Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi thử TN Địa tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.68 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2008 - 2009
TỈNH BẠC LIÊU Hướng dẫn chấm môn thi : Địa lí
Thời gian làm bài : 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. Phần chung cho tất cả thí sinh : (8,0 điểm)
Câu I : (3,0 điểm)
1. Hãy nêu các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta. (2 điểm)
Thế mạnh 1,25 điểm
Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng, đất nông nghiệp, thuỷ điện và du lịch
Tập trung nhiều khoáng sản : đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram,
antimoan … là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp hoá.
0,25 điểm
Địa hình đồi núi, đa số là đồi núi thấp, cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
với cơ cấu cây trồng đa dạng, các khu vực cao nguyên, các đồng bằng thung lũng
thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát
triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực
0,50 điểm
Tài nguyên rừng và tiềm năng thủy điện lớn 0,25 điểm
Phát triển du lịch 0,25 điểm
Hạn chế 0,75 điểm
Địa hình chia cắt mạnh trở ngại cho phát triển sản xuất và đời sống. 0,25 điểm
Mưa nhiều, sườn dốc nên miền núi dễ xãy ra thiên tai. Đứt gãy sâu có nguy cơ phát
sinh động đất, nơi khô nóng dễ xãy ra nạn cháy rừng, núi đá vôi thiếu nước và thiếu
đất trồng.
0,25 điểm
Sườn dốc mất lớp phủ thực vật, tăng cường xói mòn, rửa trôi đất, sông bị ngập lụt
mùa mưa và cạn kiệt mùa khô.
0,25 điểm
2. Cho bảng số liệu sau
Tỉ suất sinh và tì suất tử ở nước ta, giai đoạn 1979 – 2006


(Đơn vị : ‰)
Năm 1979 1989 1999 2006
Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 19,0
Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 5,0
Vẽ biểu đồ dạng phù hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên của
nước ta, giai đoạn 1979 – 2006.
Vẽ 2 đường biểu diễn : 1 đường tỉ suất sinh, 1 đường tỉ suất tử, khoảng cách giữa 2
đường là tỉ suất gia tăng tự nhiên
Vẽ đúng đẹp chính xác 1,0 điểm
Vẽ thiếu, sai yếu tố nào của biểu đồ : - 0,25 điểm/ yếu tố sai hoặc thiếu
Câu II : (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau :
Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta
Đơn vị : %
Nhóm hàng 1995 1999 2000 2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,3 37,2 36,1
Hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp 28,5 36,8 33,8 41,0
Hàng nông, lâm, thủy sản 46,2 31,9 29,0 22,9
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá
phân theo nhóm hàng của nước ta. (1 điểm)
Đề chính thức
Vẽ biểu đồ miền
Vẽ đúng đẹp chính xác 1,0 điểm
Vẽ thiếu, sai yếu tố nào của biểu đồ : - 0,25 điểm/ yếu tố sai hoặc thiếu
b) Nêu nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu ở nước ta. (1
điểm)
Từ năm 1995 đến năm 2005, cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng
Tăng tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (dẫn chứng) 0,25 điểm
Tăng tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (dẫn chứng) 0,50 điểm
Giảm nhanh tỉ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (dẫn chứng) 0,25 điểm

Câu III (3,0 điểm)
1. Chứng minh rằng : thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng với nhiều
tiềm năng và không ít trở ngại. (1,5 điểm)
Tiềm năng
Là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước
Khí hậu có tính chất cận xích đạo : Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700
giờ, nhiệt độ cao, ổn định (trung bình năm 25 – 27
0
C), lượng mưa lớn.
0,25 điểm
Sông ngòi : có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện cho giao thông
đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.
0,25 điểm
Đất : nhiều loại, có 3 nhóm đất chính : phù sa ngọt, đất mặn, đất phèn, trong đó hơn
30% diện tích đồng bằng là nhóm đất phù sa ngọt phân bố ven sông Tiền và sông
Hậu.
0,25 điểm
Sinh vật : rừng tràm và rừng ngập mặn, cá và chim
Tài nguyên biển phong phú với hàng trăm bãi cá tôm và các hải sản quý khác, có nửa
triệu ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản.
0,25 điểm
Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí ở thềm lục địa. 0,25 điểm
Trở ngại
Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn và đất mặn
Mùa khô sâu sắc, thiếu nước ngọt nghiêm trọng ; nhiễm phèn , mặn mùa khô, ngập
úng vào mùa mưa.
0,25 điểm
2. Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học :
a) Kể tên các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ theo quy mô từ lớn đến nhỏ.
(0,5 điểm)

Quy mô rất lớn (trên 50 tỉ đồng) : Thành phố Hồ Chí Minh
Quy mô lớn : 10 – 50 tỉ đồng : Biên Hoà, Vũng Tàu.
Vừa 3 – 9 tỉ đồng : Thủ Dầu Một
0,5 điểm
b) Nêu những nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ trở thành vùng công nghiệp phát
triển mạnh nhất cả nước. (1,0 điểm)
Vị trí địa lí : Đông Nam Bộ nằm liền kề Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên,
Dưyên hải Nam Trung Bộ
Là vùng có nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào (dầu khí, cây công nghiệp)
0,25 điểm
Dân cư và lao động : Đông Nam Bộ có nguồn nhân lực kĩ thuật đông, nguồn tài
nguyên chất xám lớn, người lao động năng động, thích ứng với cơ chế thị trường
0,25 điểm
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật vững mạnh 0,25 điểm
Cơ chế kinh tế phát triển năng động. Vùng thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài 0,25 điểm
II. Phần riêng (2 điểm)
Thí sinh học theo chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó
(câu IVa hoặc IVb)
Câu IVa. Theo chương trình chuẩn :
Dựa vào Atlat Việt Nam, phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế
nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ. (2 điểm)
Lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp ngang, tỉnh nào cũng có biển, đồng bằng phía
đông, vùng đồi chuyển tiếp, vùng núi phía tây
0,5 điểm
Vùng núi có độ che phủ rừng cao, trữ lượng gỗ lớn, vùng đồi trước nuýi có đồng cỏ
thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, có khả năng trồng cây công nghiệp lâu năm.
0,5 điểm
Vùng đồng bằng đất đai phần lớn là cát pha, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp
hàng năm như lạc, mía, đậu tương … không thật thuận lọơi cho trồng lúa.
0,5 điểm

Vùng biển có nhiều cá tôm và các hải sản quý, dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh đầm
phá … thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
0,5 điểm
Câu IVb : Theo chương trình nâng cao :
Trình bày khả năng sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại
sao Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất nước ta (khoảng 3
triệu ha trên gần 4 triệu ha của vùng), chiếm 1/3 diện tích tự nhiên và ½ diện tích đất
nông nghiệp của cả nước
0,25 điểm
được phù sa bồi đắp, không bị can thiệp sớm, đất đai màu mỡ, nhất là dãi phù sa ngọt
1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu, trồng 2 vụ lúa
0,25 điểm
Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thích hợp với việc phát triển ngành trồng lúa 0,25 điểm
Trở ngại lớn nhất là sự nhiễm phèn , nhiễm mặn của đất, thiếu nước ngọt vào mùa
khô
0,25 điểm
Tình trạng độc canh lúa và chậm phát triển của một số ngành kinh tế khác 0,25 điểm
Nguyên nhân
Dân cư đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa cao hơn dân cư Đồng bằng
sông Cửu Long
0,25 điểm
Cơ sở vật chất kĩ thuật ở Đồng bằng sông Hồng tốt hơn, tạo thuận lợi đẩy mạnh thâm
canh
0,25 điểm
Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp, để đảm bảo
lương thực phục vụ nhu cầu nhân dân trong vùng phải đẩy mạnh thâm canh.
0,25 điểm
HẾT

×