Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận cao học, nhà nước và cách mạng lý luận về chuyên chính vô sản trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng” của lenin, và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.91 KB, 28 trang )

Phần A: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, lý luận về chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng của chủ
nghĩa Mác – Lenin, đang bị bọn phản động và bọn Cau – xky xuyên tạc,
chống phá, những luận điệu sai trái của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, vô chính
phủ ngày càng chống phá ác liệt hơn.
Do đó, Lenin đã phải mất nhiều thời gian nghiên cứu, trích dẫn tài liệu
để chống lại những quan điểm sai trái và phản động đó để bảo vệ tính đúng
đắn và khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mac-Lenin, đặc biệt là lý luận về
chuyên chính vô sản của các nhà kinh điển.
Lý luận chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng đến nay vẫn là một
lý luận đúng đắn, khoa học và cách mạng, phù hợp với sự phát triển của lịch
sử, nhưng các thế lực thù ddihcj vẫn không ngừng chống phá lại lý luận này
hòng phủ nhận tính đúng đắn, cách mạng và khoa học của chủ nghãi Mác,
bảo vệ và cho rằng sự tồn tại của CNTB là mãi mãi, là vĩnh hằng không có
cái gọi là chủ nghĩa cộng sản thay thế cho CNTB. Đó là những quan điểm
sai lầm, vì căn cứ vào thực tiễn và quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của
nhân loại, thì xã hội loài người tất yếu phải trải qua hình thái tư bản chủ
nghĩa để phát triển lên một hình thái cao hơn – hình thái cộng sản chủ nghĩa.
Thực tiễn đời sống chính trị, xã hội ngày nay có những biến chuyển lướn
lao, các thế lực của chủ nghãi tư bản vẫn đang ngày đêm ráo riết tấn công
vào những giá trị nền tảng của chủ nghãi Mac-Lenin, chúng không ngừng
xuyên tạc, thậm chí phủ định hoàn toàn chủ nghãi Mác. Trước thực tế đó,
việc bảo vệ những giá trị đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lenin lại
càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với mong muốn có thể góp sức bảo vệ những lý luận đúng đắn, cách
mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác, nhất là lý luận về chuyên chính vô


sản, nên tôi chọn đề tài: Lý luận về chuyên chính vô sản trong tác phẩm
“Nhà nước và cách mạng” của Lenin, và ý nghĩa của nó đối với việc xây


dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Khẳng định lại và bảo vệ tính đúng đắn,
cách mạng và khoa học của lý luận về chuyên chính vô sản của Lenin trong
tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” nói riêng, của chủ nghĩa Mác-Lenin nói
chung.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tính khoa học và ách mạng
của lý luận chuyên chính vô sản, cũng như sự chống phá của bọn phản động
và các thế lực thù địch hòng phủ nhận lý luận trên.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài cần làm rõ một số vấn đề như khái quát về
tác giả, tác phẩm, nội dung lý luận chuyên chính vô sản được trình bày trong
tác phẩm, từ đó nêu lên ý nghĩa của lý luận đó đối với việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử thì tác phẩm còn sử dụng các phương pháp
khác như trích dẫn tài liệu, so sánh, logic lịch sử....
4. Kết cầu của đề tài.
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, thì tiểu luận
còn có ba chương.
Chương 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
Chương 2: Nội dung lý luận chuyên chính vô sản được trình bày trong tác
phẩm “Nhà nước và cách mạng”.
Chương 3: Ý nghĩa của lý luận chuyên chính vô sản đối với việc xây dựng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.


Phần B: Nội dung
Chương 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
1.1 Khái quát về tác giả Lenin.

V.I. Lenin sinh ngày 22/4/1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk). Tên thật của
ông là Vladimir Illyich Ulianov (Lenin), các bí danh đã dùng là V. Ilin, K.
Tulin, Karpov và những bí danh khác.
Năm 1887 Lenin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy
chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga.
Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, Lenin
tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội
đồng hương bí mật Samarsko- Simbirskoe.
Tháng 10/1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Marxist. V.I. Lenin có nghị
lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách,
năm 1891, Lenin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa
Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt
nghiệp khoa luật Lenin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, ông
chuyển về Peterburg.
Mùa thu 1895, Lenin thành lập ở Peterburg Hội liên hiệp đấu tranh giải
phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Peterburg. ở
Moskva , Kiev, Iaroslav và những thành phố khác cũng thành lập các hội
liên hiệp tương tự. Lenin đã gặp Nadezda Konstantinovna Krupskaia . Hai
người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ.
Tháng 11/ 1905, Lenin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng
Nga. Tháng 12/1907, Lenin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và
củng cố đảng hoạt động bí mật.


Đầu tháng 8/1917 Đại hội lần thứ VI ĐCNXHDC Nga họp bán công
khai ở Petrograd, Lenin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến
hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính
quyền.
Trong thời gian này, Lenin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra
nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường

đấu tranh vũ trang.
Ngày 30/8/1918, Lenin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu
sức khoẻ hồi phục. vào năm 1919, Lenin sáng lập ra Quốc tế Cộng sản.
Tháng 3/1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông
qua Cương lĩnh mới của Đảng, Lenin được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo
Cương lĩnh Mùa xuân 1920. Ông đã viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ
nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách lược của phong
trào cộng sản.
Năm 1922 Lenin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại hội nghị
toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Moskva (ngày 20/11/1922) Lenin tin
tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa. Ngày 21 Tháng Tư 1924, Lenin qua đời ở làng Gorki (Moskva).
1.2 Khái quát về tác phẩm
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” được viết ra trong hoàn cảnh trước
ngày nổ ra Cách mạng Tháng Mười (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1917). Để
tránh sự bắt bớ của Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ, Lênin phải ẩn náu trong
nhà một người công nhân ở ga Rađơlít trên biên giới Nga - Phần Lan, về sau
lại ẩn náu trong túp lều tranh phía sau hồ Rađơlít để hoạt động và viết tác
phẩm này.
* Hoàn cảnh lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX:


Hoàn cảnh khách quan:
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai
đoạn tột cùng của nó đó là chủ nghĩa đế quốc, điều này đã làm cho mâu
thuẫn trong lòng xã hội tư bản trở nên sâu sắc hơn. Trong tác phẩm “Chủ
ngĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Lenin đã chỉ rõ rằng
ở trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản đã
bộc lộ một cách dầy đủ và gay gắt, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và

giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền và tư bản không độc
quyền, giữa tư bản độc quyền trong cùng một quốc gia, và giữa bọn tư bản
độc quyền với nhân dân các nước trên thế giới.
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản” Lenin đã nhận định sự phát triển như thế sẽ làm bộc lộ những khâu
yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, và với quy luật phát triển không đều của nó
sẽ tạo ra thời cơ và tình thế cách mạng cho giai cấp công nhân thực hiện
thắng lợi cuộc cách mạng của mình, đồng thời cũng tăng cường lực lượng
cách mạng.
Trong tình hình lúc đó, phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ,
nó không chỉ ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà nó còn phát triển mạnh ở cả
các nước thuộc địa, mà mở đầu là cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907. Cuộc
cách mạng này đã mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn cách
mạng thế giới, đó là các phòng trào tiêu biểu ở Đức, Áo, Hung, Pháp. Ở
phương Đông, phong trào cách mạng cũng diễn ra mạnh mẽ như phong trào
cách mạng Tân Hợi (Việt Nam) năm 1911, phong trào cách mạng Ấn Độ
1905 – 1908,…
Với quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc tất yếu sẽ dân
đến cuộc chiến tranh nhằm chia lại thị trường thế giới và cuộc chiến tranh
thế giới thứ nhất đã nổ ra năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này


làm cho mâu thuẫn tư bản chủ nghĩa ngày càng bộc lộ gay gắt, đẩy mạnh
quá trình khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản cũng như sự chín muồi của cách
mạng trên thế giới.
Hoàn cảnh chủ quan:
Về mặt tổ chức của phong trào công nhân, trong bối cảnh của thế giới
đang tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng vô sản, nhưng Quốc tế II
lại đang bị chủ nghĩa cơ hội lũng loạn nên không nắm bắt được tình thế cách
mạng, không phát động được quần chúng nhân dân đấu tranh làm cách mạng

để lất đổ chính quyền của giai cấp tư sản, hơn thế họ còn tìm cách ngăn cản
quần chúng đấu tranh.
Bọn phản động ra sức xuyên tạc học thuyết Mác về vấn đề Nhà nước,
phủ nhận sự tất yếu của cách mạng bạo lực, phủ nhận sự cần thiết phải đập
tan bộ máy nhà nước cũ, tuyên truyền cho những tư tưởng hòa bình của chủ
nghĩa tư bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
* Tình hình bối cảnh nước Nga:
Nước Nga đầu thế kỷ XX có những biến động mạnh mẽ, cụ thể là sau
cuộc cách mạng năm 1905 – 1907, tiếp đến là sự kiện tháng 2/1917.
Cuộc cách mạng 1905 – 1907 đánh vào Nga Hoàng, đánh vào phong
kiến, nhưng sau cuojc cách mạng đó nước Nga vẫn không thay đổi về chính
trị, biểu hiện ở chỗ 2/3 diện tích đất vẫn nằm trong tay Nga Hoàng, nhân dân
vẫn là số đông, hơn nữa ở nước Nga lúc này chủ nghãi tư bản đang phát
triển ở một trình độ trung bình. Như vậy, độc quyền, tư bản tài chính đã xuất
hiện ở Nga, từ đó dẫn đến các mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa phong kiến
với tư bản, mâu thuẫn giữa công nhân, nhân dân lao động với phong kiến, tư
sản, và mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.


Từ đó, làm cho đời sống nhân dân Nga vô cùng khổ cực, bị bóc lột thảm
hại, chế độ phong kiến Nga Sa Hoàng đã mục nát, đàn áp nhân dân ngày
càng mạnh tay.
Năm 1906 – 1907 lại diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế, trong nông
nghiệp thì mất mùa, còn công nhân, tiểu thương thì mất việc làm, dẫn đến
đời sống của hai tầng lớp này lại càng khốn khổ hơn, do đó họ bắt tay liên
minh với nhau, tạo ra các phòng trào phản kháng.
Sự kiến tháng 2/1917 là sự kiện chống lại chế độ phong kiến Nga Sa
Hoàng, nhân cơ hội đó bọn tư sản nhảy vào lật đổ chế độ phong kiến Nga Sa
Hoàng, từ đó đã lôi kéo nông dân, binh linh, công nhân xuống đường chống
lại Nga Hoàng, buộc Nga Hoàng cho thành lập nội các tư sản, do là Nga

Hoàng đồng ý nên là ngay lập tức bọn tư sản đã bắt tay với Nga Hoàng để
đàn áp nhân dân.
Nước Nga lúc này, công nhân, nông dân, binh lính thành lập nhà nước
Xô Viết ở cấp địa phương, còn ở Trung Ương thì tư sản, phong kiến thành
lập chính phủ tư sản. như vậy, nước Nga lúc này rơi vào tình thế một nước
và hai mặt trời, Xô Viết mong muốn thiết lập chuyên chính vô sản, trật tự
chính trị nước Nga thay đổi song đời sống nhân dan Nga thì không có gì
thay đổi.
Trước giai đoạn 1905 – 1907, nước Nga đã luôn mở rộng xâm lược để
tăng cường sức mạnh của Nga Hoàng, trong đó có sự thỏa ước của Nga và
Đức nhưng, sau đó tư sản phát triển họ thấy sản xuất vũ khí và bán vũ khí sẽ
mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho họ, do đó, họ không bắt tay với
phong kiến Nga hoàng nữa mà họ quay lại gây chiến với chế độ phong kiến
Nga sa hoàng, từ đó kéo theo chiến tranh với nhiều vùng khác, giúp tư sản
Đức bán được nhiều vũ khí hơn, thu lại khoản lợi nhuận kếch xù.


Tháng 2/1917 chiến tranh Nga – Đức nổ ra đã kéo cả nhân dân Nga vào
chiến tranh, làm cho cuộc sống của nhân dân Nga ngày càng khó khăn, túng
quẫn, từ đó dẫn đến các cuộc đấu tranh như bãi công, phản kháng, chống lại
chính quyền Trung Ương.
Tháng 7/1917 có khoảng 500.000 người xuống đường biểu tình ở
Xanhbêtécbua , công nhân biểu tình, chính phủ phản kháng, đàn áp cuojc
biểu tình làm cho gần 400 người chết, từ đó lại càng đẩy sự phẫn uất của
nhân dân lao động lên cao hơn nữa.
Sau luận cương tháng 4, Lenin ở Thụy Sỹ trở về Nga, ngay trong đêm
hôm đó Lenin đã viết luận cương tuyên bố rằng: Chính quyền phải thuộc về
tay Xô Viết, bởi vì nếu chính quyền thuộc về tay Nga Hoàng thì chiến tranh
xảy ra liên mien, càng làm cho đời sống nhân dân cực khổ. Sự tuyên bố này
của Lenin đã chính thức đối đầu với chính phủ Nga Hoàng.

Như vậy, sau sự kiện tháng 2/1917 đã làm cho tình hình nước Nga phức
tạp hơn, tiêu biểu là nước Nga cùng tồn tại hai chính quyền, chính quyền cơ
sở nằm trong tay Xô Viết do giai cấp công – nông nắm giữ, hai là chính
quyền Trung Ương và các cấp trung gian do giai cấp tư sản nắm giữ. Sự
phản động của chính phủ lâm thời tư sản và việc kéo nước Nga vào cuộc
chiến tranh Nga – đức, đã làm cho cuộc sống của nhân dân càng khốn khổ
hơn, từ đó làm rấy lên một phong trào quần chúng rộng khắp nước Nga đó
là, phong trào phản đối chiến tranh và chính phủ lâm thời, tiêu biểu nhất là
cuộc biểu tình tháng 6/2926 và tháng 7/1917.
Sau sự kiện tháng 7, Đảng Bônsêvích phải đi vào hoạt động bí mật,
Lennin và một số người khác bị nằm trong tầm ngắm của bọ tư sản, nên
Lenin phải đi tránh nạn tại biên giới Nga – Phần Lan. Sau đó, các phong trào
ở Nga ngày càng phát triển, từ đó Lenin nhận ra cần phải ngay lập tức quay
về Nga vào tháng 10 để lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh và, cần


phải cho ra đời một lý luận kịp thời để dùng làm vũ khí lý luận cho giái cấp
công nhân và nhân dân lao động, trên cơ sở đó Lenin đã cho ra đời cuốc
“nhà nước và cách mạng”.
* Bối cảnh lịch sử:
Trước tình hình chung và của riêng nước Nga thế kỷ XX, Lenin nhận thấy
cần khôi phục và trinhg bày một cách rõ ràng, có hệ thống những quan điểm
của các nhà chủ nghãi xã hội khoa học, để làm sang tỏ vấn đề nhà nước và
qua đó phát triển hơn nữa lý luận về nhà nước cho phù hợp với tình hình lịch
sử mới.
Tác phẩm này ra đời nhằm giúp cho giai cấp công nhân có thể thấy được
nhiệm vụ của mình khi tình thế cách mạng xuất hiện ở nước Nga và các
nước khác trên thế giới. Vì thế đến cuối năm 1916 đầu năm 1917, Lenin đã
khẩn trương đọc rất nhiều tác phẩm, rồi thư từ của Mác – Anghen, của Cau –
xky. Của Bukharin, người đã trích dẫn một cách tỷ mỷ những đoạn tài liệu

quan trọng cần thiết, đồng thời nhận xét, phê phán, rút ra kết luận của mình
trong một cuốn sổ tay có tên là “chủ nghĩa Mác và vấn đề nhà nước”.
Tháng 4/1917, Lenin về nước Nga để lãnh đạo cách mạng, dó bận nhiều
với những hoạt động thực tiễn nên không thể tiếp tục chương trình mà
Người đặt ra ( là hoàn thiện tác phẩm), song ông vẫn luôn nghĩ đến nó và bổ
sung nhiều tư liệu về nó. Sau sự kiện tháng 7 Đảng Cộng sản phải rút vào
hoạt động bí mật, Lenin rời Bêtơcrat đến hoạt động ở biên giới giữa Nga và
Phần Lan, trong thời gian này Lenin mới có cơ hội viết tiếp tác phẩm “Nhà
nước và cách mạng”.
Ở đây, dựa vào những tài liệu mà ông chuẩn bị, Lenin đã hoàn thành tác
phẩm “Nhà nước và cách mạng” của mình.
1.2.2 Tư tưởng (nội dung) cơ bản của tác phẩm.


Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” lần đầu tiên trình bày một cách có
hệ thống và đầy đủ học thuyết Macxit về vấn đề nhà nước. Tác phẩm này ra
đời nhằm mục đích bảo vệ và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác về vấn
đề Nhà nước, chống lại những tư tưởng xét lại, cơ hội, giúp cho giai cấp
công nhân và nhân dân lao dộng xác định được nhiệm vụ của mình trong
cách mạng, để đập tan nn tư sản, thiết lập nhà nước vô sản.
Nội dung cơ bản của chương 1 là, Lenin đã đề cập đến các vấn đề chung
của nhà nước, phân tích về nhà nước tư sản và tính tất yếu phải đập tan nhà
nước tư sản, đồng thời đưa ra những quan niệm, những lý luận cơ bản về nhà
nước tiêu vong.
Nội dung cơ bản của chương 2 là, Lenin khai thác tư tưởng của Mác –
Anghen thời kỳ 1848 – 1852, và chỉ rõ cơ sở tư tưởng của chuyên chính vô
sản trong thời kỳ thực hiện cách mạng vô sản, cũng như nêu rõ vai trò lịch
sử của giai cấp công nhân. Trong chương này Lenin cũng chỉ ra phương
pháp khoa học của chủ nghĩa Mác khi cụ thể hóa học thuyết về nhà nước.
Trong chương 3, Lenin đã rút ra những tư tưởng của Mác trong tác phẩm

“Nội chiến ở Pháp” và một số tác phẩm khác, khi ông chỉ ra thực tiễn cách
mạng đã khảng định là phải đập tan nhà nước tư sản và phải thay thế nó
bằng nhà nước chuyên chính vô sản, qua đó làm rõ bản chất, chức năng của
nhà nước chuyên chính vô sản.
Còn chương 4, Lenin đã giải thích và bổ sung tư tưởng của Anghen
trong tác phẩm Bàn về nhà nước, quyền uy,… Từ đó để làm rõ sự khác biệt
cũng như những điểm giống nhau ít nhiều (trong bàn về quyền uy), đồng
thời chỉ ra những đặc điểm của nhà nước giai cấp công nhân, đó là nhà nước
vô sản – một kiểu nhà nước quá độ.
Lenin đã dành riêng chương 5, để khai thác tư tưởng của Mác nhằm
làm rõ tính tất yếu của chuyên chính vô sản, làm rõ bản chất dân chủ của nó


và quá trình tự tiêu vong của chuyên chính vô sản, thông qua đó mà trình
bày rõ ràng hệ thống hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản.
Trong chương 6, Lenin tập trung phê phán bọn cơ hội, chủ nghãi về vấn
đề nhà nước , đồng thời làm rõ sự khác nhau giữa chủ nghĩa cơ hội, xét lại
và bọn vô chính phủ.
1.2.3 Kết cấu của tác phẩm.
Tác phẩm được Lenin chia làm 7 chương:
Chương 1: Xã hội có giai cấp và nhà nước.
Chương 2: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm của những năm 1848 –
1851.
Chương 3: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm công xã Pa-ri năm 1871.
Sự phân tích của Mác.
Chương 4: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Anghen.
Chương 5: Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong.
Chương 6: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hóa chủ nghĩa Mác.
Chương 7, với tiêu đề Kinh nghiệm của cách mạng Nga năm 1905 – 1907.
Chương này Lenin chưa hoàn thiện, song ông đã để lại đề cương chi tiết của

nó, cùng cả phần đề cương của kết luận.
1.2.4 Ý nghĩa của tác phẩm.
Về mặt lý luận: Tác phẩm đã góp phần khôi phục và khẳng định lại tính
chất cách mạng của học thuyết Mác về vấn đề nhà nước và cách mạng,
thông qua tác phẩm Lenin đã tiến hành đấu tranh, vạch trần bản chất của chủ
nghĩa cơ hội, cải lương, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế ở Nga cũng như ở trên thế giới nói chung. Đồng thời góp phần phát triển
thêm mặt lý luận về nhà nước và cách mạng trong hoàn cảnh lịch sử mới.
Về mặt thực tiễn: Tác phẩm đã trở thành kim chỉ nam cho Đảng
Bônsêvích và nhân dân Nga trong cuộc đấu tranh cách mạng tháng 10 Nga


năm 1917. Cho đến nay những luận điểm được Lenin trình bày, phân tích
trong tác phẩm đa phần vẫn còn nguyên giá trị đối với thực tiễn xây dựng xã
hội chủ nghĩa của các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới, ví dụ
như ở Việt Nam vận dụng lý luận hai giai đoạn cách mạng, quản lý nhà
nước, lý luận xây dựng nền dân chủ,….
Chương 2: Nội dung lý luận chuyên chính vô sản được trình bày trong
tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”.
2.1 Quan niệm về chuyên chính vô sản.
Chuyên chính vô sản là nội dung cơ bản của cách mạng vô sản, học
thuyết chuyên chính vô sản là học thuyết chủ yếu của chủ nghĩa Mác Lênin. Thừa nhận hay không thừa nhận chuyên chính vô sản là ranh giới
phân biệt giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa cơ hội “tả” hoặc hữu.
Lênin đã kế thừa và phát triển một cách xuất sắc học thuyết của MácĂngghen về chuyên chính vô sản. Nhà nước và cách mạng là tác phẩm thể
hiện xuất sắc về học thuyết này.
Học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác có một lịch sử lâu
dài và phong phú. Từ 1848, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác –
Ăngghen nêu rõ tư tưởng của chuyên chính vô sản là: Giai cấp vô sản phải
giành quyền thống trị và chính trị . Sau khi trải qua cách mạng Pháp 1848 185l, Mác rút ra kết luận quan trọng là: nếu không dùng bạo lực đập tan bộ
máy nhà nước của giai cấp tư sản thì cách mạng vô sản không thể thắng lợi,

chính quyền của giai cấp vô sản cũng không thể dựng lên được. Sau Công xã
Pari 1871, Mác đặt ra vấn đề là: giai cấp vô sản sau khi đập tan bộ máy nhà
nước tư sản, thì thay vào bằng hình thức nhà nước nào?


Năm 1875, trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, đã trình bày rõ
một số vấn đề hết sức quan trọng về nhà nước và chuyên chính vô sản trong
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Đến thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản thì học thuyết
chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác đã bước sang một giai đoạn mới,
Lênin không những khôi phục học thuyết của Mác - Ăngghen, đập tan mọi
sự xuyên tạc của mọi chủ nghĩa cơ hội đối với học thuyết này đồng thời phát
triển nó, đề ra và giải quyết một số vấn đề mới quan trọng.
Chuyên chính vô sản là một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng yếu
của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước.
Trước hết, Lenin đã trích dẫn thư của Mác gửi Vai-đê-mai-ơ năm 1852,
để nhấn mạnh tính tất yếu của chuyên chính vô sản và xác định rõ sự khác
nhau về bản chất giữa học thuyết Mác về nhà nước và các lý luận của các
học giả tư sản.
Tư tưởng về chuyên chính vô sản được Lenin khẳng định, nó là hòn đá
thử vàng để phân biệt những người Macxit với những kẻ giả danh Macxit.
Theo Lenin chỉ có những người đã hiểu rằng, chuyên chính của một giai cấp
là tất yếu không những trong mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những
cho giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt cả thời
kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chue nghĩa đến chế độ không có giai cấp – chế độ
Cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần thực chất học
thuyết Mác về nhà nước.
Lenin đã trích dẫn một đoạn trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô
ta” của Mác, khi nói về tính tất yếu của chuyên chính vô sản, từ đó ông đi
đến một lưu ý rằng, kết luận trên của Mác là dựa vào sự phân tích vai trò của

giai cấp vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
“Mác nói tiếp:


‘…Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa có một thời kỳ
chuyển hóa cách mạng từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Thích ứng với thời kỳ này là thời kỳ chính trị quá độ, và nhà nước
trong thời kỳ này không phải là cái gì khác, ngoài nền chuyên chính cách
mạng của giai cấp vô sản…’
Kết luận đó của Mác dựa vào sự phân tích vai trò của giai cấp vô sản
trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay, vào những căn cứ về sự phát triển
của xã hội ấy và vào tính chất không thể điều hòa được giữa những quyền
lợi đối lập của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
Trước kia, vấn đề đặt ra như thế này: Giai cấp vô sản muốn tự giải phóng,
phải lật đổi gaii cấp tư sản, giành lấy chính quyền, lập nền chuyên chính
cách mạng của mình.
Bây giờ, vấn đề đặt ra có hơi khác: Một xã hội tư bản chủ nghĩa đang phát
triển lên chủ nghĩa cộng sản, không thể nào chuyển lên xã hội cộng sản chủ
nghĩa được, nếu không có một ‘thời kỳ quá độ chính trị’ , và trong thời kỳ
đó, nhà nước chỉ có thể là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.” [1;
105,106].

2.2 Bản chất của chuyên chính vô sản.
Dựa vào những căn cứ về sự phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa, dựa
vào tính chất không thể điều hòa được giữa những quyền lợi đối lập của giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản, thì về bản chất của chuyên chính vô sản, trong
tác phẩm Lenin đã cho thấy, nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước nửa
nhà nước, nhà nước không hiểu theo nghĩa đen, (tức là nhà nước là công cụ
trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác).
“Tiếp nữa, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng

sản, sự trấn áp vẫn còn tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp của đa số bị bóc lột
đối với thiểu số bóc lột. Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là ‘nhà


nước’vẫn còn cần thiết,nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là
nhà nước theo đúng nghãi của nó nữa, vì việc đa số người hôm qua là nô lệ
làm thuê trấn áp thiểu số người bóc lột là việc tương đối dễ dàng, đơn giản,
tự nhiên, nên sẽ rất ít tốn máu hơn việc trấn áp những cuộc khởi nghĩa của
nô lệ, của nông nô, của công nhân làm thuê, nên, đối với nhân loại, sẽ ít tốn
lém hơn nhiều. Sự trấn áp ấy có thể dung hợp với việc mở rộng chế độ dân
chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân khiến sự cần thiết phải có một bộ máy trấn
áp đặc biệt cũng bắt đầu mất dần. Bọn bóc lột dĩ nhiên là không thể trấn áp
được nhân dân, nếu không có một bộ máy rất phức tạp để làm nhiệm vụ đó,
còn nhân dân thì dầu chỉ có một ‘bộ máy’ rất giản đơn, hầu như không cần
có ‘bộ máy’ nữa, không cần có cơ quan đặc biệt nữa, mà chỉ với tổ chức
quần chúng vũ trang (đại loại như Xô – Viết đại biểu công nhân và binh sĩ, đây là chúng tôi xin nêu trước như vậy), cũng có thể trấn áp được bọn bóc
lột” [1; 111].
Lenin cũng khẳng định nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước kiểu
mới, nhà nước đang tư tiêu vong “vì việc đa số người hôm qua là nô lệ làm
thuê trấn áp thiểu số người bóc lột là việc tương đối dễ dàng, đơn giản, tự
nhiên, nên sẽ rất ít tốn máu hơn việc trấn áp những cuộc khởi nghĩa của nô
lệ, của nông nô, của công nhân làm thuê, nên, đối với nhân loại, sẽ ít tốn lém
hơn nhiều. Sự trấn áp ấy có thể dung hợp với việc mở rộng chế độ dân chủ
cho tuyệt đại đa số nhân dân khiến sự cần thiết phải có một bộ máy trấn áp
đặc biệt cũng bắt đầu mất dần. Bọn bóc lột dĩ nhiên là không thể trấn áp
được nhân dân, nếu không có một bộ máy rất phức tạp để làm nhiệm vụ đó,
còn nhân dân thì dầu chỉ có một ‘bộ máy’ rất giản đơn, hầu như không cần
có ‘bộ máy’ nữa, không cần có cơ quan đặc biệt nữa, mà chỉ với tổ chức
quần chúng vũ trang (đại loại như Xô – Viết đại biểu công nhân và binh sĩ, -



đây là chúng tôi xin nêu trước như vậy), cũng có thể trấn áp được bọn bóc
lột.
Sau cùng, chỉ có chủ nghãi cộng sản mới làm cho nhà nước trở nên hoàn
toàn không cần thiết, vì lúc bấy giờ không còn ai để trấn áp, chữ ‘ai’ hiểu
theo nghĩa là giai cấp, không còn hphair đấu tranh có hệ thống chống một bộ
phận dân cư nhất định nào đó. Chúng takhoong phải là những người không
tưởng, và chúng ta nhận rằng những hành vi thái quá của một số cá nhân là
có thể có và không thể nào tránh được, chúng ta cũng không phủ nhận sự
cần thiết phải trấn áp những hành vi thái quá ấy. Nhưng, trước hết, tuyệt
nhiên không cần phải có một bộ máy đặc biệt, một bố máy trấn áp đặc biệt
để trấn áp, nhân dân vũ trang sẽ tự mình làm việc đó một cách cũng giản
đơn, cũng dễ dàng như bất kỳ một đám đông những người văn minh nào,
ngay trong xã hội hiện nay, đứng ra can những người đánh nhau hay ngăn
không cho ức hiếp phụ nữ. Thứ nữa, chúng ta biết ràng nguyên nhân xã hội
sâu xa của những hành vi thái quá vi phạm quy tắc của cuộc sống chúng
trong xã hội, là sự bóc lột những quần chúng lâm vào cảnh thiếu thốn, cùng
khổ. Một khi gặt bỏ được nguyên nhân chủ yếu ấy, thì những hành vi thái
quá tất nhiên sẽ bắt đầu ‘tiêu vong’. Những hành vi đó tiêu vong mau chóng
như thế nào, mức đọ như thế nào, thì chúng ta không biết, nhưng chúng ta
biết rằng chúng thế nào cũng sẽ tiêu vong. Và cùng với sự tiêu vong đó, nhà
nước cũng sẽ tiêu vong theo” [1; 111, 112].
Lenin còn nêu rõ những cơ sở kinh tế - xã hội để nhà nước tiêu vong, đó
là thực hiện được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội. “Nhưng
con đường tiến tới, từ chế độ dân chủ tư bản chủ nghĩa ấy, - một thứ dân chủ
tất nhiên là bó hẹp, chà đạp lên người nghèo một cách kín đáo và vì vậy,
hoàn toàn giả dối và dối trá, - không dẫn một cách đơn giản, trực tiếp và êm
ái ‘đến một chế độ dân chủ ngày càng hoàn bị hơn’, như các giáo sự theo



phái tự do và bọn cơ hội tiểu tư sản vẫn tưởng tượng. Không. Con đường
tiến lên, nghĩa là tiến lên chủ nghĩa cộng sản, phải trải qua chuyên chính vô
sản chư skhoong thể đi theo hướng nào khác cả, vì không có giai cấp nào
khác, cũng không có con đường nào khác, để đập tan sự phản kháng của bọn
tư bản bóc lột được.
Mà chuyên chính vô sản, nghĩa là việc tổ chức đội tiền phong của những
người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức, thì không thể
giản đơn đóng khung trong việc mở rộng chế độ dân chủ được. Đồng thời
với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến thành chế độ
dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho
bọn nhà giàu – chuyên chính vô sản còn thực hành một loạt các biện pháp
hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư bản. Chúng ta
phải trấn áp bọn đó để giải phóng nhân loại khỏi chế độ nô lệ làm thuê, phải
dùng bạo lực để đập tan sự phản kháng của chúng, và chỗ nào có trấn áp, có
bạo lực, thì đương nhiên là chỗ đó không có tự do mà cũng không có dân
chủ.
Điều đó, Ăngghen đã diễn đạt một cách tài tình trong bức thư gửi Bêben, như bạn đọc còn nhớ trong bức thư ấy, ông nói rằng ‘giai cấp vô sản
cần đến nhà nước không phải là vì tự do, mà là để trấn áp kẻ địch của mình,
và ngày nào có thể nói đến tự do thì nhà nước không còn nữa’.
Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp bằng vuc lực bọn bóc lột,
bọn áp bức nhân dân, nghĩa là tước bỏ dân chủ đối với bọn chúng: Đó là sự
biến đổi của chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ từ chủ nghãi tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản.
Chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi sự phản kháng của bọn tư sản đã
hoàn toàn bị đập tan, khi bộn tư bản đã tiêu vong đi rồi và không còn giai
cấp nữa (nghĩa là giữa các thành viên trong xã hội không còn sự phân biệt


nào nữa về những quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất xã hội), chỉ lúc đó
‘nhà nước mới không còn nữa và mới có thể nói đến tự do’. Chỉ lsuc đó, một

nền dân chủ thật sự hoàn bị, thật sự không hạn chế, mới có thể có được và
được thực hiện”. [1; 108, 109].
“Cuối cùng khi nhà nước thật sự trở thành đại diện cho toàn thể xã hội, thì
nó tự làm cho nó trở thành thừa. Khi mà không còn một giai cấp xã hội nào
cần phải đưỡ kìm giữ trong vòng áp bức nữa, khi mà không còn sự thống trị
giai cấp và đấu tranh sinh tồn cá nhân diễn ra do tình trạng sản xuất vô chính
phủ ngày nay, và cùng với tình hình đó, cùng không còn những sự xung đột
và những hành động thái quá (những hành động cực đoan) do cuộc đấu tranh
ấy đẻ ra, thì lúc đó sẽ không còn gì để phải trấn áp, cũng không cần phải có
một lực lượng đặc biệt để trấn áp, tức là nhà nước…..Lúc đó từ lĩnh vực này
đến lĩnh vực khác, sự can thiệp của chính quyền nhà nước vào những quan
hệ xã hội đều trở thành thừa, và sự can thiệp đó tự nó biến dần đi. Việc cai
trị người nhường chỗ cho việc quản lý vật và cho việc chỉ đạo các quá trình
sản xuất. Nhà nước không ‘bị xóa bỏ’, nó tiêu vong”. [1, 21].
“Cho nên, chúng ta chỉ có quyền nói rằng nhà nước tất nhiên sẽ tiêu
vong, đồng thời nhấn mạnh vào tính chất lâu dài của quá trình ấy, sự phụ
thuộc của quá trình ấy vào tốc độ phát triển của giai đoạn cao của chủ nghĩa
cộng sản, đồng thời gác hẳn lại vấn đề thời hạn và hình thức cụ thể của sự
tiêu vong ấy, vì chúng ta không có tài liệ để giải quyết những vấn đề như
vậy”. [1; 118].
Từ đó, Lenin cũng lưu ý, chỉ có nhà nước chuyên chính vô sản mới tự
tiêu vong, do đó mà càng không thể phủ nhận cách mạng bạo lực, vì không
có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước
vô sản được. “Theo Ăngghen, thì nhà nước tư sản không ‘tiêu vong’, nó bị


giai cấp vô sản ‘thủ tiêu’ trong cách mạng. Tiêu vong sau cuộc cách mạng
ấy, là nhà nước vô sản hay là nữa nhà nước”. [1;23].
“ ‘Hành động’ nhân danh xã hội mà chiếm hữu các tư liệu sản xuất, cũng
là ở chỗ đó. lẽ cố nhiên sự thay thế ‘một lực lượng đặc biệt’ (lực lượng của

giai cấp vô sản) theo cách như vậy thuyệt nhiên không thể diễn ra theo hình
thức ‘tiêu vong’ được”. [1; 23].
“Học thuyết của Mác và Ăngghen về tính tất yếu của cách mạng bạo lực
là nói về nhà nước tư sản; điều ấy, chúng tôi đã nói ở trên và sau này sẽ trình
bày chi tiết thêm nữa. Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản
(chuyên chính vô sản), không thể bằng con đường ‘tiêu vong’ được, mà chỉ
có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực thôi”. [1; 27].
Đề cập đến nhà nước của chuyên chính vô sản, Lenin cũng đã nêu ra một
định nghĩa tuyệt hay của Mác trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản” về chuyên chính vô sản. “Sau nữa ở đây chúng ta cũng tìm thấy một
định nghĩa tuyt hay về nhà nước, định nghĩa này cũng thuộc vào số ‘những
lời bị bỏ quên’ của chủ nghĩa Mác. ‘Nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ
chức thành giai cấp thống trị’ ”. [1; 30].
Điều đó cũng thể hiện bản chất của chuyên chính vô sản, đó là sự thống trị
của giai cấp vô sản. Sự thống trị này không chia sẻ với ai, nó trực tiếp dựa
vào quần chúng vũ trang của quần chúng để trấn áp bọn bóc lột và xây dưng
xã hội mới. “Học thuyết đấu tranh giai cấp mà mác vận dụng vào vấn đề nhà
nước và vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, tất nhiên phải đưa đến sự thừa
nhận sự thống trị về chính trị của gia cấp vô sản, chuyên chính của giai cấp
đó, tức là một chính quyền không bị chia sẻ với ai hết, và trực tiếp dựa vào
lực lượng vũ trang của quần chúng. Giai cấp tư sản chỉ có thể bị lật đổ, khi
nào giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị đủ sức trấn áp sự phản kháng
không thể tránh khỏi, tuyệt vọng của giai cấp tư sản, và đủ sức tổ chức hết


thảy quần chúng lao động và bị bóc lột để xây dựng một chế độ kinh tế”. [1;
32]. Và Lenin chỉ ra giai cấp vô sản phải thực hiện liên minh với các giai cấp
khác trong xã hội. “Giai cấp vô sản cần có chính quyền nhà nước, cần có tổ
chức sức mạnh tập trung, cần có tổ chức bạo lực để trấn áp sự phản kháng
của bọn bóc lột và lãnh đạo quảng đại quần chúng nhân dân – nông dân, tiểu

tư sản, nửa vô sản – trong công cuộc ‘tổ chức’ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”
[1;32].
Tác phẩm khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản. “Chủ nghĩa Mác giáo
dục đảng công nhân, là giáo dục đội tiền phong của giai cấp vô sản, đội tiền
phong này đủ sức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã
hội, đủ sức lãnh đạo và tổ chức xấy dựng một chế độ mới, đủ sức làm thầy,
làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những
người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hội của họ, mà không cần
đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấp tư sản” [1; 33].
Lenin cho rằng khi giai cấp tư sản đã lỗi thời, phản động, không có khả
năng phát động phong trào cách mạng mang tính nhân dân, giai cấp công
nhân phải lôi cuốn được đa số nhân dân lao động xây dựng khối liên minh
công nhân, nông dân, thực hiện cuộc cách mạng để trở thành giai cấp thống
trị, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản và dân chủ vô sản, cải tạo xã hội
chủ nghĩa.
2.3 Mối quan hệ giữa chuyên chính và dân chủ.
Lenin cũng đã làm rõ mối quan hệ giữa chuyên chính và dân chủ khi
khẳng định nhà nước chuyên chính vô sản không phải là lực lượng đặc biệt
để trấn áp đa số nhân dân lao động mà đó chính là nhà nước của nhân dân
lao động, dùng để trấn áp thiểu số bóc lột và mở rộng dân chủ cho nhân dân
trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, vì vậy, nhà nước chuyên chính vô
sản và dân chủ vô sản là cao nhất trong lịch sử.


Cả nhà nước chuyên chính và nhà nước chuyên chính tư sản đều tất yếu ra
đời vì đó là quy luật phát triển chung. Còn về bản chất thì dân chủ của nhà
nước chuyên chính vô sản, thì giai cấp công nhân là người chuyên chính,
giai cấp bị bóc lột là giai cấp bị chuyên chính. Còn trong nhà nước chuyên
chính tư sản thì, giai cấp tư sản là người chuyên chính, giai cấp công nhân
và nhân dân lao động là người bị chuyên chính.

Lenin khẳng định, nhà nước và chế độ dân chủ gắn liền với nhau “Chế
độ dân chủ cũng là nhà nước, do đó, nhà nước mà mất đi thì chế độ dân chủ
cũng mất theo. Chỉ có cách mạng mới có thể ‘thủ tiêu’ được nhà nước tư sản.
Còn nhà nước nói chung, tức là chế độ dân chủ triệt để nhất, thì chỉ có thể
‘tiêu vong’ mà thôi”. [1; 24].
Khi phê phán những luận điểm của chủ nghĩa cơ hội về vấn đề dân chủ,
Lenin đã làm rõ bản chất của nền dân chủ tư sản, và tính tất yếu phải thay
thế nền dân chủ ấy bằng một chế độ dân chủ rộng rãi cho tuyệt đại đa số
nhân dân, cũng như luận giải cho sự tiêu vong tất yếu của chế độ dân chủ xã
hội chủ nghĩa, khi nó đã đạt đến sự hoàn bị trong xã hội cộng sản chủ nghĩa.
“Vậy là trong xã hội tư bản chủ nghĩa, chúng ta chỉ có một thứ dân chủ cắt
xén, khốn khổ, giả dối, một thứ dân chủ chỉ dành riêng cho bọn giàu có, cho
số ít. Lần đầu tiên chuyên chính vô sản, tức là thời kỳ quá độ tiến tới chủ
nghĩa cộng sản, sẽ đem lại một chế độ dân chủ cho nhân dân, cho số đông, đi
đôi với sự trấn áp tất yếu đối với số ít, đối với bọn bóc lột. Chỉ có chủ nghãi
cộng sản mới có thể đưa lại một chế độ dân chủ thật sự hoàn bị, và nó càng
hoàn bị bao nhiêu thì lại càng mau trở nên thừa và tự tiêu vong bấy nhiêu”.
[1; 110].
Từ đó, Mác đã đưa ra kết luận về dân chủ tư sản “Mác đã nắm được rất
tài tình thực chất ấy của chế độ dân chủ tư bản chủ nghĩa, khi ông nói trong
đoạn phân tích kinh nghiệm Công xã rằng người ta cho phép những người bị


áp bức, cứ mấy năm một lần, lại được quyết định xem trong số đại biểu cho
giai cấp bị áp bức, người nào sẽ thay mặt họ và sẽ chà đạp lên họ ở nghị
viện!”. [1; 108].
Dân chủ vô sản đạt đến sự hoàn bị nhất và nó sẽ tự tiêu vong cùng với
nhà nước chuyên chính vô sản, nhưng đó là một quá trình lâu dài, khi đạt
đến sự hoàn bị của nó, dân chủ vô sản sẽ là nền dân chủ gấp triệu triệu lần so
với dân chủ tư sản.

Quá trình nhà nước chuyên chính vô sản tiêu vong là một điều đơn giản,
vấn đề dân chủ và vấn đề chuyên chính có mội quan hệ mất thiết, khăng khít
với nhau, càng tăng cường chuyên chính thì dân chủ càng được đam rbaor và
thực hiện tốt hơn. “Cơ sở kinh tế làm cho nhà nước tiêu vong hoàn toàn là
chủ nghĩa cộng sản đạt tới trình độ phát triển cao khiến mọi sự đối lấp giữa
lao động trí óc và lao động chân tay không còn nữa, vào do đó, cũng không
còn một trong những nguồn gốc chủ yếu của sự bất bình đẳng xã hội hiện
nay; nguồn gốc này, nếu chỉ xã hội hóa tư liệu sản xuất, chỉ tước đoạt bọn tư
bản thì không thể nào làm tiêu tan được”. [1; 118].
“Cho nên, chúng ta chỉ có quyền nói rằng, nhà nước tất nhiên sẽ tiêu
vong, đồng thời nhấn mạnh vào tính chất lâu dài của quá trình ấy, sự phụ
thuộc của quá trình ấy vào tốc độ phát triển của giai đoạn cao của chủ nghĩa
cộng sản, đồng thời gác hẳn lại vấn đề thời hạn và hình thức cụ thể của sự
tiêu vong ấy, vì chúng ta không có những tài liệu để giải quyết accs vấn đề
đó.
Nhà nước có thể bị tiêu vong hoàn toàn khi xã hội đã thực hiện được
nguyên tắc: ‘Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu’ nghĩa là khi người ta đã
rất quen tôn trọng những quy tắc cơ bản của đời sống chung trong xã hội, và
năng suất lao động của người ta đã lên cao tới mức người ta sẽ tự nguyện
làm hết năng lực”. [1; 118].


“Từ nay cho đến khi giai đoạn ‘cao’ của chủ nghĩa cộng sản xuất hiện,
những người xã hội chủ nghĩa yêu cầu xã hội và nhà nước kiểm soát một
cách nghiêm ngặt mức độ lao động và mức độ tiêu dùng, nhưng việc kiểm
soát ấy phải bắt đầu bằng việc tước đoạt bọn tư bản, bằng việc công nhân
kiểm soát bọn tư bản, và sự kiểm soát này không phải do nhà nước của bọn
quan lại thi hành, mà do nhà nước của công nhân vũ trang thi thành” [1;
119].
Khi khai thác nội dung về chuyên chính vô sản, Lenin cũng đã cho thấy

dự đoán của các nhà kinh điển về những hình thức chính trị khác nhau của
chuyên chính vô sản, trong bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
cộng sản, việc lựa chọn hình thức chuyên chính vô sản như thế nào cũng như
là sang tạo là những hình thức mới, là trách nhiệm của cả giai cấp vô sản khi
có chính quyền. “Những hình thức của các nhà nước tư sản thì hết sức khác
nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những nàh nước
ấy, vô luận thế nào thì tất nhiên cũng phải là nền chuyên chính tư sản. Bước
chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, cố nhiên không thể đem
lại rất nhiều hình thức chính trị khác nhau, nhưng thực chất của những hình
thức ấy tất nhiên sẽ chỉ là một, tức là chuyên chính vô sản”. [1; 44].
Chương 3. Ý nghĩa của lý luận chuyên chính vô sản đối với việc xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Cùng với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăngghen viết
chung, Phê phán Cương lĩnh Gôta của Mác, Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của nhà nước của Ăngghen, thì Nhà nước và cách
mạng của Lênin là một tác phẩm kinh điển xuất sắc của học thuyết mácxít về
nhà nước, là kim chỉ nam cho chúng ta học tập và nghiên cứu lý luận của
chủ nghĩa Mác về nhà nước.


Qua nghiên cứu tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” chúng ta thấy rằng,
đây là sự chuẩn bị về lý luận, phương pháp luận trực tiếp cho việc giành
thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Nội dung lý luận vầ nhà
nước và cách mạng là kim chỉ nam cho Đảng Bônsêvích và nhân dân lao
động Nga thực hiện cách mạng năm 1917.
Tác phẩm không những có ý nghĩa chính trị - thực tiễn mà còn có tính
chất nóng hổi nữa. Vì đây là vấn đề làm cho quần chúng thấy rõ những việc
họ phải làm, nhân dân Nga đã làm được cuộc cách mạng đập tan nhà nước
tư sản, xây dựng chính quyền Xô Viết tồn tại trên 70 năm. Đến nay tuy
không còn tồn tại nữa, nhưng nhân loại đnáh giá rất cao cuộc cách mạng ấy.

Nó đã mở ra một thời kỳ mới của nhân laoij, cách mạng tháng Mười Nga đã
cổ vũ nhân dân nhiều nước trên thế giới làm cách mạng, như cách mạng ở
các nước châu Á tiêu biểu là cách mạng Việt Nam, cách mạng Trung Quốc,
cách mạng CuBa….
Ngày nay, những nội dung lý luận trong tác phẩm “Nhà nước và cách
mạng” vẫn còn có ý nghĩa thực tiễn sát thực trong việc bảo vệ và xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3.1 Thực trạng việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghãi ở Việt Nam
hiện nay.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
ở nước ta đã trải qua 27 năm, sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay
đang đứng trước những thời cơ lớn, mà những biểu hiện chủ yếu là: đất nước
đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đang tiếp tục có sự ổn định về
nhiều mặt, trong đó có sự ổn định về chính trị, mặc dù có chịu ảnh hưởng từ
khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Đây chính là những điều
kiện tiên quyết, rất quý báu, tạo ra môi trường bên trong và bên ngoài để đất


nước đi lên nhanh hơn, vững chắc hơn. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát
triển trên thế giới cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiến nhanh hơn.
Bên cạnh đó, tháng 1/1944 Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
của Đảng đã chỉ rõ bốn thách thức và đồng thời cũng là bốn nguy cơ trong
quá trình phát triển của đất nước ta những năm sau đó, đó là Nguy cơ tụt hậu
xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm
xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi
lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ
nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính
sách và chỉ đạo thực hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy
cơ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Vai trò lãnh đạo của Đảng chưa được khai thác tối đa, đội ngũ cán bộ còn

một bộ phận thoái hóa, biến chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao,
khả năng tổ chức quản lý còn có những hạn chế nhất định.
3.2 Giải pháp cho việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
3.2.1 Bảo đảm và phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối
với nhà nước
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn nước ta đang trong quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền, nghĩa là những đặc trưng về một Nhà nước pháp
quyền ở nước ta chưa được bộc lộ một cách đầy đủ, cũng có thể gọi đây là
thời kỳ quá độ của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điểm
cơ bản nhất của đặc trưng Nhà nước pháp quyền ở nước ta là thực hiện đầy
đủ vai trò tối tượng của pháp luật, vai trò của ĐCSVN với tư cách là một
Đảng duy nhất trong xã hội và đóng vai trò cầm quyền. Điều này được ghi
trong Hiến pháp năm 1992.


×