- 28 -
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC THI VÀ CẬP NHẬT ĐIỂM TỰ ĐỘNG
Đoàn Lan Anh
MSV: 0220003
Bùi Thị Nhíp
MSV: 0220235
Email:
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ
1. Giới thiệu
Trong các trường Đại học và chuyên nghiệp,
công việc tổ chức thi và cập nhật điểm là công
việc thường xuyên sau mỗi học kỳ. Đây là công
việc cần nhiều thời gian và sự chính xác cao.
Chính vì vậy chúng tôi xây dựng hệ thống
Quản lý tổ chức thi và cập nhật điểm tự động
nhằm hỗ trợ cán bộ đào tạo trong công tác tổ
chức thi và cập nhật điể
m tự động, làm giảm
bớt thời gian và tăng độ chính xác, tăng tính
bảo mật.
2. Cơ sở lý thuyết
Chúng tôi xây dựng hệ thống này theo
phương pháp phân tích thiết kế hướng đối
tượng sử dụng ngôn ngữ mô hình hoá thống
nhất (UML) với môi trường Rational Rose
[7]
.
Đây là một công nghệ mới rất hiệu quả hỗ trợ
rất tốt cho quá trình phân tích thiết kế.
Nghiên cứu các kỹ thuật, thuật toán cơ bản
trong xử lý ảnh từ đó vận dụng vào thiết kế và
nhận dạng phiếu chấm điểm.
3. Hệ thống quản lý tổ chức thi và cập
nhật điểm tự động
Hệ thống thực hiện những chức năng
chính sau:
1) Quản lý các đối tượng cơ bản của hệ
thống:
Bao gồm các đối tượng: khoa, ngành đào
tạo, lớp học, môn học, sinh viên, phòng thi, cán
bộ coi thi. Các công việc chính bao gồm xem,
cập nhật và tìm kiếm các thông tin liên quan
đến đối tượng. Từ đó thông kê danh sách các
đối tượng.
2) Tổ chức thi
Giai đoạn này bao gồm các công việc chuẩn
bị cho kỳ
thi như: lên danh sách các môn thi,
lớp thi từ đó lên danh sách sinh viên dự thi của
mỗi lớp ứng với một môn học nào đó và phân
sinh viên vào các phòng thi. Lập danh sách thi
của mỗi phòng. In danh sách này và gửi đến
mỗi phòng thi vào mỗi buổi thi.
Sau mỗi buổi thi thì sẽ cập nhật lại danh
sách sinh viên dự thi, danh sách cán bộ coi thi.
Từ danh sách sinh viên trong mỗi danh sách
thi đánh số báo danh và sinh số phách. Từ đó
tạo bảng phách - Số báo danh để phục vụ cho
công đoạn sau.
3) Ch
ấm thi và cập nhật điểm
Do hệ thống của chúng tôi thực hiện nhận
dạng phiếu chấm điểm tự động nên phải thiết
kế và in mẫu phiếu chấm điểm để giao cho giáo
viên chấm điểm điền điểm của sinh viên và
mẫu phiếu.
Sau khi giáo viên chấm điểm, phiếu chấm
điểm được thu thập lại, quét và lư
u vào máy
tính dưới dạng các file ảnh rồi được sử dụng kỹ
thuật nhận dạng và xử lý ảnh để cập nhât kết
quả điểm vào cơ sở dữ liệu.
4) Xem, thống kê, báo các các thông tin
liên quan đến điểm
Hệ thống hỗ trợ các chức năng xem điểm
theo các yêu cầu của người sử dụng, lập các
báo cáo thống kê.
4. Thực nghiệm
Chúng tôi đã cài đặt hệ thống và tiến hành
thực nghiệm thực hiện những chức năng sau
• Quản lý các thực thể liên quan
• Lên danh sách sinh viên dự thi
• Phân chia sinh viên vào các phòng thi
• Tạo mẫu phiếu chấm điểm
• Tạo và in bảng phách - Số báo danh
• Nhận dạng phiếu chấm điểm và ghép
phách
• Tra cứu điểm theo các điều kiện
• Th
ống kê, báo cáo
Chúng tôi đã thử nghiệm nhận dạng theo
mẫu phiếu đã thiết kế và đạt được kết quả
chính xác.
- 29 -
5. Kết luận
Khóa luận đã trình bày về hệ thống tổ
chức thi và cập nhật điểm bao gồm tạo, in mẫu
phiếu chấm điểm, nhận dạng phiếu chấm điểm
tự động, ghép phách, lập bảng điểm tự động và
một số chức năng phụ khác của hệ thống.
Trong khóa luận này chúng tôi đã thực
hiện được những công việc sau:
• Thực hành phân tích thiết kế
hướng đối tượng bằng ngôn ngữ
mô hình hóa thống nhất UML với
Rational Rose.
• Nghiên cứu sơ bộ về xử lý và nhận
dạng ảnh
• Viết chương trình và chạy thành
công, thực hiện được các chức
năng đã đặt ra.
Hướng phát triển tiếp theo của hệ thống
trong tương lai:
• Mở rộng chương trình Tổ chứ
c thi
và thực hiện tự động hóa hoàn
toàn các thao tác phục vụ cho
công việc tổ chức thi, chấm thi,
cập nhật điểm bao gồm cả các
chức năng Lập lịch thi, quản lý
tình trạng sinh viên, quản lý cán
bộ coi thi.
• Tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật xử
lý và nhận dạng ảnh.
Phát triển hoàn thiện kỹ thuật nhận dạng cho
các mẫu phiếu chấm điể
m phức tạp hơn.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt:
[1] Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thuỷ
(1998), NXB Khoa học và kỹ thuật. Nhập môn
xử lý ảnh số.
[2] Lê Tấn Hùng, Huỳnh Quyết Thắng (2002),
NXB Khoa học và kỹ thuật. Kỹ thuật đồ hoạ.
[3] Nguyễn Văn Ngọ (2001), tài liệu dịch Two-
Dimensional Signal and Image Processing (tác
giả Jae s. lim).
[4] Phạm Văn Thuận, (2004), Luận văn Xử lý tự
động phiếu điều tra.
[5] Nguyễn Văn Vỵ ( chủ nhiệm).
Phân tích
thiết kế hệ thống quản lý đào tạo khoa CNTT
theo công nghệ hướng đối tượng (Đề tài NCKH
đặc biệt cấp ĐHQG) mã số QG: 02.03,2004.
[6] Nguyễn Văn Vỵ (2002), NXB Thống kê,
Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện
đại, chương 15 .
Tài liệu tiếng anh:
[7] Addisn- Wesley, 1998, UML The Unifined
Modeling Language User Guide.
[8] Anil.K.Jain, Prentice Hall, 1986,
Fundamentals of Digital Image Processing.