Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Luật đầu tư ở Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.53 KB, 30 trang )

Mục lục
Phần 1: Lý thuyết cơ bản pháp luật đầu tư ở Việt Nam................................4
I. Một số quy định chung về đầu tư..........................................................4
1. Khái niệm...............................................................................................4
2. Biện pháp đảm bảo đầu tư ....................................................................5
II.Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư...............................................................5
1. Quyền lợi nhà đầu tư..............................................................................5
2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư...............................................6
III.Phân loại đầu tư.......................................................................................6
1. Đầu tư trực tiếp.......................................................................................6
2. Đầu tư gián tiếp......................................................................................9
IV.Thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện dự án đầu tư và tạm ngừng, chấm dứt
dự án đầu tư...................................................................................................10
1. Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy Chứng nhận đầu tư..................10
2. Thủ tục đầu tư......................................................................................10
3. Triển khai, thực hiện dự án đầu tư.......................................................10
4. Tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư và chấm dứt hoạt động
của dự án đầu tư...................................................................................10
V.Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.....................................10
1. Lĩnh vực địa bàn cấm đầu tư...............................................................10
2. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện...............................................................11
3. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài....11
4. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư.........................................................................12
5. Địa bàn ưu đãi đầu tư...........................................................................12
6. Ưu đãi đầu tư........................................................................................12
7. Hỗ trợ....................................................................................................12
Phần 2: Những quy định của pháp luật về đ ầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở
Việt Nam..............................................................................................................13
A. Các quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài..............13
I. Một số quy định chung.......................................................................13
1. Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ...........................................13


2. Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài............ 14
1
3. Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài......................................................14
4. Quyền của nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài....................................14
5. Nghĩa vụ của nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài................................14
II. Giấy chứng nhận đầu tư.....................................................................15
1. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư...........................................................15
2. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư...............................................15
3. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư....................................................16
4. Đăng ký lại dự án đầu tư......................................................................19
5. Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đầu tư.......................................19
III. Triển khai dự án đầu tư......................................................................20
1. Thông báo thực hiện dự án đầu tư.......................................................20
2. Thời hạn triển khai dự án đầu tư.........................................................20
3. Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư....................................21
4. Tài khoản thực hiện dự án đầu tư........................................................21
5. ChuyÓn vèn ®Çu t ra níc ngoµi.............................................................21
6. Lợi nhuận thu được từ đầu tư ở nước ngoài.......................................22
7. Nghĩa vụ tài chính................................................................................22
8. Thanh lý của dự án đầu tư ..................................................................23
IV. Hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư ở nước ngoài.............................................23
B. Liên hệ thực tiễn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam...............24
1. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam......................24
2. Đánh giá lợi ích thu được của việc đầu tư ra nước ngoài...................24
3. Những khó khăn khi đầu tư cao su ở nước ngoài...............................25
4. Hạn chế trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.............................26
5. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.......................27
Tài liệu tham khảo......................................................................................31
2
Phần 1: Lý thuyết cơ bản

Pháp luật về đầu tư ở Việt Nam
Đầu tư là một phần quan trọng trong kinh tế thị trường, càng quan trọng hơn
đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thu hút đầu tư được
Đảng và Nhà Nước quan tâm từ giai đoạn đầu của đổi mới kinh tế.
- Ngày 29/12/1987, Quốc hội thông qua Luật Đầu Tư đầu tiên (được sửa đổi
và bổ sung 2 lần vào năm 1990 và 1992).
- Ngày 12/11/1996 thông qua Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam, thay thế
Luật Đầu Tư ngày 29/12/1987 (được sửa đổi và bổ sung ngày 09/06/2000 và có
hiệu lực đến hết ngày 30/06/2006).
- Ngày 29/11/2005 thông qua Luật Đầu Tư tạo sự thống nhất cho môi trường
đầu tư ở Việt Nam. Bao gồm 9 chương-89 điều.
I. Một số quy định chung về đầu tư:
1. Khái niệm:
a. Đầu tư:
Đầu tư được hiểu là nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của
Luật Đầu Tư và các quy định khác có liên quan.(Khoản 1 Điều 3 Luật Đầu Tư).
b. Nhà đầu tư:
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của
pháp luật Việt Nam, bao gồm:
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh
nghiệp.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật Đầu
tư có hiệu lực.
- Hộ kinh doanh, cá nhân.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người
nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c. Vốn đầu tư:

- Đồng Việt Nam
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Các tài sản hợp pháp khác gồm:
3
+ Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác.
+ Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác.
+ Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp
đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu.
+ Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng.
+ Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại,
kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất
xứ.
+ Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và
khai thác tài nguyên.
+ Bất động sản: quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê,
chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh.
+ Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi
cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí.
+ Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật
và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Biện pháp đảm bảo đầu tư:
- Bảo đảm về vốn và tài sản.
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại.
- Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách.
- Giải quyết tranh chấp.
II. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư :
1. Quyền lợi nhà đầu tư:
- Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
- Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư

- Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại
liên quan đến hoạt động đầu tư
- Quyền mua ngoại tệ
- Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư
- Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Các quyền khác của nhà đầu tư
2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư:
a. Nghĩa vụ của nhà đầu tư:
4
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu
tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận
đầu tư. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội
dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác
nhận.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn
trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
b. Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự
án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản thuộc hồ sơ dự án đầu tư.
- Báo cáo về hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định 108/CP
(22/09/2006) và pháp luật có liên quan cũng như chịu trách nhiệm về tính chính
xác của nội dung báo cáo.
- Cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra
và giám sát hoạt động đầu tư cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy

định của pháp luật.
III. Phân loại đầu tư
1. Đầu tư trực tiếp:
a. Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
b. Hình thức đầu tư trực tiếp:
• Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức 100%
vốn để thành lập công ty trách nhiệp hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh, công ty tư nhân theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên
quan.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được
hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
5
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp
luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư.
• Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài:
- Nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư
thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, công ty cổ
phần, công ty hợp danh theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên
quan.
- Doanh nghiệp thực hiện theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân
theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư.
• Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây
dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển

giao – kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).
 Hợp đồng BCC.
Hợp đồng BCC là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài ký kết
với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (các bên hợp doanh) để tiến hành đầu
tư, kinh doanh; trong đó có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh mà không thành lập pháp nhân.
Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một
số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm thực hiện theo
quy định pháp luật có liên quan và luật đầu tư.
Hợp đồng BCC được ký giữa các nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư,
kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có
liên quan.
Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên
thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng BCC phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng
BCC, địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
- Đóng góp các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ
thực hiện hợp đồng.
- Tiến độ thực hiện dự án.
- Thời hạn hợp đồng.
- Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp danh.
6
- Các nguyên tắc tài chính.
- Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
- Ngoài các nội dung trên, các bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội
dung khác trong hợp đồng.

 Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT): là hình thức đầu tư
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng, kinh doanh công trình, kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất
định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó
cho nhà nước Việt Nam.
 Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO): là hình thức đầu tư
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao
công trình đó cho nhà nước Việt Nam; chính phủ Việt Nam dành cho nhà
đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để
thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
 Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): là hình đầu tư được ký kết giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình
đó cho nhà nước Việt Nam; chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà
đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh
toán cho nhà đầu tư trong hợp đồng BT.
 Các hợp đồng BOT, BTO, BT có những đặc điểm chung sau:
- Chỉ được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng như xây dựng hạ
tầng cho hệ thống giao thông, cấp thoát nước…thông qua hợp đồng BOT, BTO,
BT, chính phủ trao cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình để có thể bù đắp
lại chi phí phát triển dự án và hoàn vốn cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, quyền thu
phí cầu đường, điện nước hoặc thực hiện một dự án đầu tư khác.
- Chỉ được ký kết giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam với bên còn lại là các nhà đầu tư (khác với hợp đồng BCC được ký kết
giữa các nhà đầu tư với nhau).
- Các nhà đầu tư khi đầu tư dưới hình thức này thường sử dụng vốn góp của
họ và phần lớn vốn vay từ các ngân hàng thương mại để đầu tư cho dự án. Vì
vậy, sự tham gia của ngân hành thương mại là hết sức quan trọng. Nếu nhà đầu
tư và chính phủ không sẵn sàng đưa ra các cơ chế thuận tiện để tiến hành dự án

BOT, BTO, BT nhằm bảo vệ quyền lợi và giải quyết các vấn đề mà bên cho vay
quan tâm thì dự án sẽ khó thành công.
- Hợp đồng BTO, BOT luôn có ấn định về thời gian mà sau đó quyền kinh
doanh độc quyền của các nhà đầu tư sẽ kết thúc và nhà đầu tư sẽ chuyển giao
không bồi hoàn công trình hoặc hệ thống công trình cho chính phủ Việt Nam.
7
 Đầu tư phát triển kinh doanh.
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua hình thức sau:
- Mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi
trường.
 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp.
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của luật doanh
nghiệp và pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền, nghĩa vụ của
doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn mua cổ phần phải thực hiện đúng các
quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn,
hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường. Nhà đầu tư khi sáp nhập, mua lại
công ty, chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh
nghiệp về điều kiện tập trung kinh tế và pháp luật về cạnh tranh.
 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
2. Đầu tư gián tiếp:
a. Khái niệm:
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các
định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản
lý hoạt động đầu tư.

b. Hình thức:
• Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác.
• Đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán.
• Đầu tư thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
8
IV. Thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện dự án đầu tư và tạm ngư ̀ng,
chấm dứt dự án đầu tư:
1. Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy Chứng nhận đầu tư:
- Các dự án do Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Dự án do UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Thủ tục đầu tư:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư.
- Nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.
- Đăng ký đầu tư.
- Thẩm tra dự án đầu tư.
- Điều chỉnh dự án đầu tư.
3. Triển khai, thực hiện dự án đầu tư:
- Thuê, giao nhận đất thực hiện dự án.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Thực hiện dự án đầu tư có xây dựng.
- Giám định máy móc, thiết bị.
- Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
- Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam.
- Bảo hiểm.
- Thuê tổ chức quản lý.
4. Tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư và chấm dứt hoạt
động của dự án đầu tư:
- Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư

- Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
V. Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư:
1. Lĩnh vực địa bàn cấm đầu tư:
- Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công
cộng
- Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần
phong mỹ tục Việt Nam
9
- Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá
hủy môi trường
- Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất
các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo quy định
của các điều ước quốc tế
2. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
- Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
- Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng.
- Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản.
- Dịch vụ giải trí.
- Kinh doanh bất động sản.
- Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường
sinh thái.
- Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài:
- Phát thanh, truyền hình.
- Sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hoá.
- Khai thác, chế biến khoáng sản.
- Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ
viễn thông và internet.

- Xây dựng mạng bưu chính công cộng; cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ
chuyển phát.
- Xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, sân bay.
- Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường
bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa.
- Đánh bắt hải sản.
- Sản xuất thuốc lá.
- Kinh doanh bất động sản.
- Đầu tư trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối.
- Giáo dục, đào tạo.
- Bệnh viện, phòng khám.
10
- Các lĩnh vực đầu tư khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên cam kết hạn chế mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài.
4. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư:
- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao,
công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
- Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân
tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
- Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái;
nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
- Sử dụng nhiều lao động.
- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô
lớn.
- Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân
tộc.
- Phát triển ngành, nghề truyền thống.
- Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
5. Địa bàn ưu đãi đầu tư:
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế

xã hội đặc biệt khó khăn.
- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
6. Ưu đãi đầu tư:
- Ưu đãi về thuế
- Chuyển lỗ
- Khấu hao tài sản cố định
- Ưu đãi về sử dụng đất
7. Hỗ trợ:
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
- Hỗ trợ đào tạo
- Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư
- Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế
- Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh
11
Phần 2: Những quy định của pháp luật về
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế
của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn
tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh
được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu
của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật,
nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Trước thực tế đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 quy định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
để hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Một số quy
định chung.
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã

ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của doanh nghiệp Việt Nam như Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư
số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày 09/9/2006, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành nhằm
hướng dẫn thi hành Luật. Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài đã dần dần được hoàn thiện.
A. Các quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài:
I. Một số quy định chung:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài
sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động đầu tư đó ở nước ngoài.
1. Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
- Có dự án đầu tư ở nước ngoài (sau đây gọi là dự án đầu tư).
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
12

×