Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

042_Một số vấn đề phát triển phần mềm hướng mô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.17 KB, 2 trang )


- 38 -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HƯỚNG MÔ HÌNH
Đào Bảo Ngọc - MSV: 0220227 Cán bộ hướng dẫn: ThS. Đặng Đức Hạnh
Đào Thanh Tuấn - MSV: 0220357
Trịnh Xuân Sơn - MSV: 0220277
Email:

1. Giới thiệu
Phát triển phần mềm hướng mô hình -
MDD ngày càng giành được nhiếu sự quan
tâm của cộng đồng nghiên cứu cũng như
giới công nghiệp. Nội dung khóa luận đi
vào tìm hiểu MDD và các vấn đề của nó.
Hiện nay, các kết quả đạt được của MDD
chủ yếu dựa trên kiến trúc phần mềm
hướng mô hình – MDA Tuy nhiên, trong
quá trình chuyển đổi mô hình vẫn còn một
số vấn đề tồn tại. Để giải quyết những vấn
đề này, trong khung làm việc chuyển đổi
mô hình, chúng em tập trung vào hai kỹ
thuật chính là áp dụng ngôn ngữ chuyển
đổi mô hình và áp dụng mẫu thiết kế. Bài
toán chuyển đổi mô hình lớp sang mô hình
quan hệ được chọn minh họa cho ngôn ngữ
chuyển đổi mô hình và bài toán CIN,
COUT được chọn minh họa cho mẫu thiết
kế. Đồng thời, chúng em cũng chọn bài
toán quản lý thư viện sách để áp dụng
những bài toán tổng quát trên.


2. Phát triển phần mềm hướng mô
hình
Phát triển phần mềm truyền thống ngày
càng phải đối mặt với nhiều khó khăn như
vấn đề quy trình phát triển, vấn đề tính khả
chuyển, vấn đề tính liên tác hay vấn đề làm
tài liệu và bảo trì. Chính vì vậy, một xu
hướng phát triển phần mềm mới nhằm
khắc phục những khó khăn này là phát
triển phần mềm hướng mô hình – MDD.
Chương này chúng em trình bày một số
vấn đề tổng quan về MDD và tập trung
một hiện thực hóa của MDD là kiến trúc
phần mềm hướng mô hình – MDA. Khung
làm việc MDA dựa trên nền tảng các
chuẩn UML, MOF, XMI và xoay quanh
các ý tưởng chính là mô hình độc lập nền –
PIM, mô hình cụ thể nền – PSM và sự
chuyển đổi giữa chúng. Có thể nói, phát
triển phần mềm hướng mô hình nói chung
và kiến trúc phần mềm hướng mô hình nói
riêng hứa hẹn một bước tiến mới trong
phát triển phần mề
m giúp quá trình phát
triển tập trung nhiều hơn vào mô hình,
nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất
làm việc.
3. Vấn đề chuyển đổi mô hình
Chuyển đổi mô hình là trái tim của kỹ
nghệ phần mềm hướng mô hình. Một ví dụ

điển hình là các mô hình ở mức trừu tượng
cao được chuyển đổi sang các mô hình cụ
thể gần với nền phát triển. Tuy nhiên, còn
có rất các dạng chuyển đổi khác được áp
dụng trong quá trình phát triển phần mềm
theo hướng mô hình. Trong chương này
chúng em đưa ra một cái nhìn tổng quan về
chuyển đổi mô hình và một sự phân loại
các hướ
ng tiếp cận trong chuyển đổi mô
hình hiện nay mà chúng em cho là phù
hợp. Đồng thời chúng em cũng đi sâu vào
sự chuyển đổi mô hình trong MDA – một
cách tiếp cận hướng mô hình đang dành
được nhiều sự quan tâm hiện nay
4. Vấn đề biểu diễn mẫu thiết kế
Mẫu thiết kế là một định dạng chung
của các thiết kế có thể tái sử dụng. Một
mẫu thiết kế mô tả họ các giải pháp cho
một lớp của các vần đề thiết kế lặp lại. Tuy
nhiên, các thông tin không tổng quát của
các giải pháp mẫu mô tả làm hạn chế khả

- 39 -
năng sử dụng mẫu, như là việc ứng dụng
mẫu vào sự phát triển các công cụ hỗ trợ
cách sử dụng mẫu thiết kế trong phát triển
phần mềm. Trong đó có một hướng đi mới
trong phát triển phần mềm đó là phát triển
phần mềm hướng mô hình yêu cầu một sự

đặc tả chính xác mẫu thiết kế. Trong
chương này, chúng ta sẽ khảo sát sơ bộ các
phương pháp biểu diễn mẫu theo hai
hướng chủ yếu là mô tả mẫu theo nguyên
mẫu và đặc tả mẫu theo hướng tự động hóa
bằng ngôn ngữ RBML
5. Ngôn ngữ chuyển đổi mô hình
MTL
Để hiện thực hóa quy trình phát triển
phần mềm hướng mô hình, các công cụ
phát triển phải hỗ trợ tự động hóa sự
chuyển đổi mô hình. Các công cụ này
không chỉ cần phải cung cấp khả năng áp
dụng những sự chuyển đổi được định
nghĩa trước mà còn phải cung cấp một
ngôn ngữ cho phép người dùng định nghĩa
sự chuyển đổi mô hình và thực thi chúng
theo các yêu cầu riêng. Nói cách khác,
những cài đặt cho ngôn ngữ chuyển đổi
không chỉ hỗ trợ phát triển phần mềm
hướng mô hình mà còn phải nâng cao năng
suất và chất lượng của sự phát triển. Trong
chương này, chúng em sẽ tìm hiểu những
yêu cầu của ngôn ngữ chuyển đổi mô hình
nói chung và đi sâu vào ngôn ngữ MTL
nói riêng. Đồng thời, chúng em cũng áp
dụng MTL vào bài toán chuyển đổi mô
hình lược đồ lớp sang mô hình quan hệ.
6. Lập trình thực nghiệm
Trên cơ sở lý thuyết của các chương

trước,. trong chương này chúng em tiến
hành thực nghiệm áp dụng ngôn ngữ
chuyển đổi và mẫu thiết kế trong quá trình
chuyển đổi mô hình cho bài toán “Quản lý
thư viện sách trẻ em”. Đồng thời, chúng
em cũng tìm hiểu và vận dụng các công cụ,
đọc hiểu mã nguồn để áp dụng cho bài
toán thực nghiệm. Đây là những kỹ năng
cần thiết của cử nhân Công nghệ thông tin
7. Kết luận
Trong khóa luận chúng em đã trình bày
một hướng phát triển phần mềm mới –
phát triển phần mềm hướng mô hình.
Chúng em đã tìm hiểu và nắm bắt được các
công nghệ liên quan như công nghệ hướng
đối tượng với ngôn ngữ UML, metamodel,
…; mẫu thiết kế hay các phương pháp phát
triển phần mềm hướng mô hình. Chúng em
cũng vận dụng được các kỹ thuật này vào
các hệ thống phần mềm cụ thể. Qua quá
trình thực nghiệm, chúng em đã nâng cao
được các kỹ năng cần thiết của cử nhân
Công nghệ thông tin.
Tài liệu tham khảo
[1] Anneke Kleppe, Jos Warmer, Wim
Bast MDA Explained: The Model
Driven Architecture: Practice and
Promise
[2] Cockburn, Alistair. Agile Software
Development. Boston: Addison-Wesley,

2002
[3] Object Management Group Model
Driven Architecture (MDA)., MDA
Guide V1.0.1 omg/03-06-01
/>bin/apps/doc?omg/03-06-01.pdf
[4] Object Management Group, Inc: Model
Driven Architecture

[5] Object Management Group, Inc: MOF
2.0 Query/Views/Transformations RFP
/>04-10, 2002
[6] Sami Beydeda. Matthias Book, Volker
Gruhn (Eds.) Model-Driven Software
Development 2005
[7] Xabier Larrucea, Ana Belen García
Díez, Jason Xabier Mansell Practical
Model Driven Development process

×