tăng vòng
đời cho chương trình truyền hình. Đồng thời đáp ứng xu hướng thay đổi
thiết bị đầu cuối với chương trình truyền hình của khán giả.
Xây dựng các trò chơi có liên quan đến chương trình (để
khán giả thực hiện trước hoặc sau chương trình)
Ví dụ với bộ phim Falling sky theo thể loại khoa học viễn tưởng nói
tới trận chiến của ngoài hành tinh và người hành tinh chiến đấu với nhau.
Trên Twttier cũng có hoạt động tương tác: 1 bên là người ngoài hành tinh, 1
bên là người hành tinh. 2 bên tham gia bình luận bên ngào bình luận nhiều
hơn sẽ thắng. Nguyên tắc đối kháng này áp dụng cho trò chơi này. Những
người tham gia bình luận nhièu nhất sẽ được dùng hình ảnh làm avarta cho
phim hoạt hình công nghệ số này. Những người tham gia comment nhiều
nhất đã được sử dụng hình ảnh vào chương trình.
Game hóa các chương trình truyền hình (gamification)
Gamification được hiểu là việc ứng dụng các thành phần của Game
vào trong các lĩnh vực khác như phát triển phần mềm, truyền thông,
marketing, giáo dục, hoạt động nhân sự… để tạo ra một trải nghiệm thú vị
cho người dùng, gắn kết người dùng với các ứng dụng phần mềm như
website hay ứng dụng điện thoại mobile app. Với việc game hóa các
chương trình truyền hình, chúng ta có thể xây dựng các trò chơi lấy ý tưởng
từ chương trình truyền hình. Trên thực tế, công chúng hiện nay đã quen
thuộc với game Ai là triệu phú hay Đuổi hình bắt chữ. Tuy nhiên đó mới là
những trò chơi ứng dụng trên các thiết bị điện tử. Trên nền tảng của các trò
chơi đó, phát triển thành các trò chơi mang tính tương tác. Khi chương

trình truyền hình ngoài thực tế phát sóng trên truyền hình, trò chơi trên thiết
bị điện tử đồng thời chuyển sang chương trình chính. Và khi ấy, các câu hỏi

15


trong chương trình truyền hình sẽ xuất hiện ở thiết bị điện tử - lúc này là
màn hình thứ 2, và khán giả tương tác trực tiếp với chương trình để nhận
giải thưởng. Thực tế hiện nay đã xuất hiện một vài chương trình phát triển
hình thức game hóa. Tháng 4/2014, Công ty cổ phần truyền thông đa
phương tiện Latsata (Lasta Multimedia) cho ra mắt gameshow truyền hình
tương tác: "Cùng là tỷ phú". Chương trình là sân chơi dành cho mọi đối
tượng trên toàn quốc, sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có
cài đặt ứng dụng “Cùng là tỷ phú” tham gia trả lời các câu hỏi và tích lũy
điểm để nhận thưởng. Giải thưởng ở 5 minishow trị giá hàng trăm triệu
đồng. Giải thưởng ở 25 chương trình chính là sổ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng
và hàng trăm giải thưởng giá trị khác trong suốt quá trình chơi.
Phát triển các chương trình đồng hành
Khi thực tế đặt ra hạn chế của các chương trình truyền hình về thời
lượng phát sóng chỉ có 1 giờ/ngày, 1 giờ /tuần, 1 giờ/ tháng, làm thế nào để
không mất khán giả. Cần phải giữ khán giả trong khoảng thời gian còn lại
khi kết thúc chương trình phát sóng và giữ khán giả tiếp tục trở lại với
chương trình khi đến giờ phát sóng. Do vậy, phải có chương trình đồng
hành đi theo. Ví dụ: trong năm 2014, chương trình Đồ Rê Mí ngoài giờ
phát sóng chính thức trên truyền hình, chương trình còn có cuộc thi Đổ Rê
Mí online trên internet. Trong chương trình, các khán giả nhí có thể quay
video clip thể hiện một ca khúc và gửi đến website của chương trình
www.doremi.vtv.vn. Giám khảo của chương trình đồng hành là ca sĩ Văn
Mai Hương và nhà báo Ngô Bá Lục. Đồng thời các cộng đồng mạng có thể
bình chọn trực tiếp cho các clip của các khán giả. Những khán giả hay nhất

sẽ được trình diễn trực tiếp trong tiết mục mở màn ở 6 chương trình của
Vòng 2.

16


5.

Một số giải pháp góp phần phát triển tương tác trên truyền hình
hiện đại
5.1.Phát triển công nghệ đáp ứng cho hoạt động tương tác trên

Truyền hình
Các thiết bị di động thông minh (smart phone, máy tính bảng) giúp
người xem một số hoạt động đối thoại trên màn hình phụ. Màn hình có các
thanh công cụ và giúp đưa thông tin bổ trợ dần dần so với chương trình
chính. Đặt các câu hỏi trên màn hình phụ, bổ trợ cho các câu hỏi trên màn
hình chính. Để thúc đẩy người xem ngày càng chủ động, tích cực thì cần
tính tới trang bị, tích hợp công nghệ hiện đại để có thể phát huy tối đa tính
ưu việt của hình thức tương tác. - Khi thiết kế các ứng dụng, cần phải lưu ý
đến 2 yếu tố: trải nghiệm của người sử dụng (user experience) và giao diện
sử dụng (user interface). Về yếu tố trải nghiệm của người dùng, khi thiết kế
trên màn hình 2, phải thu hút khán giả và tạo điều kiện cho khán giả truy
cập và sử dụng thuận tiện nhất, ít động tác thao tác nhất, tập trung chính
vào mối quan tâm của khán giả với hoạt động tương tác. Hiện tại khán giả
có xu hướng lười thao tác, nếu đã phức tạp thì khán giả sẽ bỏ không tiếp
tục, và nếu bỏ 1 lần họ sẽ không bao giờ quay lại.
Vì vậy, khi phát triển ứng dụng cần quan tâm đến khán giả phải có
trải nghiệm tốt khi dùng ứng dụng. Đồng thời giao diện sử dụng phải đẹp
mắt, giao diện phải gần gũi thân thiện với khán giả. - Nhóm sản xuất

chương trình tương tác luôn phải lưu ý về nguyên tắc: có đa dạng phương
thức tương tác để khán giả lựa chọn. Cùng là hoạt động bình chọn kết quả,
cần xây dựng và duy trì trên một hình thức, có thể là tinh nhắn hoặc qua
tổng đài điện thoại và bình chọn qua ứng dụng màn hình 2. Bởi lẽ tin nhắn
là hình thức tương tác đơn giản nhất, nhưng đã cũ, không phong phú, hấp
dẫn như dùng ứng dụng trên màn hình 2 qua điện thoại thông minh.
Hay như với đối tượng khán giả ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, họ thường sử dụng các thiết bị điện thoại thông thường, không có
17


thói quen dùng điện thoại di động thông minh, thì cách thức nhắn tin thông
thường lại phù hợp. Tùy theo đối tượng, có đối tượng giỏi công nghệ,
không ngại khi phải sử dụng thiết bị công nghệ cao, cũng như cách đăng
nhập các ứng dụng, họ sẽ thích dùng những hình thức mới và hiện đại. Bởi
vậy khi xây dựng hoạt động tương tác, không chỉ cung cấp dịch vụ trên 1
hệ thống mà phải đa dạng để khán giả lựa chọn, từ điện thoại thường không
kết nối internet đến TV thông minh (smart TV) có thể dùng điều khiển từ
xa để tương tác. - Xây dựng trang thiết bị kỹ thuật truyền hình hiện đại, có
thể đảm bảo cho hoạt động tương tác: truyền dẫn phát sóng, kết nối tín hiệu
hình ảnh, trường quay đa năng có kết nối mọi phương thức như internet,
đường dây điện thoại hotline giúp khán giả có thể liên lạc được mọi lúc ... Hướng đến việc kết hợp với các đơn vị kỹ thuật phát triển sản phẩm smart
TV có tích hợp tương tác cho tương lai xa khi mỗi hộ gia đình có sở hữu
sản phẩm TV thông minh.
5.2 Có quy trình cụ thể cho hoạt động tương tác
Màn hình thứ hai ngày càng trở nên hữu dụng và thân thiết với hoạt
động tương tác trên truyền hình. Về thực chất, chúng ta có thể làm được
mọi phương thức tương tác, và sử dụng nó thay cho mọi phương tiện tương
tác. Với một chiếc máy tính bảng, điện thoại thông minh hay một màn hình
máy tính, mọi thao tác có thể thực hiện được. Việc tạo ra những hoạt động

tương tác cho khán giả, cũng giống như việc những người làm truyền hình
phải xây dựng ra một format chương trình. Họ cũng sẽ phải có một quy
trình cụ thể để có thể thu hút khán giả, trước là biết đến hoạt động tương
tác, tiếp là chịu tham gia tương tác.
Vậy, ở mỗi giai đoạn cũng cần xây dựng chiến lược để giữ khán giả.
Ở đây tác giả sẽ đề xuất một vài hình thức xây dựng hoạt động tương tác cụ
thể cho từng mô hình chương trình và đi sâu xây dựng quy trình cụ thể cho
hoạt động tương tác khi sử dụng cách thức tương tác hai màn hình. - Xây
dựng hoạt động tương tác cụ thể cho từng mô hình chương trình. Với mỗi
18


thể loại, mỗi dạng chương trình truyền hình khác nhau sẽ có những hoạt
động tương tác khác nhau, phù hợp với cách thức và tính chất của chương
trình:
+ Chương trình trò chơi truyền hình: Chúng ta đã từng biết đến một
số chương trình trò chơi truyền hình có thực hiện các hoạt động tương tác
từ khán giả. Thay vì khán giả sử dụng phím bấm điện thoại hoặc điện thoại
di động như trước kia, qua màn hình 2, khán giả sẽ trực tiếp điều khiển các
nhân vật hoặc trả lời các câu hỏi trên truyền hình.
+ Cuộc thi truyền hình: Màn hình thứ 2 sẽ có các thông tin, tiểu sử
của thí sinh hay các đề cử, trích dẫn trong các hạng mục đề cử
+ Chương trình thể thao: Trên màn hình thứ 2, khán giả có thể trực
tiếp xem trận thi đấu thể thao đang diễn ra, đồng thời cập nhật kết quả thi
đấu mới nhất, thông tin về các cầu thủ, vận động viên hay tất cả các trận
đấu trong suốt mùa giải, xem các thống kê các yếu tố trong trận đấu và có
thể chọn các góc máy quay để theo dõi trận đấu.
+ Chương trình thời sự: Thời sự là thể loại chương trình đòi hỏi tính
tương tác cao. Với dạng chương trình này, khán giả có thể bình luận, đưa
biểu quyết về các sự kiện, thông tin đưa trong chương trình. Và những kết

quả này trực tiếp được hiện lên màn hình. Cao hơn, qua màn hình thứ 2,
khán giả không chỉ theo dõi một tác phẩm tin hay phóng sự thời lượng giới
hạn 1 phút 30, họ cũng có thể đăng ký để có thêm thông tin về sự kiện họ
muốn theo dõi toàn bộ diễn biến.
+ Phim tài liệu: Hiện nay, chưa có nhiều chương trình phim tài liệu
có áp dụng các hoạt động tương tác. Tuy nhiên, đã có một số chương trình
đã xây dựng được hệ thống tương tác cho mình: "Những kỳ quan của thế
giới châu Phi" (Wonders of the African World) do kênh truyền hình Bắc
Mỹ PBS, Intel và công ty truyền thông đa phương tiện Canada
ExtendMedia sản xuất. Trong suốt các tập phim, khán giả sử dụng màn
hình thứ 2 tương tác, chọn vào biểu tượng của chương trình, từ đó dẫn khán

19


giả tới những nội dung tương tác có liên quan đến chương trình hay cung
cấp thêm thông tin, hình ảnh về những kỳ quan đó.
+ Chương trình tọa đàm: Thông qua màn hình thứ 2, khán giả có
thêm thông tin, tiểu sử của khách mời và tham gia bình luận đưa ý kiến
cùng khách mời.
+ Phim dài tập: Các nhà làm truyền hình có thể khuyến khích người
xem tương tác với chương trình bằng mọi cách. Họ có thể mời người xem
gửi tin nhắn tới một số cụ thể để chứng kiến nội dung tin nhắn đó được
hiển thị ngay trên màn ảnh chỉ vài giây sau. Hay khán giả có thể làm đạo
diễn tập phim: Bạn muốn tập sau nhân vật nữ chính phải lòng nhân vật nam
chính? Hãy nhắn tin về cho chương trình. Khán giả có thể thông qua màn
hình thứ 2 để trò chuyện trực tuyến cùng đoàn làm phim, xem thông tin của
diễn viên hay mua các sản phẩm của diễn viên đó (CD, poster, trang phục
diễn viên mặc trong phim ...) –
Quy trình cụ thể cho hoạt động tương tác khi sử dụng cách thức

tương tác hai màn hình 1. Khảo sát thời gian, thời điểm và điều kiện của
khán giả xem TV Để tạo được sự thu hút khán giả đến với chương trình và
tham gia các hoạt động tương tác, việc nghiên cứu, điều tra công chúng rất
quan trọng. Những kết quả khảo sát công chúng đưa đến cho những người
làm chương trình biết được điều kiện xem chương trình cũng như những
đánh giá của khán giả. Từ đó quyết định thời gian phát sóng, nội dung, hình
thức của chương trình cho phù hợp với nhu cầu của công chúng. Đặc biệt
với chương trình truyền hình có xây dựng các hoạt động tương tác, cần
phải nghiên cứu khán giả là những người xem TV trong điều kiện và
khoảng thời gian thoải mái để họ ngoài việc xem TV, có thể sử dụng 1 thiết
bị nào đó tham gia tương tác. Chúng ta phải đo được phản ứng khán giả
trước, trong và sau khi xem chương trình bằng các thiết bị đầu cuối. Để từ
đó rút ra độ tập trung của khán giả và quyết định cho khán giả có thể tương
tác như thế nào trước, trong và sau khi phát sóng chương trình. Cần lựa
20


chọn giai đoạn nào, khán giả sẽ sử dụng màn hình nào, giao diện nào (màn
hình TV hay màn hình phụ), điều đó phụ thuộc thể loại chương trình, tần
suất phát sóng, thời điểm chiếu… những yếu tố này cần được xác định trc
khi quyết định lựa chọn loại màn hình nào.
- Xác định rõ đối tượng khán giả với các tiêu chí về độ tuổi, giới
tính, khu vực địa lý, nghề nghiệp ... Khảo sát nhu cầu của khán giả: Sau khi
khảo sát về đối tượng khán giả, cần tìm hiểu và đánh giá về nhu cầu, tâm
lý, thói quen của khán giả khi xem truyền hình để xây dựng các chương
trình truyền hình với hoạt động tương tác phù hợp. Bởi những yếu tố này
có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển một chương trình: thời gian phát
sóng, thời lượng phát sóng, thể loại, dạng thức chương trình, những hình
thức khán giả có thể tham gia tương tác trong khi xem chương trình, thói
quen sử dụng các thiết bị di động, điện tử khi theo dõi chương trình ...

- Xác định chủ đề và thu thập tư liệu, dữ liệu cần thiết. Xác định với
các thể loại chương trình khác nhau tạo ra khả năng và hình thức tương tác
với khán giả. Và quyết định xem nội dung của mình có phù hợp với sử
dụng công nghệ số hay không?. Vì nếu đó là chương trình dành cho người
cao tuổi chưa chắc phù hợp với dùng công nghệ số để sử dụng hoạt động
tương tác.
- Quảng bá nội dung chương trình và hệ thống, cách thức tương tác.
Về bản chất, để làm một chương trình truyền hình hay đã khó, để kết hợp
hoạt động tương tác vào chương trình hay và thu hút khán giả còn khó hơn
rất nhiều. Bởi vậy, để làm tương tác, ngay từ ban đầu chương trình đã tạo
được sự quảng bá, PR tới khán giả, tạo nên sự thân thiện ngay từ đầu của
chương trình đối với hoạt động tương tác tới khán giả. Quảng bá thông tin
trong các chương trình tương tác là cách tạo thế chủ động cho khán giả để
họ có thời gian suy nghĩ về những nội dung tương tác trong chương trình,
gây sự chú ý và thu hút công chúng đến với chương trình cũng như hoạt
động tương tác của chương trình. Sẽ hiệu quả hơn cho hoạt động tương tác
21


trên truyền hình khi chương trình đưa ra một cách thuyết phục về quyền lợi
của khán giả khi tham gia tương tác, họ sẽ thu nhận được điều gì. Vì vậy,
việc xây dựng quảng bá là điều rất quan trọng, cần được đầu tư từ các ekip
làm chương trình. Phải xây dựng chiến lược quảng bá cho chương trình
tương tác, không chỉ quảng bá trên sóng truyền hình mà phải quảng bá
mạng xã hội và trên nhiều kênh truyền thông khác.
- Xây dựng quy trình, kịch bản cụ thể cho từng giai đoạn phát sóng.
Màn hình phụ này có tác dụng giữ chân khán giả ở lại lâu với chương trình
của mình. Trên màn hình bổ trợ này chúng ta có thể xem được tất cả những
lời bình luận. Các lời bình luận có các bộ lọc khác nhau để xem tất cả, hoặc
chỉ của bạn bè, hoặc chỉ của chuyên gia để truyền tải những chi tiết có sức

nóng lớn nhất lên trên mạng xã hội. Trên màn hình phụ thường xuyên cập
nhật các thông tin chương trình. cứ 3 – 5 phút phải có 1 thông tin mới.
Trước khi chương trình phát sóng: trên màn hình phụ đã khởi động hoạt
động tương tác: chơi trò chơi, tham gia khám phá tìm hiểu về chương trình.
Trong khi chiếu thì cho khán giả thảo luận, chơi trò chơi. Sau khi chiếu, dư
âm về chương trình vẫn còn, ta có thể cho khán giả tiếp tục thảo luận, tìm
được sâu hơn những vấn đề cần được xử lý.. Mình sẽ ưu tiên theo thứ tự :
trong lúc xem sẽ cho khán giả phản hồi trước, trong và sau khi xem như thế
nào.
-. Tiếp tục lắng nghe, thu thập phản hồi của khán giả. Ở các kênh
truyền hình Pháp, đơn vị sản xuất chương trình thường tổ chức các cuộc
gặp gỡ trực tiếp khán giả theo từng tháng hoặc từng quý để trực tiếp nghe ý
kiến đóng góp từ khán giả. Đồng thời, tạo cơ hội đưa khán giả đi thăm quan
công việc sản xuất tại Đài Truyền hình, giới thiệu về quy trình sản xuất và
từng địa điểm thực hiện chương trình... để tạo nên sự thân thiết, gắn bó
giữa chương trình và khán giả.

22


KẾT LUẬN
Hiện nay, truyền hình trên thế giới đang trong quá trình thay đổi về
chất: nó không còn mang tính khu vực do vùng phủ sóng mà mang tính
toàn cầu; khán, thính giả có thể tham gia làm chương trình; nguồn thu nhập
phát thanh, truyền hình sẽ từ quảng cáo, nội dung, phí cấp phép, tài trợ;
thời gian chuyển dịch theo ý muốn; phát thanh, truyền hình hướng đối
tượng, thiết bị làm chương trình được đa dạng hoá, có thể thực hiện trong
bất cứ mạng lưới số nào. Truyền hình tương tác cũng là xu thế để bàn luận
sâu vào nhiều vấn đề xã hội, để trao đổi và đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh
thần, sức khỏe của cộng đồng.

Với những tính năng vượt trội của mình, tương tác cho thấy thật sự là
một trong những xu thế của truyền hình hiện đại.
Để làm tốt truyền hình tương tác hiện nay và trong tương lai, cần sự
đầu tư và chú trọng vào các yếu tố, giải pháp đã đề cập ở trên. Trong đó
nhấn mạnh yêu cầu về việc đầu tư cơ sở vật chất, yếu tố quyết định tới hiệu
quả của truyền hình tương tác.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.A.A Grabennhicoop, Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông
tấn 2003.
2. Báo phát thanh (2002) – NXB Văn hóa – Thông tin.
3. Bộ Văn hóa Thông tin (2005), Cẩm nang hướng dẫn phát thanh
trực tiếp – Đài tiếng nói Việt Nam, SIDA (Thụy Điển).
4. Claudia Mast, Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản,
NXB Thông tấn;
5. Lê Thị Hương Giang (2007), Tương tác trong các bản tin thời sự
của Đài Truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sỹ;
6. Trần Thị Diệu (2007), Nâng cao chất lượng chương trình phát
thanh: “Bạn hãy nói cùng tôi”, Khóa luận tốt nghiệp đại học;
7. Đài Tiếng nói Việt Nam, Cẩm nang phóng viên thường trú nước
ngoài – Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghịêp vụ phát thanh..
8. Đinh Thị Xuân Hòa (2002), Chương trình trò chơi trên Đài
Truyền hình Việt Nam - Luận văn thạc sỹ;
9. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Tác phẩm báo
chí, Tập II – NXB Lý luận chính trị.

24




×