Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.86 KB, 12 trang )

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
CHI NHÁNH NHNN & PTNT BÁCH KHOA.
3.1. Định hướng hoạt dộng kinh doanh và phát triển dịch vụ
TTKDTM tại Chi nhánh NHNN & PTNT Bách khoa.
Năm 2007 là năm đầu tiên đất nước ta là thành viên của WTO. Nhìn từ góc
độ kinh doanh, phát triển dịch vụ thanh toán là một trong những mặt quan trọng
nhất trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng hiện đại. Mặc dù thị trường
thanh toán qua ngân hàng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng tương lai sẽ
có những bước tiến mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
đây là thị trường tiềm năng quan trọng mà ngân hàng nên chú ý đầu tư đón đầu
để khai thác kịp thời. Do đó đòi hỏi ngành NH cũng phải dần tự hoàn thiện
mình để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới.
Chúng ta đang sống trong một thế giới công nghệ thông tin, khoa học kỹ
thuật hiện đại nên ngành NH cũng phải thay đổi và phát triển theo chiều hướng
tiếp cận nhanh nhất với khoa học công nghệ và thông tin. Các NH trong hệ
thống đang trong giai đoạn hiện đại hoá thanh toán do WB tài trợ, Chi nhánh
NHNN & PTNT Bách Khoa không nằm ngoài quá trình này.
Trong những năm qua chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy
nhiên để chi nhánh ngày càng phát triển và đáp ứng tốt trong hoạt động kinh
doanh cũng như trong hoạt động TTKDTM thì những vấn đề cần được ưu tiên
trong thời gian tới là:
- Phát triển các hình thức TTKDTM để phục vụ cho sự phát triển và hội
nhập của nền kinh tế:
Thực trạng nền kinh tế hiện nay đò hỏi phải có phương thức thanh toán với
nhiều hình thức thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện phục vụ tốt nhất
mọi giao dịch thanh toán đa dạng, phức tạp của khách hàng. Do đó khi lựa chọn
phát triển các hình thức TTKDTM phải luôn tạo thuận lợi luân chuyển vốn
nhanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy thương mại quốc tế
phát triển đảm bảo yêu cầu hội nhập của nền kinh tế nói chung, của ngành ngân
hàng nói riêng đôi với nền kinh tế- tài chính thế giới.


- Phát triển TTKDTM phải dựa trên điều kiện hiện đại:
Quá trình phát triển và hoàn thiện TTKDTM là quá trình lâu dài, với từng
bước đi phù hợp điều kiện khách quan, chủ quan. Trong điều kiện nền kinh tế
phát triển chưa mạnh, thu nhập của dân cư còn thấp, sản xuất kinh doanh còn
nhỏ... ta cần xem xét lựa chọn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với khả
năng của mình.
- Phát triển TTKDTM nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong nước :
Hiện nay các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt diễn ra còn nhiều và nó còn
có những mặt hạn chế nhất định như chi phí in, vận chuyển, kiểm đếm, xây
dựng kho tàng bảo quản. Trong khi đó nước ta lại thiếu rất nhiều vốn phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đát nước thì vấn đề đặt ra cho
ngành ngân hàng là phải thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi để phục vụ mục tiêu
phát triển bằng việc phát triển hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM.
- Phát triển các hình thức TTKDTM phải kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng
và ngân hàng.
Về phía khách hàng khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ tiết kiệm thời
gian, chi phí...
Về phía ngân hàng, TTKDTM là loại hình kinh doanh dịch vụ chứa đựng ít
rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng, có thu nhập tương đối. Vì vậy, phải kết
hợp hài hoà lợi ích hai bên qua việc quy định mức phi để NH có thể mở rộng
hình thức TTKDTM tạo thu nhập đồng thời khách hàng cảm thấy thuận tiện,
kinh tế khi sử dụng loại hình dịch vụ này.
Với các định hướng phát triển như trên, trong tương lai mà Chi nhánh Bách
Khoa thực hiện tốt thì sẽ làm cho chất lượng TTKDTM được nâng lên, đảm
bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng nhằm thu hút thêm khách hàng mới, giảm
chi phí trong hoạt động cho NH trong TTKDTM.
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt dộng TTKDTM
3.2.1.Tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch :
* Các NH phải bố trí người làm việc cả thứ bảy và chủ nhật vì đó là thời
gian người đi làm ngày thường đến thực hiện các giao dịch gửi ,rút tiền và thanh

toán.Phải tăng thêm thời gian giao dịch trong ngày nhằm đáp ứng nhu cầu
những khách hàng làm việc trong giờ hành chính.
* Những khách hàng mới đến giao dịch hoặc chưa quen giao dịch với
ngân hàng thường không biết phải đến phòng nào và gặp ai để thực hiện giao
dịch, họ thường phải hỏi các nhân viên ngân hàng, điều này có thể là phiền phức
với cả khách hàng lẫn các nhân viên ngân hàng. Vì thế ngân hàng cần có những
bảng hướng dẫn vị trí từng phòng ban cụ thể và chức năng hoặc dịch vụ cung
cấp ở ngoài cổng ngân hàng; tại mỗi phòng thì nên có bảng hướng dẫn về quy
trình giao dịch những nghiệp vụ chính.
Ở phòng kế toán, tại mỗi bàn giao dịch nên ghi rõ chức năng từng nhân
viên bên cạnh đánh số như hiện nay như thanh toán viên, ngân quĩ, kế toán
trưởng v.v... và lập một bảng hướng dẫn về những nghiệp vụ chính, khi khách
hàng muốn giao dịch thì cần những gì, gặp ai. Bản hướng dẫn này cũng sẽ đồng
thời là một quảng cáo với khách hàng về các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp,
làm được điều này sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về ngân hàng và do đó thu hút
được thêm khách hàng.
* Tạo mối quan hệ với khách hàng: Ngân hàng có thể thu thập được thông
tin về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp
và cá nhân qua phân tích các giao dịch thanh toán của họ. Từ những thông tin
này Ngân hàng sẽ biết được nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của khách hàng,
từ đó hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng phù hợp. Mặt khác, khi
Ngân hàng đã có một số quan hệ dịch vụ với khách hàng thì việc tiếp thị các
dịch vụ ngân hàng khác cũng dễ thành công hơn.
* Nghiên cứu cải tiến các thể thức thanh toán cho phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của các doanh nghiệp. Thể thức thanh toán tại nước ta còn nghèo
nàn, không thích hợp với nhu cầu đa dạng trong kinh doanh và tiêu dùng cũng
là một nguyên nhân khiến thanh toán không dùng tiền mặt ít phát triển. Ở cấp
chi nhánh Ngân hàng có thể khuyến cáo với khách hàng về thể thức thanh toán
phù hợp và có một số thoả thuận với khách hàng cho linh hoạt như: giảm số liên
của các thể thức thanh toán trong trường hợp không cần dùng đến (ví dụ, với uỷ

nhiệm chi, nếu thanh toán điện tử thì không cần tới 4 liên); áp dụng hình thức
thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán với các khách hàng có uy tín, v.v...
* Ưu tiên cho vay với các khách hàng có doanh số thanh toán qua ngân
hàng cao; những khách hàng này cũng đồng thời có thể gọi là khách hàng
truyền thống của ngân hàng, vì thế biện pháp ưu đãi là hợp lí. Biện pháp này rất
thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân bởi vì cho vay đối tượng này
thường cần nhiều điều kiện phức tạp để tránh rủi ro. Nhưng nếu đối tượng này
thanh toán thường xuyên qua ngân hàng thì có thể biết được uy tín của họ để
tiến hành cho vay mà không cần phải yêu cầu các điều kiện chặt chẽ khác. Điều
này có lợi với cả khách hàng lẫn ngân hàng.
* Cung cấp miễn phí một số dịch vụ khác đi kèm với dịch vụ thanh toán qua
ngân hàng như: cung cấp bảng sao kê hàng tháng hoặc theo yêu cầu, tư vấn về
tài chính và kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ, v.v... Những tiện ích này tuy
nhỏ nhưng lại rất quan trọng, nó cung cấp một lí do để khách hàng lựa chọn
ngân hàng chứ không phải đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm có thể thay thế
khác (ví dụ thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bằng tiền mặt, v.v... )
* Kết hợp thanh toán không dùng tiền mặt với các dịch vụ ngân hàng khác.
Biện pháp này không chỉ có tác dụng thu hút các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân
trong thanh toán qua ngân hàng mà còn có tác dụng tích cực nói chung với tất
cả các doanh nghiệp. Điều này liên quan tới quan điểm mới trong quản trị ngân
hàng: quan điểm định hướng khách hàng (customer based). Theo đó, quản trị
ngân hàng không phải theo từng loại hình nghiệp vụ mà theo từng khách hàng.
Cố gắng của ngân hàng là nhằm vào việc cung cấp một hệ thống dịch vụ ngân
hàng đầy đủ cho mỗi khách hàng. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng theo đó
cũng nằm trong hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm: tiền gửi, cho vay; nhận uỷ
thác đầu tư, nhận uỷ thác quản lí tài sản; tư vấn về thuế, về kế toán, tài chính, tư
vấn dự án đầu tư, v.v...
3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing NH:
Công tác Marketing đóng vai trò sống rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp nói chung và ngành NH nói riêng. Để giành được thắng lợi trong cạnh

tranh trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là TTKDTM thì Chi nhánh phải áp dụng
chiến lược Marketing phù hợp và linh hoạt : cần khảo sát, nghiên cứu thị
trường, từ đó có chiến lược Marketing phù hợp như: phải xác định thị trường
hiện tại, tương lai cho các dịch vụ thanh toán để phục vụ nhu cầu tốt nhất của
khách hàng; Tặng quà, áp dụng mức phí ưu đãi đối với những khách hàng
thường xuyên sử dụng các hình thức TTKDTM hoặc thanh toán với khối lượng
lớn :Chi nhánh phải quảng bá hình ảnh của mình để khách hàng biết đến NH với
sự an toàn, thuận tiện, chất lượng sản phẩm dịch vụ cao, tinh thần phục vụ nhiệt
tình và chu đáo của đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền
hình, truyền thanh, báo chí…về các loại sản phẩm dịch vụ, về tính an toàn,
nhanh chóng thuận tiện… của hình thức TTKDTM để từ đó người dân không

×