Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thảo Giáo Án Văn 7 ( Tuần 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.19 KB, 10 trang )

Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
TUẦN 11
TIẾT 41
Ngày soạn: 05- 10- 2010
Ngày dạy: 19 - 10 - 2010
Tiếng Việt :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được khái niệm từ trái nghĩa.
- Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
( Lưu ý : HS đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học )
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ trái nghĩa.
- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ:
- Vận dụng từ trái nghĩa trong văn nói, viết.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cách sử dụng từ đồng nghĩa?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Trong khi nói và viết có những từ có nghĩa trái ngược nhau ( Nóng -lạnh. Già - trẻ.....)vậy
những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ loại gì và nó sử dụng như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta hiểu thêm về từ loại này.
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm từ


trái nghĩa.Tìm hiểu việc sử dụng từ trái
nghĩa
Gọi hs đọc lại bản dịch thơ “Cảm nghĩ
trong…” của Tương Như và bản dịch thơ
“Ngẫu nhiên viết… “của Trần Trọng San.
? Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa của các
từ:
Hs : Thảo luận trình bày.
Ngẩng- Cúi (Vd a)
Trẻ- Già; đi- trở lại(Vd b).
? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong :Rau già ,
cau già , bắp già.
Hs: Phát hiện trả lời.
? Những từ có nghĩa trái ngược nhau gọi là
gì? (Từ trái nghĩa)
Gv : Chỉ định 1hs đọc phần ghi nhớ.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thế nào là từ trái nghĩa:
a. Ví dụ:
*VD1: Bài Tĩnh dạ tứ.
- Ngẩng>< Cúi.
-> Trái nghĩa về hành động của đầu theo hướng
lên xuống.
*VD2: Bài “HHNT”
- Trẻ >< già: Trái nghĩa về tuổi tác.
- Đi >< trở lại: Trái nghĩa về sự di chuyển rời khỏi
nơi xuất phát hay trở lại nơi xuất phát .
⇒ Từ trái nghĩa.
- Già Trẻ (tuổi tác)
Non (tính chất)

-> Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ
trái nghĩa nhau.
Ngữ văn 7 - 1- Năm học: 2010 - 2011
TỪ TRÁI NGHĨA
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
? Em hãy tìm thêm một số từ trái nghĩa mà em
biết qua các bài văn, thơ, ca dao… đã học. Căn
cứ vào đâu mà em xác định được nghĩa trái
ngược nhau của các từ ấy?
Hs : Thảo luận (3’) trình bày.
? Thử tìm từ trái nghĩa với từ “Đầy”? (Đầy:
vơi, cạn)
? Trong hai văn bnả thơ trên tác dụng của cặp
từ trái nghĩa có tác dụng gì?
? Tìm các thành ngữ có sử dụng các cặp từ trái
nghĩa?
? Tìm từ trái nghĩa và nêu tác dụng của từ trái
nghĩa trong đoạn thơ?
Hs:Thiếu >< giàu; sống >< chết; nhân
nghĩa>< cường bạo.
? Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa đó.
Hs : Đọc ghi nhớ 2. sgk/128.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập
Gọi hs đọc bài 1/129. nêu yêu cầu bài.
? Muốn xác định từ trái nghĩa ta phải dựa trên
căn cứ nào? ( Cơ sở chung).
Đọc bài 2. Nêu y/c đề. Hướng giải quyết .
HS: Đứng tại chỗ làm,
GV: Nhận xét cho điểm.
Lưu ý: Từ trái nghĩa được sử dụng nhiều trong

thành ngữ, tục ngữ.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm bt4.
- Soạn bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự
vật, con người.
- Lựa chọn 1 đề trong sgk/130 và lập dàn ý
b. Kết luận.
- Từ trái nghĩ là những từ có ý nghĩa trái ngược
nhau. Một từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ trái
nghĩa khác nhau.
2. Sử dụng từ trái nghĩa:
a.Xét ví dụ:
* VD1: Tác dụng của cặp ừ trái nghĩa ở hai văn
bản trên tạo ra cặp tiểu đối.
* VD2: Tìm các thành ngữ ử dụng ừ trái nghĩa :
Ba chìm bảy nổi , đầu xuôi đuôi lọt……
* VD3: Đoạn thơ:
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí.
Sống chẳng cúi đầu chết ung dung.
Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng.
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
b. Kết luận:
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối , tạo
các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh
làm cho lời nói thêm sinh động.
II. LUYỆN TẬP.
Bài 1/129.
- Lành >< rách; giàu>< nghèo; Ngắn >< dài; Sáng
>< tối.
Bài 2/129.

- Tươi: Cá tươi - ươn.
- Hoa tươi- héo.
- Yếu: Ăn yếu- ăn khoẻ.
- Học lực yếu-học lực tốt, giỏi…
Bài 3/129.
Điền các từ trái nghĩa thích hợp.( mềm, lại, xa,
mở, ngửa, phạt, trọng, đực, cao, ráo.)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :

E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………….……………………………………………………………………………………………
******************************************************
Ngữ văn 7 - 2- Năm học: 2010 - 2011
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
TUẦN 11
TIẾT 42
Ngày soạn: 05- 10- 2010
Ngày dạy: 19 - 10 - 2010
Tập làm văn :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nó theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Cách biểu cảm tực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.

- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bàng ngôn ngữ
nói.
3. Thái độ:
- Mạnh dạn khi nói, tác phong nhanh nhẹn.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
- “Nói” là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Ngoài việc rèn luyện cho học sinh năng lực
viết, các em cần rèn luyện năng lực nói để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Tiết học hôm nay sẽ giúp
các em luyện nói theo chủ đề biểu cảm.
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đề.
GV: Ghi đề bài lên bảng.
Hs: Phân tích đề và nêu dàn ý như đã chuẩn bị ở
nhà.
Hs: Lựa chọn một trong các đề ở sgk/130.
GV :Gọi hs nhận xét, GV bổ sung, nhận xét.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện nói.
GV: Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm (10’).
- Nhóm 1&3&6 đề 1 ;Nhóm 2&4&5 đề 2
- Cử đại diện trình bày (1 5’).
Hs: Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
GV: Theo dõi, đánh giá, tổng kết, lưu ý các em
văn nói khác văn viết -> cho điểm.
GV: Hướng dẫn các em lời thưa gửi như:

Thưa cô(thầy), thưa các bạn, em xin trình bày
bài nói của mình. Sau đó mới bắt đầu nói. Hết
I. TÌM HIỂU CHUNG:
* Đề bài:
1. Cảm nghĩ về thầy cô, người lái đò đưa thế hệ
trẻ cập bến tương lai.
2. Niềm vui tuổi thơ.
II. LUYỆN NÓI:
Đề 1. Nhóm 1,3,6 thuyết trình.
Đề 2. Nhóm 2,4,5.
- Dàn bài tham khảo: đề1
a.Mở bài:
- Giới thiệu về thầy cô giáo, những người lái
đò… -> cảm nghĩ em.
b.Thân bài:
- Em đã có những tình cảm, những kỷ niệm gì
đối với thầy cô.
- Vì sao mà em yêu mến? (ngoại hình, lời nói,
Ngữ văn 7 - 3- Năm học: 2010 - 2011
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM
VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
bài nói cần có thêm: “Em xin cảm ơn cô giáo và
các bạn đã chú ý lắng nghe”.
GV: Tổng kết giờ học(3’).
Chú ý các em văn nói khác văn viết ở chỗ câu
văn không dài, nội dung không quá nhiều chi
tiết. Có thể dùng ngôn ngữ chêm xen, đưa đẩy,
hành động cử chỉ, điệu bộ.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học

- Học thuộc bài thơ Hồi hương ngẫu thư và nắm
được nội dung của bài
- Chuẩn bị bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu
phá” của Đỗ Phủ.
hành động-> tính cách, phẩm chất-> yêu mến,
kính trọng, biết ơn.
Có thể kể + tả cụ thể:
- Hình ảnh thầy cô giữa đàn em nhỏ.
- Giọng nói ấm áp…
- Tâm trạng: vui, buồn…
-> Do đó hình ảnh thầy cô để lại tình cảm ntn
-> em. Em cảm nhận được điều gì từ thầy cô về
kiến thức, cuộc sống…
c.Kết bài:
- Tình cảm chung về thầy cô giáo.
- Cảm xúc cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………….……………………………………………………………………………………………
******************************************************
Ngữ văn 7 - 4- Năm học: 2010 - 2011
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
TUẦN 11
TIẾT 43
Ngày soạn: 09- 10- 2010
Ngày dạy: 22 - 10 - 2010
Văn bản :
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

a. Kiến thức:
- Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tiếp thu bài của học sinh.
- Khả năng vận dụng lý thuyết văn biểu cảm vào phần tự
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết của học sinh.
c. Thái độ:
- Nghiêm túc làm bài.
2. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
- Giáo viên: ra đề kiểm tra.
- Học sinh :Chuẩn bị bài trước ở nhà
- Tích hợp các văn bản đã học . với tập làm văn ở văn biểu cảm.
3 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a Ổn định : Lớp 7a1………………7a2............................
b Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
c. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức
và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học từ đầu học kì I tới giờ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn
dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài
- Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài
- Học sinh : Làm bài nghiêm túc.
- Giáo viên thu bài
- Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs.
4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
* Phần trắc nghiệm : (3đ ) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
- Câu 1: Văn bản “ Cổng Trường Mở Ra “ của tác giả nào?
a. Lí Lan b. Khánh Hoài c. Trần Nhân Tông d. Trần Quang Khải.
- Câu 2: Nội dung chính của văn bản” Cuộc chia tay của những con búp bê” là:

a. Anh em Thành và Thuỷ chia đồ chơi để khỏi tranh nhau.
b. Tổ ấm gia đình rất quan trọng, mọi ngưòi hãy bảo vệ, giữ gìn, đừng nên vì một lí do nào đó mà
chia rẽ tình cảm anh em ruột thịt vì trẻ thơ có tâm hồn trong sáng,hoàn toàn vô tội.
c. Không nghe lời mẹ nên Thuỷ bị mẹ gửi xuống nhà bà ngoại nuôi.
d. Bố đi làm xa mang Thành đi cùng nên hai anh em chia đồ chơi.
- Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với tác phẩm trữ tình.
a. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc.
b. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ bày tỏ trực tiếp tình cảm cảm xúc.
c. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
d. Tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự và miêu tả.
Ngữ văn 7 - 5- Năm học: 2010 - 2011
KIỂM TRA VĂN

×