CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
VẬT TƯ KỸ THUẬT NGÂN HÀNG.
1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
TẠI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT NGÂN HÀNG.
1.1. Quan điểm.
Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng có quan điểm kinh doanh sau:
Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh được giao, hoàn thành nhiệm vụ
kinh doanh, chính trị được giao.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Đảm bảo công ăn việc làm và từng bước cải thiện tăng thu nhập cho
người lao động.
Từng bước củng cố và phát triển lòng tin để xứng đáng là bạn hàng tin
cậy của khách hàng trong và ngoại ngành. Mở rộng thị trường và tăng thị phần
đảm bảo kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Với quan điểm kinh doanh như trên Ban Giám đốc Công ty cùng với các
phòng chức năng đã và đang xây dựng Công ty thành một doanh nghiệp độc
lập,vững mạnh và ngày càng phát triển trong kinh doanh với bộ máy tinh gọn và
hiệu quả.
1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh 2004-2005
Phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong năm 2003 tranh thủ
những thuận lợi lường trước những khó khăn thử thách, Công ty Vật tư Ngân
hàng đã xác định mục tiêu cho năm 2004-2005 như sau:
- Phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đa dạng
hoá các mặt hàng kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo giữ vững các mặt hàng truyền
thống của Công ty. Mở rộng danh mục hàng hoá nhập khẩu.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo và bán hàng đến từng khách
hàng: các Ngân hàng Thương mại, kho bạc, các đơn vị kinh tế ngoài ngành.
- Mở rộng các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu uỷ thác.
- Tăng cường mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các đơn vị ban ngành
như: Ngân hàng nhà nước, các vụ cục thuộc Ngân hàng nhà nước, Bộ Thương
mại, Bộ Văn hoá -Thông tin, Tổng cục Hải quan... Nhằm tranh thủ sự ủng hộ
giúp đỡ trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIÊU QUẢ KINH DOANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CHO CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT
NGÂN HÀNG.
Trong 8 năm hoạt động, Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng đã có những
bước tiến đáng kể về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, có nhiều thành tích đáng được
biểu dương. Song vẫn còn một số hạn chế, chưa tận dụng được triệt để các cơ
hội, những thuận lợi và khả năng sẵn có của mình. Để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh nhập khẩu, Công ty cần thiết phải đưa ra những biên pháp hợp
lý, khả thi để khắc phục khó khăn.
Về ý kiến cá nhân tôi xin nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng dựa
trên cơ sở những tồn tại, vướng mắc và phương hướng hoạt động kinh doanh
trong các năm tới của Công ty, như sau:
2.1. Mở rộng kênh thu thập thông tin :
Bằng cách nối mạng Internet, thường xuyên cập nhật các thông tin từ
phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các thương vụ, các lãnh sự sứ
quán để có nguồn thông tin phong phú, từ đó có quyết định lựa chọn nhà cung
ứng tối ưu nhất.
2.2. Tổ chức đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường, thành
lập bộ phận Marketing.
Hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường là tất yếu đối với hoạt động
kinh doanh. Để kinh doanh thành công thì doanh nghiệp phải nắm rõ từng động
thái của thị trường: Nhu cầu mua, chủng loại, nguồn cung cấp, giá cả...để làm
cơ sở lập kế hoạch nhập khẩu của Công ty.
Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường để có thể nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Tìm kiếm và khai thác thị trường là cơ sở cho doanh nghiêp mở
rộng cả thị trường mua và thị trường bán.
Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu vẫn dựa vào các mối quan hệ
truyền thống, các khách hàng và bạn hàng còn hạn chế. Nếu Công ty nghiên cứu
khai thác tốt nhu cầu của khách hàng trong và ngoài ngành, tăng cường tiếp cận
với khách hàng, tổ chức hoạt động Marketing tốt, Công ty sẽ tiêu thụ được khối
lượng hàng hoá lớn, có thể duy trì và mở rộng thị trường.
Công ty cần thành lập bộ phận Marketing để thực hiện các chức năng sau:
- Tổ chức giới thiệu sản phẩm, phương thức thanh toán, tổ chức hội nghị
khách hàng, hội thảo quốc tế nhằm thu hút khách hàng.
- Nghiên cứu thị trường trong nước nhầm tìm kiếm và khai thác nhu cầu
tiêu dùng các mặt hàng thuộc phạm vi Công ty.
- Nghiên cứu thị trường nhập khẩu để lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, giá cả.
Nghiên cứu thị trường trong nước, trước hết Công ty cần tập trung nghiên
cứu thị trường trong ngành. Đối với thị trường ngoài ngành, Công ty nên tập
trung vào kinh doanh nhập khẩu một số chủng loại hàng hoáđang có nhu cầu
cao, hàng hoá đó Công ty phải có lợi thế về nhà cung cấp trong các điều kiện:
Chất lượng, mẫu mã, giá cả, sức cạnh tranh trên thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu, Công ty có thể trực tiếp quan hệ
hoặc thông qua các tổ chức thương mại, tổ chức tư vấn quốc tế, các lãnh sự
quán nước ngoài tại Việt Nam
2.3. Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu.
Việc đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu sẽ cho phép doanh
nghiệp ngày càng mở rộng được thị trường, tham gia vào nhiều thị trường hơn
trên cơ sở đó làm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Hiện nay, trong danh mục hàng hoá nhập khẩu của Công ty vẫn còn hạn
chế về các loại linh kiện, phụ tùng thay thế dùng cho các loại máy móc thiết bị
chuyên dùng... những hàng hoá mà nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng,
nhưng sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu mà công ty có thể nhập khẩu
như thiết bị trang trí nội thất...
Trên cơ sở tìm kiếm và khai thác nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá
trong và ngoài ngành, nghiên cứu thị trường nhập khẩu để quyết định lựa chọn
mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tối ưu theo các hướng sau:
- Nhập khẩu các loại linh kiện, phụ tùng thay thế cho các loại máy in, ôtô
chuyên dùng, vật tư, máy móc thiết bị kỹ thuật phục vụ Ngành.
- Thâm nhập vào thị trường kinh doanh nhập khẩu các loại trang thiết bị
nội thất, vì nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa
dạng.
2.4. Tổ chức đội ngũ phục vụ dịch vụ sau bán hàng.
Dịch vụ sau bán hàng có vai trò rất quan trọng trong chính sách giao tiếp-
khuyếch trương của Công ty, nó bao gồm các hoạt động nhăm giúp khách hàng
giảm thời gian và chi phí trong việc mua hàng, sử dụng hợp lý hàng hoá, đặc
biệt là các sản phẩm mới, các sản phẩm đòi hỏi có trình độ kỹ thuật cao nhằm
tăng cường mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng, góp phần nâng cao uy tín
của Công ty, tạo lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường.
Mặc dù phòng kinh doanh vật tư đã có những chính sách Marketing hiệu
quả, hoạt động xúc tiến bán hàng tương đối tốt nhưng dịch vụ sau bán hàng thực
hiện chưa được tốt lắm. Chưa có một bộ phận chuyên trách phục vụ, thường là
sự kiêm nhiệm của các nhân viên Phòng kinh doanh vật tư và công nhân Xưởng
sản xuất, cho nên dịch vụ sau bán hàng vẫn chưa được phát huy một cách thoả
đáng.
Đội ngũ phục vụ dịch vụ sau bán hàng có thể được tổ chức từ bộ phận
bán hàng của Phòng kinh doanh vật tư và bộ phận sửa chữa bảo dưỡng máy
móc của Xưởng sản xuất. Khách hàng của Công ty cần phải được giao hàng tận
nơi, được lắp đặt vận hành, hướng dẫn sử dụng và bảo hành bảo dưỡng theo
định kỳ. Cung cấp tư liệu kỹ thuật, bản hướng dẫn sử dụng, sơ đồ cấu tạo và các
Catalogue.
Đội ngũ này đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật công dụng cách lắp đặt, vận
hành máy móc thiết bị và phải biết bảo dưỡng sửa chữa những hỏng hóc thông
thường.
2.5. Tăng cường và mở rộng mối quan hệ kinh doanh.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiêp muốn hoạt động
kinh doanh thành công thì phải có mối quan hệ kinh doanh rộng rãi. Có những
mối quan hệ tốt sẽ giúp cho việc làm thủ tục hành chính được thuận lợi và
nhanh chóng, giảm công sức đi lại, tranh thủ sự giúp đỡ trong việc ban hành các
quy chế, chính sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty. .
Vì vậy Công ty cần phải tăng cường và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với
các cơ quan hữu quan.
Công ty có thể tạo lập và mở rộng các mối quan hệ trong kinh doanh
bằng cách:
- Gửi thư đến bộ phận tiếp xúc trong công việc sau mỗi lần nhận được sự
giúp đỡ đê bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc với sự giúp đỡ nồng nhiệt ấy của họ.
- Trong các cuộc họp, hội nghị tổng kết kinh doanh, hội thảo của Công ty
nên gửi thiếp mời tới các đại diện của các bộ ngành có liên quan đến hoạt động
kinh doanh tới tham dự để họ hiểu hơn về Công ty, nhân dịp đó bày tỏ nguyện
vọng của mình.
- Gửi hoa, thiếp mừng hoặc cử đại diện của Công ty tới dự các ngày kỷ
niệm có ý nghĩa như ngày thành lập Bộ, Ngành, ngày lễ tết...
2.6. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho các cán
bộ kinh doanh nhập khẩu.
Đối với các hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đội ngũ cán bộ là nhân tố
chủ đạo quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Cán bộ kinh doanh nhập khẩu phải
là người có trình độ cao đẳng , đại học, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương, am
hiểu về ngành hàng kinh doanh của Công ty, trình độ ngoại ngữ giao tiếp phải