Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

pháp luật và đạo đức báo chí , những vấn đề xoay quanh nghiệp vụ và đạo đức của người làm báo hiện nay- Tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.95 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Mỗi ngày có vô số sự kiện, vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội và báo chí là
cái nôi để đưa những vấn đề đó đến với cộng đồng nhanh nhất. Báo chí là sự
nghiên cứu, sự tìm tòi và thâm nhập thực tiễn để có những cái nhìn nghiêm túc và
chân thực nhất. Báo chí còn được coi là vũ khí tư tưởng, tập hợp quần chúng,
truyền bá, tác động tư tưởng đến cho công chúng. Khi sáng tạo tác phẩm báo chí,
những yêu cầu về năng lực chuyên môn của nhà báo luôn phải gắn với những
chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Điều này được thể hiện trong từng bước tiến
sáng tạo một tác phẩm báo chí. Có như vậy, tác phẩm báo chí mới đem lại những
giá trị đích thực cho công chúng xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí
hiện nay, không phải lúc nào các nhà báo cũng thực hiện tốt được những yêu cầu
này, do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác phẩm báo chí và lớn
hơn là làm mất niềm tin của công chúng đối với báo chí. Nguyên nhân chính của
vấn đề này, đó chính là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo ở từng khâu
trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Trong tiểu luận này, học viên Trần Doãn
Quyết Thắng lựa chọn diễn giải đề tài “Những vấn đề xoay quanh nghiệp vụ va
đạo đức của người lam báo hiện nay”
Với tất cả sự kính trọng và ngưỡng mộ, học viên trân trọng cảm ơn TS.
Nguyễn Trí Nhiệm vì nền tảng kiến thức uyên bác, bề dày kinh nghiệm thực tế,
lòng nhiệt huyết và những hướng dẫn hết sức tận tình!
Với quá trình nghiên cứu ngắn hạn trong quy mô nhỏ, hẹp, tiểu luận này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, học viên mong nhận được những nhận
xét, bổ sung để hoàn thiện cho những lần nghiên cứu sau.


Phân 1: Phân tich, đanh gia viêc cac nha bao VN thưc hiên
quyên han cua minh.
Người làm báo tốt, người làm báo giỏi, người làm báo thành công là người làm báo
làm theo và hiểu được nhiệm vụ cũng như quyền hạn của báo chí.

1. Quyền hạn và nhiệm vụ của báo chí


Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của
đất nước và của nhân dân
Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương,chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giớitheo tôn
chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nângcao dân trí, đáp
ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huytruyền thống tốt
đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa, tăng cường khối
đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa;
Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do
ngônluận của nhân dân;
Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chốngcác
hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam;
Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào
sựnghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộxã
hội".


2. Quyền hạn của nhà báo.
Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng
của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của công dân
Nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Nhà báo chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm báo chí của mình ; có quyền
khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với Luật
này
Nhà báo được hưởng một chế độ ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho hoạt động báo chí
theo quy định của Hội đồng bộ trưởng
Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà

báo hoặc phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo trong hoạt động
nghề nghiệp đúng pháp luật.
Không ai được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để làm việc vi phạm pháp luật.
Ngoài những quyền hạn trên, nhà báo còn có thêm 1 số ưu tiên, giúp cho việc làm
báo không bị cản trở:
Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin,
tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình
thẻnhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo
những tưliệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật
nhà nước.


Được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiếp
kháchcủa Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo giấy mời và các quy
địnhcụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó.
Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa
xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm
phán, luậtsư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
Được ưu tiên trongviệc mua vé tàu, vé xe, vé máy bay, chuyển nhanh điện tín, bài
báo và ảnh,băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các loại ấn phẩm báo chí khi hoạt động
nghiệp vụ.
Được ưu tiên, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong trường hợp giao thông bị ách tắc,
khó khăn và được hưởng chế độ miễn phí đối với phương tiện giao thông của cơ
quan báo chí và nhà báo khi phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí.

Phân 2: Nhưng vân đê đăt ra.
_ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.
+ Khái niệm đạo đức nghề nghiệp:
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh

vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những
yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực
nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề
nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.
+ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo:


Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ
và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Hiện nay, đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí,
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo. Trong luận án này,
chúng tôi sử dụng ba cách gọi: Đạo đức nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho
tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn có những chuẩn mực đạo đức nghề báo
riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời kỳ phát
triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó. So với các quy ước về đạo đức
nghề báo của các quốc gia và tổ chức báo chí quốc tế, thì Quy định đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo Việt Nam có những điểm tương đồng và một số nét mang tính
đặc thù.
+Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo:
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng được nâng
lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của con người, ở một khía cạnh nào đó nó còn tham gia vào tiến trình lịch sử của
thời đại, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực
của cuộc sống. Chính vì vậy, những người làm nghề này trong mỗi tác phẩm và sản
phẩm của mình phải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem
xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy ra đối với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu
thận trọng của nhà báo, xã hội phải bỏ ra gấp trăm ngàn lần công sức để khắc phục

hậu quả.
+ Lương tâm và trách nhiệm của nhà báo
_ Nhưng biểu hiện tích cực trong đạo đức nghề báo hiện nay:
1. Trung thanh với các lợi ích của đất nước, nhân dân
Thể hiện trên tác phẩm báo chí, phần đông người làm báo dù trong hoàn cảnh nào
cũng đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, một lòng theo Đảng, trung
thành với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Họ tích cực tham gia vào công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xuất phát từ lợi ích giai cấp, dân tộc và Tổ quốc


Việt Nam xã hội chủ nghĩa để chọn lựa và đăng tải thông tin đúng mức độ, khách
quan, đúng bản chất sự thật.
2. Dũng cảm phát hiện, biểu dương cái tốt va đấu tranh chống lại cái xấu
Trong những năm qua, đội ngũ nhà báo đã đi đầu trong việc thông tin và ủng hộ,
tôn vinh các cá nhân, tập thể anh hùng, gương người tốt, việc tốt, gương điển hình
tiên tiến, những tấm lòng nhân ái, những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt,
những phương pháp làm việc hiệu quả… góp phần nhân lên trong xã hội ngày càng
nhiều điều tốt. Bên cạnh đó, họ còn dũng cảm, tích cực đi đầu trong cuộc đấu
tranh, phê phán, có hiệu quả, đúng pháp luật chống lại những tiêu cực và các tệ nạn
xã hội, góp phần thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội.
3. Luôn có ý thức giữ gìn bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Hàng nghìn bài viết của các nhà báo đã giúp cho việc mở mang dân trí, nâng cao
trình độ văn hóa, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí của người dân, bảo
vệ, phục hồi và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc nước nhà. Với ý thức giữ gìn bản
sắc văn hoá và lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các nhà báo Việt
Nam tuyên truyền giáo dục, cung cấp cho nhân dân năng lực thẩm mỹ đủ trình độ
đấu tranh loại trừ và miễn dịch với những xâm lăng văn hóa độc hại từ bên ngoài,
trái với bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, yêu quý những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Yêu nghề, lăn lộn trong thực tiễn

Đa số nhà báo luôn tự rèn luyện mình, hướng ngòi bút vào trách nhiệm xã hội lớn
lao, luôn đẫm mình trong cuộc sống và trưởng thành từ môi trường của nhân dân.
Nhiều nhà báo đến tận những nơi khó khăn, gian khổ như: biên giới, hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, công trình trọng điểm, vùng thiên tai, lũ lụt, tai nạn nặng
nề… lựa chọn được các chủ đề, đề tài trúng với đòi hỏi của tình hình chính trị từng
giai đoạn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chủ trương của Đảng và Nhà nước, trình
bày đầy đủ và rõ nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân.

5. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện


Trong những năm qua báo chí rất tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội,
từ thiện góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng khó khăn của đất nước. Nhiều cơ quan báo chí,
nhà báo đã tổ chức, duy trì các hoạt động từ thiện có hiệu quả, động viên được
nhiều nhà hảo tâm đóng góp với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Các hoạt động
từ thiện của báo chí đạt hiệu quả cao, có tác dụng và ý nghĩa thiết thực nhằm tiếp
thêm niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Đây là biểu hiện nổi bật, có ý nghĩa về
đạo đức sâu sắc giúp nâng cao uy tín của báo chí.

_ Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm đạo đức nha báo:
1. Chạy theo những thông tin tiêu cực
Nhiều tạp chí hay nha báo hiện nay luôn chạy theo những thông tin tiêu cực
đưa ra những tiêu đề giật gân, nhằm đánh vao tâm lý tò mò của người đọc.
Những thông tin nay hầu như không mang lại lợi ích cho nha nước, cho xã
hội, cho một nhân vật nao đó va đôi khi những thông tin nay mang tính chất
bịa đặt, không khách quan

_ Đăng tải quá nhiều về các vụ án mạng và mặt trái của xã hội
Có thể nói, trên mặt báo hiện nay la liệt các vụ án khiến cho người đọc xem đâu

cũng thấy bi kịch, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực làm họ có ấn tượng nặng nề, bi quan
về xã hội. Thậm chí, họ còn rút tít, miêu tả một cách chi tiết, rõ ràng khiến người
đọc ớn lạnh, sởn gai gà và tạo cho dư luận một thái độ không đúng về tình hình an
ninh trật tự của đất nước.

_ Lợi dụng đưa tin, bài về đề tài giới tính, tình yêu, hôn nhân, tình dục nhằm câu
khách, khêu gợi trí tò mò, kích dục


Một số tờ báo, tạp chí lạm dụng chủ đề này, thông tin dung tục, không phù hợp với
thuần phong mỹ tục Việt Nam, phần nào làm ảnh hưởng tới lối sống của xã hội,
đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong biểu hiện này nổi lên là việc đi sâu khai thác vào đời
tư, tình cảm của những người nổi tiếng, của giới nghệ sỹ, những chuyện hậu
trường, đời tư của các chính khách nước ngoài.

_ Khai thác các thông tin, đề tài mê tín dị đoan, trong đó “đời sống tâm linh” của
con người được bàn luận, đề cập nhiều nhất
Thời gian qua nhiều tờ báo, nhà báo cố tình đi sâu vào vấn đề này, khai thác với
dung lượng quá nhiều làm cho người đọc hư hư thực thực, mô hồ trong nhận thức
nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến lòng tin và tinh thần lạc quan của xã hội. Không
những thế, những thông tin đó còn góp phần, tiếp tay cho các thế lực phản động
tuyên truyền mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu.

_ “Chạy” quảng cáo, quảng cáo thiếu trung thực
Có một thực trạng đang diễn ra trên nhiều báo đó là tình trạng quảng cáo vượt số
trang cho phép, quảng cáo trên trang nhất, quảng cáo trái với truyền thống, lịch sử
văn hoá, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, quảng cáo mặt hàng không được phép
quảng cáo, quảng cáo không cần quan tâm đến độ xác thực, chính xác của thông tin
trong nội dung quảng cáo...


2. Xa rời nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí

_ Viết sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng
+ Thông tin sai gây tổn hại đến đời sống, sản xuất của nhân dân
Nhiều thông tin sai của báo chí đã ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến đời sống,
lợi ích của nhân dân, gây tâm lý hoang mang trong dư luận như những thông tin
liên quan đến giá lúa, đến kháng sinh, hoá chất trong thuỷ sản, thực phẩm, lương


thực; thông tin về rau nhiễm độc, về bưởi, sầu riêng gây ung thư; về tăng giá xăng
dầu...
+ Làm tổn hại đến uy tín, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp
Nhiều thời điểm, tình trạng thông tin ở một số báo thiếu căn cứ, suy diễn, thổi
phồng, khoét sâu vào những thiếu sót, khuyết điểm của một số tổ chức, doanh
nghiệp; đặt tiêu đề không đúng với nội dung tin, bài hoặc tô đậm mặt trái, những
hiện tượng tiêu cực...
+ Gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm cá nhân
Trong những thông tin sai sự thật bị cơ quan quản lý báo chí xử lý, nổi lên là
những thông tin xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công
dân. Thậm chí, một số tờ báo, nhà báo bới móc đời tư của người khác theo
kiểu “đánh tiêu diệt” mà thái độ vẫn bình thản, dửng dưng.

_ Viết sai không cải chính
Có một thực tế là hiện nay nhiều tờ báo, khi biết mình làm sai, gây tổn hại đến uy
tín, danh dự, lợi ích, sinh mạng của người khác nhưng lại cố tình lờ đi, cửa quyền,
không chịu thừa nhận còn tìm cách cãi “cùn”; hoặc viện lý do để trì hoàn việc cải
chính, xin lỗi. Cũng có báo cải chính, xin lỗi nhưng không đúng quy định, tìm chỗ
khuất nhất, nhỏ nhất trong tờ báo để đăng cải chính vào. Đáng lưu ý, có nhiều
trường hợp những thông tin sai do báo in đăng rồi các báo mạng điện tử và trang
tin điện tử đăng lại, nhưng khi báo in đăng cải chính thì hầu như các báo mạng điện

tử và trang tin điện tử lại không hề cải chính, thậm chí có những bài vẫn lưu trên
mạng Internet.

_ Quay lưng với sự thật
Đây là hiện tượng nhà báo đóng bút trước những bức xúc của cuộc sống, bất chấp
lợi ích chung của cộng đồng nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân. Họ thờ ơ, lãnh
đạm trước các vấn đề nóng hổi của cuộc sống, quay lưng không dám viết, không
dám trung thực, dũng cảm đấu tranh, đưa thông tin đó ra công luận. Trong khi xã
hội đang rất cần báo chí phải xung kích, phải tiên phong thì những nhà báo này lại
không dám nói những điều cần nói, không dám bảo vệ những điều cần bảo vệ.


_ Sử dụng tin, bài, ảnh của người khác mà không xin phép
Trước hết là tình trạng dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ
tên tác giả và nguồn gốc của tác phẩm. Tiếp đến là tình trạng sử dụng lại tin, bài,
ảnh của các báo trong nước mà không xin phép, không ghi rõ nguồn gốc, không trả
nhuận bút. Tệ hơn là có những nhà báo ngang nhiên sao chép một phần hoặc toàn
bộ tác phẩm của người khác rồi biến thành bài của mình và lĩnh nhuận bút.

3. Thiếu tính nhân văn, vô cảm
Có không ít những bài báo phản ánh thiên lệch xã hội, nhìn xã hội toàn một màu
đen gây ra tâm lý bi quan, hoài nghi; mô tả chi tiết, tỉ mỉ những hành vi tội ác, dâm
ô, “bạo lực”, làm ô nhiễm tâm hồn lớp trẻ, làm tội phạm có thể bắt chuớc; nhìn xã
hội một cách hằn học, thiếu tính xây dựng; cổ vũ cho thị hiếu không lành mạnh,
khuyến khích bệnh “sùng ngoại”, nô lệ “mốt”, khuyến khích tiêu dùng quá mức,
xa xỉ khi đất nước còn nghèo nàn, nhân dân còn khổ… Một số nhà báo có tư
tưởng “phang cho một đòn chết tươi” khi viết về các cá nhân trong các vụ việc tiêu
cực. Các bệnh như: “ăn theo nói leo”, “đục nước béo cò”, “dậu đổ bìm leo”, “té
nước theo mưa”... xuất hiện ngày một nhiều trong làng báo.
4. Thiếu trách nhiệm xã hội

_ Khi thông tin về những vấn đề hệ trọng của đất nước và về tham nhũng, tiêu cực
Thời gian qua, khi đưa tin về một số vấn đề hệ trọng, liên quan đến chính trị của
đất nước, về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, nhiều báo phản ánh
không trung thực nội dung thông tin, thiếu thái độ xây dựng, thậm chí mang nặng
tính định kiến, rút tít theo kiểu giật gân, câu khách, đôi khi có thái độ quá khích,
“tát nước theo mưa”, lời lẽ cay nghiệt, chì chiết, mang tính suy diễn chủ quan, xâm
hại đến danh dự của cá nhân, tổ chức, thậm chí làm lộ bí mật của Nhà nước.
_ Khi thông tin về các vụ tranh chấp, khiếu kiện
Thời gian qua, có không ít bài báo đã góp phần làm tăng thêm sự phức tạp của các
vấn đề vốn đã nhiều phức tạp. Khi đưa tin, nhà báo đã thiếu cân nhắc đến sự đồng
thuận, ổn định trong xã hội, thiếu cân nhắc thiệt hơn, lợi hại vì lợi ích chung của cả
cộng đồng nên đã phản tác dụng.


_ Khi thông tin về kinh tế:
Trong việc thông tin về giá cả, lưu thông hàng hoá, dự trữ quốc gia, bê bối, tham
nhũng doanh nghiệp, tranh chấp kinh tế... thời gian qua có nhiều lúc báo chí đưa
tin thiếu chính xác, hoặc thiếu trách nhiệm xã hội khi chưa cân nhắc đến thời điểm
đưa tin.
_ Khi thông tin về các vấn đề quốc tế
Thời gian qua, không ít nhà báo đã thiếu trách nhiệm xã hội khi sử dụng, khai thác
lại nhiều thông tin từ nguồn của nước ngoài dẫn đến thông tin một chiều, thông tin
bị áp đặt theo tư tưởng, quan điểm chính trị của nước ngoài trái với quan điểm,
đường lối của Đảng và Nhà nước ta, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ ngoại giao
của đất nước. Một số nhà báo còn tỏ ra thiếu thận trọng khi đề cập, bình luận
những vấn đề liên quan đến nội bộ của nước khác, đến các điểm nóng, các điểm
xung đột… gây nên những hiểu nhầm, thù hằn, kích động, bất lợi cho quan hệ giữa
hai nước.
_ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của nhà báo, cơ quan báo chí để trục lợi
_ Tống tiền

Sau khi thực hiện các bài điều tra chống tiêu cực, tham nhũng một số nhà báo đã
thu thập được những chứng cứ, tài liệu quan trọng. Đáng ra họ phải công bố các
thông tin này song vì “nhiều lý do”, trong đó có trường hợp nhà báo đến “thăm”,
đến gợi ý các cơ sở, doanh nghiệp sai phạm, tống tiền và nhận hối lộ để không
đăng những thông tin trên. Họ tự mình ra giá, đòi tiền… bằng việc liên kết lại để
gây áp lực đe doạ hoặc “đánh hội đồng” cơ sở.
_ Nhận hối lộ, bảo kê cho thế lực xấu
Tiếp theo hành vi tống tiền các doanh nghiệp là hoạt động “cao tay hơn”, đó là bảo
kê, uốn bút trở thành “đệ tử” cho những đại gia, thế lực đen, viết bài bênh vực, bao
che tội ác, tung hoả mù vào dư luận làm công chúng không biết đâu là thông tin
đúng, đâu là thông tin sai. Những bài viết không trung thực của họ đã làm tấm bình
phong che chắn bằng công luận hết sức hữu hiệu cho hàng loạt những hành vi sai
trái, tội lỗi, làm cho người đọc nhầm lẫn.
_ Lợi dụng danh nghĩa nhà báo phục vụ các mục đích cá nhân


Vì đồng tiền, lợi ích cá nhân mà một số nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo,
cơ quan báo chí để để chạy quảng cáo, ép doanh nghiệp phải quảng cáo, chi tiền
cho quảng cáo, buôn lậu, tham nhũng, mang thư bạn đọc đi đe doạ người bị tố
cáo... Thậm chí, họ còn biến ngòi bút của mình trở thành công cụ cho phe, nhóm
trong những cuộc tranh giành, đấu đá với mục đích trục lợi.

Phân 3: Nguyên nhân va giai phap nhăm nâng cao đao đưc ngh ê nghi êp
cua nha bao Viêt Nam

1. Nguyên Nhân:
Nguyên Nhân của những biểu hiện tích cực:
_ Xã hội Việt Nam luôn tôn vinh báo chí và người làm báo:
này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo hiểu và ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm
xã hội, trách nhiệm đạo đức của mình để ngày càng tích cực đóng góp vào sự

nghiệp cách mạng của đất nước
_ Đảng và Nhà nước luôn có đường lối lãnh đạo, quản lý nhất quán về báo chí:
Đó là điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhà báo trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và phẩm
chất đạo đức, hoạt động đúng hướng, có hiệu quả và không ngừng phát triển.
_ Dân tộc Việt Nam có một truyền thống đạo đức lâu đời:
Có thể nói rằng truyền thống đạo đức lâu đời của dân tộc Việt Nam đã hun đúc lên
những con người - nhà báo Việt Nam có đạo đức. Trong quá trình hoạt động nghề
nghiệp, với những phẩm chất mà dân tộc đã nuôi dưỡng và hun đúc, nhà báo Việt
Nam đã phát huy được nó một cách triệt để nhất.
_ Nền báo chí cách mạng Việt Nam có truyền thống tốt đẹp, nhân văn:
thống đó là niềm tự hào lớn lao, là tài sản vô giá để lớp lớp thế hệ nhà báo tâm
niệm noi theo học tập và phát huy không ngừng làm cho truyền thống đó ngày
càng thêm tốt đẹp.


_ Những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường:
Những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đòi hỏi báo chí và nhà báo ngày
càng phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng của thông tin và các sản phẩm báo chí.
Nhà báo thực sự phải thay đổi về phương pháp tư duy, phương pháp làm việc để có
nhiều hơn những thông tin sinh động, nhiều chiều, mang tính định hướng cao.
_ Ý thức tu dưỡng, rèn luyện của nhà báo Việt Nam:
Bản thân mỗi nhà báo Việt Nam đều ý thức được trách nhiệm xã hội, sứ mệnh cao
cả của mình nên luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện kỹ năng và đạo đức nghề
nghiệp, luôn có ý thức vươn lên trong đấu tranh chống tiêu cực, phản ánh trung
thực và tạo dựng dư luận xã hội lành mạnh, đáp ứng được yêu cầu của và trọng
trách mà Đảng, nhân dân giao phó.

Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực:
_Nguyên nhân chủ quan:
+ Nguyên nhân thứ nhất: Thiếu bản lĩnh chính trị là nguyên nhân chính dẫn đến

số lượng nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp tăng lên trong thời gian qua.
+ Nguyên nhân thứ hai: Nếu thiếu bản lĩnh chính trị được coi là nguyên nhân chủ
quan quan trọng nhất dẫn đến nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì thiếu tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức thường xuyên sẽ là nguyên nhân chủ quan thúc đẩy nhà
báo lún sâu hơn vào còn đường sai lầm.
+Nguyên nhân thứ ba: Thiếu kiến thức cơ bản về báo chí là nguyên nhân chủ
quan nhưng không xuất phát từ động cơ, mục đích của nhà báo.

_Nguyên nhân khách quan:
+ Nguyên nhân thứ nhất: 84.6% số nhà báo được hỏi đã đồng ý rằng sự tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường là một nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đạo
đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà báo. Đồng tình với quan điểm trên nhưng mạnh


mẽ hơn khi nhóm đối tượng là công chúng xếp đây là nguyên nhân quan trọng số
một (chiếm tới 86.7% số người được hỏi).
+ Nguyên nhân thứ hai: Có tới 83.1% số nhà báo được hỏi cho rằng thu nhập thấp
cũng là một nguyên nhân khiến nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Thấp hơn
nhưng vẫn chiếm hơn 2/3 số công chúng được hỏi (70.9%) đồng tình với quan
điểm trên.
+ Nguyên nhân thứ ba: Sự quản lý, giám sát chưa chặt của cơ quan báo chí cũng
là nguyên nhân được nhiều người đề cập (chiếm 80.9% nhà báo và 81.3% số công
chúng được hỏi). Đối với mỗi nhà báo, cơ quan báo chí như là ngôi nhà thứ hai của
họ. Vì vậy, nó có vai trò đặc biệt quan trọng.
+ Nguyên nhân thứ tư: Nhiều ý kiến (77.8% số công chúng và 77% số nhà báo
được hỏi) cho rằng hành lang pháp lý còn nhiều kẽ hở là một trong những nguyên
nhân quan trọng nhất tạo điều kiện cho sự gia tăng của các vi phạm đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo.
+ Nguyên nhân thứ năm: Sức ép về sự nhanh nhạy của thông tin cũng là một
nguyên nhân khiến nhiều nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp (chiếm 76.1% số

nhà báo và 69.6% số công chúng được hỏi). Hậu quả phổ biến nhất của của loại
nguyên nhân này là nhà báo vi phạm tính khách quan, trung thực trong báo chí.

2. Giải Pháp:
_ Phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của mỗi nhà báo và nâng cao hiệu qủa
công tác giáo dục đạo đức
_ Phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức là phát huy tinh thần nội lực của mỗi
nhà báo:
Sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong mỗi nhà
báo không diễn ra một cách tự phát. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất giúp nâng cao
đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là sự tự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi nhà báo.
_ Nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức là tăng cường hệ miễn dịch
cho nhà bá:


Thứ nhất, đẩy mạnh việc học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề báo nói riêng. Thứ hai, tăng cường giáo dục
các giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc, quy ước đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo. Thứ ba, gắn giáo dục đạo đức nghề nghiệp với nâng cao trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ. Thứ tư, tăng cường giáo dục lý luận chính trị, giáo dục
pháp luật cho đội ngũ nhà báo nói chung, sinh viên báo chí nói riêng.
_ Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề nghiệp của nhà báo phát triển
_ Nâng cao đời sống vật chất cho đội ngũ những người làm báo
Không thể phủ nhận được một thực tế là nếu đội ngũ nhà báo có được một mức
sống ổn định, phải chăng, có thể sống bằng lao động nghề nghiệp chân chính của
mình thì đó sẽ là điều kiện tốt để họ phát triển tài năng, đồng thời cũng là một điều
cần thiết để ngăn ngừa sự vi phạm đạo đức, hạn chế những tiêu cực ngoài ý muốn.
_ Nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí
Một nền báo chí càng chuyên nghiệp thì những sai sót, vi phạm pháp luật, vi phạm
đạo đức càng được hạn chế. Nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí trước

hết là nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà báo. Tiếp đến là nâng cao tính chuyên
nghiệp trong giảng dạy, đào tạo báo chí, nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu
chỉ đạo và điều hành bộ máy ở các cơ quan báo chí, nâng cao công tác quản lý và
chỉ đạo báo chí.
_ Sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí và tăng tính hiệu lực của Quy định đạo đức
_ Tăng cường sức mạnh của luật và các văn bản pháp luật
Trên thực tế, do luật thiếu hoặc không rõ ràng nên trong nhiều trường hợp khó xác
định được ranh giới giữa đạo đức và luật pháp. Đã có trường hợp vi phạm không
có sự nhất trí trong cách xử lý vi phạm giữa các cơ quan chức năng với nhau. Vì
vậy, hệ thống văn bản luật cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp, đồng bộ và nghiêm
minh hơn.
_ Tăng tính hiệu lực của Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
Việt Nam
Một là, tăng sự ràng buộc và cơ chế giám sát của Quy định đạo đức. Hai là, công
tác phổ biến, giáo dục các Quy định đạo đức cần được quan tâm chú ý hơn nữa.


Luận án đề xuất 7 bước để xây dựng một bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong
một cơ quan báo chí.

Qua một số sự kiện gần đây, điển hình là vụ giết 6 người trong một gia đình ở
Bình Phước. Phân tích dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp, học viên đã thấy được
những mặt tích cực và tiêu cực của một số tờ báo và nhà báo qua sự việc này. Khi
sự việc vừa mới chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, một số tờ báo hay những
thông tin cá nhân đã được đưa ra rất nhanh, đây là cái được của người làm báo.
Người làm báo cần những thông tin nhanh nhất đến với xã hội. Nhưng cái không
được của sự việc này chính là một số thông tin trong đó chưa chính xác hoặc chưa
được kiểm chứng của cơ quan pháp luật. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm
trọng, khiến những thông tin trái chiều được đưa ra và có thể gây hoang mang dư
luận, làm cho công tác của những bên trong cuộc trở nên khó khăn hơn. Qua đây

học viên thấy được việc đưa ra một thông tin nhanh chưa đủ, qua đó thông tin vừa
phải nhanh, vừa phải chính xác và có sự tích cực cho những điều xoay quanh thông
tin đó. Những thông tin không thành công chính là những thông tin làm mất niềm
tin của công chúng và người làm ra những thông tin đó đươc coi là người làm báo
không có trình độ.

Kết Luận:
Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu đề tai: “Những vấn đề xoay quanh nghiệp vụ
va đạo đức của người lam báo hiện nay”, học viên khẳng định, về cơ bản đa
phần đội ngũ nha báo Việt Nam có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp trong
sáng, hanh nghề luôn tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên,
thời gian lam tiểu luận va những kết quả nghiên cứu, tìm hiểu, học viên cũng
thấy rằng bên cạnh những biểu hiện tích cực trong đạo đức nghề báo thì còn
nhiều biểu hiện tiêu cực từ nhiều năm nay ma vẫn chưa được khắc phục triệt
để. Đạo đức nghề nghiệp của nha báo la một vấn đề quan trọng, có vai trò tác
động trực tiếp, sâu sắc va quyết định tới chất lượng của tác phẩm báo chí. Vì
vậy, mặc dù những tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của nha báo chỉ la
thiểu số, xong sự xuống cấp về mặt đạo đức nghề nghiệp của một số nha báo
Việt Nam hiện nay lại đang ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến đời sống của
nhân dân va để lại những hậu quả khôn lường cho sự phát triển lâu dai của xã
hội, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của đội ngũ
nha báo va nghề báo. Một lần nữa học viên xin cảm ơn TS. Nguyễn Trí Nhiệm


đã giảng dạy va truyền đạt cho học viên một mảng kiến thức vô cùng to lớn va
bổ ích, giúp cho kiến thức của học viên vững vang hơn rất nhiều.




×