Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.19 KB, 14 trang )

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG_HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG_HÀ NỘI.
2.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó thị trường xuất khẩu mở
rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ
bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua
Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác
kinh tế, đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường thông
qua các cuộc thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng với sự tham gia
của các nhà doanh nghiệp. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng
bảo đảm, đó tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng
như các doanh nghiệp trong nước
Đây là một điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển và mở rộng
quy mô hoạt động. Luôn đi cùng với điều đó là sự phát triển của cả nền kinh tế,
các doanh nghiệp cũng từ đó mở rộng và phát triển quy mô của mình thông qua
liên hệ với các hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Chi nhánh Hùng Vương.
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương
được thành lập và chính thức đi vào hoạt đông theo quyết định số
126/QĐ/HĐQT và TCCB từ ngày 21/7/2003. Là chi nhánh cấp 2 hạng một trực
thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến nay
ngân hàng đã phát triển mạnh và mở rộng thêm chi nhánh để phát triển lên chi
nhánh cấp 1. Như vậy ta thấy được những cố gắng và nỗ lực của đội ngũ cán bộ
trong chi nhánh trong việc xây dựng và phát triển chi nhánh. Khởi đầu chi


nhánh con eo hẹp về mọi mặt cả văn phòng và địa điểm làm việc. Nhưng trong
thời gian sắp tới chi nhánh sẽ mở rộng diện tích văn phòng của chi nhánh thông
qua việc thuê tiếp tầng hai của toà nhà để mở rộng diện tích làm việc và kinh
doanh. Hiện nay chi nhánh được đặt tại một vị trí rất thuận lợi cho việc phát
triển kinh doanh. Đó là chi nhánh co văn phòng ở vị trí ngã 3 đường, tạo được
vị trí thuận lợi cùng với điều đó là khu vực này tập trung một bộ phận dân cư có
thu nhập khá trong khu đô thị mới Linh Đàm. Tuy nhiên bên cạnh đó là sự cạnh
tranh của hai ngân hàng mạnh là Vietcombank và Techcombank.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương
được thành lập năm 2003 cho đến nay chỉ mới chỉ có 4 năm. Đây là khoảng thời
gian khá nhỏ cho một sự phát triển của một ngân hàng. Tuy nhiên, với một tập
thể đoàn kết và vững mạnh đã tạo nên một kỳ tích. Chỉ vẻn vẹn trong khoảng
thời gian là 5 năm từ một phòng giao dịch nhỏ đến nay đã phát triển thành chi
nhánh cấp cao. Đó là một sự phát triển mạnh mẽ và vượt trội. Theo lời của giam
đốc chi nhánh có thể trong năm nay chi nhánh sẽ thuê thêm phòng để tăng diện
tích văn phòng làm việc của chi nhánh lên. Từ đó tạo điều kiện phát triển và
triển khai những lĩnh vực mới trong ngành ngân hàng ở khu vực đô thị mới Linh
Đàm. Chúng ta cùng chờ đợi sự tiến triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương trong thời gian tới, cùng chứng kiến
những thành tựu mà tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng sẽ làm để phát triển
ngân hàng.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương :
Cơ cấu tổ chức bộ máy trong ngân hàng là phải làm sao đáp ứng được
đầy đủ mục tiêu cơ bản của hoạt động ngân hàng đặt ra. Điểm mấu chốt để xây
dựng một bộ máy hoàn thiện là phải xây dựng được một cơ cấu tổ chức có thể
Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh
Phòng (Tổ) Tín dụng Phòng (Tổ) thẩm định
Giám đốcChi nhánh
tuân thủ mọi chính sách và quy trình trong ngân hàng, đồng thời tối ưu hoá các

cấp bậc cán bộ và sử dụng chi phí nhân lực sao cho có hiệu quả nhất.
Toàn bộ các quy trình trong ngân hàng phải có gắn bó với việc nghiên
cứu thị trường thông qua các: các mối liên hệ với khách hàng, điều tra và đánh
giá, phê duyệt soạn thảo hồ sơ, giải ngân, thu nợ và gia hạn, chấm dứt khoản
cho vay. Các quy trình gắn liền với từng bộ phận, tuy nhiên có những quy trình
đòi hỏi sự gắn kết của cả ngân hàng. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép
nên em chỉ có thể giới thiệu về một bộ phận trong toàn bộ máy của chi nhánh,
đó là về bộ phận tín dụng trong chi nhánh. Hoạt động tín dụng là một trong
những hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng vì vậy đây là một bộ
phận rất được quan tâm và chú trọng. Phòng tín dụng luôn được trang bị tốt hơn
so vói các phòng khác và cũng là phòng có tính bảo mật cao. Đồng thời đây là
phòng có công việc nặng nhọc nhất và cũng đi liền với trách nhiệm cao. Tuy
nhiên mặc dù chỉ là phòng tín dụng nhưng mọi quy trình trong hoạt động tín
dụng đều có sự tham gia của giám đốc chi nhánh trong việc giám sát và quản lý
tín dụng. Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh:
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng chi nhánh
* Vai trò của người giám đốc trong chi nhánh đó là điều hành nghiệp vụ
kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng trong phạm vi thẩm
quyền được phép. Những hoạt động cụ thể liên quan đến quản lý tín dụng bao
gồm:
- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng đem lên để quyết định
cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do
khách hàng và ngân hàng cùng lập.
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ và cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn
trả nợ, chuyển kỳ nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
* Trong bộ máy vai trò của giám đốc là vô cùng quan trọng nhưng không
thể thiếu được vai tro của hai phòng tín dụng và phòng thẩm định. Tuy nhiên tại
chi nhánh cấp 2 này thì không có phòng thẩm định mà chỉ có tổ thẩm định và
phòng tín dụng. Trong đó vai trò của phòng tín dụng được thể hiện bởi những

nhiệm vụ sau đây:
+ Phòng tín dụng:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng
theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và
gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng
lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo
phân cấp uỷ quyền.
- Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ,
ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa
bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho
phép nhân rộng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục.
- Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi
nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn.
+ Phòng thẩm định:
- Thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và
phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thẩm định các khoản vay do Giám đốc Chi nhánh cấp II quy định, chỉ định
theo uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh cấp I và thẩm định những món vay vượt
quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới.
- Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh cấp
II, đồng thời lập hồ sơ trình Giám đốc Chi nhánh cấp I (qua Phòng thẩm định)
để xem xét phê duyệt.

- Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc Chi
nhánh cấp I quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc Chi nhánh
cấp I hoặc do Giám đốc Chi nhánh cấp II quy định trong mức phán quyết cho
vay của Giám đốc Chi nhánh cấp II.
- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG.
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng:
Từ khi mới thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương Hà Nội đã
nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý những rủi ro tín dụng có thể
xảy đến với ngân hàng và có những biện pháp phù hợp. Tốc độ và quy mô tăng

×